Một trong số đó có viên nén chứa 2 thành phần Sulfamethoxazol và trimethoprim tỉ lệ 5:1 theo khối lượng đều là các dược chất rất ít tan trong nước, vì vậy mức độ, tốc độ hoà tan và sinh
Trang 1BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
Thời gian thực hiện:
T.s Nguyễn Đăng Hoà D.s Nguyễn Hữu Mỹ
Bộ môn Bào chế Trung tâm kiểm nghiệm - Nghiên cứu Dược Quân đội 2/2002-5/2002
Hà Nội, 5-2002
/? ((-< ớ
o;j- ĩ u ư a ^ ệ ^ H
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới T.s Nguyễn Đăng Hòa, TS Nguyễn Văn Long, Thạc sĩ Nguyễn Trần Linh và D s Nguyễn Hữu Mỹ, những người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cưú và thực hiện khoá luận này.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của DS Tô Minh Hùng và các cán bộ thuộc khoa Vật lý - Trung tâm kiểm nghiệm nghiên cứu Dược quán độL
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chán thành tới các đồng nghiệp, bè bạn, người thán đã động viên và hết lồng giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này.
Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2002
Sinh viên
Lưu Thị Hà
Trang 3Công thứcDược điển Việt Nam 3 Sắc kí lỏng hiệu năng cao Natri cacboxy methyl cellulose Acid para amino bezoic
Polyethylen glycol Polyvinyl pyrollidon Sulfamethoxazol TrimethoprimUnited States Pharmacopoeia XXIV (Dược điển Mỹ 24)
Trang 4MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Phần 1: Tổng quan 2
1.1 Các yếu tố ảnh hưcmg đến quá trình giải phóng và hoà tan dược chất từ viên nén 2
1.1.1 Quá trình giải phóng và hoà tan dược chất từ viên nén 2
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình rã của viên n é n 3
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưỏfng đến quá trình hoà tan dược chất từ viên nén * 6
1.2 Sulfamethoxazol và trimethoprim 10
1.2.1 Sulfamethoxazol và trimethoprim - Công thức hoá học và tính chất 7 10
1.2.2 Cơ chế tác dụng 12
1.2.3 Phổ tác d ụ n g 12
1.2.4 Một số dạng bào chế có chứa Sulfamethoxazol và trimethoprim 13 Phần 2 : Thực nghiệm và kết q u ả 15
2.1 Nguyên vật liệu và thiết bị 15
2.1.1 Nguyên vật l i ệ u 15
2.1.2 Thiết bị 16
2.2 Phưong pháp nghiên c ứ u 16
2.2.1 Nghiên cứu lựa chọn phưoỉng pháp định lượng đồng thời Sulfamethoxazol và trimethoprim trong viên nén 16
2.2.2 Khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng của viên Sulfamethoxazol và trimethoprim 19
2.2.3 Xây dựng công thức viên nén chứa Sulfamethoxazol và _ trimethoprim
2.3 Kết quả thực nghiệm 22
2.3.1 Kết quả nghiên cứu chọn phương pháp định lượng đồng thời Sulfamethoxazol và trimethoprim 22
2.3.2 Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng của các mẫu viên chứa Sulfamethoxazol và trimethoprim .28
2.3.3 Kết quả xây dựng công thức viên nén chứa Sulfamethoxazol và trimethoprim .30
Phần 3: Kết luận và đề xuất 39
5.7 Kết lu ậ n 39
3.2 Đề xuất 40 Tài liêu tham khảo
Trang 5ĐẶT VẤN ĐỂ
Viên nén là dạng bào chế được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay do có nhiều ưu điểm như dễ sử dụng, giá thành hạ nhưng đây cũng là dạng bào chế có sinh khả dụng thất thường nhất do tác động của cả yếu tố công thức cũng như kỹ thuật bào chế, nhất là đối với các dược chất ít tan
Một trong số đó có viên nén chứa 2 thành phần Sulfamethoxazol và trimethoprim (tỉ lệ 5:1 theo khối lượng) đều là các dược chất rất ít tan trong nước, vì vậy mức độ, tốc độ hoà tan và sinh khả dụng của dược chất phụ thuộc vào nhiều yếu tố công thức, kỹ thuật
Để đảm bảo sinh khả dụng in vitro của dược chất trong viên nén 2 thành phần Sulfamethoxazol và trimethoprim, Dược điển Mỹ 24 quy định: sau
60 phút, ít nhất 70% lượng dược chất được hoà tan
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng của viên nén chứa Sulfamethoxazol và trimethoprim sản xuất trong nước, chúng tôi thực hiện
khoá luận vơí mục tiêu: Nghiên cứu xây dựng công thức viên nén chứa
Sulfamethoxazol và trimethoprỉm đạt tiêu chuẩn Dược điển Mỹ 24.
