Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 37 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
37
Dung lượng
324 KB
Nội dung
MỞ ĐẦU Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa nhằm đào tạo cho thế hệ trẻ, phát triển toàn diện về tri thức và đạo đức hoàn thiện thể chất. TDTT còn là phương tiện giáo dục thể chất chuẩn bị cho con người bước vào cuộc sống lao động và chiến đấu. Chính vì vậy mà TDTT đang trên đà phát triển mạnh. Phong trào TDTT được phát triển ở khắp mọi nơi, nhiều người mọi lứa tuổi yêu thích và hăng say tập luyện. Một cơ thể khoẻ mạnh trong một cơ thể cường tráng là mong muốn của mọi người, mọi thời đại. Trong lời kêu gọi toan dân tập thể dục Hồ Chí Minh viết. “ Hỡi đồng bào toàn quốc Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Mỗi người dân dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần mỗi người dân mạnh khoẻ, tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ. Vậy nên tập luyện TDTT, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Việc đó không tốn kém, không khó khăn gì, gái trai, già trẻ, ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi người lúc ngủ dậy tập ít phút thể dục ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ như vậy thì sức khoẻ. Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập”. Trong những năm gần đây, nhờ những thành tựu của công cuộc đổi mới, nền kinh tết xã - hội của đất nước đang tăng trưởng khá nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân đươc cải thiện nâng cao đáng kể …. Điều đó đã làm tăng nhu cầu tập luyên và hưởng thụ TDTT của nhân dân từ thanh thiếu niên nhi đồng đến người cao tuổi,từ hội viên nông dân đến tầng lớp tri thức, từ thành thị đến nông thôn, từ người bình thương đến người khuyết tật đêu tăng cao. Nhà nước và nghành TDTT các cấp đã xây dựng một mạng lưới sân bãi, nhà tập luyện và thi đấu thể thao khá phong phú về chủng loại, quy mô va cách thức quản lý…phù hợp với nhiều loại đối tượng và nhu cầu khác nhau.Thị trường và dịch vụ TDTT trong nước đã bước đầu hình thành để đáp ứng nhu cầu tập luyện của mọi tầng lớp nhân dân. 1 Bơi lội là một trong những môn thể thao cơ bản giúp con người phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy Bơi lội đã thu hút được rất nhiều người tham gia tập luyện. Tập luyện bơi lội tạo điều kiện nâng cao sức khoẻ, rèn luyện ý trí, phòng ngừa và chữa được một số bệnh. Ngoài ra Bơi lội còn một môn thể thao có ý nghĩa thực dụng rất lớn, trong đời sống sản xuất và chiến đấu của nhân dân ta. Vì đất nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa có trên 3000km đường biển, nhiều sông ngòi, hồ ao và đặc biệt thiên nhiên vô cùng khắc nhiệt hàng năm mưa bão, lũ lụt thường xuyên xảy ra. Bơi lội là một môn thể thao cơ bản không thể thiếu trong các kì Olympic tại các đại hội thể thao ở khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy Bơi lội đã và đang phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu từ các tỉnh thành phố, ngành cho tới các huyện, thị xã…Đặc biệt phong trào tập luyện Bơi lội được đặt nền móng vững chắc khi trung ương Đảng phát động TDTT toàn quốc từ năm 1958 ( lúc đó gọi là phong trào thể dục vệ sinh ). Đã chọn môn Bơi lội là một trong những môn thể thao chủ yếu để tập luyện phát triển đến nay đã hình thành một số đơn vị điểm về Bơi lội trong toàn quốc. Bơi lội Việt Nam đã giành được rất nhiều thành tích cao trong đấu trường khu vực. Điểm hình