Đề cương Mác-Lênin về kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội
Trang 1KINH TẾ CHÍNH TRỊ Câu 1: Trình bày khái niệm, điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của SX hàng hóa? Vì sao Đảng, Nhà nước thực hiện chủ trương đẩy mạnh pt kinh tế hàng hóa ở nước ta?
Điều kiện ra đời và tồn tại của SXHH
SXHH chỉ ra đời và tồn tại khi có đủ 2 điều kiện sau:
* Có sự phân công lao động xã hội
- Phân công LĐXH là sự phân chia LDDXH thành các ngành, nghề khác nhau
- Phân công LĐXH là tiền đề của SXHH
- Phân công LĐXH tạo ra sự chuyên môn hóa lao động dẫn đến CMH sản xuất Do
sự phân công LĐXH nên mỗi người chỉ SX ra 1 hoặc vài sản phẩm nhất định.Song để thỏa mãn yêu cầu cuộc sống, đòi hỏi họ phải có mối liên hệ phụ thuộc vàonhau, trao đổi sản phẩm cho nhau
- PCLĐXH càng phát triển thì SX và trao đổi càng mở rộng
* Có sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những nhà SXHH
- Điều kiện có sự tách biệt:
Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về TLSX, mà khởi thủy là chế
độ tư hữu nhỏ về TLSX cuối công xã nguyên thủy, đã xác định người sở hữu TLSX
là người sở hữu sản phẩm LĐ
- Vai trò của sự tách biệt:
Quan hệ sở hữu khác nhau về TLSX làm cho người SX độc lập, đối lập với nhau,nhưng họ lại nằm trong hệ thống PCLĐXH nên họ phụ thuộc lẫn nhau về SX và tiêudùng Trong đkiện ấy, người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phảithông qua việc mua – bán hàng hóa ( trao đổi dưới những hình thái hàng hóa)
KL: SXHH là 1 phạm trù lịch sử SXHH chỉ ra đời và tồn tại khi có đủ cả hai điều
kiện, nếu thiếu 1 trong 2 thì không có SXHH và sản phẩm LĐ không mang hình tháiHH
Đặc trưng
- Mục đích: bán và trao đổi hàng hóa
- Quy mô: Ngày càng được mở rộng để đáp ứng được nhu cầu của xh
- Kĩ thuật: công cụ lao động tiến bộ vì phải sx nhiều để phục vụ (VD: xã hội yêu cầuhàng hóa tốt, rẻ, phong phú về chủng loại thì nhà sx phải không ngừng cải tiến kĩthuật
- Phương pháp: áp dụng các khoa học kĩ thuật vào sx
- Kết quả: tạo ra được số lượng lớn sản phẩm, hình thức, mẫu mã, chủng loại đadạng, phong phú đáp ứng được nhu cầu của xh
Trang 2Ưu thế
- Khai thác được lợi thế tự nhiên, xh, kĩ thuật của từng người, từng vùng
VD: tỉnh nào có thế mạnh về cái gì thì phát triển cái đó
- Thúc đẩy sự phân công LĐXH, tạo ra sự xh hóa sx
- Buộc người sx phải nhạy bén, năng động
VD: phải luôn nắm được nhu cầu của xh để đầu tư và phát triển đúng lúc đúng thờiđiểm
Đảng và nhà nước chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN hiện nay vì:
- KTHH là nền kinh tế có sự PCLĐXH và trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người nàyvới người khác Nó trái với nền KT tự cung tự cấp trong đó người ta tự SX sản phẩm
- Lao động SXHH mang tính XH cao
- Đẩy mạnh sự PCLĐXH trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng người, từng đơn vị
KTHH giúp khắc phục được hiện trạng KT nước ta, nghèo nàn, lạc hậu, năng tính
Thực hiện phát triển SXHH nhà nước phải phát huy ưu thế và hạn chế mặt tiêucực của nó
Trang 3Câu 2: Hàng hóa là gì? Phân tích 2 thuộc tính và chỉ rõ mặt chất và lượng của giá trị hàng hoá.
Hàng hóa là gì?
HH là sản phẩm của LĐ, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông quatrao đổi, mua bán
- HH được phân thành 2 loại:
+ HH hữu hình: lương thực, quần áo…
+ HH vô hình (hàng hóa dịch vụ): dịch vụ vận tải, dịch vụ chữa bệnh…
Phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa
Trong mỗi hình thái KT – XH, SXHH có bản chất khác nhau nhưng HH đều có 2thuộc tính
VD: 2 đth: cái 10tr sẽ có nhiều tính năng và chức năng hơn cái 3tr
+ GTSD cho người mua HH chứ k phải cho người SXHH
+ GTSD chỉ được thể hiện đầy đủ thông qua quá trình sử dụng, tiêu dùng HH GTSD
bị mất dần theo thời gian (hoặc khi sử dụng)
+ Khi HH chuyển sang tay người khác phải thông qua trao đổi, mua bán
=> Một vật muốn trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sảnxuất ra để bán, để trao đổi Trong KT hàng hóa, giá trị sử dụng là cái mang giá trị traođổi (có giá trị)
Thuộc tính 2: Giá trị của hàng hóa
Để hiểu được giá trị của HH thì trước hết phải hiểu được GTTĐ của HH
- Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về số lượng mà GTSD này trao đổi với GTSD khác.
