1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kinh tế vĩ mô tình hình tăng trưởng kinh tế của việt nam từ năm 2005 2013

32 1,4K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 194,5 KB

Nội dung

Tăng trưởng kinh tế gópphần làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộcsống của cộng đồng được cải thiện như: Kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinhdưỡng và t

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 2

Chương 1: Giới thiệu chung 3

1.1 Giới thiệu về môn học 3

1.2 Tăng trưởng kinh tế 3

1.2.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế 4

1.2.2 Tại sao phải tăng trưởng kinh tế 5

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế 6

1.3 Kế hoạch tăng trưởng kinh tế 9

1.3.1 Khái niệm kế hoạch tăng trưởng kinh tế 9

1.3.2 Ảnh hưởng của kế hoạch tăng trưởng kinh tế đến phát triển kinh tế - xã hội 9

Chương 2: Tình hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ năm 2005 đến

năm 2013 11

2.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam qua các năm 11

2.2 Nguyên nhân và các biện pháp tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 24

2.2.1 Nguyên nhân của tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 24

2.2.2 Biện pháp đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế Việt Nam 25

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 2

Thành tựu kinh tế của mỗi quốc gia thường được đánh giá theo những dấuhiệu chủ yếu như: ổn định, tăng trưởng, công bằng xã hội Trong đó tăng trưởngkinh tế là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.Tăngtrưởng kinh tế là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với mọi quốc gia trên conđường vượt khó để thoát khỏi cảnh đói nghèo, lac hậu Tăng trưởng kinh tế gópphần làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộcsống của cộng đồng được cải thiện như: Kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinhdưỡng và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hóa…phát triển

Tuy nhiên hiện nay xét trên nhiều phương diện và các chỉ tiêu đánh giá.Việt Nam được nhận định là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhưngchất lượng không cao.Vì vậy chúng ta phải đi nghiên cứu chi tiết về tình hìnhtăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2013, từ đó đưa ra các giảipháp để phát huy tối đa nguồn lực và thuận lợi trong, ngoài nước Đồng thời cóbiện pháp khắc phục các yếu kém còn tồn đọng trong nền kinh tế nhằm đưa kinh

tế nước ta phát triển lên một tầm cao mới

Vì điều kiện thời gian cũng như mức độ hiểu biến của em còn hạn chế, bàitập lớn của em khó tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được ý kiếnđóng góp từ cô để bài của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Chương 1: Giới thiệu chung

Trang 3

1.1 Giới thiệu về môn học

Kinh tế học là môn học nghiên cứu những lựa chọn của cá nhân và xã hội

về cách thức sử dụng những tài nguyên có giới hạn để đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của xã hội

Kinh tế học có hai bộ phận là kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô Cảhai bộ phận này đều nghiên cứu các hiện tượng kinh tế, tìm hiểu các nội dungkinh tế và đưa ra những giải pháp hợp lý ở cả hai cấp độ Kinh tế học vi mônghiên cứu các vấn đề kinh tế ở cấp độ đơn vị sản xuất hay người tiêu dùng.Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu những vấn đề của toàn thể nền kinh tế như: tổngsản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), chỉ số giá tiêu dùng(CPI), tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát

Trong kinh tế học vĩ mô chúng ta tìm cách giải quyết hai vấn đề là:nghiên cứu về tổng thể hoạt động của nền kinh tế và chính phủ sẽ tham gia cảithiện thành tựu chung của nền kinh tế như thế nào Môn kinh tế học vĩ mô cònnghiên cứu hành vi của một nền kinh tế dưới bốn phạm vi cơ bản đó là: Sảnlượng và tăng trưởng kinh tế; việc làm và thất nghiệp; sự biến động của mặtbằng giá cả; thu nhập ròng thông qua quan hệ với thế gới bên ngoài.Trong bốnphạm vi vừa nói ở trên thì phạm vi về sản lượng và tăng trưởng kinh tế cũngchính là mục tiêu quan trọng số một của kinh tế vĩ mô

