1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

bà chuyên đề kinh tế và quản lý lao động

16 228 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 44,54 KB
File đính kèm bai chuyen de.rar (40 KB)

Nội dung

Kinh tế và quản lý lao động THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM ӂ A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Tính cấp thiết của chuyên đề nghiên cứu. Vấn đề phân biệt đối xử trong thị trường lao động ở một số tỉnh thành lớn đã không còn là vấn đề xa lạ, và trong những năm gần đây đã được dư luận quan tâm sâu sắc, bên cạnh đó cũng đã có nhiều giải pháp đưa ra đề khắc phục. Nhưng vấn đề này chưa thực sự được giải quyết một cách thấu đáo nên vẫn còn tồn tại những mặt trái trong những doanh nghiệp, công ty tạo ra những ảnh hưởng xấu tới toàn bộ công ty, người lao động, và nền kinh tế nước ta. Phân biệt đối xử với người lao động đang tạo ra rất nhiều ảnh hưởng xấu cho cả người lao động và người tuyển dụng lao động, hay là với cả những nhà chính quyền. Đối với người lao động, họ mất đi cơ hội làm việc, kiếm thu nhập, lương thấp, ít cơ hội được đào tạo, thăng tiến, có thể mất việc bất cứ lúc nào,… Đối với người tuyển dụng lao động hay doanh nghiệp, công ty khi xảy ra tình trạng phân biệt đối xử đối với người lao động sẽ khiến cho doanh nghiệp đó mất đi tính đoàn kết, kết quả đầu tư cho vốn nhân lực cũng có hiệu quả thấp, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Tất cả vấn đề đó sẽ gây ra cho xã hội những khó khăn như: tăng tỷ lệ thất nghiệp, giảm lợi ích ròng của xã hội, các tệ nạn xã hội cũng sẽ gia tăng gây ảnh hưởng rất xấu cho người dân… Chính vì những tác hại đó nên em chọn chuyên đề nghiên cứu: “thực trạng của vấn đề phân biệt đối xử đối với người lao động ở Việt Nam”. Page 1 Kinh tế và quản lý lao động Nghiên cứu chuyên đề này sẽ cho chúng ta khái quát được toàn cảnh của vấn đề phân biệt đối xử đối với người lao động của nước ta, đưa ra các giải pháp, phương hướng khắc phục. Từ đó sẽ giúp giải quyết vẫn đề việc làm cho một số lượng lớn công nhân, các doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn và lợi ích ròng xã hội tăng lên. II. Mục tiêu nghiên cứu:  Mục tiêu chung: Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng phân biệt đối xử trong thị trường lao động ở một số tỉnh thành lớn trong nước có thể giúp đưa ra những biện pháp giúp người lao động, doanh nghiệp và nhà chức trách tìm ra những giải pháp cho những vấn đề cần tháo gỡ liên quan đến vấn đề lao động và việc làm.  Mục tiêu cụ thể: - Thực trạng của vấn đề phân biệt đối xử trong thị trường lao động, - Tìm ra những ảnh hưởng của vấn đề phân biệt đối xử trong thị trường lao động, - Đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng phân biệt đối xử này. III. Phương pháp nghiên cứu: • Phương pháp thu thập dữ liệu: - Ta sử dụng dữ liệu thứ cấp: Được sử dụng trong nghiên cứu gồm các dữ liệu về thông tin chung của vấn đề. • Phương pháp xử lý thông tin: - Thông tin định tính: các thông tin được phân tích, chọn lọc, phán đoán bản chất. - Thông tin định lượng: chọn lọc, sắp xếp • Phương pháp phân tích - Phương pháp so sánh: dựa trên những gì ta thu thập và phân tích được sẽ Page 2 Kinh tế và quản lý lao động được sử dụng để so sánh. - Phương pháp mô tả: căn cứ vào những gì ta thu thập được, khái quát thực trạng phân biệt đối xử trong thị trường lao động ở nước ta. B. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I. Thực trạng vấn đề phân biệt đối xử trong thị trường lao động. Phân biệt đối xử là bất kỳ sự khác biệt, sự loại trừ, hạn chế hoặc thiên vị nào nhằm phủ nhận hay từ chối các quyền bình đẳng và sự bảo vệ các quyền đó. Những phân biệt đối xử đó là: phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, dân tộc, tôn giáo, giới tính, quê quán, xu hướng, màu da, bệnh lý… Phân biệt đối xử thế hiện rõ nhất trong vấn đề lao động và việc làm. Và ở Việt Nam tình trạng này tuy đã được nhà nước, các chủ doanh nghiệp quan tâm, chấn chỉnh nhưng chưa thực sự có kết quả toàn vẹn. Nhiều nơi vẫn còn xuất hiện tình trạng phân biệt đối xử với công nhân, người xin việc nhất là các thành phố lớn. Chính sự phân biệt đối xử đó đã tạo nên sự cạnh tranh không bình đẳng đối với hoạt động của doanh nghiệp, dẫn tới nhiều hệ lụy đối với đời sống xã hội. Có rất nhiều hình thức phân biệt đối xử đối với người lao động, nhưng trong bài viết này em xin trình bày hai hình thức phân biệt đối xử chính là phân biệt về giới và phân biệt về quê quán của người lao động vì đây là hai hình thức phân biệt đối xử trong lao động nổi trội hiện nay. 1. Đối với phân biệt đối xử với quê quán người lao động Mỗi năm lượng lao động từ các tỉnh đổ về thành phố tìm việc làm ngày càng đông do mức thu nhập hấp dẫn hơn so với những công việc họ làm ở quê nhà hoặc do ở nhà đã hết công việc. Tuy nhiên trong khoảng thời gian trở lại đây không ít doanh nghiệp đã “ngầm” bắt tay nhau “tránh” lao động đến từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Chính tình trạng trên đã khiến cho hàng nghìn lao động tại các địa phương này gặp cảnh thất nghiệp triền miên. Tình trạng đó không chỉ diễn ra Page 3 Kinh tế và quản lý lao động đối với những người lao động đến từ các tỉnh trên mà ngay cả các doanh nghiệp, công ty trong địa bàn tỉnh, thành phố cũng không chấp nhận hồ sơ xin việc của một số xã, phường khác trong địa bàn. Đại biểu Quốc hội Trần Minh Hoàng (Cà Mau) cho rằng, đang có sự phân biệt đối xử trong việc tuyển dụng lao động tại các địa phương. Phát biểu trong buổi thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) chiều 10/11, đại biểu Quốc hội Trần Minh Hoàng đặt câu hỏi khiến cả hội trường Quốc hội lặng thinh: "Cùng là người Việt máu đỏ da vàng, vì sao lại có chuyện phân biệt nhận người tỉnh này, không nhận người tỉnh kia?". Không chỉ việc phân biệt đối xử khi người lao động tham gia tuyển dụng mà đối với những công nhân đã đi làm, họ cũng có cách để loại bỏ dần: mượn cớ kinh tế khó khăn, đơn hàng ít, cần cắt giảm lao động, không ít doanh nghiệp tìm cách đuổi khéo lao động gốc Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh khiến cho không ít những người lao động trụ cột của gia đình lâm vào tình cảnh lao đao. 2. Phân biệt đối xử với lao động nữ Hoặc với vấn đề bình đẳng giới trong lao động và thu nhập thì mặc dù luật có quy định đối xử công bằng với tất cả lao động nam và nữ nhưng thực tế thu nhập của lao động nữ thấp hơn lao động nam 15% đến 30% (Nguyễn Thị Diệu Hồng – trưởng nhóm tư vấn độc lập – hội thảo “Thực hiện luật bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ, hướng đi bền vững cho doanh nghiệp”). Phụ nữ chiếm 52% lực lượng lao động. Tuy có tỷ lệ tham gia lao động tương đương nhau, nhưng phụ nữ và nam giới vẫn tập trung vào những ngành nghề khác biệt nhau. Sự đa dạng của các ngành nghề ở đô thị đã đặc biệt hỗ trợ cho sự phân công lao động theo