+ Mọi hàng hóa đều là sp của lao động nên trao đổi được với nhau Thực chất củaviệc trao đổi hàng hóa là trao đổi hao phí sức lao động của những người sx HH chonhau
VD: 1m vải = 10kg thóc Vải và thóc là 2 hàng hóa có GTSD khác nhau nhưng lạiđược mang ra trao đổi vì chúng có chung là đều là sản phẩm lao động Để SX rachúng đều phải hao phí sức lao động Chính hao phí LĐ kết tinh trong HH làm chochúng có thể so sánh được với nhau khi trao đổi
- Giá trị hàng hóa là lao động XH của người SX kết tinh trong hàng hóa.
+ Giá trị HH biểu hiện mqh giữa những người sxhh, vì vậy nó là thuộc tính xã hộicủa hàng hóa
+ Là 1 phạm trù lịch sử, gắn với nền kinh tế HH, chỉ tồn tại trong sxhh
Trang 4Mối quan hệ của 2 thuộc tính
Luôn có mqh ràng buộc trong đó GTHH là nội dung, là cơ sở của GTTĐ GTTĐ là hình thức biểu hiện bên ngoài của giá trị Hai thuộc tính của hàng hóa có mqh với
nhau vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau:
- Thống nhất: vì đã là hàng hóa phải có 2 thuộc tính, nếu thiếu 1 trong 2 thuộc tính thìkhông phải hàng hóa
- Mâu thuẫn thể hiện:
+ Với tư cách là giá trị sử dụng, các hàng hóa khác nhau về chất và không thể so sánhđược.Với tư cách là giá trị, các hàng hóa đồng nhất về chất, đều là sự kết tinh củalao động, có thể so sánh được
+ Tuy cùng tồn tại trong HH nhưng quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng làtách rời về thời gian và không gian
Sự tách rời về không gian: GTSD được thực hiện trong lĩnh vực tiêu dùng còn giátrị được thực hiện trong lĩnh vực trao đổi
Sự tách rời về thời gian: quá trình thực hiện giá trị diễn ra trước quá trình thựchiện GTSD Nếu giá trị của HH không được thực hiện thì sẽ dẫn đến khủng hoảng
Phân tích 2 mặt chất và lượng của giá trị hàng hóa.
Giá trị hàng hóa là LĐXH của người SXHH kết tinh trong hàng hóa GTHH đượcxét về cả hai mặt chất và lượng
- Chất của giá trị là lao động, vì vậy sản phẩm nào không có lao động của người
sx kết tinh trong đó thì nó không có giá trị Sp nào hao phí lao động để sx ra chúngcàng nhiều thì giá trị càng cao
Hao phí lao động là cơ sở chung để so sánh, trao đổi các sản phẩm với nhau
VD: người ta đổi 10kg thóc lấy 1m vải vì hao phí lao động để sản xuất ra 10kg thócbằng hao phí lao động để sản xuất ra 1m vải
- Lượng của GTHH là lượng lao động hao phí để sx ra hàng hóa đó quyết định.
Lượng GTHH cũng do thời gian lao động quyết định, nhưng không phải LĐ cábiệt mà là TGLĐXHCT
+ TGLĐXHCT là thời gian tất yếu để tạo ra sản phẩm với cường độ lao động trungbình trình độ kĩ thuật thành thạo trung bình trong điều kiện sx theo tiêu chuẩn hiện
có
+ Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng GTHH: năng suất lao động xã hội, mức độ phứctạp của lao động
Trang 5Câu 3: Trình bày tính hai mặt của LĐSX hàng hóa? Mối quan hệ giữa tính hai mặt của LĐSX hàng hóa với hai thuộc tính của hàng hóa?
Trả lời:
Tính hai mặt của LĐSX hàng hóa
Tính hai mặt của LĐSXHH là lao động cụ thể và lao động trừu tượng
LAO ĐỘNG CỤ THỂ
Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên mônnhất định Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, tư liệu lao động riêng, đối tượngriêng, phương pháp riêng, phương tiện riêng và kết quả riêng
VD: lao động cụ thể của người thợ mộc, mục đích là làm ra các sản phẩm đồ gỗ, đốitượng lao động là gỗ và nguyên vật liệu mộc, phương pháp của anh ta là các thao tác
về bào, khoan, đục; phương tiện được sử dụng là cái cưa, cái đục, cái bào, cái khoan;kết quả lao động là tạo ra cái bàn, cái ghế
- Lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công LĐXH
LAO ĐỘNG TRỪU TƯỢNG
VD: Lao động của người thợ mộc và lao động của người thợ may, nếu không tính đếnhình thức cụ thể của chúng thì giữa chúng đều có một cái chung: đều là sự tiêu hao về
“sức óc, sức bắp thịt và sức thần kinh” của con người
- Lao động trừu tượng là sự hao phí sức lao động nói chung của người sx hàng hóa,không kể đến hình thức cụ thể của nó
* Đặc điểm
- Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa
- Là một phạm trù lịch sử, gắn với nền kinh tế hàng hoá Chỉ có sx sp để bán thìngười ta mới tính đến mặt lao động trừu tượng của LĐSX HH