Để đạt được mục tiêu đề ra, cần tiến hành những nội dung sau:
• Nghiên cứu phưoíng pháp định lượng đồng thời Sulfamethoxazol và trimethoprim có trong viên nén
• Khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng: độ hoà tan, độ rã, độ cứng của mười biệt dược viên nén chứa Sulfamethoxazol và trimethoprim đang được lưu hành trên thị trường
• Xây dựng công thức viên nén thực nghiệm chứa Sulfamethoxazol và trimethoprim và kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn Dược điển
Mỹ 24
Trang 6PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH GIẢI PHÓNG VÀ HOÀ TAN DƯỢC CHẤT TỪVIÊN NÉN
1.1.1 Quá trình giải phóng và hoà tan dược chất từ viên nén
Quá trình giải phóng và hoà tan dược chất từ viên nén có thể được biểu diễn theo mô hình của Wagner:
Rã lẩn 1 Viên nén ^ Hạt
Rã lần 2 ^ Tiểu phân
t
Hoà tan rất hạn chế
Hoà tanhạn chế
Hoà tantối ưu
Hoạt chẳt hoà tan
Hoạt chất trong máu
Sơ đồ 1 : Động học của quá trình giải phóng và hoà tan
dược chất từ viên nén theo Wagner
Từ sơ đồ trên, ta thấy rã và hoà tan là 2 quá trình liên quan chặt chẽ với nhau, đặc biệt là đối với các dược chất ít tan Thực ra, quá trình hoà tan xẩy ra ngay từ khi viên chưa rã và ngay từ hạt, nhưng phải đến tiểu phân thì tốc độ tan mới ảnh hưỏíig thực sự tới tốc độ hấp thu của dược chất Có thể nói, động học của quá trình giải phóng dược chất từ viên nén là quá trình rã và hoà tan
dược chất à vùng hấp thu tối ưu trong đường tiêu hoá Các yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình này chính là các yếu tố tác động lên sinh khả dụng của dược chất từ viên nén [2], [5], [14]
Trang 71.1.2 Các yếu tô ảnh hưởng đến quá trình rã của viên nén
l l l l Tádươc
- Tá dược rã
Theo mô hình của Wagner, rã là quá trình đầu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho giải phóng và hoà tan dược chất, Do đó chọn lựa tá dược rã tốt cho viên là cần thiết Viên rã càng nhanh, càng mịn thì dược chất càng dễ tiếp xúc với môi trưòng hoà tan tạo thành dung dịch Vậy cần quan tâm không chỉ thời gian rã mà cả cách rã của viên Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như; bản chất và tỉ lệ tá dược rã, cách phối hợp tá dược rã vào viên [2], [5], [22]
Ví dụ: tinh bột là một trong các tá dược rã tốt, nhưng tuỳ vào bản chất (tinh bột thường, tinh bột biến tính) và tỉ lệ tinh bột mà thời gian rã khác nhau Đối với các viên khó rã, phối hợp thêm 1 phần tinh bột rã ngoài (trộn với cốm khô trước khi dập viên) có thể là một giải pháp tốt để cải thiện thời gian rã [2], [5], [10]
- Tá dược độn hay pha loãng
+ Nhóm bột đường, lactose: có xu hướng kéo dài thời gian rã của viên làm
cho dược chất giải phóng chậm
+ Tinh bột: không tan trong nước nhưng thân nước, làm cho viên dễ rã Tuỹ nhiên, có xu hướng làm cho viên bở, dễ vỡ trong quá trình bảo quản Hiện nay có nhiều loại tinh bột biến tính tron chảy tốt, có thể dùng cho phương pháp dập thẳng nhưng dùng nhiều có thể làm viên khó rã do tan trong nước tạo môi trường khuếch tán có độ nhớt cao, bít các lỗ vi mao quản trong viên làm cho viên khó rã [22],
- Tá dược trơn
Được trộn vào cốm khô trước khi dập viên với mục đích điều hoà sự chảy của
Trang 8hạt, đảm bảo sự đồng nhất về khối lượng của viên, giảm lực ma sát của viên với bề mặt chày, cối, giúp đẩy viên ra khỏi cối dễ dàng.