1 2 Tăng trưởng kinh tế

Mục tiêu của tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu số một trongchính sách vĩ mô của mỗi quốc gia Tăng trưởng cao, tăng năng suất lao động,nâng cao mức sống, khả năng phát triển ở nước ngoài, sự ổn định chi phí và giá

cả là các mục tiêu kinh tế của các chính phủ các nước Sự tăng trưởng tạo điềukiện để nâng cao mức sống và đảm bảo an ninh quốc gia Nó kích thích cácdoanh nghiệp táo bạo trong việc đầu tư, kích thích sự đổi mới về mặt kỹ thuật vàquản lý Hơn nữa một nền kinh tế đang tăng trưởng tạo thuận lợi cho tính năngđộng về mặt kinh tế, xã hội

1.2.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế

Trang 4

Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy mô sảnlượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Sự tăng trưởng được so sánhtheo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng Đó là sự gia tăng quy môsản lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc Quy mô và tốc độ tăngtrưởng là hai thuật ngữ luôn đi kèm với nhau trong nội dung khái niệm tăngtrưởng kinh tế Hiện nay, trên thế giới người ta thường tính mức gia tăng về tổngsản phẩm quốc dân hoặc tổng sản phẩm quốc nội:

Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng giá trị bằng tiền của các hàng hóa dịch vụ cuối cùng mà một quốc gia sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định bằng các yếu tố sản xuất của mình ( nhấn mạnh tính sở hữu)

GNP = GDP + Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài

Trong đó: + GDP là tổng giá trị hàng hóa dịch vụ cuối cùng sản xuất trong nước

+ Thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài là thu nhập chuyển về nước củacông dân nước đó làm việc ở nước ngoài trừ đi thu nhập chuyển ra khỏi nướccủa người nước ngoài làm việc tại nước đó

Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) là tổng giá trị bằng tiền của hàng hóa

và dịch vụ cuối cùng mà một quốc gia sản xuất ra trong một thời kỳ nhất địnhtrong phạm vi lãnh thổ quốc gia ( Nhấn mạnh vị trí địa lý)

GDP = GNP - Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài

Trong đó: + GNP là tổng giá trị hàng hóa dịch vụ cuối cùng sản xuất bằng yếu tốsản xuất của một quốc gia

+ Thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài là thu nhập chuyển về nước củacông dân nước đó làm việc ở nước ngoài trừ đi thu nhập chuyển ra khỏi nướccủa người nước ngoài làm việc tại nước đó

1.2.2 Tại sao phải tăng trưởng kinh tế

Trang 5

Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá theonhững dấu hiệu chủ yếu như: ổn định, tăng trưởng, công bằng xã hội Trong đótăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xãhội.

- Trước hết tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng hànghóa dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăng trưởng kinh tế là tiền đề vậtchất để giảm bớt tình trạng đói nghèo Tăng trưởng kinh tế là vấn đề có ý nghĩaquyết định đối với mọi quốc gia trên con đường vượt lên khắc phục sự lạc hậu,hướng tới giàu có, thịnh vượng

- Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xãhội và cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệsuy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hóa…pháttriển

- Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thấtnghiệp Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong nhữngnguyên nhân quan trọng là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động Vì vậy tăngtrưởng kinh tế nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm Mối quan hệ giữa tăngtrưởng kinh tế thực tế và tỷ lệ thất nghiệp ở nước phát triển đã được lượng hóadưới tên gọi quy luật Okum (hay quy luật 2,5% -1) Quy luật này xác đinh, nếuGNP thực tế tăng 2,5% trong vòng một năm so với GNP tiềm năng của năm đóthì tỷ lệ thất nghiệp giảm đi 1%

- Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề để củng cố an ninh quốc phòng, củng cốchế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội

- Đối với các nước chậm phát triển như nước ta, tăng trưởng kinh tế còn làđiều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nướcđang phát triển

Như vậy tăng trưởng kinh tế nhanh là mục tiêu thường xuyên của cácquốc gia, nhưng sẽ là không đúng nếu theo đuổi tăng trưởng kinh tế bằng mọigiá Thực tế cho thấy không phải tăng trưởng nào cũng mang hiệu quả kinh tế -

Trang 6

xã hội như mong muốn, đôi khi quá trình tăng trưởng kinh tế mang tính hai mặt.Chẳng hạn tăng trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn tình trạng nền kinh tế “quánóng”, gây ra lạm phát hoặc tăng trưởng kinh tế cao làm cho dân cư giàu lênnhưng đồng thời cũng có thể làm cho sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội tănglên Vì vậy đòi hỏi mỗi quốc gia trong từng thời kỳ phải tìm ra những biện pháptích cực để đạt được sự tăng trưởng hợp lý, bền vững Tăng trưởng kinh tế bềnvững là tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao, ổn định trong thời giantương đối dài (ít nhất từ 20-30 năm) và giải quyết tốt vấn đề tiến bộ xã hội gắnvới bảo vệ môi trường sinh thái.