như: Huy chương vàng Seagames 23 của VĐV Nguyễn Hữu Việt. Huy chương bạc Seagames 25 của VĐV Hoàng Quý Phước…. Để có được thành tích đáng kể đó trước hết ta phải xuất phát từ phong trào cơ sở, phong trào Bơi lội cơ sở có vai trò hết sức quan trọng trong ý nghĩa to lớn là nơi cung cấp, bồi dưỡng tài năng trẻ cho đất nước, đào tạo lực lượng VĐV kế cận tương lai do đó việc quan tâm phát triển phong trào Bơi lội ở các cơ sở là một vấn đề quan trọng trong việc phát triển chung của bộ môn thể thao dưới nước cũng như nền TDTT nước nhà. Huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang là một huyện trung du miền núi, nơi có con sông Lục Nam chảy qua, nên hàng năm vào mùa lũ nhân dân thường xuyên phải chịu cảnh tràn đê, gây úng lụt làm thiệt hại rất nhiều về người và của. 2 Mặt khác phong trào bơi lội của huyện Lục Nam còn mới mẻ và có khả năng phát triển. Để góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục cho thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu rèn luyện thân thể, tuyển chọn VĐV trẻ nhằm bồi dưỡng đào tạo VĐV thành tích cao và phổ cập bơi cho người dân trong địa bàn huyện. Những chưa được quan tâm nghiên cứu và phát triển thích hợp, phát triển mới dừng lại ở mức độ tự phát có quản lí với nhiều vấn đề còn hạn chế như. Kế hoạch, chương trình giảng dạy, trình độ chuyên môn, phương pháp tổ chức quản lý… Với tất cả những vấn đề đó cần có sự nghiên cứu thích hợp để có biện pháp nâng cao chất lượng cũng như phát triển phong trào Bơi lội trong địa bàn huyện nên một bước vì vậy chúng tôi mạnh dạn đề xuất nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu biện pháp phát triển phong trào Bơi lội huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang.” * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận, quản lý và đánh giá thực trạng phong trào Bơi của huyện Lục Nam chúng tôi tìm ra một số biện pháp thực tiễn có khả năng thúc đẩy sự phát triển phong trào Bơi qua đó không ngừng nâng cao sự phát triển đồng bộ giữa các xã trong huyện góp phần nhằm tạo ra sự nghiệp TDTT chung của toàn tỉnh. * Mục tiêu nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên đề tài xác định 2 mục tiêu nghiên cứu sau: - Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng phong trào bơi và xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển phong trào Bơi lội huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang. - Mục tiêu 2: Đề xuất một số biện pháp phát triển phong trào Bơi lội huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang. * Đối tượng nghiên cứu Phong trào và những yếu tố ảnh hưởng đến phong trào bơi huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang. 3 * Phạm vi nghiên cứu - Phỏng vấn trên 23 Cán bộ phòng văn hoá TDTT huyện Lục Nam. - Phong trào tập luyện TDTT của người dân trong huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang. * Địa điểm nghiên cứu - Trường đại học TDTT Bắc Ninh. - Địa bàn huyện Lục Nam - tỉnh Băc Giang. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở ý luận, quan điểm của chủ nghiã Mác – Lê Nin về phát triển toàn diện TDTT và GDTC Để xây dựng một nền TDTT xã hội chủ nghĩa đó là xây dựng phong trào TDTT của dân, do dân, vì dân. Với mục tiêu nhằm tăng cường sức khoẻ cho nhân dân lao động thì đòi hỏi chúng ta phải làm cho phong trào TDTT quần chúng nói chung và phong trào bơi lội nói riêng ở cơ sở, trong các trường học phát triển một cách rộng rãi, cân đối, khoa học, liên tục, có hệ thống tổ chức. Ngay từ năm 1866 Mác đã đưa ra một trương trình đào tạo con người phát triển toàn diện, coi đó là mục đích chính trị cao nhất của giai cấp công nhân. Để xây dựng được chủ nghĩa xã hội cần có con người phát triển về trí dục, đức dục, thể dục, mĩ dục lao động. Kết hợp với việc đào tạo trên là “phương pháp duy nhất để làm sản sinh ra con người phát triển toàn diện…” (Các-Mác-tuyển tập 16- NXB Diet2-beclin 1962-T508) Mác đánh giá nhân tố con người trong xã hội, coi đó là động lưc, là yếu tố quan trọng của xã hội và khảng định rằng: “Sự giầu có của xã hội trong sự phát triển của mỗi thành viên”. Còn theo Ăngghen thì sự phát triển của con người trong xã hội toàn diện nhất là về thể chất rất cần thiết cho sự phát triển của quốc phòng. Người chiến sĩ có thể lưc và trí tuệ tốt mới đủ điều kiên để phục vụ và chiến đấu trong mọi tình huống. Bằng những kinh nghiệm thực tiễn và hoạt động khoa học Lênin đã phát triển cơ sở lí luận của Mác – Angghen về thể dục thể thao. Lênin đã chú ý đến ba lĩnh vưc toàn diện, đào tạo bách nghề và phát triển rộng rãi nền tảng văn hoá cho nhân dân lao động. Sự phát triển thể chất đươc Lênin coi trọng và đặc biệt là cho thế hệ trẻ. Người nói: ”Thanh niên cần sự vui vẻ trong cuộc sống và cần có sức sống cao. Thể thao lành mạnh, thể dục, đi bộ, bơi là các bài tập thể thức đa dạng về sở thích, công tác tư tưởng học tập nghiên cứu khoa học và rất nhiều cái cần cho họ ” (V.I Lênin- Tuyển tập 380 – NXB Diet2-BecLin 1971-t53) 5 Như vậy theo những người sáng lâp ra chủ nghiã Mác – Lênin thì TDTT là một bộ phận không thể tách rời khỏi đời sống con người. Hơn nữa còn làm nâng cao chất lượng cuộc sống của họ và nâng cao năng suất lao động, phục vụ đắc lực cho quân đội. 1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác TDTT Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, nhằm hướng tới những mục tiêu cao cả của TDTT. Góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam phồn vinh, ổn định, dân giàu, nước mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta xác định trong giai đoạn tới là: “ phát triển sự nghiệp TDTT là bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của đảng và nhà nước nhằm bồi dưỡng phát huy nhân tố con người . Phát triển TDTT trước hết là nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục nhân cách đạo đức lối sống lành mạnh cho con người, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân góp phần nâng cao năng suất lao động và củng cố quốc phòng’’. Quan điểm xây dựng nền TDTT có tính dân tộc, khoa học và nhân dân, giữ gìn bản sắc dân tộc và truyền thống, tiếp thu có chọn lọc những thành tựu khoa học hiện đại, chú trọng phát triển toàn diện cả TDTT quần chúng và thể thao thành tích cao coi trọng hoạt động chuyên nghiệp…. ‘ Phát triển nền TDTT là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn xã hội cho nên coi trọng công tác xã hội hóa TDTT nhưng vẫn đảm bảo sự quản lý của nhà nước’’. Dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ đẩy mạnh hợp tác giao lưu quốc tế, vì TDTT nhằm đẩy mạnh tiến bộ của TDTT và tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các nước trong khu vực cũng như với các dân tộc trên thế giới. Xã hội hóa TDTT là làm cho quần chúng nhân dân vừa là người sáng tạo, vừa là người thực hiện cũng vừa là người hưởng thụ các thành quả TDTT. Phát triển rộng rãi TDTT quần chúng cho mọi đối tượng, mọi địa