Nhóm tá dược này phần lớn sơ nước, tạo thành một màng mỏng bao ngoài tiểu phân, làm giảm tính thấm nước của các tiểu phân chất rắn, do đó làm giảm tốc độ rã của viên, giảm độ hoà tan dược chất Ví dụ: magnesi sterate, acid stearic, talc, Trái lại, các tá dược trơn thân nước như: natri laurylsulfat, PEG, natri benzoat, có thể cải thiện phần nào khả năng rã của viên [2], [5], [22]
1.1.22 Lưc nén và hê thốns vi mao quản trons viên nén
Thông thưòmg lực nén càng tăng thì lực liên kết giữa các hạt dập viên càng lớn và các vi mao quản trong viên nén càng nhỏ Nhưng khi các vi mao quản này nhỏ lại đến một mức độ tới hạn nào đó thì sẽ không nhỏ tiếp được nữa dù lực nén có tăng thêm Hệ thống vi mao quản chính là cửa ngõ để dịch hoà tan
đi vào lòng viên, do đó nếu hệ thống này giảm đi thì tốc độ rã và hoà tan của dược chất từ viên sẽ giảm
Một công trình nghiên cứu gần đây cho thấy logarit thời gian rã của viên néñ aspirin tăng lên theo lực nén [14] Trong'một công trình khác, các tác giả lại chứng minh là giữa thời gian rã và lực nén không có sự liên hệ nào [22].Thực tế, quan trọng không phải là hệ vi mao quản nói chung, mà là đường kính của mao quản và sự phân bố của nó Đưòfng kính vi mao quản to hay nhỏ, phân bố đều hay không trong viên sẽ quyết định kiểu rã mịn hay thô và nhanh hay chậm Sự phân bố của hệ thống vi mao quản vì vậy đóng vai trò
Trang 9quan trọng và có thể kiểm tra bằng mao quản kế thuỷ ngân hoạt động dưới tác dụng của gradient áp lực [22].
Đường kính của mao quản nên giữ ở một mức độ nhất định để vừa đủ lớn cho phép môi trường hoà tan đi vào trong lòng viên, vừa không quá to làm giảm áp suất nội tại trong lòng viên và làm viên khó rã [14]
1.2.23 Máy dây viên
Phân bố lực nén trong lòng viên đều hay không phụ thuộc phần lớn vào dạng máy dập viên Máy dập viên tâm sai, phân bố lực nén trong viên không đều, mặt viên tiếp xúc với chày trên thường cứng hơn so với mặt viên tiếp xúc với chày dưới Ngược lại, máy dập viên quay tròn phân bố lực nén trong viên đều hơn do đó viên rã đồng nhất hom so với máy tâm sai [5], [10]
12.2.4 Phươns pháp dâp viên
- Dập thẳng
Một công trình nghiên cứu gần đây cho thấy, viên dập thẳng với tá dược thân nước trong đó có tá dược rã, cho thời gian hoà tan dược chất nhanh hơn so với viên qua giai đoạn xát hạt [22] Trong một công trình khác, các tác giả đã nhận thấy nếu dùng tá dược dập thẳng là cellulose vi tinh thể, viên nén tạo ra có độ cứng cao mà không cần đến lực dập viên lớn, trong khi đó độ rã của viên lại rất tốt [10]
- Xát hạt
+ Xát hạt khô: có ưu điểm là giảm thiểu được tương tác dược chất-tá dược, dùng được cho dược chất tan trong nước hoặc nhạy cảm với nhiệt độ, thưcmg cho viên rã nhanh, nhưng lực nén cần chú ý không cao quá làm giảm tốc độ hoà tan của dược chất [14]
+ Xát hạt ướt: kiểu xát hạt và điều kiện xát hạt ảnh hưởng lófn đến chất lượng của thuốc Vì vậy, các thông số kĩ thuật trong tất cả các công đoạn tạo
Trang 10viên (tốc độ phối họfp tá dược dính vào hỗn hợp bột dược chất-tá dược, thời gian nhào trộn, nhiệt độ sấy, thời gian sấy ) phải được chuẩn hoá để đảm bảo
ổn định sinh khả dụng của viên nén [22]