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

Việc xác định yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế có nhiều quanđiểm và cách phân loại khác nhau Các nhà kinh tế cổ điển cho rằng, các yêu tố

cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động, tư bản và cách thức kết hợpcác yếu tố với nhau Theo quan điểm hiện đại, muốn có tăng trưởng kinh tế caophải sử dụng có hiệu quả các yếu tố cơ bản sau:

- Vốn: hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo

ra, tích lũy lại những yếu tố tự nhiên… được sử dụng vào quá trình sản xuất Nóimột cách khái quát, vốn là toàn bộ tài sản được sử dụng để sản xuất, kinh doanh.Vốn tồn tại dưới hai hình thức: Vốn tài chính và vốn hiện vật Vốn tài chính làvốn tồn tại dưới hình thức tiền tệ hay các loại chứng khoán, còn vốn hin vật tồntại dưới hình thức vật chất của quá trình sản xuất như nhà xưởng, máy móc, thiết

bị, nguyên vật liệu… Các nhà kinh tế học đã mở ra mối liên hệ giữa tăng GDPvới tăng vốn đầu tư, Harod Doma đã nêu công thức tính hiệu xuất sử dụng vốnsản phẩm gia tăng viết tắt là ICOR Đó là tỷ lệ tăng đầu tư chia tỷ lệ tăng củaGDP Những nền kinh tế với các chỉ số ICOR, thường không quá 3%, có nghĩa

là phải đầu tư 3% để tăng 1% GDP

Một nền kinh tế tăng trưởng cao không chỉ dừng lại ở việc tăng khốilượng vốn đầu tư, mà còn phải đặc biệt chú ý đến hiệu quả sử dụng vốn, quản lývốn chặt chẽ, đầu tư vốn hợp lý vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế

Trang 7

- Con người: trong các yếu tố hợp thành quá trình lao động sản xuất, sứclao động là yếu tố quyết định, mang tính sáng tạo, là nguồn lực không cạn kiệt.

Có thể nói: “nguồn lực con người là nguồn lực của mọi nguồn lực” là “tàinguyên của mọi tài nguyên” Vì vậy con người có sức khỏe, trí tuệ, tay nghềcao, có động lực và nhiệt tình, được tổ chức chặt chẽ là nhân tố cơ bản của tăngtrưởng kinh tế bền vững

Để phát huy nhân tố con người, cần phải xác định: đầu tư cho con ngườithực chất là đầu tư cho sự phát triển Nhà nước cần phải có chiến lược phát triểncon người, mà trước hết phải nâng cao về số lượng và chất lượng hệ thống giáodục, y tế, bảo hiểm xã hội, bồi dưỡng nhân tài … cùng với việc quản lý và sửdụng hợp lý nguồn nhân lực

Nhân tố con người là sự biểu hiện và khẳng định vai trò của con ngườitrên cả hai phương tiện: tính cá thể và tính xã hội (cộng đồng) Vì vậy nhà nướccần phải có cơ chế, chính sách thích hợp nhằm kết hợp sự nỗ lực của mỗi ngườivới sự hỗ trợ của công đồng xã hội để tạo ra động lực, lợi thế cho sự tăng trưởngkinh tế

- Khoa học và công nghệ: khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng

để tăng trưởng và phát triển kinh tế Khoa học và công nghệ được coi là “chiếcđũa thần nhiệm màu” để tăng năng suất lao động, phát triển lực lượng sản xuất.Nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ đã làm cho chi phí vềlao động, vốn, tài nguyên trên một đơn vị sản phẩm giảm xuống, hay nói cáchkhác hiệu quả sử dụng các yếu tố này tăng lên

