Tính hỗn độn và ngẫu nhiên của hệ mặt trời, trái đất, mặt trăng và sự hình thành sự sống trên trái đất

6 437 0
Tính hỗn độn và ngẫu nhiên của hệ mặt trời, trái đất, mặt trăng và sự hình thành sự sống trên trái đất

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÍNH HỖN ĐỘN VÀ NGẪU NHIÊN CỦA HỆ MẶT TRỜI, TRÁI ĐẤT, MẶT TRĂNG VÀ SỰ HÌNH THÀNH SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT Nguyễn Thị Thu Nguyệt 1 , Đỗ Chí Nghĩa 2 , Bùi Thị Lệ Quyên 3 Tóm tắt: Câu hỏi “Sự sống trên Trái đất được bắt nguồn và phát triển như thế nào?” đã làm đau đầu nhiều nhà Triết học, Vật lý học, Thiên văn học, Sinh học… Để góp phần cho có được một câu trả lời tương đối chấp nhận được, ta đi ngược dòng thời gian trở về thời điểm rất hỗn độn khi mới khai sinh ra Hệ Mặt trời và trong đó có Trái đất là thiên đường của sự sống hiện nay. Trong công cuộc hình thành nên sự sống trên Trái đất thì tính hỗn độn và các sự kiện ngẫu nhiên của Mặt trời, Mặt trăng và thủy triều của nó trên mặt Trái đất, các sao chổi, các thiên thạch có đóng góp to lớn cho các cuộc “Đột sinh” này. Trong bài báo này xâu chuỗi và phân tích vai trò một số các hiện tượng hỗn độn ngẫu nhiên của hệ Mặt trời đã giúp cho sự sống hình thành và phát triển trên Trái đất. Bài báo này cũng là một ví dụ nghiên cứu theo phương pháp bất định luận còn tương đối xa lạ với giới nghiên cứu khoa học ở nước ta. Từ khóa: Nguồn gốc sự sống, Trái đất, hỗn độn, thủy triều, thiên thạch, sao chổi. 1. MỞ ĐẦU Hai mươi năm gần đây, khoa học hiện đại ngày càng có tính liên ngành cao. Khoa học liên ngành kết hợp hai hay nhiều hơn các ngành khoa học hàn lâm truyền thống vào cùng một nghiên cứu, đột sinh ra những kiến thức mới hay những nghề nghiệp mới vượt ra khỏi biên giới của một ngành hoặc của một trường phái. Cũng như vậy, Vật lý liên ngành liên kết Vật lý với các ngành khoa học khác vào trong cùng một nghiên cứu đã cho những bức tranh hiểu biết tốt hơn về sự vận hành của thế giới tự nhiên và ngày càng trở thành công cụ quan trọng trong nghiên cứu các hệ phức hợp [1]. Nếu như trong các khoa học truyền thống, phương pháp tư duy chính là tất định luận: suy luận theo logic (ví dụ cơ học Newton), hoặc theo hệ thống (thuyết tương đối Einstein) được mô tả qua các phương trình, thì trong khoa học liên ngành phương pháp tư duy theo bất định luận (thống kê, xác suất, so sánh, khai thác dữ liệu ) là quan trọng. Đối tượng nghiên cứu bây giờ sẽ là các sự ngẫu nhiên, thăng giáng, nhiễu động, hỗn độn Câu hỏi: “Sự sống trên Trái đất được bắt nguồn và phát triển như thế nào?” đã làm đau đầu nhiều nhà Triết học, Vật lý học, Thiên văn học, sinh học từ xưa đến nay. Các nghiên cứu gần đây về vấn đề này càng ngày các nghiêng về hướng bất định luận: sự sống bắt đầu từ và phát triển thông qua chuỗi các sự kiện hỗn độn ngẫu nhiên. 1 ThS, Trường Đại học Hải Phòng 2 ThS, Trường ĐHSP Hà Nội 2 3 ThS, Trường Đại Học Y Thái Bình Trong bài báo này xâu chuỗi và phân tích vai trò một số các hiện tượng hỗn độn ngẫu nhiên của hệ Mặt trời đã giúp cho sự sống hình thành và phát triển trên Trái đất [2-9]. Bài báo này cũng là một ví dụ nghiên cứu theo phương pháp bất định luận còn tương đối xa lạ với giới nghiên cứu khoa học ở nước ta. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Sự thay đổi của trục quay của Trái đất Trước hết chúng ta hãy xem xét chuyển động của trục quay Trái đất. Trục quay này khá bền, trong vòng một triệu năm, độ nghiêng của Trái đất thay đổi không quá 1,3 0 so với độ nghiêng trung bình của nó là 23,5 0 . Chính sự xê dịch nhỏ làm cho khí hậu Trái đất ổn định, một điều hết sức cần thiết cho sự sống nảy nở và phát triển trên hành tinh của chúng ta. Điều đó không có nghĩa là nghiêng thêm 1,3 0 về phía Mặt trời không gây hậu quả gì đối với cuộc sống trên Trái đất. Nếu sự thay đổi đó xảy ra trong ngày một, ngày hai thì một người Thụy Điển sống ở vĩ độ 65 0 trên đường xích đạo sẽ phải đột ngột chịu đựng 20% độ nóng tăng thêm vào mùa hè. Nhiệt lượng này sẽ làm tan chảy các khối băng tích tụ trong mùa đông và gây ra sự xâm chiếm các lục địa của các đại dương, và sự sống của Trái đất có thể bị đe dọa [2]. Nếu ta hình dung thêm một nhiễu động nữa của trục quay Trái đất là giả thử nó chao đảo hỗn độn trong quá trình chuyển động quanh Mặt trời: lúc thì trục quay vuông góc với mặt phẳng hoàng đạo, lúc lại song song với mặt phẳng này. Khi đó sẽ là thảm họa của sinh vật trên Trái đất bởi vì khí hậu sẽ bị thay đổi ghê gớm. Mùa hè nóng bỏng ở các cực sẽ khiến cho các khối băng tan chảy xâm lấn lục địa. Nước trên các dòng sông sẽ bốc hơi hết chỉ để lại dấu vết của các lòng sông khô cạn. Hình ảnh Hỏa tinh khô hạn ngày nay chính là kết quả của sự thay đổi mạnh mẽ của trục quay của nó gây ra khi xưa kia. Hiện nay trục quay của Hỏa tinh là 25,2 0 còn quá khứ là 10 0 . Ta tiếp tục đặt câu hỏi tại sao trục quay của Hỏa tinh lại thay đổi như vậy? phải chăng nguyên nhân là do nó thiếu đi một “Mặt trăng” đủ lớn để giữ trục xoay của nó ổn định?. Như chúng ta đã biết hai vệ tinh của nó là Phobos và Deimos rất nhỏ chỉ cỡ các thiên thạch không đủ kìm hãm sự thay đổi của trục quay Hỏa tinh. Máy tính đã mô phỏng và dựng lại lịch sử của Hệ Mặt trời mà không có mặt của Mặt trăng cho thấy tính hỗn độn của trục quay Trái đất là khá lớn. Khi có mặt của Mặt trăng tính hỗn độn của trục quay Trái đất đã được giảm đáng kể. Như vậy bằng cách hãm bớt sự hỗn độn của trục quay Trái đất, giúp cho thời tiết và điều kiện sống ổn định, Mặt trăng đã giúp cho sự sống và cuối cùng là con người xuất hiện trên hành tinh này. Mặt trăng có vai trò rất quan trọng trong sự hình thành, phát triển và ổn định sự sống trên Trái đất nhưng nguồn gốc của nó lại xuất phát từ chuyển động hỗn độn và ngẫu nhiên của hệ Mặt trời thủa sơ khai. 2.2. Giả thiết nguồn gốc va đập của Mặt trăng Một câu hỏi được đặt ra tại sao trục quay của Trái đất lại nghiêng 23,5 0 mà không đứng thẳng cũng không nằm ngang? Chúng ta hãy trở lại thời gian cách đây 4.5 tỷ năm, thời kỳ sơ khai hết sức hỗn độn của Hệ Mặt trời khi mà các hành tinh vừa mới ra đời do sự kết dính của các tiểu hành tinh. Đây đó các thiên thạch lớn vẫn lao vun vút trong không gian với vận tốc hàng chục km/s, và thỉnh thoảng lại xảy ra các cú va đập dữ dội giữa các thiên thạch và hành tinh. Một giả thuyết được cộng đồng khoa học chấp nhận rộng rãi hiện nay là do một cú va đập mạnh với một thiên thạch cỡ sao