bàn, trên cơ sở đó xây dựng lực lượng thể thao thành tích cao cho đất nước. Từng bước xây dựng mô hình kinh tế dịch vụ TDTT phù hợp với cải cách kinh tế thị trường mở cửa, tiến tới xây dựng nền công nghiệp thể thao bao gồm: Thiết kế xây dựng các công trình thể thao, sản xuất và lưu thông hàng hóa dụng cụ TDTT du lịch thể thao, dịch vụ thể thao giải trí… 6 Ở nước ta, để thực hiên mục tiêu xã hội hoá TDTT, nhiều chỉ thị, nghị quyết của đảng, nhà nước về công tác TDTT được ban hành tiêu biểu là: chiến lược phát triển TDTT đến năm 2020 của ban bí thư trung ương đảng khoá X. Mục tiêu chung của trương trình này là mở rộng và nâng cao hiệu quả phong trào TDTT tại các xã, phường, thị trấn trên cả nước, huy động sức mạnh của toàn xã hội, chăm lo giáo dục thể chất cho nhân dân, làm cho mỗi người dân ở xã, phường, thị trấn được hưởng thụ và tham gia gia các hoạt động văn hoá thể thao nhằm xây dựng sức khoẻ góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện cả mặt trí tuệ và thể chất, phục vụ lao đông sản xuât, công tác học tập, góp phần ổn định giử gìn an ninh chính trị và đẩy lùi các tệ nạn xã hội. phấn đấu đến năm 2015 số hộ gia đình TDTT đạt 22% tổng dân dân số đến năm 2020 xoá các xã “trắng” về TDTT và đưa việc tập luyên TDTT trở thành thói quen hàng ngày của đa số nhân dân. Tuy nhiên, do sự phát triển không đồng đều về kinh tế - xã hội và trình độ dân trí giữa các tỉnh, thành phố nên phong trào TDTT quần chúng cũng phát triển không đồng đều.ở các tỉnh, thành phố ở điều kiện địa lý thuận lợi, tập chung các khu đô thị, khu cônh ngiệp đông dân cư thì phong trào TDTT quần chúng phát triển nhanh mạnh, còn cơ sở xã, phường ở các nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo thì vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc phổ biến và tổ chức hoạt động TDTT, công tác chỉ đạo quản lý TDTT quần chúng còn nhiều hạn chế, kém hiệu quả. Sự quan tâm đầu tư của nhà nước chưa đáp ứng nhu cầu nhất là việc tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động. Đặc biệt trong các cơ sở, xã, phường thuộc diện nghèo khó thì nhu cầu tập luyện và hưởng thụ TDTT là chưa có. 1. 3. Vai trò tác dụng của môn bơi lội Bơi lội là một môn thể thao hoạt động trong môi trường nước, nước có độ truyền nhiệt nhanh gấp 23 lần so với không khí. Bởi vậy bơi trong nước sẽ tỏa ra một nhiệt lượng rất lớn, một phần nhiệt bị truyền vào nước, một phần tạo ra công để đẩy cơ thể lướt ra trước. Tập luyện bơi lội thường xuyên có thể nâng 7 cao năng lực điều hòa thân nhiệt để thích ứng với sự biến đổi nhiệt độ ở môi trường bên ngoài. Như chúng ta đã biết, một lít không khí chỉ nặng 1,293g, trong đó 1lit nước nặng 1kg. Vì vậy cơ thể chìm trong nước sẽ bị lực đẩy và lực ép của nước. Vì vậy cơ thể chìm trong nước lồng ngực phải chịu sức ép tăng lên tới 1,2 – 1,5 kg. Cũng chính vì chịu sức ép đó, cơ ngực và cơ hoành phải tăng hoạt động lồng ngực mở rộng hơn, dung tích sống được tăng lên. Những vận động viện bơi xuất sắc dung tích sống có thể đạt tới 5 – 7,5 lít. Trong khi đó người bình thường chỉ đạt khoảng 3 – 3,5 lít. Khi bơi trong nước cơ thể ở vị trí nằm ngang, dưới tác động sức ép của nước, máu lưu thông dễ dàng hơn đồng thời do vận động tần số mạch làm tăng lượng máu lưu thông. Do vậy, nếu tập bơi thường xuyên và lâu dài thể tích tim sẽ to hơn, tần số mạch yên tĩnh giảm xuống chỉ còn 40 – 60 lần/ phút. Do vây, khi làm việc sẽ xuất hiện mệt mỏi muộn hơn. Tập luyện