Sự phát triển của khoa học công nghệ cho phép tăng trưởng và tái sảnxuất mở rộng theo chiều sâu, làm xuất hiện những ngành kinh tế có hàm lượngkhoa học cao như: Công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinhhọc…đang là cơ hội và thách thức đối với các quốc gia hướng tới nền kinh tế trithức Như vậy khoa học và công nghệ cũng là một trong những yếu tố đóng vaitrò đặc biệt quan trọng đối với sự tăng trưởng nhanh và bền vững

Trang 8

- Cơ cấu kinh tế: mọi nền kinh tế đều tồn tại và vận động trong một cơcấu nhất định Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ hữu cơ, phụ thuộc và quy định lẫnnhau về quy mô và trình độ giữa các ngành, các thành phần, các vùng, các lĩnhvực của nền kinh tế Cũng giống như một cơ thể sống, nền kinh tế chỉ có thểtăng trưởng và phát triển khi giữa các mặt, các bộ phận, các yếu tố cấu thành nó

có sự phù hợp với nhau cả về số lượng và chất lượng, cũng có nghĩa là phải cómột cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và phát huy mọi tiềm năng, nội lực, lợi thế sosánh của toàn bộ nền kinh tế Cũng giống như một cơ thể sống, nền kinh tế chỉ

có thể tăng trưởng và phát triển khi giữa các mặt các bộ phận, các yếu tố cấuthành nó có sự phù hợp với nhau cả về số lượng và chất lượng, cũng có nghĩa làphải có một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại để phát huy mọi tiềm năng, nội lực,lợi thế so sánh của toàn bộ nền kinh tế, phù hợp với sự phát triển của khoa học

và công nghệ tiên tiến, gắn với phân công lao động và hợp tác quốc tế là yếu tốtạo tiền đề, cơ sở cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế

- Thể chế chính trị và vai trò của nhà nước: ổn định về chính trị xã hội làđiều kiện cho sự tăng trưởng, phát triển nhanh và bền vững

Thể chế chính trị tiến bộ có khả năng định hướng sự tăng trưởng kinh tếvào những mục tiêu mong muốn, khắc phục được những nguyên nhân gây ra ônhiễm môi trường, phân hóa giàu nghèo sâu sắc…, Bởi vì, trên thực tế đã từng

có sự tăng trưởng kinh tế không phát triển cùng chiều với tiến bộ xã hội Chẳnghạn, quá trình tăng trưởng kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã làmxuất hiện những vấn đề xã hội mà bản thân nền kinh tế dù có tiếp tục tăngtrưởng hơn nữa cũng không thể giải quyết những vấn đề xã hội cơ bản

Hệ thống chính trị mà đại diện là nhà nước có vai trò hoạch định đườnglối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, cùng hệ thống chính sách đúng đắn sẽhạn chế tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, khuyến khích tích lũy, tiết kiệm,kích cầu…làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh đúng hướng

Như đã nói ở trên tăng trưởng kinh tế là một trong những yếu tố cần thiết

và quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.Vì vậy đây là mục tiêu mà Đảng và

Trang 9

nhà nước ta đang rất quan tâm Vậy để tăng trưởng kinh tế một cách hiệu quả vàđúng đắn Đảng và Nhà nước ta phải lập kế hoạch cho việc tăng trưởng kinh tế.

1.3 Kế hoạch tăng trưởng kinh tế

1.3.1 Khái niệm kế hoạch tăng trưởng kinh tế

Kế hoạch tăng trưởng kinh tế là một bộ phận của hệ thống kế hoạch hóaphát triển, nó xác định các mục tiêu gia tăng về quy mô sản xuất và dịch vụ củanền kinh tế trong kỳ kế hoạch và các chính sách cần thiết để đảm bảo tăngtrưởng trong mối quan hệ trực tiếp với các yếu tố nguồn lực và các chỉ tiêu việclàm, ổn định giá cả

Kế hoạch tăng trưởng phù hợp là kế hoạch tăng trưởng mà các chỉ tiêu lập

ra dựa trên các giới hạn tối đa về khả năng nguồn lực

Kế hoạch tăng trưởng tối ưu là kế hoạch tăng trưởng trong đó các chỉ tiêu,mục tiêu tăng trưởng đã được thỏa mãn đồng thời hai điều kiện là đảm bảo mứccao nhất nhu cầu xã hội trong khuôn khổ sử dụng tối đa các giới hạn về nguồnlực