giới. ở khu vực nông thôn, có tới 80% công việc thuộc về lĩnh vực nông nghiệp, do đó sự lựa chọn nghề nghiệp là hạn chế, và sự phân biệt giới trong nghề nghiệp không nhiều. ở khu vực đô thị, phụ nữ tập trung rất nhiều vào buôn bán, công nghiệp nhẹ (đặc biệt là dệt may), công sở nhà nước và dịch vụ xã hội, còn nam giới lại chiếm ưu thế Page 4 Kinh tế và quản lý lao động trong các ngành nghề có kỹ năng như khai thác mỏ, cơ khí và chế tạo. Những lĩnh vực có ít đại diện của phụ nữ là quản lý hành chính và các lĩnh vực khoa học. Thậm chí cả ở những nghề nơi mà phụ nữ chiếm số đông, như công nghiệp dệt may hay giảng dạy tiểu học, nam giới vẫn chiếm một tỷ lệ lớn trong các vị trí lãnh đạo cao hơn. Chỉ có 23% số phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế có công việc được trả lương so với 42% số nam giới. Mức lương trung bình một giờ của phụ nữ chỉ bằng 78% mức lương đó của nam giới (FAO &UNDP 2002).Thực tế lương của lao động nam và nữ ngang nhau nhưng tiền thưởng khác nhau. Trong khi lao động nam làm đầy đủ ngày công thì lao động nữ phải thực hiện thiên chức làm mẹ, rồi phải nghỉ việc chăm lo khi con ốm đau, bệnh tật. “Thậm chí lao động nữ phải nghỉ việc khi ba mẹ chồng, ba mẹ ruột bị bệnh và đưa cả bà con ở quê lên đi khám bệnh ” - bà Đoàn Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc UNESCO Việt Nam. Không chỉ bị phân biệt đối xử, lao động nữ còn chịu sức ép từ nhiều phía. Bà Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc Công ty Hồn Việt, cho biết: “Luật quy định lao động nữ phải được bảo đảm an toàn trong khi di chuyển đến nơi làm việc, không làm việc trong môi trường độc hại nhưng thực tế điều này vẫn chưa làm được. Lao động nữ còn thường xuyên bị bạo lực tinh thần như bị mắng chửi, xúc phạm. Thậm chí nhiều người còn bị lạm dụng tình dục nơi công sở như bị bắt đi tiếp khách với sếp”. Đó là nơi làm việc, còn về nhà, nhiều phụ nữ bị rào cản từ phía người chồng luôn muốn vợ phục tùng, không muốn vợ học hành, thăng tiến vì người đàn ông mặc cảm có vợ ưu tú, thu nhập cao hơn mình. Năm 2013 2014 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Quý 1 Tổng 77.3% 77.5% 77.9% 77.5% 77.5% Nam 81.9% 81.7% 82.5% 82.6% 82% Nữ 73.1% 73.6% 73.5% 73.3% 73.2% Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên theo giới tính Nguồn: Tổng cục thống kê. Page 5 Kinh tế và quản lý lao động II. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng phân biệt đối xử trong lao động. Phân biệt đối xử trong lao động có ảnh hưởng rất nặng nề tới nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội. Chính vì thế vấn nạn này cần phải được ngăn chặn nhanh chóng và kịp thời, tránh để cho phát sinh thêm những chuyện đáng tiếc hơn. Để có thể đưa ra những giải pháp tích cực, những kiến nghị thay đổi lập trường người làm chủ doanh nghiệp, công ty ta phải hiểu rõ về những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng phân biệt đối xử trong lao động hiện nay. Đối với vấn đề người lao động bị phân biệt đối xử hay không được tuyển dụng do đến từ một số địa phương là do những hành vi thiếu ý thức của một số người lao động đến từ địa phương đó làm cho các doanh nghiệp chịu những sự tổn thất, ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín, hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ như trên thực tế, qua tìm hiểu các công nhân và các doanh nghiệp điều không thể phủ nhận là có một bộ phận lao động đến từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đang lợi dụng để kéo bè cánh tạo sự lấn át và gây mâu thuẫn trong các công ty. Tại KCX Linh Trung 2, nhiều công nhân vẫn thường “rỉ tai” nhau về các vụ trộm cắp hàng hóa hay những vụ gây gổ ẩu đả trong sản xuất. Trong đó, các đối tượng tham gia kích động gây hấn đều điểm mặt những lao động có gốc gác từ vùng Thanh Nghệ Tĩnh. Nghiêm trọng hơn chính là việc lao động Thanh Nghệ Tĩnh lợi dụng sự đông đảo về số lượng kết bè cánh để tạo ra những cuộc đình công trên diện rộng. Chính những người lao động như vậy đã làm xấu đi bộ mặt những người lao động đến từ địa phương của họ, trở thành những “con sâu làm rầu nồi canh”. Với vấn đề phân biệt đối xử đối với người lao động theo giới tính có liên quan đến các khía cạnh sau: Đặc tính người lao động Page 6 Kinh tế và quản lý lao động Nhóm yếu tố đặc tính người lao động bao gồm các yếu tố sau: tuổi, tình trạng hôn nhân, tình trạng sức khoẻ. Tỷ lệ giới tính (tỷ lệ số nam/100 nữ) của Việt Nam theo số liệu thống kê năm 2003 là 96,6% và dao động theo các nhóm tuổi. Tỷ lệ giới tính là cao nhất ở nhóm dưới 19 tuổi, tỷ lệ 2 giới cân bằng nhất trong độ tuổi 20 - 34. Sau độ tuổi 34, tỷ lệ giới tính giảm dần và thấp nhất ở nhóm tuổi trên 70. Về tình trạng hôn nhân, tỷ lệ kết hôn ở Việt Nam ở mức cao nhưng có sự khác biệt nhất định về tỷ lệ kết hôn của dân số đối với nam và nữ. Tỷ lệ cao nhất đối với nữ là 87,1% vào độ tuổi 35 -39, còn ở nam tỷ lệ cao nhất là 96,5% ở độ tuổi 45 - 49 theo sau. Giáo dục - đào tạo Vẫn còn những thách thức lớn trong công tác giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Mặc dù tỷ lệ học sinh tiểu học đến trường trên toàn quốc chiếm tới 90%, tỷ lệ này thấp hơn một cách đáng kể ở miền núi, miền trung và vùng đồng bằng sông Cửu long. Tại những vùng này, sự chệnh lệch về giới trong tỷ lệ học sinh đến trường cao hơn, đặc biệt đối với các dân tộc thiểu số. Mặc dù đã có nhiều cố gắng lớn về đào tạo cho dân số nông thôn, trình độ chuyên môn và trình độ kỹ thuật của họ vẫn còn ở mức thấp. Phụ nữ chiếm số đông đảo và đóng một vai trò quan trọng trong nông nghiệp, tuy vậy sự tiếp cận của họ tới khuyến nông vẫn còn thấp và không đầy đủ. Tỷ lệ đi học chung của nữ và nam trong cả nước ở cấp trung học cơ sở cũng đạt mức cao và có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Số liệu cho thấy mặc dù đạt nhịp độ tăng ổn định, song giữa tỷ lệ đi học chung của nữ và nam bậc trung học cơ sở vẫn còn một khoảng cách chưa được thu hẹp, cụ thể năm học 2003-2004, tỷ lệ này ở nữ là 86,5%, ở nam là 90,2%, chênh lệch 3,7 điểm, trong khi chênh lệch vào năm học 2000-2001 là 3,2 điểm . Page 7 Kinh tế và quản lý lao động Tỷ lệ đi học chung ở trung học phổ thông năm học 2003-2004 của nữ là 45,2% và của nam là 45,7%. Tỷ lệ này đã tăng liên tục trong những năm gần đây. Khoảng cách về tỷ lệ đi học chung của nữ và nam ở trung học phổ thông đang dần được thu hẹp kể từ năm 2000 đến nay . Tỷ lệ đạt bằng cấp cao nhất của nữ giới đạt mức khá ở nhiều cấp học và bậc học. Năm 2002, cứ 100 dân số nữ từ 15 tuổi trở lên thì có 25,5 người tốt nghiệp tiểu học, 25,8 người tốt nghiệp trung học cơ sở và 9,4 người tốt nghiệp trung học phổ thông; các tỷ lệ tương ứng ở dân số nam là 27,3; 29,5 và 12. Bậc trung học chuyên nghiệp không có sự khác biệt lớn, nữ đạt 2,9% và nam 2,8%; bậc cao đẳng và đại học nữ đạt 2,7% và nam đạt 4,2% . Riêng bậc trên đại học, tỷ lệ nữ thấp hơn 3 lần