Hỏa đã bắn một khối lượng vật chất ra khỏi Trái đất tạo lên Mặt trăng và làm Trái đất đổ nghiêng đi. Mô phỏng trên máy tính và các mẫu đất đá mang về từ Mặt trăng đã cho phép xác nhận tính đúng đắn của giả thuyết này. Trái đất là hành tinh duy nhất ở vòng trong của hệ Mặt trời có Mặt trăng đủ lớn, và nó cũng là một hành tinh duy nhất đã chịu một sự va đập khủng khiếp như thế. Một thiên thạch như vậy chỉ cần lớn hơn một chút chút nữa thôi, hay cuộc va chạm này không phải là sượt qua mà là xuyên tâm thì Trái đất đã bị vỡ thành muôn nghìn mảnh. May mắn làm sao sau vụ va chạm này, Trái đất không những không bị vỡ tan mà còn có thêm một vệ tinh của mình là Mặt trăng. Chính cái độ nghiêng này đã gây ra sự phong phú sắc màu của các mùa. Vào tháng 6 độ nghiêng làm cho Bắc bán cầu ngả về phía Mặt trời nhiều hơn, do đó nhận được nhiều nhiệt hơn, trong khi ở Nam bán cầu nhận được ít nhiệt hơn, ít nắng hơn. Sáu tháng sau vào tháng giêng thời tiết lại đảo ngược. Bởi vì hướng trục quay Trái đất không đổi so với mặt phẳng Hoàng đạo nên lúc này Bắc bán cầu lại nhận được nhiệt ít hơn so với Nam bán cầu. Biến đổi các mùa cứ diễn ra như vậy tất cả là do Trái đất không đứng thẳng mà nghiêng. 2.3. Thiên thạch “Sát thủ” Trái đất lại là kẻ có công lớn nhất cho phép các loài có vú phát triển và cuối cùng loài người xuất hiện Sự ổn định của trục quay Trái đất đã cho phép sự sống xuất hiện. Tất cả những sự kiện đó đều bắt nguồn từ các biến cố xảy ra cách đây hơn 4,5 tỷ năm khi mà các thiên thạch, các tiểu hành tinh nhan nhản trong Hệ Mặt trời ở buổi sơ khai chuyển động hỗn độn và điên cuồng va đập vào Trái đất còn non trẻ. Những va chạm này là ngẫu nhiên và tình cờ. Chỉ cần một sự thay đổi rất nhỏ của quĩ đạo thì các sự kiện đó đã không xảy ra, và lúc đó không có Mặt trăng, thủy triều và các mùa. Song tính hỗn độn và sự ngẫu nhiên của lịch sử không dừng ở đó, khoa học hiện đại cho chúng ta biết chính sự xuất hiện của loài người cũng là nhờ một sự kiện ngẫu nhiên. Cách đây 165 triệu năm, loài khủng long còn ngự trị như những chủ nhân thực sự của Trái đất. Những loài có vú - tổ tiên trực tiếp của chúng ta sống lay lắt như những động vật ăn đêm bé nhỏ, ẩn nấp trong hang, trong xó xỉnh trong kẽ hở trên mặt đất để lẩn trốn các loài Khủng long bạo chúa và lũ qủi dữ ăn thịt khác. Nhưng rồi một sự kiện tình cờ đã làm thay đổi tất cả. Vào khoảng 65 triệu năm trước đây giữa kỷ Creta và kỷ Đệ tam, một tiểu hành tinh có đường kính khoảng 10 km có khối lượng khoảng 10.000 tỷ tấn bỗng xuất hiện trên bầu trời, và lao xuống mặt đất với vận tốc 25km/s đâm xuống đại dương chỗ gần vịnh Mêhicô. Cú va chạm này có sức công phá bằng 5 tỷ lần công suất của trái bom nguyên tử thả xuống Hirôsima. Cả hành tinh rung chuyển. Một trận sóng thần cao hàng trăm mét đổ ập xuống tàn phá vùng Caribê, Cuba, Floriđa và vùng bờ biển Mêhicô. Cú va đập làm bắn vào không trung 100.000 tỉ tấn đá bốc hơi, để lại mặt đất một vết thương khổng lồ có đường kính 180 km và sâu 20 km. Đá bốc hơi lạnh đi vào tầng cao khí quyển rồi ngưng tụ lại thành hàng trăm triệu viên sỏi nhỏ. Khoảng một giờ sau đó một trận mưa đá sỏi đổ ập xuống vỏ Trái đất. Sự cọ sát với bầu khí quyển nung nóng các