+ Giá trị HH là LĐTT của người sx hh kết tinh trong hh Đó cũng chính là mặt chấtcủa giá trị hh
- LĐTT là lao động đồng nhất và giống nhau về chất xem xét dưới góc độ LĐCT tức
là xem xét lao động đó tiến hành ntn, sx ra cái gì; còn dưới góc độ LĐTT thì xemxét lao động đó tốn bao nhiêu sức lực, hao phí bao nhiêu tgian lao động Khôngphải 2 thứ LĐ kết tinh trong hàng hóa mà chỉ là LĐ của người sx hh có tính chất 2mặt mà thôi
+ Việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá là 1 cống hiến lớncủa Mác đối với khoa kinh tế chính trị Nó góp phần hoàn thiện học thuyết giá trị -lao động của Mác và còn là cơ sở KH để giải thích được các hiện tượng phức tạpđang diễn ra hiện nay của nền sxxh
* Mâu thuẫn cơ bản của SXHH
LĐCT phản ánh tính tư nhân của LĐSXHH LĐTT phản ánh tính chất xã hội củaLĐSXHH Hai mặt của LĐSXHH vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau
Trang 6- Thống nhất: nếu người sx bán được HH (LĐ của họ được XH thừa nhận) thì LĐ tưnhân biến thành LĐXH
- Mâu thuẫn giữa LĐ tư nhân và LĐXH thể hiện:
+ Sản phẩm do người sản xuất nhỏ tạo ra có thể không phù hợp với nhu cầu của xãhội Khi đó một số HH sẽ không bán được, tức là không thực hiện được giá trị.+ Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất có thể cao hơn hay thấp hơn hao phílao động mà xã hội chấp nhận
Mâu thuẫn giữa tính tư nhân và tính xã hội của LĐSXHH là mầm mống của mọimâu thuẫn trong nền SXHH
Mối quan hệ giữa tính hai mặt của LĐSX hàng hóa với hai thuộc tính của hànghóa
T/c hai mặt của LĐSXHH phản ánh t/c tư nhân và t/c XH của LĐSXHH.
Hai thuộc tính của HH là do lao động SXHH có tính chất 2 mặt, vừa có tínhtrừu tượng (LĐTT), vừa có tính cụ thể (LĐCT)
Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của HH LĐ trừu tượng tạo ra giá trị của HH
Vì vậy nói hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị là do lao động củangười SXHH có tính 2 mặt là lao động cụ thể và lao động trừu tượng Tính 2 mặtcủa lao động SX quyết định giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa Tính hai mặt củalao động SX gắn bó mật thiết và thống nhất với hai thuộc tính của HH
Trang 7Câu 4: Trình bày nguồn gốc, bản chất, chức năng của tiền tệ? Vì sao nói tiền tệ
là hàng hóa đặc biệt?
Nguồn gốc của tiền tệ:
Tiền tệ xuất hiện là sự ra đời của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổihàng hóa và của các hình thái giá trị
Có 4 hình thái giá trị phát triển từ thấp đến cao:
Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên: là hình thái phôi thai của giá trị, traođổi trực tiếp, ngẫu nhiên 1 hàng hoá này lấy 1 hàng hoá khác
VD: 1m vải = 10kg thóc
Ở đây, 1m vải là hình thái giá trị tương đối còn 10kg thóc đóng vai trò là vật nganggiá 10kg thóc không biểu hiện giá trị của bản thân nó mà nó chỉ biểu hiện giá trịcủa vải
Nhược điểm:
Trao đổi trực tiếp mang tính ngẫu nhiên, chỉ lấy 1 hàng hoá này lấy 1 hàng hoákhác
Tỉ lệ trao đổi không cố định, mang tính rủi ro
Hình thái giá trị mở rộng hay đầy đủ
VD: 1m vải = 10kg thóc
= 5kg chè = 9kg cà phê=…
Ưu điểm: có nhiều hàng hoá đóng vai trò vật ngang giá do đó hình thái biểu hiệncủa giá trị cũng mở rộng và đầy đủ hơn
Hạn chế: vẫn là trao đổi trực tiếp, tỉ lệ trao đổi chưa cố định, tính rủi ro cao, cónhiều hàng hoá đóng vai trò vật ngang giá nhưng 10kg thóc ≠ 5kg chè ≠ 9kg càphê vì chúng đều là vật ngang giá, không biểu hiện giá trị của mình ⇒ không sosánh hay trao đổi được với nhau
Hình thái giá trị chung
Trong hình thái giá trị này người ta đi đường vòng trong trao đổi Người ta tìm ra mộthàng hoá thứ 3 được mọi người ưa thích và được công nhận là đại biểu của giá trị.Sau đó dùng hàng hoá của mình đổi lấy hàng hoá thứ 3 rồi lấy hàng hoá này đổi lấyhàng hoá mình cần
ở đây 1 con cừu đóng vai trò vật ngang giá chung
Ưu điểm: người ta có thể dễ dàng thực hiện trao đổi để lấy hàng hoá mà họ cần
Hạn chế:gây khó khăn trong việc trao đổi hàng hoá giữa các vùng do tính khôngthống nhất của vật ngang giá chung
Hình thái tiền tệ
Trang 8Trong hình thái này người ta cố định vật ngang giá chung ở một hàng hoá độc tôn,phổ biến ⇒ hình thái tiền tệ ra đời.