1.1.3 Các yếu tô ảnh hưởng đến quá trình hoà tan dược chất từ viên nén
1.1.3.1 Dươc chất
- Độ tan của dược chất
Các dược chất là acid hay base yếu có thể tồn tại dưới nhiều dạng muối khác nhau Dạng muối thường tan tốt hơn trong nước và hoà tan nhanh hơn nên có sinh khả dụng cao hơn [5], [14], [22]
Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới độ tan bão hoà của dược chất là mức độ solvat hoá của dược chất Dạng khan thường có độ tan cao hơn dạng ngậm nước nên tốc độ hấp thu cũng cao hơn [5]
Trạng thái kết tinh của dược chất cũng có ảnh hưởng đến độ tan bão hoà và tốc độ tan của dược chất Một dược chất có thể tồn tại dưới nhiều dạng thù hình, nó có thể là bột vô định hình hoặc một vài dạng kết tinh khác nhau
do đó tốc độ và mức độ hoà tan cũng khác nhau [5]
- Kích thước tiểu phân dược chất
Dược chất chỉ phát huy tác dụng khi hoà tan trong dịch sinh học để đi qua màng hấp thu Tốc độ tan của dược chất trong dịch sinh học ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hấp thu của nó, đặc biệt với các dược chất có tốc độ tan nhỏ hơn tốc độ hấp thu Tốc độ tan quyết định sinh khả dụng của thuốc vì nó ảnh hưởng đến mức độ và tốc độ hấp thu dược chất vào máu và thòd gian tác dụng của thuốc
Theo phương trình Noyes-Whitney, tốc độ tan được xác định như sau:
'’ = ^ = KS(C,-C,)
at
Trang 11Trong đó:
V là tốc độ tan
s là diện tích riêng phần của chất tan
Q là độ tan của chất tan
Q là nồng độ chất tan tại thời điểm t trong môi trưcmg hoà tan
K là hằng số tốc độ hoà tan
Từ phương trình, ta thấy tốc độ tan tỉ lệ thuận bậc 1 với diện tích riêng phần của chất tan Vậy muốn tăng tốc độ tan thì cẩn tăng diện tích riêng phần tức là giảm kích thước tiểu phân dược chất Theo Mayersohn, tốc độ tan của
griseofulvin ở dạng bột siêu mịn lớn hơn 7-10 lần so với dạng bột thô [22]
Ngoài ra, do tốc độ tan của dược chất tăng lên, sinh khả dụng tăng nên lượng dược chất cần có trong viên sẽ giảm đi, điều này có ý nghĩa lớn cả về mặt điều trị và kinh tế
Tuy nhiên nếu giảm kích thước tiểu phân quá nhỏ có thể không cần thiết và ảnh hưcmg đến độ vững bền của dược chất [5], [14], [22]
I.1 3 2 Tádươc:
- Tá dược dính:
Các nghiên cứu gần đây cho thấy không những loại tá dược dính ảnh hưcmg đến tốc độ giải phóng-hoà tan dược chất [5], mà cả nồng độ của tá dược dính sử dụng cũng đóng vai trò quan trọng Tăng nồng độ tá dược dính làm cho độ nhớt của môi trưcmg hoà tan bao quanh tiểu phân dược chất tăng lên và tốc độ giải phóng dược chất giảm [22]
Trạng thái vật lý của tá dược dính cũng ảnh hưởng đáng kể lên quá trình này Tá dược dính thể lỏng cho tốc độ hoà tan nhanh hơn Riêng đối với
tá dược dính là gelatin, khi dùng loại A (thu được bằng cách thuỷ phân colagen trong môi trường acid) và loại B (thu được bằng cách thuỷ phân colagen trong môi trường kiềm), tốc độ hoà.tan dược chất khác nhau rõ rệt
Trang 12Loại A, điểm đẳng điện là 7 - 9,2 làm tăng tốc độ hoà tan của phénobarbital, bản chất là acid yếu, hofn loại B ( điểm đẳng điện là 4,7 - 5,8 ) Độ tích điện của ion gelatin ảnh hưởng đến tốc độ tan của các acid hoặc base yếu, vì vậy, dùng loại gelatin nào làm tá dược dính là tuỳ thuộc vào bản chất acid hay base của dược chất [22].
- Các tá dược làm tăng tốc độ tan của dược chất sơ nước:
Thường dùng các chất diện hoạt như: natri laurylsulfat, Tween
Các chất này làm tăng đáng kể sinh khả dụng của các dược chất mà tốc
độ hấp thu bị giới hạn bởi tốc độ tan Gibaldi mô tả hiện tượng này dưới dạng
KI Dược chất phân tán trong micelle
dược chất trong máu
K2 Dược chất tan trong dịch dạ dày-một
Tốc độ hấp thu (đặc trưng bởi hằng số K4) phụ thuộc vào lượng dược chất giải phóng (U) Nếu không có dung dịch micelle, tốc độ xuất hiện u phụ thuộc vào tốc độ hoà tan dược chất K2 và trong trưòng hợp K2 < K4, tốc độ hấp thu bị giới hạn bởi tốc độ hoà tan
Nếu thêm một lượng thích hợp chất diện hoạt để có dung dịch micelle tới hạn, lưọng dược chất giải phóng tăng lên do KI + K3 » K2
Hơn nữa, chất diện hoạt có tác dụng ngay cả ở nồng độ nhỏ hơn nồng
độ micelle tới hạn [22] Do :
+ Chất diện hoạt làm giảm sức căng bề mặt phân cách pha, làm tăng tốc độ thấm ướt của dạng bào chế và dược chất với môi trường hoà tan, làm tăng tốc độ tan Tuy nhiên, nếu thấm ướt quá nhanh có thể làm phân huỷ dược chất trong dịch dạ dày, ví dụ: erythromycin propionat Chất diện hoạt còn làm
Trang 13giảm sức căng bề mặt của màng hấp thu, một số chất diện hoạt hoà tan phần lipid của màng, do đó làm tăng tính thấm của màng hấp thu.
+ Chất diện hoạt có thể tạo với dược chất một phức hoà tan trong lipid
do đó hấp thu dễ dàng hơn
+ Cuối cùng, chất diện hoạt có thể kéọ dài thời gian rỗng của dạ dày, giảm tiết dịch và giảm nhu động ruột
- Các chất mang thân nước:
Có thể lợi dụng tương tác rắn-rắn giữa dược chất với một chất mang thân nước (PEG, PVP) để điều chế dung dịch rắn làm tăng tốc độ hoà tan của dược chất Dung dịch rắn là khái niệm dùng để chỉ một hệ đồng thể rắn trong
đó một thành phần được phân tán ờ mức độ phân tử vào một thành phần rắn khác Điều đó cũng có nghĩa là dược chất được phân tán ở mức độ cực kì nhỏ
(mức độ phân tử) do đó Q của dược chất tăng cao, vì vậy dược chất từ dung dịch rắn hoà tan rất nhanh tạo ra dung dịch có nồng độ vượt trội hơn nhiều độ tan ban đầu của dược chất [22]
- Các chất tạo phức:
Dược chất có thiể tạo phức ngay trong dạng thuốc hoặc trong dịch hoà tan và phức tạo thành có thể làm tăng hoặc giảm độ tan của dược chất Dược chất cũng có thể tạo phức với các thành phần vốn có của dịch dạ dày-ruột làm tăng hoặc giảm sinh khả dụng của thuốc Ví dụ:
+ Các tá dược vô cơ ở dạng bột mịn như calci và magnesi carbonat, kao lin, bentonit, calci phosphat, magnesi oxid, nhôm hydroxid làm cho viên dễ rã,’ nhất là trong dịch vị, nhưng nhiều chất trong nhóm này có khả năng hấp phụ dược chất Ví dụ: magnesi oxide hấp phụ isoniazit, kao lin và bentonit hấp phụ các alcaloid và nhất là các vitamin, calci phosphat, magnesi silicat
tạo ra phức tạm thời ở bề mặt với các tetracyclin làm kéo dài thời gian giải
Trang 14phóng dược chất Digoxin cũng có thể xảy ra tương tác với magnesi oxid, magnesi trisilicat [2], [8].