viên sỏi tới mức bầu không khí trở nên nóng đỏ. Khí ni tơ kết hợp với ôxy trở thành axít nitơric. Một trận mưa axít đổ xuống, các đám cháy bắt đầu tàn phá các khu rừng trên quy mô hành tinh. Phần lớn đá văng ra rồi rơi xuống gần vết thương hình miệng núi lửa, nhưng khoảng 1% số đất đá ấy lơ lửng trên không trung dưới dạng bụi rất mịn. Gió rải đều số bụi ấy khắp địa cầu và tạo thành một đám mây đen khổng lồ bao phủ khắp hành tinh chắn hết toàn bộ ánh sáng Mặt trời. Cả Trái đất chìm trong tăm tối giá lạnh, nhiệt độ tụt xuống dưới 0 0 . Sự quang hợp không còn khiến cây cối chết, động vật ăn cỏ chết đói, động vật ăn thịt cũng vì thế mà hết thức ăn. Một thảm họa diệt vong đối với hai phần ba các loài sinh vật trên Trái đất. Đó cũng là lúc đánh dấu chấm hết cho sự ngự trị huy hoàng hàng trăm triệu năm của loài khủng long. Song sự bất hạnh của kẻ này lại làm nên hạnh phúc của kẻ khác. Việc tiêu diệt loài khủng long là một món quà mà Thượng đế ban cho tổ tiên loài có vú của chúng ta. Không còn những kẻ săn mồi nguy hiểm nữa, và từ đó có sự ra đời của giống người nguyên thủy Homo Sapiens. Như vậy nếu không có sự va chạm ngẫu nhiên của một tiểu hành tinh vào Trái đất cách đây 65 triệu năm thì loài Khủng long vẫn ngự trị trên Trái đất. Loài có vú cũng không thể ào ào phát triển và chúng ta - loài người không thể xuất hiện. 2.4. Sự sống được gieo mầm và phát triển như thế nào? Chúng ta đã thấy các thiên thạch lớn khi va chạm Trái đất đã làm thay đổi ghê gớm kết cấu của thực tại và làm biến đổi khốc liệt môi trường sống đến mức nào. Sự ngẫu nhiên thông qua các thiên thạch để mang đến cho chúng ta bốn mùa, Mặt trăng, mà còn gieo mầm sự sống cho Trái đất. Để hiểu việc đó như thế nào chúng ta lại một lần nữa đi ngược về quá khứ 4,5 tỷ năm trước. Trong thời kỳ này Trái đất chưa có nước, vậy mà ngày nay 2/3 bề mặt Trái đất bị nước bao phủ. Bí ẩn nước từ đâu đến? Chính các sao chổi đã trả lời chính xác vấn đề này. Được cấu tạo bởi các lớp tuyết bẩn nên các sao chổi lưu giữ rất nhiều nước. Mặt khác trong tỷ năm đầu tiên của Hệ Mặt trời, sao chổi và các tiểu hành tinh bắn phá vào các hành tinh mới được hình thành dữ dội hơn rất nhiều so với hiện nay, bằng chứng là các vết “Rỗ” chằng chịt trên Mặt trăng và Thủy tinh vẫn còn cho đến tận nay. Các sao chổi đã mang lại Trái đất tất cả số nước của mình có được. Lượng nước này lớn gấp nhiều lần lượng nước hiện tại ở các Đại dương. Cùng với lượng siliccat trong các nhân đá của chúng tạo thành vỏ Trái đất và bầu khí quyển thứ hai (bầu khí quyển thứ nhất của Trái đất gồm 75% hiđrô, 25% hêli giống khí quyển của Mặt trời. Song do bị đốt nóng ghê gớm bởi lửa từ Mặt trời và do chúng quá nhẹ nên đã bị phát tán vào không trung hết). Các sao chổi và các thiên thạch còn có thể đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Chúng gieo vào lòng các đại dương những chất hữu cơ như axit amin là các chất mà khi kết hợp thành chuỗi dài sẽ sản sinh ra các protein rồi các phân tử AND - những viên gạch cấu thành nên sự sống. Các chất hữu cơ này rơi từ trên trời xuống với tốc độ đạt 10.000 tấn mỗi năm và được tích tụ thành một lớp dày trên 1km. Giả thuyết chất hữu cơ từ trên trời rơi xuống là do người ta phát hiện ra rất nhiều chất hữu cơ trong các thiên thạch rơi xuống Trái đất.Thiên thạch rơi xuống gần Murchison (Ôxtrâylia) vào tháng 9 năm 1969 chưa tới trên 400 chất. Mặt khác các nghiên cứu cho thấy nhân sao chổi được cấu tạo một nửa bằng tuyết bẩn và một nửa là nhân cứng chứa silicat với các chất hữu cơ. Các nhà thiên văn phát hiện giữa khoảng không gần như chân không tuyệt đối lạnh tới -260 0 C tồn tại các phân tử quan trọng để hình thành sự sống như H 2 , H 2 O, CO, NH 3 , CH 4 . Thiên nhiên đã tỏ ra cực kì sáng tạo trong một môi trường rất không thuận lợi như vậy. Đúng là ta chưa tìm thấy axit amin trong môi trường giữa các vì sao nhưng ta đã tìm thấy tiền thân của chúng như các cyanat hiđrô hay amoniac. Các chất này khi kết hợp với nước trong nhân sao chổi có thể sản sinh ra axit amin. Như vậy các thiên thạch rơi ngẫu nhiên không chỉ gieo mầm sự sống, tàn sát khủng long tạo điều kiện cho loài có vú sinh sôi nảy nở một cách mạnh mẽ, mà còn tạo ra sinh quyển bằng cách mang nước và các loại khí cần thiết cho đại dương và bầu khí quyển của chúng ta. 2.5. Vai trò của thủy triều trong hình thành sự sống trên Trái đất Ngày nay Mặt trăng lùi xa ra khỏi Trái đất với tốc độ khoảng 3 cm/năm và thủy triều tương đối hiền hòa, nhưng khi mới được hình thành và cả tỷ năm sau đó, Mặt trăng rất gần Trái đất nên tác động của lực hấp dẫn của nó lên vỏ Trái đất là rất mạnh. Khi xuất hiện đại dương cổ đại đầu tiên trên Trái đất, lực hấp dẫn của Mặt trăng lên vỏ Trái đất gây ra những thủy triều cực mạnh nhào trộn mạnh mẽ hỗn hợp nước - khoáng chất và các phân tử hữu cơ đơn giản do thiên thạch mang lại trong đại dương làm xuất hiện các phân tử hữu cơ phức tạp hơn như DNA - tiền thân của sự sống. Lực hấp dẫn mạnh của Mặt trăng còn làm biến dạng vỏ Trái đất gây núi lửa phun trào mạnh hơn. Dưới tác động của ánh sáng cực tím UV của Mặt trời, và sự nhào trộn mạnh mẽ của thủy triều cổ đại, và khi nhiệt độ trung bình của đại dương cổ đại khoảng 90 độ C là vào cỡ nhiệt độ chuyển pha nóng chảy của DNA (tách nhập DNA để truyền thông tin) thì quá trình nhân bản và tiến hóa sự sống diễn ra một cách nhanh chóng (một năm bằng hàng ngàn năm so với điều kiện thông thường ngày nay). Như vậy trong quá khứ, thủy triều đã đóng một vai trò quan trọng trong hình thành và tiến hóa của sự sống trên Trái đất. 3. KẾT LUẬN Trong bài báo này đã xâu chuỗi các sự kiện chính trong sự hình thành và phát triển sự sống trên Trái đất và cho thấy tính hỗn độn và ngẫu nhiên của chúng. Chúng ta là sợi dây nối kết giữa Vũ trụ bao la và Trái đất. Bản thân chúng ta được cấu tạo từ những nguyên tử do “lò luyện đan hạt nhân” trong lòng các ngôi sao nặng tạo thành. Trong cơn hấp hối và bùng nổ của mình các ngôi sao này đã phóng những nguyên tử đó vào môi trường giữa các vì sao. Là sứ giả của không gian, các sao chổi, các thiên thạch, các tiểu hành tinh đã đón nhận các hạt bụi này của các vì sao để tạo ra đại dương xanh và gieo rắc sự sống trên Trái đất xinh đẹp của chúng ta. Mặt trăng là sản phẩm của một va đập ngẫu nhiên và hiện tượng thủy triều của nó góp phần quan trọng trong sự hình thành và phát triển sự sống trên Trái đất. Quỹ đạo Trái đất quay quanh Mặt