VD:
10kg thóc 5kg chè
Tiền tệ là một hình thái giá trị của hàng hóa, là sản phẩm của quá trình phát triển
và trao đổi hàng hóa
Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra khỏi TG HH, làm vật ngang giá chungthống nhất cho các hàng hóa khác
Thể hiện LĐXH kết tinh trong HH
Biểu hiện mqh kinh tế giữa những người sx hàng hóa
Chức năng của tiền tệ:
- Thước đo giá trị
+ Tiền tệ dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hóa Muốn đo lường giátrị của các HH, bản thân tiền tệ cũng phải có giá trị Vì vậy, tiền làm chức năng
thước đo giá trị phải là tiền vàng.
+ Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị HH Giá cả HH chịu ảnh hưởngcủa các nhân tố sau:
giá trị HH
giá trị của tiền
quan hệ cung – cầu về HH
+ Tiền tệ được quy định bởi 1 đơn vị tiền tệ nhất định làm tiêu chuẩn đo lường giá cảcủa HH (tùy từng nước mà đvị tiền tệ có tên gọi khác nhau) Tác dụng của tiền khidùng làm tiêu chuẩn giá cả không giống với tác dụng của nó khi dùng làm thước
đo giá trị
- Phương tiện lưu thông
+ Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa
+ Công thức lưu thông hàng hóa là: H-T-H
- Phương tiện cất trữ
+ Tiền đc rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ
+ Tiền phải có đủ giá trị Tức là tiền, vàng, bạc
+ Cất trữ tiền không chỉ là cất trữ của cải mà còn là dự trữ cho lưu thông tiền tệ
- Phương tiện thanh toán
+ Tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng,…
Trang 9- Tiền tệ thế giới
+ Khi trao đổi HH vượt khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới+ Với chức năng này tiền phải có đủ giá trị, phải trở lại hình thái ban đầu là vàng.Vàng đc dùng làm phg tiện mua bán hàng hóa, phg tiện thanh toán quốc tế và biểuhiện của cải nói chung của XH
Nói tiền tệ là hàng hóa đặc biệt vì:
Tiền là hàng hoá đặc biệt biểu hiện ở chỗ nó có giá trị sử dụng đặc biệt, có thểđem trao đổi với mọi hàng hoá nên có thể thoả mãn nhu cầu về nhiều mặt
Trang 10Câu 5: Trình bày đk ra đời, nội dung và tác dụng của quy luật giá trị trong nền KTHH Liên hệ việc nhận thức và vận dụng QLGT của Đảng và nhà nước ta
Điều kiện ra đời (không tìm thấy)
Nội dung
- Tính tất yếu của QL: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và traođổi hàng hoá, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và pháttriển của quy luật giá trị
- Yêu cầu
Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hoá dựa trên cơ sở giá trị của nó,tức là trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết
+ Trong kinh tế hàng hóa
Mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí lao động cá biệt của mình sao cho phùhợp với mức chi phí mà xã hội chấp nhận được để có thể bán được HH
Giá trị của hàng hóa được quyết định bằng hao phí LĐXH cần thiết
HPLĐCB < HPLĐXHCT => lãi
HPLĐCB > HPLĐXHCT => lỗ
HPLĐCB = HPLĐXHCT => hoà vốn
VD: nhà sản xuất A tạo ra giá trị A trong 3h
Nhà sản xuất B tạo ra giá trị B trong 4h
Nhà sản xuất C tạo ra giá trị C trong 2h
⇒giá trị XH= HPLĐXHCT=TGLĐXHCT=(3+4+2):3=3
Vậy A hoà vốn, B lỗ, C lãi
+ Trong lưu thông, phải dựa trên cơ sở hao phí LĐXH cần thiết, có nghĩa là trao đổiphải theo nguyên tắc ngang giá
giá cả = giá trị XH (người lỗ bù cho người lãi)
- Biểu hiện của quy luật: cơ chế tác động của quy luật gtrị thể hiện qua sự vận độngcủa giá cả HH trên thị trường Giá cả HH xoay xung quanh gtrị của HH do tác độngcủa nhiều nhân tố:
Quan hệ cung – cầu
Quan hệ cạnh tranh
Sức mua của đồng tiền…
Tác động
- Điều tiết sx và lưu thông hàng hóa
+ Điều tiết sx tức là điều hòa, phân bổ các yếu tố sx giữa giữa các ngành, các lĩnh vựccủa nền kinh tế Tác động này thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa thị trườngdưới tác dụng của quy luật cung cầu
Khi cung < cầu giá cả > giá trị hàng hóa bán chạy,lãi cao TLSX và sứclao động chuyển dịch vào ngành đó tăng lên
Khi cung > cầu giá cả < giá trị lỗ vốn thu hẹp quy mô sx hoặc chuyểnsang ngành hàng khác có giá cả hàng hoá cao
Khi cung = cầu giá cả = giá trị thị trường bão hoà
Trang 11+ Điều tiết lưu thông thông qua sự biến động của giá cả thị trường, HH được thu hút
từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, nhờ đó, góp phần làm cho HH được phânphối hợp lý giữa các vùng, địa phương
- Kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển
+ Các hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau Nhưng trên thịtrường đều phải trao đổi theo mức phí lao động xã hội cần thiết Người sản xuất nào
có giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội thì sẽ có lợi
+ Vì vậy, để giá trị cá biệt hàng hoá hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội:
=> cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất để tăng năng suất lao động Sự cạnh tranhquyết liệt làm cho năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất
xã hội không ngừng giãm xuống, lực lượng sản xuất được thúc đẩy và phát triểnmạnh mẽ
- Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành người giàu, người nghèo
+ Quy luật này phân hóa người SXHH thành người già người nghèo
+ Những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹthuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cầnthiết => thu được nhiều lãi, giàu lên, có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộngsản xuất kinh doanh và ngược lại
KL: Những tác động của QLGT trong nền KT hàng hóa có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn hết sức to lớn: một mặt QLGT chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếukém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển, mặt khác phân hóa Xh thành kẻ giàungười nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng trong XH
Liên hệ việc nhận thức và vận dụng QLGT của Đảng và nhà nước ta
Nhận thức về sự tồn tại khách quan và phạm vi hoạt động rộng lớn của QLGT trongnền KTHH nhiều thành phần ở nước ta hiện nay:
Đảng và nhà nước nhận thức được sự khách quan và phạm vi rộng lớn củaQLGT trong nền KTHH nhiều thành phần ở nước ta hiện nay
Nhà nước cần vận dụng tốt cơ chế thị trường và hạn chế mặt tiêu cực của nó đểthúc đẩy sản xuất phát triển, đảm bảo sự công bằng xã hội
Nhà nước khuyến khích việc đổi mới KH - KT vào SXHH để đạt năng suất laođộng cao
Nhà nước cần ưu tiên, khuyến khích, hướng dẫn người nghèo tham gia laođộng sản xuất, nâng cao thu nhập cá nhân => rút ngắn khoảng cách giàu nghèo
Đảng và nhà nước đưa ra chủ chương đẩy mạnh sự phát triển của KTHH và
KT thị trường đưa nền KT vận hành theo các quy luật kinh tế khách quan, trong đó cóquy luật giá trị Bên cạnh đó tranh thủ nhũng tác động tích cực của QLGT Đảng vànhà nước ta cũng tập trung hục hiện các giải pháp nhằm khắc phục tác động tiêu cựccủa QLGT đó là phân hóa giàu - nghèo
Trang 12Câu 6: Trình bày quá trình tiền chuyển hóa thành tư bản và phân biệt tiền với
tư cách là tư bản với tiền thông thường?
Trình bày quá trình chuyển tiền thành tư bản
a) Công thức chung của tư bản
Khi xuất hiện đầu tiên trên thị trường, tư bản bao giờ cũng xuất hiện dưới dạngmột số tiền nhất định Tuy nhiên không phải tiền nào cũng là tư bản Muốn thành
tư bản, tiền tệ phải vận động theo công thức đặc biệt
Nếu vận động theo công thức H-T-H (công thức lưu thông hàng hoá giản đơn)thì tiền được coi là tiền thông thường, là phương tiện trung gian trong quá trìnhtrao đổi
Nếu vận động theo công thức T-H-T’ (công thức chung của tư bản) thì tiền sẽtrở thành tư bản
So sánh sự vận động của 2 công thức trên
CT: H – T – H CT: T – H – T’
Giống nhau (về hình thức)
+ Yếu tố vật chất: hàng, tiền
+ Hành vi lưu thông: mua, bán
+ Quan hệ KT: quan hệ giữa người mua và người bán
Bắt đầu bằng việc mua và kếtthúc bằng việc bán
Điểm xuất phát và điểm kếtthúc đều là tiền, do vậy chúngkhông khác nhau về chất
MĐ cuối cùng là giá trị tăngthêm, là một lượng tiền nhấtđịnh (giá trị T’=T+T )
Giới hạn Có giới hạn (sự vận động sẽ
kết thúc khi người trao đổi
có được giá trị sử dụng màngười đó cần đến)
Không có giới hạn ( lưu thôngcủa tư bản là sự lớn lên khôngngừng của giá trị, là sự vậnđộng không ngừng)
Trang 13 Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư cho các nhà tư bản.
b) Mâu thuẫn của CT chung của TB
Trong lưu thông, dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá thì cũng không tạo ra giátrị mới do đó cũng không tạo ra giá trị thặng dư Ta xét 2 TH sau:
Trao đổi ngang giá: hình thái biểu hiệncủa giá trị thay đổi (từ hình thái tiền thànhhàng và ngược lại) còn tổng giá trị trong tay mỗi bên tham gia trao đổi trước vàsau vẫn như cũ
Trao đổi không ngang giá: giả định nhà tư bản vừa là người bán vừa là người muathì trong thực tế xảy ra 3 trường hợp sau:
Bán đắt: được lợi khi là người bán nhưng lại mất đi khi là người mua
Mua rẻ: được lợi khi là người mua nhưng lại bị mất khi là người bán
Vừa mua rẻ vừa bán đắt: phần giá trị mà người này thu được cũng là phầnngười khác bị mất, tổng giá trị hàng hoá trong phạm vi toàn XH vẫn như cũ.Như vậy, lưu thông không làm tăng giá trị và do đó không làm xuất hiện giá trị thặngdư
Nhưng nếu ở ngoài lưu thông, chỉ có người sản xuất với hàng hoá của mình, anh ta cóthể làm tăng giá trị bằng cách bỏ thêm lao động để gia công, chế biến hàng hoá Phầngiá trị tăng thêm đó không gọi là giá trị thặng dư bởi nó do chính lao động của ngườisản xuất bỏ ra và không bị ai chiếm đoạt
Tóm lại: Tư bản không thể xuất hiện trong lưu thông mà cũng không thể xuất hiện
ngoài lưu thông Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưuthông Đó chính là mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản Giá trị thặng dưtrong lưu thông tư bản bắt nguồn từ đặc tính của một thứ hàng hóa đặc biệt mà khimua bán nó nhà tư bản tìm được giá trị tăng thêm: đó là hàng hóa sức lao động
Phân biệt tiền tư bản và tiền thông thường
Tiền thông thường xuất hiện trong lưu thông hàng hóa giản đơn Tiền TB xuấthiện khi tiền chuyển hóa thành TB
Tiền thông thường vận động theo CT: H – T – H; tiền tư bản vận động theo côngthức T – H – T’
Tiền trở thành TB khi thỏa mãn 3 điều kiện: lượng tiền đủ lớn, tiền đi vào lưuthông và tiền mang lại giá trị thặng dư còn tiền thông thường chỉ có 2 điều kiện
là lượng tiền đủ lớn và tiền đi vào lưu thông
Trang 14Câu 7: Khái niệm, 2 thuộc tính của HHSLĐ Phân biệt HHSLĐ với HH thông thường
Khái niệm
- Sức lao động là toàn bộ thể lực, trí lực tồn tại trong thân thể, trong nhân cách sinhđộng của con người và được người đó vận dụng khi tiến hành sản xuất ra của cải Sứclao động chỉ trở thành hàng hoá khi có những điều kiện LS nhất định
- HHSLĐ là 1 loại hàng hóa khi tiêu dùng nó tạo ra giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó.HHSLĐ là 1 phạm trù lịch sử
- Điều kiện để SLĐ chuyển hóa thành HHSLĐ:
+ Người lao động được tự do về thân thể, tức là có quyền chi phối sức lao động củamình, có quyền bán SLĐ như là 1 hàng hóa
VD: Trong TH người LĐ không được tự do về thân thể (người nô lệ trong chế độchiếm hữu nô lệ) thì lúc này anh ta không có quyền bán sức LĐ, người có quyềnquyết định đối với thân thể (kể cả sức lao động )là chủ nô của anh ta
+ Người có SLĐ bị tước đoạt hết mọi TLSX, để tồn tại họ phải bán SLĐ cho các nhà
Giá trị HHSLĐ bao hàm yếu tố lịch sử, tinh thần
Giá trị của SLĐ biểu hiện bằng tiền được gọi là giá cả SLĐ hay tiền lương
Lượng giá trị hàng hóa SLĐ do những bộ phận sau hợp thành:
Giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sứclao động, duy trì đời sống của bản thân người LĐ
Chi phí đào tạo người LĐ
Giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái người LĐ
Giá trị HHSLĐ chịu sự tác động của 2 xu hướng đối lập nhau:
Tăng nhu cầu trung bình của xã hội về hàng hóa, dịch vụ, học tập và nâng cao trình
Quá trình công nhân lao động cũng là quá trình tạo ra giá trị lớn hơn giá trị SLĐ
GTSD của HHSLĐ có tính chất đặc biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức là nó
có thể tạo ra giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó (GTTD), là chìa khóa để giải quyếtmâu thuẫn của công thức chung của tư bản
Trang 15 Phân biệt HHSLĐ và HH thông thường
Được đo gián tiếp bằng giá trịcủa những tư liệu sinh hoạtcần thiết để tái sản xuất raSLĐ
- quan hệ mua bán đặc biệt:
mua bán chịu, thường kongang giá và mua bán có thờihạn
- là nguồn gốc của GTTD
=> là một hàng hóa đặc biệt,
“chìa khoá” để giải thích mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản
- ko gắn liền vs conngười
- Chỉ thuần túy là yếu
tố vật chất Được đotrực tiếp bằng thời gianLĐXHCT
- Có thể tương đương
vs giá trị
- giá trị sử dụng thôngthường
- Người mua, ngườibán hoàn toàn độc lập
Trang 16Câu 8: Trình bày nội dung, tác dụng của quy luật giá trị thặng dư và giải thích quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của CNTB?