+ Nhóm bột đường, lactose: Nhóm này có thể tưofng kị với các dược chất có nhóm amin [2], [5], [8], [22]
+ Các tá dược dập thẳng: có nhiều ưu điểm như tăng khả năng trơn chảy của hạt, tăng khả năng chịu nén, độ chắc, độ rã của viên vì vậy đang được sử dụng khá phổ biến như: lactose phun sấy, avicel, celutab, Tuy nhiên, cần nghiên cứu một cách đầy đủ trước khi sử dụng vì có thể xảy ra tương tác làm ảnh hưởng sinh khả dụng của viên nén [2], [8], [22]
1.1.3.3 Lưc nén và nhiêt đô trons quá trình nén
Nhiều tác giả cho rằng nếu tốc độ tan của dược chất giảm khi lực nén tăng, sẽ có một giới hạn của lực nén tại đó tốc độ tan tăng lên đột ngột, do lực nén phá vỡ cấu trúc tinh thể và làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của dược chất với môi trường hoà tan [22]
Nhiệt độ trong quá trình nén viên cũng rất quan trọng Nhiệt độ cao có thể làm chảy một số tá dược trơn thân dầu tạo thành màng mỏng sơ nước bao quanh tiểu phân dược chất, làm chậm quá trình hoà tan dược chất
Nhiệt độ cao cũng có thể làm thay đổi dạng kết tinh và do đó làm thay đổi tốc độ tan của dược chất [22]
1.2 VÀI NÉT VỀ VIÊN NÉN CHỨA SULFAMETHOXAZOL VÀ TRIMETHOPRIM
1.2.1 Sulfamethoxazol và trimethoprim - Công thức hoá học và tính chất
12.1.1 Sulfamethoxazol
Công thức phân tử: C 10H 11N3O3S, khối lượng phân tử: 253,28
Trang 15Công thức cấu tạo:
Tên khoa học: Nj(5-Methylisoxazol-3-yl) sulphanilamid
Tính chất: Bột kết tinh trắng, không mùi, vị đắng nhẹ, thực tế không tan trong
nước, tan trong 50 phần ethanol (95%), 3 phần aceton, ít tan trong ether và cloroform, tan trong dung dịch hydroxid kiềm, pH của hỗn dịch 10% trong nước không có CO2 khoảng 4-6 Độ chảy Ỉ69-172®C
12.1.2 Trimethovrỉm
Công thức phân tử: C 14H 18N4O3, khối lượng phân tử: 290,32
Công thức cấu tạo:
0CH3
H 3 C 0 , , Ì , ^ H 2 N N NH2
H3C0Tên khoa học: 5-(3,4,5-trimethoxybenzyl) pyrimidine-2,4-diamine
Tính chất: Bột trắng hoặc hơi vàng, không mùi, vị đắng, rất ít tan trong nước
(độ tan trong nước khoảng 0,04%), tan trong 300 phần ethanol (95%), 80 phần methanol, 55 phần cloroform Độ tan trong alcol benzylic khoảng 7,29%
và trong propylen glycol khoảng 2,57%, không tan trong ether Độ chảy 199- 203°C [1],[2],[20],[21]
Trang 161.2.2 Cơ chế tác dụng
Pteridine + PABA
B lcK hedbỊí sulfcmam idôs
’ NADP
Tetrahydrofolio acid
Hình 1: Cơ chế tác dụng của SMZ và TMP lên quá trình tổng hợp
acid folic của vi khuẩn
SMZ và TMP ức chế lên các giai đoạn nối tiếp nhau trong quá trình tổng hợp acid tetrahydro folic của vi khuẩn SMZ có cấu trúc tương tự như PABA nên có tác dụng ức chế tổng hợp các acid dihydro pteroic - tiền chất của acid dihydro folic, từ PABA và pteridin Tiếp theo, TMP ức chế chuyển acid dihydro folic thành chất chuyển hoá có hoạt tính là acid tetrahydro folic
Do đó, SMZ và TMP có tác dụng hiệp đồng ức chế mạnh lên quá trình nhân lên của vi khuẩn [12], [13], [15], [18]
1.2.3 Phổ tác dụng
Tác dụng kìm và diệt khuẩn trên nhiều loại vi khuẩn Gram dương, Gram âm và 1 số đom bào (protoza), tác dụng trên cả Pneumocytis camii, được dùng trong nhiều trưòíng hợp nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn đưòfng niệu, hô hấp, dạ dày-ruột, là thuốc dùng trong phòng và điều trị Pneumocytis carnii pneumonia ở bệnh nhân AIDS [2], [12], [13], [15], [18]
Trang 171.2.4 Một số dạng bào chế có chứa Sulfamethoxazol và trimethoprim
Các dạng bào chế có chứa SMZ và TMP đều được kết hợp theo tỉ lệ 5:1
để đạt được tác dụng hiệp đồng diệt khuẩn lớn nhất Thực tế, tỉ lệ nồng độ tối
ưu của 2 chất chính là tỉ lệ nồng độ kìm khuẩn nhỏ nhất của chúng khi dùng đơn lẻ Tỉ lệ này thay đổi theo từng loại vi khuẩn, nhưng đối với phần lớn các loại vi khuẩn thì tỉ lệ này là 20 phần SMZ và 1 phần TMP Do đó, cần phối hợp SMZ và TMP với tỉ lệ thích hợp sao cho nồng độ in vivo của SMZ lớn hofn TMP 20 lần [18] Tuy nhiên, trong các dạng bào chế, SMZ và TMP chỉ được kết hợp theo tỉ lệ 5:1 vì TMP khuếch tán dễ dàng vào các tổ chức, còn SMZ khó khuếch tán hơn nhiều [2] Tuy nhiên, so với các dạng bào chế khác, SMZ và TMP vẫn là các chất có tốc độ hấp thu tương đối nhanh vào các tổ chức, vì vậy đạt hiệu quả cao khi điều trị các bệnh nhiễm trùng kéo dài
Các dạng bào chế thường gặp của 2 chất này là:
về mặt chất lượng thuốc cũng như phương pháp định lượng đồng thời 2 thành phần dược chất trong chế phẩm
Trong một nghiên cứu gần đây, người ta nhận thấy có mối tương quan đồng biến giữa lượng SMZ và TMP hoà tan in vivo với lượng dược chất được thải trừ qua nước tiểu sau 12 giờ (định lượng bằng phương pháp vi sinh) [9]
Người ta cũng nhận thấy tốc độ giải phóng SMZ và TMP từ các mẫu viên nén thương phẩm phụ thuộc rất nhiều vào pH môi trường hoà tan [19]
Trang 18Kết quả khảo sát chất lượng viên nén 2 thành phần SMZ và TMP bằng trắc nghiệm hoà tan cho thấy trong 6 mẫu khảo sát, chỉ có 2 mẫu đạt chỉ tiêu này [2].
Các thông tin trên cho thấy, sinh khả dụng của viên nén 2 thành phần SMZ và TMP bị giới hạn bởi quá trình hoà tan dược chất từ viên nén Hơn nữa, các biệt dược đang lưu hành trên thị trường có vấn đề về độ hoà tan dược chất Chính vì thế việc xây dựng một công thức và qui trình bào chế viên nén
2 thành phần đạt chỉ tiêu về độ tan là cần thiết Đây cũng chính là lý do mà chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này
Trang 19- Acetonitril: đạt tiêu chuẩn dùng cho HPLC
- Kali dihydrophosphat, dikali hydrophosphat, acid acetic, natri hydroxid: đạt tiêu chuẩn tinh khiết dùng cho phân tích
- Các mẫu viên nén chứa SMZ và TMP dùng để khảo sát độ tan như ghi ở bảng 1
Bảng ỉ : Tên các mẫu viên nén 2 thành phần SMZ và TMP đã khảo sát độ tan
Stt Tên biệt dược Nguồn gốc (mã hoá) Số lô Hạn dùng
Trang 202.1.2 Thiết bị
- Máy HPLC Hewlett Packard 1100
- Quang phổ tử ngoại, khả kiến UV-VIS lambda
- Máy thử độ hoà tan Coplay, Model u s B6
- Máy thử độ rã viên nén ERWEKA
- Cân phân tích Metier AG
- Máy đo độ cứng ERWEKA THB 30 Đức
- Máy lắc siêu âm Branson 5200
- Máy dập viên một chày Trung Quốc
- Tủ sấy Trung Quốc
- Phần mềm thông minh: NOPCON, STARGRAPHIC, ANNA, OPTIM
nhưng 2 phương pháp này đòi hỏi thiết bị phức tạp, chưa thể ứng dụng ở các
tuyến cơ sở, hoặc cũng có thể chiết tách và định lượng riêng rẽ 2 thành phần [2] nhưng cách làm này tốn nhiều thời gian và công sức Vì các lý do trên, chúng tôi áp dụng phương pháp quang phổ tử ngoại dựa trên nguyên tắc cộng phổ để định lượng đồng thời SMZ và TMP trong dung dịch hỗn hợp 2 thành phần và so sánh độ tin cậy của phương pháp này với phương pháp HPLC
22.1.1 Phươns pháp Cìuans phổ hấp thu tử nsoaỉ dưa trên nsuyên tắc côns phổ
* Nguyên tắc của phương pháp cộng phổ
Dựa trên tính chất cộng tính của độ hấp thụ ánh sáng, ta có:
Trang 21D — Dg + DyTrong đó :
Dg là độ hấp thụ của SMZ trong dung dịch
Dj là độ hấp thụ của TMP trong dung dịch
D là độ hấp thụ của hỗn hợp 2 chất trong dung dịch
Theo định luật Lambert - Beer ta có:
Tại bước sóng Xị : = Es^’.Cs + E / ’.Cp
Tại bước sóng X 2 : ^ Es^lCs + Ep^lCr
Trong đó :
D^', là độ hấp thụ của dung dịch tại À,|,
Es^‘, Ej^' là hệ số tắt riêng của SMZ, TMP tại Xị
là hệ số tắt riêng của SMZ, TMP tại ^2
Cs, Cj là nồng độ SMZ, TMP trong dung dịch (số gam/lOOml)
Các hệ số là các hằng số đã biết hoặc được xác định bằngthực nghiệm Giải hệ 2 phương trình hai ẩn số trên ta tính được C s, Cp
Cs = - (1) Cr= - ^ - (2)
Dựa vào nguyên tắc trên, chúng tôi đã tiến hành:
- Ghi phổ hấp thụ tử ngoại của dung dịch NaOH 0,1 N và dung dịch
hổn hợp tá dược tương ứng với lượng tá dược cố trong môi trường hoà tan của một viên nén chứa 2 thành phần SMZ và TMP.