1.3.2 Ảnh hưởng kế hoạch tăng trưởng kinh tế đến phát triển kinh tế - xã hội

Trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế, kế hoạch tăng trưởng là bộphận kế hoạch quan trọng nhất Nó xác định các mục tiêu có liên quan quyếtđịnh sự phát triển đất nước Các chỉ tiêu kế hoạch về mức và tốc độ tăng trưởngGDP, GNP là các con số phản ánh điều kiện vật chất, kinh tế cần thiết cho sựphát triển Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người là dấu hiệu đánh giá về trình

độ phát triển của đất nước Các chỉ tiêu của kế hoạch tăng trưởng là cơ sở để xácđịnh các kế hoạch mục tiêu khác như mục tiêu cải thiện đời sống, tăng thu nhậpdân cư trong kế hoạch các ngành kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu ngành, vùngkinh tế trong kế hoạch cơ cấu ngành Các chỉ tiêu của kế hoạch tăng trưởng cònđược sử dụng là cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch biện pháp cũng như xâydựng các cân đối chủ yếu cho phát triển kinh tế của thời kỳ kế hoạch

Trang 10

Kế hoạch tăng trưởng kinh tế nằm trong mối quan hệ chặt chẽ và tác độngqua lại với chương trình giải quyết việc làm và mục tiêu chống lạm phát Về mặt

lý luận nếu nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh thì sẽ giải quyết tốt việc làmcho người lao động, nhưng xu thế gia tăng lạm phát sẽ xảy ra và trên thực tế nếunền kinh tế tăng trưởng quá nhanh thì sẽ tạo nên một sự không bình thườngtrong các mắt xích khác của nền kinh tế, nhất là vấn đề lạm phát gia tăng Vì vậythông thường việc đặt kế hoạch mục tiêu tăng trưởng kinh tế đất nước thườngphải gắn liền với thực trạng của nền kinh tế Trên cơ sở đặt mục tiêu tăngtrưởng, phải xác định các mục tiêu về việc làm và lạm phát, tìm ra các giải pháp,chính sách khống chế

Kế hoạch tăng trưởng kinh tế có liên quan trực tiếp tới chương trình xóađói giảm nghèo và công bằng xã hội Trong giai đoạn đầu của quá trình pháttriển, vấn đề tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội gần như là hai đại lượngmang tính đánh đổi Để giải quyết bài toán xóa đói giảm nghèo, phải đặt mụctiêu tăng trưởng nhanh, nhưng điều đó có thể làm cho sự phân hóa xã hội trở nêngay gắt hơn Vấn đề là trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, đặt mục tiêunào lên trước: Hiệu quả hay công bằng xã hội Khi lập kế hoạch tăng trưởngkinh tế, điều cơ bản phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội để xâydựng chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo đảm sự dung hòa giữa hai đại lượng côngbằng và tăng trưởng nhanh Mặt khác, đi đôi với kế hoạch mục tiêu tăng trưởngkinh tế phải có các kế hoạch khác đi kèm như kế hoạch phát triển xã hội,phânphối thu nhập nhằm giải quyết các hậu quả xã hội đặt ra trong kế hoạch tăngtrưởng

Chương 2: Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

từ năm 2005 đến năm 2013

Trang 11

2.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua các năm từ 2005-2013 Tình hình tăng trưởng kinh tế năm 2005

Tổng sản phẩm trong nước năm 2005 tăng 8,4% so với năm 2004, trong đókhu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4%; khu vực công nghiệp và xâydựng tăng 10,6% và khu vực dịch vụ tăng 8,5%

Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm nay đạt mức tăng thấp hơn so vớicon số ước tính từ tháng 9, chủ yếu do sản lượng lúa mùa ở các tỉnh miền Bắcgiảm (ảnh hưởng trực tiếp của bão số 7, bão số 8) và thiệt hại do dịch cúm giacầm Thuỷ sản tăng mạnh, do cầu trong nước tăng (bù vào thịt gia cầm và sảnphẩm chế biến từ gia cầm) và xuất khẩu tăng so với năm trước Lâm nghiệp tăngnhẹ, chủ yếu do tăng sản lượng gỗ khai thác

Khu vực công nghiệp và xây dựng đạt mức tăng trưởng 10,6%, trong đó giátrị tăng thêm của khu vực công nghiệp chế biến tăng 13,1% (9 tháng tăng12,5%, cao hơn mức tăng 11% đã ước tính vào cuối tháng 9 và công nghiệp chếbiến quí IV tăng 14,7%); giá trị tăng thêm của công nghiệp khai thác năm naychỉ tăng 0,9%, chủ yếu do dầu thô khai thác trong suốt cả 4 quí đều thấp hơnsản lượng cùng quí tương ứng của năm 2004 và sản lượng dầu thô khai thác cảnăm cũng chỉ đạt mức 92,3% sản lượng năm 2004 Công nghiệp điện, ga, nướctăng 12,2%; xây dựng tăng 10,8%

Khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng 8,5%, cao hơn hẳn mức tăng trưởng7,3% của năm 2004 Trong khu vực này, các ngành có tỷ trọng lớn và thuộc lĩnhvực dịch vụ kinh doanh như thương nghiệp; khách sạn, nhà hàng; vận tải, bưuđiện, du lịch; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm đều có mức tăng cao hơn so vớimức tăng của từng ngành trong năm trước: Thương nghiệp năm nay tăng 8,3%(năm 2004 tăng 7,8%); Khách sạn nhà hàng tăng 17% (2004 tăng 8,1%); Vậntải, bưu điện, du lịch tăng 9,6% (2004 tăng 8,1%)

Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2005 ước tính tăng 16,6% so với năm

2004 và đạt 115% dự toán cả năm Trong tổng số, các khoản thu nội địa đạt109,2% dự toán; thu từ dầu thô đạt 146,1% (chủ yếu do giá dầu tăng cao so với

Trang 12

khi lập dự toán); thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu bằng dựtoán năm Các khoản thu chủ yếu trong thu nội địa nhìn chung vượt dự toán cảnăm.

Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2005 ước tính đạt 112,5% dự toán cả năm

và tăng 19,5% so với năm 2004, đã đảm bảo nhu cầu chi từ ngân sách Nhà nước.Trong tổng số, chi cho đầu tư phát triển đạt 106,1% dự toán (chi đầu tư xâydựng cơ bản đạt 105,5%); chi thường xuyên đạt 107,8%; chi trả nợ và viện trợ

đạt mức dự toán năm Bội chi ngân sáchbằng mức dự toán cả năm và bằng 4,9%

GDP

Tình hình tăng trưởng kinh tế năm 2006

Tổng sản phẩm trong nước năm 2006 theo giá so sánh ước tính tăng8,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷsản tăng 3,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,37%; khu vực dịch vụtăng 8,29% Trong 8,17% tăng trưởng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷsản đóng góp 0,67 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp4,16 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ đóng góp 3,34 điểm phần trăm

Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,4%, thấp hơn mức tăng 4%của năm 2005, chủ yếu do tốc độ tăng của ngành nông nghiệp và thuỷ sản chậmlại vì ảnh hưởng của thời tiết bất thường và dịch bệnh

Khu vực công nghiệp, xây dựng tăng trưởng thấp hơn mức tăng của nămngoái do sản xuất công nghiệp giảm (dầu thô khai thác đạt 17 triệu tấn, thấp hơnmức 18,5 triệu tấn của năm 2005; công nghiệp chế biến và điện, nước, ga cũnggiảm so với mức tăng trưởng năm trước

Khu vực dịch vụ tăng cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế,trong đó một số ngành có tỷ trọng lớn duy trì được mức độ tăng cao như thươngnghiệp; vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch; khách sạn, nhà hàng; tài chínhngân hàng, bảo hiểm

Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2006 ước tính bằng 110,2% dự toán cảnăm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 103%; thu từ dầu thô bằng 126%; thu

Trang 13

cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 106,3%; thu viện trợ bằng148%

Chi ngân sách Nhà nước năm 2006 bằng 108,4% dự toán cả năm, bảo

đảm được các kế hoạch chi cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên Bội chingân sách Nhà nước cả năm bằng mức dự toán cả năm, trong đó 74,2% được bùđắp bằng nguồn vay trong nước và 25,8% từ nguồn vay nước ngoài

Tình hình tăng trưởng kinh tế năm 2007

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 đạt 8,48%,

gồm có khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,41% (kế hoạch 3,5-3,8%);khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,6% đạt kế hoạch đề ra (10,5-10,7%);khu vực dịch vụ tăng 8,68% vượt kế hoạch đề ra (8,0-8,5%) Khu vực nông,lâm nghiệp và thủy sản năm 2007 theo giá so sánh 1994 ước tính đạt gần 200nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với năm 2006, trong đó nông nghiệp tăng 2,9%;lâm nghiệp tăng 1% và thuỷ sản tăng 11% Do ảnh hưởng của mưa bão, lũ ởnhiều địa phương và dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; chi phí đầu vào tăng,nhất là chi phí cho chăn nuôi nên giá trị tăng thêm của khu vực này chỉ tăng3,41% so với năm trước, gồm có nông nghiệp tăng 2,34%; lâm nghiệp tăng1,1% và thủy sản tăng 10,38% Mức tăng của giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp

và thuỷ sản và mức tăng giá trị sản xuất công nghiệp đều đạt chỉ tiêu Quốc hội

đề ra; kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng 21,5% cao hơn mức Quốc hội đề ra;nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp tăng nhanh; tỷ lệ hộ nghèocủa cả nước giảm từ 15,47% năm 2006 xuống còn 14,75% năm 2007 Các lĩnhvực xã hội khác như giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá thông tin, thể dục thể thaocũng có những tiến bộ lớn, quan trọng

Khu vực công nghiệp năm 2007 tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởngcao, nhất là khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Giátrị sản xuất công nghiệp năm 2007 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 17,1% sovới năm 2006, bao gồm khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 10,3% (Trungương quản lý tăng 13,3%, địa phương quản lý tăng 3%); khu vực ngoài Nhà

Trang 14

nước, tăng 20,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,2% Nguyên nhânkhu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng thấp là do chúng ta đang tiếp tục thực hiệnchủ trương sắp xếp và cổ phần hoá nên số doanh nghiệp khu vực này giảm Khuvực ngoài Nhà nước vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong bakhu vực, chủ yếu do Luật doanh nghiệp mới đã tạo điều kiện cho khu vực kinh

tế tư nhân phát triển

Khu vực dịch vụ năm 2007 đạt 726,1 nghìn tỷ đồng, tăng 23,3% so vớinăm 2006, trong đó kinh tế cá thể chiếm 56,2% và tăng 25,9%; kinh tế tư nhânchiếm 28,8% và tăng 30,3%; riêng khu vực kinh tế nhà nước chiếm 10,9%, giảm1,3% Trong các ngành kinh doanh, thương nghiệp chiếm 80,7% và tăng 22,6%

so với năm trước; khách sạn, nhà hàng chiếm 11,9% và tăng 23,5%; dịch vụchiếm 6,3% và tăng 30,5% và du lịch lữ hành chiếm 1,1% và tăng 34,5%

Tổng thu ngân sách Nhà nước năm nay ước tính tăng 16,4% so với năm

2006 và bằng 106,5% dự toán cả năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng107%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 108,1%; thu viện trợ bằng 156,7%.Riêng thu từ dầu thô ước tính chỉ bằng 102,1% so với dự toán năm và thấp hơnnăm trước, do sản lượng khai thác dầu thô giảm

Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2007 ước tính tăng 17,9% so với nămtrước và bằng 106,5% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển tăng 19,2% vàbằng 103,2; chi thường xuyên tăng 15,1% và bằng 107,2%; chi trả nợ và việntrợ tăng 20,5% và đạt kế hoạch năm Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2007 ướctính bằng 14,8% tổng số chi và bằng mức bội chi dự toán năm đã được Quốc hộithông qua đầu năm, trong đó 76,1% được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và23,9% từ nguồn vay nước ngoài

Tình hình tăng trưởng kinh tế năm 2008

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008 theo giá so sánh 1994 ướctính tăng 6,23% so với năm 2007, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷsản tăng 3,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%; khu vực dịch vụtăng 7,2%