Nội dung của quy luật
Quy luật giá trị thặng dư đã vạch rõ mục đích của nền sản xuất TBCN và phương tiện
Như vậy, nội dung chủ yếu là quy luật giá trị thặng dư là tạo ra giá trị thặng dư càngnhiều càng tốt cho giai cấp tư sản bằng cách mở rộng sx, phát triển kĩ thuật và bóc lộtngày càng nhiều lao động làm thuê
Tác dụng
Quy luật giá trị thặng dư có tác dụng mạnh mẽ trong đời sống và XHTB Nó thể hiện
ở hai mặt:
– Một mặt nó thúc đẩy kỹ thuật sản xuất phân công lao động xã hội làm cho lao động
xã hội phát triển Năng suất lao động xã hội càng tăng lên nhanh chóng từ đó nền sảnxuất được xh hoá cao
– Mặt khác làm cho mâu thuẫn cơ bản của nó là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoángày càng cao về tư liệu sản xuất và sản phẩm sản xuất ra với sự chiếm hữu tư nhânTBCN ngày càng gay gắt Từ đó nó quy định xu hướng lịch sử tất yếu của CNTB là
sẽ nhường chỗ cho một xã hội mới văn minh hơn TBCN đó là CNXH
Quy luật giá trị thặng dư là quy luật tuyệt đối của CNTB vì:
Quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa giản đơn là quy luật giá trị, còn quy luậtkinh tế cơ bản của CNTB là quy luật giá trị thặng dư Sản xuất nhiều giá trị thặng dư
là mục đích, là động lực của nền sản xuất nhiều giá trị thặng dư là mục đích, là độnglực của nền sản xuất TBCN
Để sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa cho nhà tư bản bằng cách tăng số lượng laođộng làm thuê và tăng mức bóc lộtlà nội dung của quy luật kinh tế cơ bản của phươngthức TBCN
Trong XHTB, mối quan hệ giữa tư bản và lao động là mối quan hệ cơ bản, sâu sắcnhất, xuyên qua tất cả các QHSX của xã hội, giá trị thặng dư phản ánh mối quan hệ
cơ bản nhất đó Khối lượng giá trị thặng dư do lao động không công của công nhânlàm thuê sáng tạo ra là nguồn gốc làm giàu của các nhà tư bản, sản xuất ra giá trịthặng dư là cơ sở tồn tại của CNTB
Quy luật giá trị thặng dư ra đời cùng với sự ra đời của quan hệ sản xuất TBCN, nótồn tại và phát huy tác dụng cùng với sự tồn tại và vận động của nền kinh tế TBCN
Nó tạo ra động lực cho sự vận động của TBCN, đồng thừoi cũng đưa tới những mâuthuẫn quan điểm sự diệt vong của CNTB
Do đó, đối với giai cấp tư bản hiện đại, việc tìm cách điều chỉnh để thích nghi vàtồn tại là rất cần thiết của phương thức sản xuất này
Trang 17Câu 9: Trình bày quá trình hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Biện pháp cạnh tranh: tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác, tức là tựphát phân phối tư bản (c và v) vào các ngành sản xuất khác nhau
Kết quả cuộc cạnh tranh này là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, và giá trị hànghoá chuyển thành giá cả sản xuất
Chúng ta đều biết, ở các ngành sản xuất có những điều kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật
và tổ chức quản lý khác nhau, nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau
Giả sử có ba ngành sản xuất khác nhau, tư bản của mỗi ngành đều bằng 100, tỷ suấtgiá trị thặng dư đều bằng 100%, tốc độ chu chuyển của tư bản ở các ngành đều nhưnhau Nhưng do cấu tạo hữu cơ của tư bản ở từng ngành khác nhau, nên tỷ suất lợinhuận khác nhau
cơ khí sẽ giảm đi (cung thấp hơn cầu), nên giá cả sẽ cao hơn giá trị, và do đó tỷ suấtlợi nhuận ở ngành cơ khí sẽ tăng lên Như vậy, do hiện tượng di chuyển tư bản từngành này sang ngành khác, làm cho ngành có cung (hàng hoá) lớn hơn cầu (hànghoá) thì giá cả giảm xuống, còn ngành có cầu (hàng hoá) lớn hơn cung (hàng hoá) thìgiá cả tăng lên Sự tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác làm thay đổi
cả tỷ suất lợi nhuận cá biệt vốn có của các ngành Sự tự do di chuyển tư bản này chỉtạm dừng lại khi tỷ suất lợi nhuận ở tất cả các ngành đều xấp xỉ bằng nhau Kết quả làhình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Việc hình thành lợi nhuận bình quân chỉ rõ sự tranh giành nhau về mặt quyền lợigiữa các nhà TB, vạch rõ toàn bộ giai cấp TS tham gia bóc lột toàn bộ giai cấp côngnhân giai cấp công nhân phải đấu tranh với tư cách là 1 giai cấp, đáu tranh kT –chính trị
Trang 18- Lợi nhuận bình quân và giá cả SX che giấu nguồn gốc GTTD, làm cho người tanhầm tưởng, cứ đầu tư 1 lượng Tb như nhau thì thu được lợi nhuận như nhau quanđiểm TB sinh lợi nhuận
- Cơ chế hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân cho thấy tỷ suất lợi nhuận bình quân
và lợi nhuận bình quân thực chất là sự chuyển hóa của tỷ suất GTTD và GTTD trong
đk tự do cạnh tranh của CNTB
- Sự hình thành lợi nhuận bình quân cho thấy cạnh tranh gay gắt có tác dụng ngăn cảnđộc quyền Mặt khác, cạnh tranh thôi thúc các nhà Tb cải tiến kĩ thuật SX, thúc đẩyLLSX phát triển
- Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân đã che giấu hơnnữa thực chất bóc lột của CNTB, không phải là chỉ sự đối kháng giữa 2 giai cấp lớntrong XH: GC TB và GC VS
- Góp phần vào điều tiết nền KT
Trang 19Câu 10: Trình bày nguyên nhân xuất hiện, bản chất của CNTB độc quyền và CNTB độc quyền nhà nước.
