1 Hướng tới một nền sản xuất xanh bền vững: Xu thế tất yếu! Trong khuôn khổ MDEC – Sóc Trăng 2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tổ chức Hội nghị Hướng tới một nền sản xuất xanh bền vững. Tại hội nghị này, các nhà quản lý, nhà khoa học cho rằng cần có các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất theo hướng xanh, mang tính bền vững lâu dài… Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu, cho rằng: Tăng trưởng xanh, phát triển nền sản xuất bền vững đang là xu thế tất yếu của con người để ứng phó với những nguy cơ lớn của thời đại như: biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường sống, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên… Hiện nay, trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới đã thể hiện những nỗ lực nhằm đồng thời vừa giải quyết các vấn đề về tăng trưởng kinh tế, vừa bảo vệ môi trường, giảm phát thải nhà kính, tiết kiệm tài nguyên và thích ứng với biến đổi khí hậu. Trên thực tế, Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng và có những hành động nhất định trên nhiều mức độ, khía cạnh, phương diện khác nhau trong thời gian qua, gắn với việc thực hiện các kế hoạch tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Việt Nam đã tích cực tham gia các hội nghị thượng đỉnh liên quan đến môi trường và phát triển bền vững, tích cực giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, như: Hội nghị Thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển, Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững… Chính phủ cũng đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh (Quyết định số 1393/QĐ- TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012), đồng thời công bố Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh. Chính phủ đang triển khai các bước để biến kế hoạch thành hành động nhằm đạt các mục tiêu tăng trưởng xanh thông qua các hoạt động liên quan, cũng như biện pháp triển khai cụ thể. Xây dựng kế hoạch tăng trưởng xanh quốc gia gồm 12 nhóm hoạt động theo 4 chủ đề chính như: xây dựng thể chế quốc gia và kế hoạch tăng trưởng xanh tại địa phương; giảm Để hướng tới nền sản xuất xanh bền vững cần phải đẩy mạnh đổi mới công nghệ sản xuất. Trong ảnh: Chế biến gạo xuất khẩu ở TP Cần Thơ. 2 cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thực hiện xanh hóa sản xuất; thực hiện xanh hóa lối sống, tiêu dùng bền vững… Hướng tới nền kinh tế xanh là một trong những phương thức nhằm xóa đói giảm nghèo và cải thiện tổng thể chất lượng cuộc sống ở nước ta và vùng ĐBSCL nói riêng. Đồng thời, tăng trưởng xanh phải là tăng trưởng do con người và vì con người, phát triển hài hòa đời sống xã hội với môi trường tự nhiên, góp phần giải quyết yêu cầu tăng trưởng hợp lý với giảm nghèo bền vững, bảo đảm sự bình đẳng trong cơ hội phát triển cho mỗi người với điều kiện thụ hưởng hợp lý, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong phát triển. Tăng trưởng xanh phải dựa trên việc tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế ngay trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu, đặc biệt là tình trạng nước biển dâng cao sẽ tác động mạnh vào nhiều vùng của đất nước. Theo Tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chiến lược phát triển bền vững và tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 của Việt Nam trong đó giai đoạn 2011-2020 đảm bảo phát triển nhanh và bền vững; đến năm 2020 Việt Nam sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại. Tập trung hơn vào năng suất, tiết kiệm năng lượng và tăng trưởng thân thiện với môi trường; cơ cấu công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 85% GDP; giá trị sản phẩm công nghệ cao bằng 45% GDP; tỷ trọng lao động nông nghiệp bằng 30% Tầm nhìn đến năm 2030, GDP thực tăng 4 lần so với năm 2010 (trung bình 7.2%/năm); GDP thực/đầu người tăng khoảng 3,4 -3,5 lần; tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trong GDP tương đương 90% (sản phẩm công nghệ cao lớn hơn 55%), tiếp tục có dịch chuyển lao động với tỷ trọng trong nông nghiệp 20%, chất lượng xã hội và môi trường cải thiện đáng kể (loại bỏ tình trạng nghèo; năng lực quản lý và ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên hợp lý nâng cao đáng kể…), không còn ODA. Những vấn đề chủ yếu trong Chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2020 như: cải cách thể chế kinh tế theo hướng thị trường, phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, quản lý quá trình đô thị hóa, bảo vệ môi trường và ứng phó thích hợp với biến đổi khí hậu, hoàn thiện cơ bản hệ thống an sinh xã hội… Tiến sĩ Phạm Hoàng Mai, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng: Chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam là thúc đẩy quá trình tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thông qua tăng cường đầu tư vào đổi mới công nghệ, vốn tự nhiên, công cụ kinh tế. 3 Từ đó góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nghèo và đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh đã đề ra yêu cầu các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch hành động tăng trưởng xanh với ít nhất 2 chỉ tiêu giảm tiêu hao năng lượng và cường độ phát thải khí nhà kính trên đơn vị GDP. Xây dựng kế hoạch hành động tăng trưởng xanh cấp tỉnh là bắt buộc; trên thực tế đã được các địa phương triển khai như Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, trồng rừng, nông nghiệp công nghệ cao, biến đổi khí hậu…; yêu cầu lồng ghép trong kế hoạch 5 năm 2016 - 2020; thu hút ODA, đầu tư của doanh nghiệp… Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường… đang xây dựng dự thảo kế hoạch hành động tăng trưởng xanh; nhiều địa phương trong cả nước cũng đã chủ động tích cực xây dựng kế hoạch hành động tăng trưởng xanh… Nhiều ý kiến chuyên gia còn cho rằng, tiêu dùng xanh cũng là định hướng cơ bản cho sản xuất xanh, để thực hiện nội dung này nước ta cần phải có một sự đầu tư thích hợp cho đổi mới công nghệ, hơn nữa hiện nay xu hướng của các quốc gia là việc tái sử dụng và tái chế chất thải, biến chất thải là nguồn tài nguyên đầu vào cho hệ thống kinh tế. Với những kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế và quốc gia đi trước, nhất là Hàn Quốc, Nhật Bản… đã cho Việt Nam những bài học kinh nghiệm quí báu để học tập và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Bài, ảnh: ANH KHOA . Hướng tới một nền sản xu t xanh bền vững: Xu thế tất yếu! Trong khuôn khổ MDEC – Sóc Trăng 2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tổ chức Hội nghị Hướng tới một. Hướng tới một nền sản xu t xanh bền vững. Tại hội nghị này, các nhà quản lý, nhà khoa học cho rằng cần có các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xu t theo hướng xanh, mang tính bền vững lâu dài…. trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu, cho rằng: Tăng trưởng xanh, phát triển nền sản xu t bền vững đang là xu thế tất yếu của con người để ứng phó với những nguy cơ lớn của thời đại như: