Phát triển khu công nghệ cao Láng Hoà Lạc

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào tỉnh Hà Tây trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.DOC (Trang 107 - 111)

9. Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ

3.2.1.1. Phát triển khu công nghệ cao Láng Hoà Lạc

Công nghệ cao là công nghệ vượt lên mức cao nhất của công nghệ hiện có nhờ đưa vào các kết quả nghiên cứu khoa học tiên tiến. Sản phẩm công nghệ cao là sản phẩm được tạo ra nhờ áp dụng công nghệ cao thông qua quá trình thiết kế hoặc sản xuất sản phẩm. Đây là những sản phẩm luôn được đổi mới, cấu trúc khá phức tạp, sử dụng ít năng lượng và ít tài nguyên. Các nhà đầu tư Hoa Kỳ rất quan tâm tới công nghệ cao và đây thực sự là thế mạnh của họ,vì thế khu Công nghệ cao Láng- Hoà Lạc của Hà Tây là điểm đầu tư họ quan tâm nhiều nhất. Để thu hút FDI từ Hoa Kỳ nhiều và hiệu quả hơn nữa, Hà Tây cần phát huy các thế mạnh của khu Công nghệ cao này, bên cạnh việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao và nguồn nhân lực công nghệ cao một cách đồng bộ, trong thời gian tới cần tập trung đầu tư phát triển ba lĩnh vực then chốt chính.

Về lĩnh vực Công nghệ sinh học

Khuyến khích Hoa Kỳ đầu tư vào ngành ứng dụng công nghệ sinh học vào những mặt hàng đang có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như lúa, gạo, cà phê, hạt điều, thanh long, thuỷ hải sản… phải được chú trọng đẩy mạnh. Dư lượng thuốc kháng sinh và các loại vacxin trong sản phẩm phải được kiểm soát, không ảnh hưởng đến sức khoẻ của người và động vật; tạo ra được những chế phẩm sinh học bảo về cây trồng, vật nuôi ở qui mô vừa và nhỏ. Công nghệ sinh học phải hỗ trợ cho việc chế biến phục vụ sản xuất hàng hoá tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, bảo đảm đầy đủ các chế phẩm y tế dự phòng như vacxin, thuốc kháng sinh, sinh phẩm chẩn đoán, đảm bảo kiểm soát an toàn về sinh thực phẩm. Bên cạnh đó là việc thành lập cơ sở dữ

liệu về gene quốc gia và mạng liên kết hợp tác xây dựng và sử dụng cơ sở dữ liệu này. Đây là thế mạnh của KCNC Láng- Hoà Lạc trong thu hút FDI vào Hà Tây.

Về công nghệ tự động hoá

Cần khuyến khích Hoa Kỳ đầu tư vào các ngành cho phép đưa nhanh những ứng dụng công nghệ thiết kế và chế tạo với sự trợ giúp của máy tính trong ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu. Ứng dụng công nghệ tự động hoá tích hợp toàn diện cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Phổ cập công nghệ điều khiển số bằng máy tính CNC trong các lĩnh vực máy móc cho các hệ thống gia công chế tạo, máy công cụ phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu. Ứng dụng rộng rãi công nghệ tự động hoá đo lường và xử lý thông tin phục vụ các ngành sản xuất, dự báo thời tiết và thiên tai, bảo vệ môi trường.

Cần khuyến khích Hoa Kỳ đầu tư vào các ngành Sử dụng robot trong những công đoạn sản xuất không an toàn cho con người, trong môi trường độc hại hay một số dây chuyền công nghiệp, quốc phòng, an ninh. Đẩy mạnh ứng dụng tự động hoá trong công nghiệp đóng tàu, lắp ráp ô tô, chế tạo máy chính xác và thiết bị cho năng lượng gió. Đây là lĩnh vực đặc biệt mạnh của Hoa Kỳ, nên coi là lĩnh vực ưu tiên thu hút FDI số 1 vào Hoà Lạc.

Về công nghệ vật liệu

Khuyến khích Hoa Kỳ đầu tư nghiên cứu ứng dụng có hiệu quả một số vật liệu có khă năng chế tạo trong nước. Đó là một số loại thép hợp kim chất lượng cao, các hợp kim có tính năng tổng hợp và hợp kim nhôm, vật liệu composit sử dụng nền kim loại sử dụng trong kỹ thuật điện, điện tử và y- sinh; vật liệu polime và composit trong các ngành giao thông vận tải, nông nghiệp, thuỷ sản và quốc phòng; vật liệu polime composit sử dụng cho kỹ thuật điện và điện tử trong điều kiện môi trương khắc nghiệt; vật liệu dùng trong y học để thay thế một số bộ phận trong cơ thể người và điều tiết sinh lý, điều tiết tăng trưởng… Lĩnh vực này là điểm mà Hà Tây cần

quan tâm để tránh bài học bỏ khu công nghệ cao Hoà Lạc để đến thành phố Hồ Chí Minh của Intel.

Ba lĩnh vực trên rất cần được đầu tư nghiên cứu và ứng dụng tích cực nhằm nâng cao chất lượng công nghệ cao của Hà Tây, đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển, thu hút FDI của Hoa Kỳ.

Về cơ sở hạ tầng của KCNC

Cơ sở hạ tầng phục vụ KCNC quyết định các nhà đầu tư trong đó có Hoa Kỳ có thể hoạt động hiệu quả hay không. Để phát triển cơ sở hạ tầng của KCNC Hoà Lạc đáp ứng được yêu cầu của Hoa Kỳ cần xem xét một số vấn đề sau:

Cần được làm rõ thêm về mối tương quan giữa quy hoạch KCNC Hòa Lạc với chuỗi đô thị Sơn Tây- Hòa Lạc- Xuân Mai- Miếu Môn (chuỗi đô thị này phát triển dọc theo quốc lộ 21A nên còn gọi là “Hành lang 21”, với mục tiêu chuỗi đô thị này sẽ là các thành phố vệ tinh của Hà Nội, quy mô 1 triệu dân). Hòa Lạc nằm trong vùng khô cằn, vài chục năm trước còn là khu cỏ tranh và là nơi cư trú của động vật hoang dã. Nguồn nước ngầm ở vùng này không đủ cung cấp cho lượng lớn dân cư, càng không đủ để phục vụ cho nhu cầu phát triển công nghiệp. Theo dự kiến quy hoạch Hành lang 21, nước sông Đà sẽ được đưa theo đường dẫn, tới tháp phân phối trên đỉnh núi Mốc. Song một biện pháp quan trọng có thể làm ngay là tạo nguồn nước tự nhiên tại chỗ, cụ thể là trồng rừng. Có thể đề nghị Chính phủ cho kế hoạch ưu tiên trong Chương trình 5 triệu ha rừng, Đại học Lâm nghiệp tại Xuân Mai cũng có thể đóng góp phần quan trọng cho kế hoạch trồng rừng này. Và nếu rừng phát triển thì nguồn nước ngầm sẽ gia tăng, lớp phủ thực vật dày lên cũng sẽ tác động đến cảnh quan khí hậu vùng Hòa Lạc, hồ Tân Xã cũng sẽ không bị khô cằn như ngày nay có thể các dự án ở phục vụ KCNC.

Trong việc phân các khu chức năng, cần đặc biệt cần cẩn trọng khi tách biệt khu nghiên cứu phát triển và khu giáo dục và đào tạo. KCNC Hòa Lạc có thể và cần phải trở thành một hình mẫu về sự thống nhất giữa nghiên cứu và đào tạo. Điều chỉnh về quy mô các phân khu chức năng là một điểm nhấn trong điều chỉnh quy hoạch.

Tuy nhiên cần chỉ rõ khả năng thu hút đầu tư, năng lực quản lý, “đầu ra” của các phân khu này. Cần tránh nguy cơ từ chỗ không giải phóng được mặt bằng để xây dựng sang tình trạng giải phóng được mặt bằng lớn lại để bỏ trống. Trên cơ sở nghiên cứu và tập hợp ý kiến từ các Bộ, ngành, Hà Tây nên đề nghị Chính phủ cho xúc tiến hoàn thành 2 tuyến đường trọng yếu Hòa Lạc đi Nội Bài và Hòa Lạc đi Hải Phòng; phục hồi và nâng cấp 2 sân bay Hòa Lạc và Miếu Môn; tập trung xây dựng một thành phố nhỏ nhưng hiện đại, kiến trúc đẹp gần trung tâm KCNC Hòa Lạc, quy mô đủ để gây niềm tin cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ ngay từ lần đầu tiên đến Hòa Lạc.

Tóm lại nên tập trung làm 6 việc sau:

 Thứ nhất, giải phóng mặt bằng, dự kiến đến quý II năm 2009, phải giải phóng xong diện tích 800 ha trong giai đoạn 1 của dự án ở Hoà Lạc.

 Thứ hai, điều chỉnh lại quy hoạch chung, vì quy hoạch trước đây đã không còn phù hợp do nhiều thông số đã thay đổi.

 Nên đề nghị Thủ tướng cho tổ chức JICA của Nhật Bản tiếp tục quy hoạch và khoảng trung tuần tháng 4/2008 JICA sẽ bắt tay vào việc. Việc này sẽ hoàn tất vào cuối năm 2008.

 Thứ ba, làm quy hoạch chi tiết 800 ha của giai đoạn 1, bao gồm các khu công nghiệp, công viên phần mềm, đô thị, dịch vụ, nghiên cứu triển khai, các trường đại học…

 Thứ tư, là đẩy mạnh xây dựng hạ tầng bằng nguồn ngân sách của Nhà nước, tập trung vào hạ tầng các khu công nghiệp, khu phần mềm để có thể kêu gọi đầu tư và triển khai ngay các dự án.

 Thứ năm, kêu gọi xúc tiến đầu tư.

 Thứ sáu, tổ chức lại bộ máy và lề lối làm việc của Ban quản lý, tạo điều kiện cho cơ chế hành chính một cửa phát huy hiệu quả trong việc thu hút đầu tư từ Hoa Kỳ cũng như các đối tác khác.

Đây là 6 nhiệm vụ chính mà tỉnh Hà Tây cần đẩy mạnh để thu hút FDI của Hoa Kỳ vào địa bàn tỉnh một cách có hiệu quả trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào tỉnh Hà Tây trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.DOC (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w