a Nguyên nhân ra đời, bản chất của CNTB độc quyền
* Nguyên nhân của chủ nghĩa tư bản độc quyền
Theo Lênin "tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này,khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền"
Sự độc quyền hay sự thống trị của tư bản độc quyền là cơ sở của chủ nghĩa tư bảnđộc quyền Sự xuất hiện của tư bản độc quyền do những nguyên nhân chủ yếu sauđây:
+ Một là, sự phát triển của LLSX dưới tác động của tiến bộ KH – KT đẩy nhanh quá
trình tích tụ và tập trung sx, hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn
+ Hai là, vào 30 năm cuối thế kỷ XIX, những thành tựu KH-KT mới xuất hiện, 1 mặt
làm xuất hiện những ngành sx mới đòi hỏi xí nghiệp phải có quy mô lớn, cần vốn đểđầu tư; mặt khác, nó dẫn đến tăng năng suất lao động, tăng khả năng tích lũy tư bản,thúc đẩy phát triển sx lớn
+ Ba là, trong điều kiện phát triển của KH-KT, sự tác động của các quy luật kinh tế
của CNTB như QL gtrị thặng dư, QL tích lũy…ngày càng mạnh mẽ, làm biến đổi cơcấu kinh tế của XH tư bản theo hướng tập trung sx quy mô lớn
+ Bốn là, cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải tiến KT, tăng quy
mô tích lũy để thắng thế trong cạnh tranh Đồng thời cạnh tranh gay gắt làm cho cácnhà tư bản vừa và nhỏ bị phá sản, còn các nhà tư bản lớn phát tài, làm giàu với số tưbản tập trung và quy mô xí nghiệp ngày càng to lớn
+ Năm là, cuộc khủng hoảng kinh tế 1873 trong toàn bộ TG TBCN làm phá sản hàng
loạt xí nghiệp vừa và nhỏ, buộc các nhà tư bản phải hợp nhất lại để thoát khỏi khủnghoảng
+ Sáu là, sự phát triển của hệ thống tín dụng TBCN trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc
đẩy tập trung sx, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đờicủa các tổ chức độc quyền
* Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền
Chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do phát triển đến độ nhất định thì xuất hiện các tổchức độc quyền Lúc đầu tư bản độc quyền chỉ có trong một số ngành, một số lĩnhvực của nền kinh tế Hơn nữa, sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền cũng chưathật lớn Tuy nhiên, sau này, sức mạnh của các tổ chức độc quyền đã được nhân lênnhanh chóng và từng bước chiếm địa vị chi phối trong toàn nền kinh tế Chủ nghĩa tư
bản bước sang giai đoạn phát triển mới - chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Xét về bản chất, chủ nghĩa tư bản độc quyền là một nấc thang phát triển mới của chủnghĩa tư bản
Chủ nghĩa tư bản độc quyền là chủ nghĩa tư bản trong đó ở hầu hết các ngành, cáclĩnh vực của nền kinh tế tồn tại các tổ chức tư bản độc quyền và chúng chi phối sựphát triển của toàn bộ nền kinh tế
Trang 20Nếu trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, sự phân hóa giữa các nhà tư bảnchưa thực sự sâu sắc nên quy luật thống trị của thời kỳ này là quy luật lợi nhuận bìnhquân, còn trong chủ nghĩa tư bản độc quyền, quy luật thống trị là quy luật lợi nhuậnđộc quyền.
Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền vẫn không làm thay đổi được bản chất củachủ nghĩa tư bản Bản thân quy luật lợi nhuận độc quyền cũng chỉ là một hình tháibiến tướng của quy luật giá trị thặng dư
b Nguyên nhân ra đời, bản chất của CNTB độc quyền nhà nước
* Nguyên nhân ra đời của CNTB độc quyền nhà nước
+ Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến quy mô của nền kinh tế ngày
càng lớn, tính chất xã hội hóa của nền kinh tế ngày càng cao đòi hỏi có sự điều tiết xãhội đối với sản xuất và phân phối, một kế hoạch hoá tập trung từ một trung tâm Nhànước phải dùng các công cụ khác nhau để can thiệp, điều tiết nền kinh tế như cáccông cụ về tài chính - tiền tệ, kế hoạch hóa, phát triển các xí nghiệp quốc doanh
+ Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành
mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh vìđầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận, nhất là các ngành thuộc kết cấu hạ tầngnhư năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục, nghiên cứu khoa học cơ bản Nhànước tư sản trong khi đảm nhiệm kinh doanh những ngành đó, tạo điều kiện cho các
tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác
+ Ba là, sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai cấp tư
sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động Nhà nước phải giải quyết những mâuthuẫn đó bằng các hình thức khác nhau như trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhậpquốc dân, phát triển phúc lợi xã hội
+ Bốn là, sự tích tụ và tập trung tư bản cao dẫn đến mâu thuẫn giữa các tổ chức độc
quyền với nhau, mâu thuẫn giữa tư bản độc quyền với các tổ chức kinh doanh vừa vànhỏ…trở nên gay gắt cần có sự điều tiết, can thiệp của nhà nước bằng các hình thứckhác nhau như nghiêm cấm một số hình thức độc quyền, ra luật chống độc quyền đểhạn chế sự chi phối hay quy mô của các độc quyền, hạn chế sự lũng đoạn nền kinh tếcủa các tổ chức độc quyền…
+ Năm là, cùng với xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên
minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung độtlợi íchvới các đối thủ trên thị trường thế giới Tình hình đó đòi hỏi phải có sự điều tiết cácquan hệ chính trị và kinh tế quốc tế của nhà nước
+ Ngoài ra, cuộc đấu tranh với chủ nghĩa xã hội hiện thực và tác động của cách mạngkhoa học và công nghệ cũng đòi hỏi sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào đời sốngkinh tế
* Bản chất của CNTB độc quyền nhà nước
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp giữa sức mạnh của tư bản độcquyền với sức mạnh của nhà nước thành một bộ máy duy nhất