so với nam, cụ thể nữ đạt 0,04% và nam 0,13%. Lao động và việc làm Nhóm này bao gồm các yếu tố: ngành nghề lao động, trình độ chuyên môn, tổ chức làm việc, kinh nghiệm làm việc. Về ngành nghề lao động, thống kê cho thấy lao động nữ có xu hướng tập trung cao hơn so với nam ở các ngành nông nghiệp và thương nghiệp trong khi lao động nam tại tập trung cao hơn ở ngành thuỷ sản và xây dựng. Năm 2002, cứ 100 lao động nữ thì có gần 60 người làm nông nghiệp; 1,5 người làm thuỷ sản; 13 làm thương nghiệp và 0,7 làm xây dựng. Cứ 100 lao động nam thì có 51,5 làm nông nghiệp; 4,5 làm thủy sản; 7,5 làm thương nghiệp và 8 làm xây dựng. Trình độ chuyên môn được phân chia thành lao động kỹ thuật bậc cao, lao động kỹ thuật bậc thấp, lao động giản đơn và quân nhân. Phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận với công nghệ, tín dụng và giáo dục đào tạo (như đã trình bày ở phần trên), thường gặp nhiều khó khăn do gánh nặng công việc gia đình, điều kiện để nâng cao chuyên môn ít hơn nam giới. Phụ nữ chiếm gần 50% trong tổng số lao động nông Page 8 Kinh tế và quản lý lao động nghiệp và chiếm tỷ lệ cao trong số lao động tăng thêm hàng năm trong ngành này nhưng lại chỉ chiếm 25% thành viên các khoá khuyến nông về chăn nuôi và 10% các khoá khuyến nông về trồng trọt. Có số liệu cho thấy lao động nữ qua đào tạo chỉ bằng 30% so với lao động nam. Bồi dưỡng chức nghiệp công chức đối với nữ cũng chỉ chiếm tỷ lệ 30%. Do đó trong đa số trường hợp lao động nữ không có trình độ chuyên môn cao bằng nam giới nên dễ dẫn đến chênh lệch trong thu nhập so với nam giới. Vùng địa lý Vùng địa lý bao gồm vùng phân theo khu vực địa lý và yếu tố thành thị/nông thôn. Tỷ lệ nữ tham gia hoạt động kinh tế ở nước ta duy trì ở mức cao, năm 2003, tỷ lệ này ở nữ là 68,5%, còn ở nam là 75,8%. Mức chênh lệch giữa nữ và nam về tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế trong thời kỳ 2000-2003 hầu như không thay đổi. Đáng chú ý là giữa các vùng có sự khác biệt lớn về tỷ lệ nữ tham gia hoạt động kinh tế. Năm 2003, tỷ lệ nữ hoạt động kinh tế là cao nhất ở Tây Bắc, đạt 80%, tiếp theo là Tây Nguyên, đạt 78%. Tỷ lệ nữ tham gia hoạt động kinh tế thấp nhất được ghi nhận ở Đông Nam Bộ, đạt 60%, theo sau là đồng bằng sông Cửu Long, đạt 64%. Đặc biệt, đây cũng là hai vùng có mức chênh lệch lớn nhất về tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế của nam và nữ. Nếu phân biệt theo khu vực thành thị và nông thôn thì tỷ lệ có việc làm thường xuyên ở thành thị thấp hơn ở nông thôn. Năm 2003, tỷ lệ nữ ở thành thị có việc làm thường xuyên là 94,5% còn ở nông thôn là 95,8%; các tỷ lệ tương ứng ở nam là 95,8% và 96,3%. Trong thời kỳ 2000-2003, trong khi tỷ lệ thất nghiệp của nam có xu hướng giảm thì tỷ lệ thất nghiệp nữ tăng lên, năm 2003, tỷ lệ thất nghiệp của nữ là 6,9%, còn tỷ lệ thất nghiệp của nam là 4,4%. Môi trường chính sách liên quan đến thu nhập và vấn đề giới Page 9 Kinh tế và quản lý lao động Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động có nghĩa là bình đẳng về quyền, trách nhiệm, cơ hội, đối xử và đánh giá đối với mỗi người không phân biệt giới tính của họ về pháp lý. Việt Nam đã quy định sự bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới từ nhiều năm nay. Điều 24 của Hiến pháp Việt Nam quy định: "Phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực hoạt động- Chính trị, kinh tế, văn hóa, tại gia đình và trong xã hội". Các biện pháp khuyến khích cho doanh nghiệp sử dụng đông lao động nữ như tín dụng ưu đãi, giảm thuế và cải thiện điều kiện việc làm cho lao động nữ. Đào tạo và chuyển lao động nữ đang làm các công việc độc hại nguy hiểm có hại cho việc sinh con và chăm sóc con cái của phụ nữ sang các công việc khác phù hợp hơn, cải thiện điều kiện lao động và giảm thời giờ làm việc. Tuy nhiên, còn có những yếu tố hạn chế phụ nữ tham gia vào lĩnh vực việc làm chính thức và hưởng lợi một cách bình đẳng từ việc làm. So với mức độ phát triển của đất nước thì Việt Nam có nhiều chính sách lao động "bảo vệ" cho lao động nữ như chính sách phúc lợi hưu trí, sinh đẻ, hạn chế hoặc cấm phụ nữ làm các công việc nặng nhọc, nguy hiểm Ví dụ, trong khi các chính sách lao động nhằm bảo vệ phụ nữ có thai là hoàn toàn cần thiết và vì lợi ích của phụ nữ cũng như xã hội, thì các chính sách bảo vệ toàn diện không nên tạo ra chi phí quá cao để còn khuyến khích giới chủ thuê, tuyển, đào tạo hoặc đề bạt phụ nữ. Ví dụ, Bộ luật Lao động không cho phép tuyển phụ nữ làm việc trong các lĩnh vực được coi là độc hại cho sức khoẻ phụ nữ. Tuy nhiên luật pháp không nên hạn chế lựa chọn về ngành nghề của phụ nữ. Nhóm các yếu tố khác Một số yếu tố khác như tình trạng sức khoẻ, chi tiêu bình quân đầu người cũng có quan hệ nhất định với thu nhập. Page 10 [...]... luật Việt Nam cấm ngược đãi người lao động; cấm cưỡng bức người lao động dưới bất kỳ hình thức nào Mọi hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút Page 11 Kinh tế và quản lý lao động nhiều lao động đều được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ Tại Điều 8, Bộ luật lao động năm 2012 cũng nêu rõ các hành... định của pháp luật lao động hiện hành cần phải xem xét đến mức độ phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội, nhu cầu và khả năng của người sử dụng lao động cũng như người lao động để đảm bảo họ có cơ hội và vị thế cân bằng khi tham gia quan hệ lao động Page 15 Kinh tế và quản lý lao động Tài liệu tham khảo http://baodientu.chinhphu.vn/Chinh-sach-moi/Phan-biet-doi-xu-trong-tuyen-dung -lao- dong-se-bi-xuphat/220600.vgp... Trường hợp người lao động bị đối xử bất công bởi xuất sứ Đây là một vấn đề khá nhạy cảm bởi vì với bản thân nhiều lao động họ bị ảnh hưởng bởi những tiếng xấu do các lao động khác mang lại, họ không có lỗi nhưng Page 12 Kinh tế và quản lý lao động lại phải chịu những điều tiếng đi kèm với quê quán của mình Với trường hợp này không thể chỉ có sự nỗ lực cải thiện và thay đổi từ những người lao động mà cả doanh... lương làm việc ca 3 được trả cao hơn nhưng đa số các lao động nữ đều từ chối Page 13 Kinh tế và quản lý lao động làm ca 3 vì họ lo lắng về an ninh sau khi tan ca Hiểu được vấn đề này, DN đã bố trí xe đưa đón và cho một số công nhân nam đưa các chị về tận nhà Điều này đã tạo điều kiện để lao động nữ được làm việc ca 3, được tăng thu nhập như lao động nam Như vậy giải pháp đầu tiên đến từ các doanh nghiệp:... lượng lớn lao độngc ủa nước ta vào sự bế tắc trong vấn đề việc làm, gây ra nhiều tổn thất nặng nề cả về kinh tế và xã hội, ảnh hưởng không nhỏ tới cả người lao động, doanh nghiệp và chính quyền các địa phương, tới tốc độ tăng trưởng kinh tế vì các chỉ số phát triển con người Chính vì thế vấn đề này cần phải được ngăn chặn nhanh chóng để trả lại công bằng, bình đẳng cho mọi người lao động Đề xuất giải... lao động Các cấp công đoàn cần nâng cao biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức của người lao động Đồng thời người lao động cần phải tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật lao động Cán bộ công đoàn cơ sở cần nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động để có biện pháp tháo gỡ, giải quyết những bức xúc của người lao động, hỗ trợ người lao động giải quyết khó khăn, khuyên bảo người lao. . .Kinh tế và quản lý lao động Tình trạng sức khoẻ có quan hệ với thời gian lao động, khối lượng và chất lượng công việc thực hiện nên nó có quan hệ tỷ lệ thuận đối với thu nhập của người lao động Nhu cầu chi tiêu cũng là yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập do người lao động phải tìm những công việc lương cao hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của bản thân và gia đình trong khi những... công trong vấn đề lao động và việc làm Ngoài những yếu tố trên thì các doanh nghiệp cũng đóng vai trò trong vấn đề phân biệt đối xử đối với người lao động hiện nay Một số doanh nghiệp không hoặc hạn chế tuyển dụng lao động nữ, đặc biệt là các doanh nghiệp xây lắp, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm Một số doanh nghiệp hạn chế tuyển dụng lao động nữ trẻ, chưa sinh con hoặc bắt buộc lao động nữ cam... kiến ngầm đối với nhóm người lao động này, cho họ có cơ hội được tham gia lao động và học tập, - Thành lập các công đoàn, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của công nhân, nhân viên, - Tổ chức các lớp học nâng cao nhận thức cho người lao động, tăng cường sự kết nối giữa doanh nghiệp và người lao động Đối với xã hội, các cơ quan địa phương: - Không kỳ thị, phân biệt đối với người lao động, - Xóa bỏ những tin... cho những lao động nữ được làm việc trong môi trường công bằng, bình đẳng, an toàn, để họ an tâm tham gia lao động sản xuất Tiếp đó, Việt Nam đã phê chuẩn 21/189 Công ước quốc tế về bình đẳng giới trong thu nhập tối thiểu, Công ước số 100 về Trả công bình đẳng giữa lao động nam và nữ đối với công việc có giá trị ngang nhau và Công ước số 111 về chống phân biệt đối xử của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) . khảo http://baodientu.chinhphu.vn/Chinh-sach-moi/Phan-biet-doi-xu-trong-tuyen-dung-lao-dong-se-bi-xu- phat/220600.vgp http://www.ethicaltrade.org/sites/default/files/resources/Impact%20assessment%20summary %20VI.pdf http://tailieu.vn/tim-kiem/ph%C3%A2n+bi%E1%BB%87t+%C4%91%E1%BB%91i+x%E1%BB%AD+v %E1%BB%9Bi+ng%C6%B0%E1%BB%9Di+lao+%C4%91%E1%BB%99ng.html http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217 http://nld.com.vn/viec-lam/lao-dong-nu-bi-phan-biet-doi-xu-20131118064826883.htm http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=21496 http://luatduonggia.vn/phan-biet-doi-xu-voi-nguoi-lao-dong Page. khảo http://baodientu.chinhphu.vn/Chinh-sach-moi/Phan-biet-doi-xu-trong-tuyen-dung-lao-dong-se-bi-xu- phat/220600.vgp http://www.ethicaltrade.org/sites/default/files/resources/Impact%20assessment%20summary %20VI.pdf http://tailieu.vn/tim-kiem/ph%C3%A2n+bi%E1%BB%87t+%C4%91%E1%BB%91i+x%E1%BB%AD+v %E1%BB%9Bi+ng%C6%B0%E1%BB%9Di+lao+%C4%91%E1%BB%99ng.html http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217 http://nld.com.vn/viec-lam/lao-dong-nu-bi-phan-biet-doi-xu-20131118064826883.htm http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=21496 http://luatduonggia.vn/phan-biet-doi-xu-voi-nguoi-lao-dong Page

Ngày đăng: 04/09/2015, 10:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w