bơi còn làm tăng hồng cầu, từ đó làm khả năng hấp thụ oxy, giúp cho cơ thể hoạt động bền bỉ, dẻo dai hơn. Tập luyên bơi lội thường xuyên còn giúp cho các tố chất thể lực, như sức mạnh, sức nhanh, mềm dẻo…của cơ thể được tăng cường. Đặc biệt là lứa tuổi học sinh, các cấp tập luyện sẽ giúp cho quá trình phát triển cơ thể tốt hơn, tạo ra nền tảng sức khỏe cho học tập và làm việc sau này. Tập luyện bơi lội còn giúp cho người tập luyện phát triển ý trí dũng cảm, tinh thần vượt khó khăn, tinh thần đồng đội, ý thức tổ chức kỹ thuật và các phẩm chất tâm lý tốt đẹp khác. Bơi lội còn được các chuyên gia thể thao thế giới đánh giá là một trong những hoạt động vui chơi giải trí được mọi người yêu thích nhất trong thế kỷ XXI. Nó sẽ tạo tác dụng tích cực làm phong phú cuộc sống văn hóa tinh thần cho loài người. Môn bơi lội là một môn có giá trị thực dụng rất cao trong lao động, sản xuất. Rất nhiều công việc hoạt động công việc tiến hành dưới nước. Trong điều kiện sông nước hoặc trong việc phòng chống bão lụt, giao thông trên biển…đều phải đòi hỏi nắm vững kỹ thuật bơi lội mới có thể khắc phục được trở ngại để nâng cao năng suất và bảo vệ thành quả lao động của xã hội. Cũng cần 8 chỉ ra rằng, nắm bắt được kỹ thuật bơi sẽ có thể bảo vệ được tính mạng con người, và trong lĩnh vực quốc phòng bơi lội còn là khoa mục quân sự quan trọng, thường xuyên tập luyện bơi lội có thể rèn luyện sức khỏe và khắc phục mọi trở ngại trong chiến đấu, từ đó qóp phần vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Bơi lội là một trong những môn thể thao cơ bản lại có số bộ huy chương rất lớn trong đại hội, mặt khác các cuộc thi đấu bơi lội là cầu nối về chính trị ngoại giao giữa các nước, tăng cường tính hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trên hành tinh của chúng ta. Vì vậy nhiều quốc gia trên thế giới ngày càng chú trọng đến môn bơi lội trên thế giới, nhiều nước đã xây dựng rất nhiều bể bơi, nhiều dụng cụ tập luyện mới được xây dựng và sáng tạo. Đứng về thể thao thành tích cao, nhiều quốc gia ngày càng có nhiều trung tâm đào tạo vận động viên được đào tạo bài bản từ khâu tuyển chọn dến khâu huấn luyện tạo ra ngày càng nhiều VĐV ngày càng xuất sắc cho quốc gia chính vì lẽ đó thành tích của thể thao thế giới ngày càng được nâng cao đóng góp to lớn vào việc phát triển môn thể thao hiện đại của thế giới. 1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triên môn bơi lội Gồm có: 1.4.1. Chế độ chính trị ảnh hưởng tới sự phát triển TDTT và bơi lội Các nhà quản lý học TDTT cũng như các nhà xã hội học TDTT của nước ngoài như Lô Nguyên Chấn( Trung Quốc), Phonhicốp ( Nga), Casaki( Nhật) cho rằng yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển nền thể thao của mỗi nước có liên quan tới chế độ chính trị và trình độ phát triển về kinh tế, xã hội của mỗi nước. Điều đó cho thấy sự phát triển môn bơi lội, một môn thể thao quan trọng của nền thể thao mỗi nước cũng không tránh khỏi những quy luật đó. Ở Việt Nam mỗi người dân đều được làm chủ và bình đẳng với nhau không phân biệt tôn giáo dân tộc nam nữ…trong chế độ XHCN không còn chế độ người bóc lột người, sức lao động được giải phóng từ đó tạo cơ hội cho mọi người đều được tham gia mọi hoạt động xã hội trong đó có TDTT. 9 Đặc biệt trên đất nước Việt Nam, đảng cộng sản và chính phủ rất coi trọng công tác TDTT nên đã có nhiều chủ trương đúng đắn để phát triển TDTT. Đồng thời đã thông qua quy hoạch phát triển TDTT đến năm 2010. Tất các môi trường chính trị đó đã tạo điều kiện cho thể thao Việt Nam phát triển thuân lợi 1.4.2. Trình độ phát triển kinh tế ảnh hưởng tới sự phát triển TDTT và bơi lội Yếu tố kinh tế – xã hội có một tầm quan trọng để tạo ra cơ sở vật chật phương tiện và các điều kiện khác như: thời gian, chế độ dinh dưỡng và bảo đảm cho tập luyện TDTT. Như chúng ta đã biết, nếu như tập luyên bơi mà không có bể bơi, dụng cụ bổ trợ, đời sống thấp, không có thời gian rảnh rỗi ăn uống không đủ chất thì khó có thể phát triển phong trào bơi lội rộng khắp được. Vì vậy nhiều nước kinh tế kém phát triển sẽ kìm hãm rất lớn tới sự phát triển văn hóa giáo dục và TDTT. Nhờ đường lối đúng đắn của đảng và chính phủ nên trình độ kinh tế, xã hội nước ta có những bước phát triển lớn lao. Bình quân thu nhập đầu người đạt trên 1000USD/ người/ năm. Nhờ nền kinh tế phát triển nên đầu tư cho TDTT cũng tăng lên, trên đất nước ta đã xây dựng được hàng trăm sân bã, bể bởi mới từ đó tạo tiền đề vật chất cho sự phát triển môn bơi lội. 1.4.3. Yếu tố địa lý ảnh hưởng tới sự phát triển môn bơi Như chúng ta đã biết điều kiện địa lý là một yếu tố quan trọng chi phối các hoạt động của con người. Nhiều nước ở vùng bắc cực khí hậu lạnh rất khó cho việc phát triển bơi lội. Một số nước xích đạo khác tuy có khí hậu nóng bức song lại thiếu nguồn nước như vung sa mạc Sahara, iran, mông cổ….cũng rất khó khăn trong việc phát triển phong trào tập luyện môn bơi lội. Việt Nam có bờ biển dài trên 3000km, và có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển môn bơi lội. Bở vì, nước ta có thời tiết 4 mùa quanh năm. Lại có nhiều ao, hồ sông, suối… Tất cả những điều kiện địa lý trên thiên nhiên ban cho rất thuận lợi cho việc phát triển phong trào tập luyên bơi lội. 10 [...]... việc phát triển tập luyện môn bơi lội chúng tôi đưa ra phỏng vấn đội ngũ cán bộ quản lý, huấn luận viên trong ngành TDTT của huyện và các cán bộ trực tiếp hoạt động phong trào ở địa phương về các biện pháp chủ yếu để phát triển phong trào môn bơi lội ở huyện Lục Nam Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.6 28 Bảng 3.6 Kết quả phỏng vấn các biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn bơi lội trên... sẵn để phát triển tập luyện môn bơi lội Qua bảng 3.6 ta thấy phát triển phong trào tập luyện môn bơi lội có rất nhiều biện pháp khác nhau nhưng đa số các ý kiến cho rằng các biện pháp sau là các biện pháp cơ bản, cần thiết nhất để phát triển phong trào tập luyện môn bơi lội đó: 29 * Tăng cường tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về tập luyện môn bơi lội cho các tầng lớp nhân dân Biện pháp này 100%... vật chất và trang thiết bị phục vụ cho phong trào tập luyện bơi lội còn kém chưa có sự nhận thức của cán bộ và người dân đến phong trào TDTT nói chung và tập luyện môn bơi lội nói riêng; 2 Các biện pháp để phát triển phong trào tập luyện môn bơi lội trên địa bàn huyện Lục Nam trong thời gian tới là: + Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức tập luyện môn bơi lội cho các tầng lớp nhân dân; + Tăng cường... những năm qua, phong văn thể huyện đã kết hợp với phòng giáo dục huyện và các trường học nhưng chỉ mang tính giai đoạn và các đợt tập huấn, thi đấu, để đảm bảo tính pháp quy thực hiện chế độ ưu đãi với lực lượng này đây là một hạn chế không nhỏ đến công tác đào tạo VĐV 3.2 Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn bơi lội trên địa bàn huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang Qua khảo... viên cho rằng các biện pháp trên là rất cần thiết để phát triển phong trào tập luyện môn bơi lội ở huyện Lục Nam phát triển hơn nữa trong giai đoạn hiện nay Biện pháp 1: Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức tập luyện môn bơi lội cho các tầng lớp nhân dân Nâng cao nhận thức, vai trò tác dụng và ý nghĩa tập luyện môn bơi lội, chính vì ý nghĩa thực dụng rất lớn của tập luyện môn bơi lội là rất cần thiết,... phát triển các môn thể thao trong huyện còn nhiều hạn chế Đặc biệt là môn bơi lội ít được cọ sát giao lưu với các địa phương khác do vây cần phải có những biện pháp thúc đẩy phong trào tập luyện TDTT của huyện nói chung và môn bơi lội nói riêng ngày một phát triển đi lên 25 3.1.5 Thực trạng hệ thống đào tạo vận động viên ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang Thông qua báo cáo tổng kết công tác TDTT của huyện. .. TDTT BẮC NINH CÔNG HOÀ XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BỘ MÔN: THỂ THAO DƯỚI NƯỚC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU PHỎNG VẤN 1 Kính gửi: Ông(Bà)……………………………………………………………… Chức danh:………………………………………………………………………… Nơi công tác:……………………………………………………………………… Để giúp Chúng em hoàn thành nghiên Cứu đề tài: “ Nghiên Cứu các biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn bơi lội trên địa bàn huyện Lục Nam – Tỉnh Bắc Giang ... trong đó có tỉnh bắc giang song bên cạnh đó vẫn còn có nhiều mặt hạn chế làm ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào TDTT do vậy chưa có tác dụng rõ rệt trong 27 xây dựng phong trào TDTT nói chung và môn bơi lội nói riêng Vì vậy cần có những biện pháp hữu hiệu cụ thể hơn để xây dựng và phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng phong trào tập luyện bơi lội trong thời gian tới Để có những biện pháp khách quan... tư nhân để xây dựng bể bơi tư nhân, vận động những cá nhân tham gia bơi lội + Đề nghị sở TDTT, ủy ban huyện quan tâm đầu tư tăng cường cơ sở vật chất để phát triển phong trào tập luyện môn bơi lội trên địa bàn huyện 31 Với những biện pháp chỉ tiêu cụ thể thì phong trào TDTT nói chung và tập luyện môn bơi lội nói riêng đảm bảo với nhu cầu tập luyện của quần chúng nhân dân * Biện pháp 4: Tăng cường tổ... đấu bơi lội ở các cấ Muốn đưa phòng trào tập luyện môn bơi lội phát triển thì nhất thiết phải tăng cường số lượng, các cuộc thi đấu từ huyện đến các xã, các cơ quan, các ngành trong huyện như: - Tổ chức các giải bơi lội trong trường học, đoàn thanh niên, nông dân các ngành trong huyện - Tổ chức các giải bơi lội huyện như: giải bơi vô địch huyện, giải thi đấu giữa các trường học trong huyện, giải bơi . phát triển phong trào Bơi lội huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang. - Mục tiêu 2: Đề xuất một số biện pháp phát triển phong trào Bơi lội huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang. * Đối tượng nghiên cứu Phong trào. xuất nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu biện pháp phát triển phong trào Bơi lội huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang. ” * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận, quản lý và đánh giá thực trạng phong trào Bơi. đến phong trào bơi huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang. 3 * Phạm vi nghiên cứu - Phỏng vấn trên 23 Cán bộ phòng văn hoá TDTT huyện Lục Nam. - Phong trào tập luyện TDTT của người dân trong huyện Lục Nam