- Ghi phổ hấp thụ tử ngoại của dung dịch SMZ và dung dịch TMP nồng
độ 10 mcg/ml trong dung dịch NaOH 0,1N đ ể xác định bước sóng hấp thụ cực đại của từng chất tương ứng.
- Tìm hệ số tắt riêng của SMZ và TMP ở 256 và 287 nm
Pha các dung dịch SMZ trong NaOH 0,1N có nồng độ lần lượt là 3, 6,
9, 12, 15 mcg/ml Pha các dung dịch TMP trong NaOH O.IN
Trang 22lượt là 10, 15, 20, 25, 30 mcg/ml Tiến hành đo độ hấp thụ tử ngoại của các
dung dịch trên ở bước sóng 256 và 287 nm, từ đó tính ra hệ số tắt riêng của
SMZ và TMP ứng với 2 bước sóng trên
dung dịch hỗn hợp 2 thành phần vào mật độ quang
• Pha các dung dịch hỗn hợp SMZ và TMP trong NaOH 0,1N có nồng độ TMP không thay đổi bằng 2 mcg/ml, còn nồng độ SMZ lần lượt là 3, 6, 9,
12, 15 mcg/ml, đo mật độ quang của các dung dịch này,
• Pha các dung dịch hỗn hợp SMZ và TMP trong NaOH 0,1N có nồng độ SMZ không thay đổi bằng 10 mcg/ml, còn nồng độ TMP lần lượt là 1,2,
3, 4, 5 mcg/ml, đo mật độ quang của các dung dịch này
- Xác định độ lặp lại của phương pháp :
Tiến hành với 5 dung dịch SMZ có nồng độ 10 mcg/ml và TMP có nồng
độ 2 mcg/ml
- Xác định tính đúng của phương pháp:
Tính đúng của phương pháp được xác định bằng phương pháp “thêm”
Điều kiện phân tích bằng HPLC đã áp dụng :
Thực hiện trên máy HPLC Hewlett Packard 1100 với
Pha 5 dung dịch hỗn hợp có nồng độ SMZ lần lượt là 10, 50, 100, 200,
500 mcg/ml và TMP lần lượt là 2, 10, 20, 40^ 100 mcg/ml, kí hiệu lần lượt là
Trang 23cac dung dich T2SJ0, T1QS50, T20S1Q0, T4qS200? T100S5005 đem phân tích băng HPLC.
- X ic định độ lặp lại của phương pháp
Pha 5 dung dịch hỗn hợp có nồng độ SMZ là 500 mcg/ml và TMP là
100 mcg/ml và phân tích bằng HPLC
- Xác định tính đúng của phương pháp
Tính đúng của phương pháp được xác định bằng phương pháp “thêm”
lỏns hiêu n ă m cao
Tiến hành với 10 dung dịch có nồng độ SMZ khoảng 100 mcg/ml và nồng
độ TMP khoảng 20 mcg/ml, 5 dung dịch phân tích bằng phương pháp cộng phổ, 5 dung dịch còn lại phân tích bằng HPLC
2.2.2 Khảo sát 1 sô chỉ tiêu chất lượng của các mẫu viên chứa
Sulfamethoxazol và trimethoprim
- Lực gây vỡ viên, hàm lượng dược chất, thời gian rã (theo DĐVN 3)
- Thử độ hoà tan: Tiến hành theo phương pháp thử độ hoà tan của viên nén chứa 2 thành phần SMZ và TMP ghi trong USP 24
Máy thử nghiệm: máy 1 (giỏ quay)
• 'F = 37±0,5°C
• Môi trường hoà tan: 900 ml dung dịch HCl 0,1N
• Tốc độ quay của giỏ: 75 ± 4% vòng/phút
• Thời gian lấy mẫu:.5, 10, 15, 30, 45, 60 phút
• Xác định lượng SMZ và TMP đã hoà tan bằng phương pháp cộng phổ hấp thụ tử ngoại