Trang 15

Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2008 theo giá so sánh 1994ước tính đạt 212,0 nghìn tỷ đồng, tăng 5,6% so với năm 2007, bao gồm giá trịsản xuất nông nghiệp đạt 155,2 nghìn tỷ đồng, tăng 5,4%; giá trị sản xuất lâmnghiệp đạt 6,7 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2% ; giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 50,1 nghìn

tỷ đồng, tăng 6,7%

Khu vực công nghiệp năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng14,6% so với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế Nhà nước tăng 4%; khu vựckinh tế ngoài Nhà nước tăng 18,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng18,6%, trong đó dầu khí giảm 4,3% Trong các ngành công nghiệp, giá trị sảnxuất ngành công nghiệp chế biến năm 2008 ước tính đạt 580,2 nghìn tỷ đồng,tăng 16% so với năm 2007, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị sản xuấttoàn ngành với 88,9%; ngành công nghiệp điện, ga và nước đạt 37 nghìn tỷđồng, tăng 13,4%, chiếm 5,7%; giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp khaithác đạt 35,6 nghìn tỷ đồng, giảm 3,5% do lượng dầu thô khai thác giảm, chiếm

tỷ trọng 5,4%

Khu vực thương mại và dịch vụ năm 2008 kém sôi động so với năm 2007

do giá cả hàng hoá và dịch vụ tăng cao, dẫn đến sức mua trong dân giảm đáng

kể, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chậm Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thudịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế năm 2008 ước tính đạt 968,1 nghìn tỷ đồng,tăng 31% so với năm 2007 (nếu loại trừ yếu tố tăng giá, mức tăng chỉ đạt 6,5%),trong đó khu vực kinh tế Nhà nước đạt 112,9 nghìn tỷ đồng, tăng 20,4%; kinh tế

cá thể đạt 538,1 nghìn tỷ đồng, tăng 32,2%; kinh tế tư nhân đạt 284,5 nghìn tỷđồng, tăng 34,3%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 22,7 nghìn tỷ đồng, tăng20,9%

Tổng thu ngân sách nhà nước tăng 26,3% so với năm 2007 và bằng123,8% dự toán năm, trong đó thu nội địa bằng 110,9%; thu từ dầu thô bằng143,3%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 141,1%.Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước bằng 101,5%; thu từdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) bằng 102,1%; thu

Trang 16

thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước bằng 105,9%; thuế thunhập đối với người có thu nhập cao bằng 122,4%; thu phí xăng dầu bằng 99,3%;thu phí, lệ phí bằng 116,5%.

Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2008 ước tính tăng 22,3% so với năm

2007 và bằng 118,9% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 118,3%(riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng 114,7%); chi sự nghiệp kinh tế-xã hội,quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể bằng 113,3%; chi trả nợ

và viện trợ bằng 100% Các khoản chi thường xuyên đều đạt hoặc vượt dự toánnăm, trong đó chi sự nghiệp kinh tế bằng 145,3% dự toán năm; chi thể dục thểthao bằng 123%; chi lương hưu và bảo đảm xã hội bằng 120,7%; chi giáo dục,đào tạo, dạy nghề bằng 104,6%; chi y tế bằng 104,1%

Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2008 ước tính bằng 13,7% tổng số chi

và bằng 97,5% mức bội chi dự toán năm đã được Quốc hội thông qua đầu năm,trong đó 77,3% được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và 22,7% được bù đắp

từ nguồn vay nước ngoài

Tình hình tăng trưởng kinh tế năm 2009

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2009 đạt 5,32%.Trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,83%; khu vực côngnghiệp và xây dựng tăng 5,52%; khu vực dịch vụ tăng 6,63%

Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2009 theo giá sosánh 1994 đạt 97,1 nghìn tỷ đồng, tăng 2,76% so với cùng kỳ năm trước; đến 6tháng cuối năm đã đạt 122,8 nghìn tỷ đồng, tăng 3,16% so với 6 tháng cuối năm

2008 Do vậy, tính chung cả năm 2009 đạt 219,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3% so vớinăm 2008, bao gồm nông nghiệp đạt 160,1 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2%; lâmnghiệp đạt 7 nghìn tỷ đồng, tăng 3,8%; thuỷ sản đạt 52,8 nghìn tỷ đồng, tăng5,4%

Khu vực công nghiệp thoát khỏi tình trạng trì trệ những tháng đầu năm và

cả năm đã tăng 7,6% Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được mùa với sản lượng lúa

cả năm đạt 38,9 triệu tấn, tăng 165,7 nghìn tấn so với năm 2008 Cân đối kinh tế

Ngày đăng: 04/09/2015, 04:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w