trời cũng vừa khít cho sự sống: chỉ cần Trái đất gần Mặt trời hơn một chút thì nước trong đại dương sẽ bốc hơi hết, ngược lại xa hơn một chút thì nước sẽ đóng băng hết và sự sống sẽ khó sinh ra và phát triển được. Tất cả cho thấy sự hình thành và phát triển sống trên Trái đất đầy tính hỗn độn và ngẫu nhiên không thể tiên đoán và mô tả được bằng các phương trình theo tất định luận. Bài báo như là một ví dụ về nghiên cứu liên ngành Thiên văn, Lý, Hóa, Sinh, Môi trường về nguồn gốc sự sống theo con đường tư duy bất định luận của khoa học hiện đại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://en.wikipedia.org/wiki/Interdisciplinarity; J. A. Jacobs, S. Frickel, Annu. Rev. Sociol. 35, 43, 2009. 2. Nguyễn Hữu Danh, Tìm hiểu hệ Mặt trời, tái bản lần thứ ba, Nxb Giáo dục, H., 2001; Phạm Viết Trinh, Thiên văn phổ thông, tái bản lần thứ ba, Nxb Giáo dục, H., tái bản lần thứ 3, 2001; Trịnh Xuân Thuận, Hỗn độn và hài hòa, tái bản lần thứ ba, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2007. 3. M. Cuk, and S. T. Stewart, Science 338, 1047, 2012. 4. R. M. Canup, Science 338, 1052, 2012. 5. M. Efroimsky, V.V. Markov, Astrophysical Journal, 746, 26, 2013. 6. E. Zeleny, Restricted Three-body in a Plane. Math, Proj, 2012. 7. M. Suvakov, V. Dmitrasinovic, arXiv:1303.018v1 [physics.class-phys] 1 Mart 2013. 8. Dao Le Hien, Ngo Van Thanh, Nguyen Ai Viet, Phys. Rev. E76, 021921, 2007; Thanh Ngo, N. A. Viet, Modern Phys. Lett. B25, 1151, 2011; N.T.T. Nguyệt, B.T.L. Quyên, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hải Phòng, 2014. 9. Vogelsberger, M. et al. Rev. Astron. Soc. 436, 3031, 2013. CHAOS AND UNCERTAINTY OF SUN-EARTH-MOON SYSTEM IN THE ORIGIN OF LIFE ON EARTH Nguyen Thi Thu Nguyet, Do Chi Nghia, Bui Thi Le Quyen Abstract Question about the origin of life and its evolution is a fundamental question for many generations of philosophers, physicists, astrologists, biologists In order to answer this question, we come back and investigate to the first moment with full chaos behaviour when the solar system including our Earth - a heaven for life today just born. We can see that, the chaos and uncertainty of Sun, Moon, tide in the surface of Earth, and comets play important role in emergence the life on Earth. In this work we count and analyse the chaos and uncertainty facts of the solar system in the develop history of life on Earth. This work also is an example of in-deterministic way of thought, which still less known in our country. . TÍNH HỖN ĐỘN VÀ NGẪU NHIÊN CỦA HỆ MẶT TRỜI, TRÁI ĐẤT, MẶT TRĂNG VÀ SỰ HÌNH THÀNH SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT Nguyễn Thị Thu Nguyệt 1 , Đỗ Chí Nghĩa 2 , Bùi Thị Lệ Quyên 3 Tóm tắt: Câu hỏi Sự. hỗn độn khi mới khai sinh ra Hệ Mặt trời và trong đó có Trái đất là thiên đường của sự sống hiện nay. Trong công cuộc hình thành nên sự sống trên Trái đất thì tính hỗn độn và các sự kiện ngẫu. hình thành và tiến hóa của sự sống trên Trái đất. 3. KẾT LUẬN Trong bài báo này đã xâu chuỗi các sự kiện chính trong sự hình thành và phát triển sự sống trên Trái đất và cho thấy tính hỗn

Ngày đăng: 04/09/2015, 19:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan