Giai đoạn cao của HTKT-XH CSCN

Một phần của tài liệu Đề cương những nguyên lí của chủ nghĩa mác lênin (Trang 29)

- Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng chưa có 1 gcấp nào giành và giữ được vị trí

c.Giai đoạn cao của HTKT-XH CSCN

Trên cơ sở nghiên cứu sự phát triển của LLSX, Mác đã đưa ra những dự ba về 1 số đặc trưng cơ bản của XH CSCN:

- LLSX XH phát triển vô cùng mạnh mẽ, tạo ra 1 năng suất lao động rất cao.

- Thực hiện chế độ phân phối theo nhu cầu, phân phối bình đẳng giữa mọi thành viên trong XH

- Sở hữu XH về TLSX được xác lập đầy đủ, xóa bỏ tình trạng người bóc lột người. - Không còn phân chia giai cấp trong XH, nhà nước tiêu vong.

Câu 5: Ptích quan niệm về dân chủ và nền dân chủ. Những đặc trưng cơ bản của nền DC XHCN

* Ptích quan niệm về dân chủ và nền dân chủ

- Nguyên nghĩa (theo tiếng Hy Lạp cổ) : DEMOS (dân chúng) + KRATOS (quyền lực) = Dân chủ (quyền lực của dân)

- Những quan điểm cơ bản về DC của CNMLN:

+ DC là nhu cầu khách quan của NDLĐ, là sp của lịch sử, phản ánh những gtrị nhân văn, là kquả của cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân chống lại áp bức, bóc lột, bất công.

+ Trong XH có giai cấp, DC mang tính giai cấp

+ DC là 1 hệ gtrị phản ánh trình độ phát triển cá nhân và cộng đồng trong quá trình giải phóng XH, vì tự do và bình đẳng

- NDC (hay chế độ dân chủ) là hình thái DC gắn với bản chất, tính chất của nhà nước; là trạng thái được xác đinh trong những điều kiện lịch sử cụ thể của XH có giai cấp. NDC do giai cấp thống trị đặt ra được thể chế hóa bằng pháp luật.

* Những đặc trưng cơ bản của nền DC XHCN

Một là, với tư cách là 1 chế độ nhà nước được sáng tạo bởi quần chúng NDLĐ

dưới sự lãnh đạo của ĐCS, DC XHCN đảm bảo mọi quyền lực thuộc về GCCN và NDLĐ. Đây chính là đặc trưng bản chất chính trị của DC XHCN. Vì vậy, DC XHCN vừa mang bản chất GCCN, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.

Hai là, NDC XHCN có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về những TLSX chủ

yếu của toàn XH. Chế độ sở hữu đó phù hợp với quá trình XH hóa ngày càng cao của sx nhằm thỏa mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về vật chất và tinh thần của quần chúng NDLĐ. Đây chính là đặc trưng kinh tế của NDC XHCN. Đặc trưng này được hình thành và bộc lộ ngày càng đầy đủ với quá trình hình thành và hoàn thiện nền KT XHCN.

Ba là, trên cơ sở sự kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích của

toàn XH (do nhà nước của GCCN đại diện), NDC XHCN có sức động viên, thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực XH của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng XH mới. Trong NDC XHCN, tất cả các tổ chức ctrị-xh, các đoàn thể và mọi công dân đều được tham gia vào các công việc của nhà nước (bằng thảo luận, góp ý kiến xây ựng chính sách, hiến pháp, pháp luật,…). Mọi công dân đều được bầu cử, ứng cử và đề cử vào cơ quan các cấp.

Bốn là, DC XHCN là NDC rộng rãi nhất trong lịch sử nhưng vẫn là NDC mang

tính giai cấp của GCCN – dân chủ đi đôi với kỷ cương, kỷ luật, với trách nhiệm của công dân trước pháp luật. Trong NDC đó, chuyên chính và dân chủ là 2 mặt, 2 yếu tố quy định lẫn nhau, tác động, bổ sung cho nhau. Dân chủ cho nhân dân và chuyên chính với kẻ thù của nhân dân là 2 mặt thống nhất trong khái niệm NDC XHCN.

Năm là, NDC XHCN không ngừng được mở rộng cùng với sự phát triển KT,

Câu 6: Trình bày KN dân tộc và những ntắc cơ bản của CNMLN trong việc giải quyết vấn đề DT

* Khái niệm dân tộc

Dân tộc là cộng đồng hình thành về lịch sử của con người, nảy sinh trên cơ sở cộng đồng ngôn ngữ, lãnh thổ, đời sống KT và nét tâm lí thể hiện ở cộng đồng VH (Stalin - 1913)

- Khái niệm dân tộc được hiểu theo 2 nghĩa:

+ Dân tộc với tư cách là 1 tộc người: cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ bền

vững, có SH KT chung, có ngôn ngữ riêng và những nét văn hóa đặc thù; xuất hiện sau và kế thừa phát triển những nhân tố tộc người ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người của cư dân cộng đồng đó

+ Dân tộc với tư cách là 1 quốc gia: cộng đồng người ổn đinh hợp thành nhân dân 1

nước, có lãnh thổ xác định, có nền KT thống nhất, có quốc ngữ, có ý thức về sự thống nhất quốc gia, gắn bó với nhau bởi lợi ích ctrị, KT, truyền thống văn hóa và truyền thống dựng và giữ nước trong lịch sử.

* Những ntắc cơ bản của CNMLN trong việc giải quyết vấn đề DT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giải quyết vấn đề dân tộc là 1 trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định, phát triển hay khủng hoảng, tan rã của 1 quốc gia dân tộc.

Theo quan điểm của CNMLN, việc giải quyết vấn đề dân tộc phải gắn liền với CMVS và trên cơ sở của CMXHCN, phải dựa trên cơ sở và lợi ích cơ bản, lâu dài của dân tộc.

- “Cương lĩnh dân tộc” của CNMLN có 3 ND cơ bản: Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc

- Cương lĩnh dân tộc của CNMLN là 1 bộ phận khôn thể tách rời trong cương lĩnh CM giải phóng GCCN, là tuyên ngôn về vấn đề dân tộc của ĐCS trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng GC và giải quyết đúng đẵn mqh dân tộc. Cương lĩnh trở thành cơ sở lý luận cho chủ trương, đường lối và chính sách dân tộc của các ĐCS và nhà nước XHCN.

+ Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng

• Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là quyền thiêng liêng của các dân tộc. Tất cả các dân tộc đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, không có đặc quyền đặc lợi về KT, CT, XH, ngôn ngữ cho bất kỳ dân tộc nào.

• Trong 1 quốc gia có nhiều dân tộc, có quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải được pháp luật bảo vệ và phải thực hiện trong thực tế, trong đó việc khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển KT, VH giữa các dân tộc lịch sử để lại có ý nghĩa cơ bản.

• Trong quan hệ giữa các quốc gia – dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bá quyền nước lớn, chống sự áp bức, bóc lột của nhà nước TB phát triển đối với các nước lạc hậu, chậm phát triển. Mọi quốc gia đều bình đẳng trong quan hệ quốc tế.

+ Các dân tộc được quyền tự quyết

• Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc, quyền tự quyết con đường phát triển KT, CT- XH của dân tộc mình

• Khi xem xét quyền tự quyết của DT cần đứng vững lập trường của GCCN, ủng hộ các phong trào DT tiến bộ, kiên quyết đấu tranh chống lại những âm mưu toan lợi dụng quyền DT tự quyết làm chiêu bài để can thiệp vào công việc nội bộ các nước, đòi ly khai, chia rẽ DT

+ Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc

• Đây là tư tưởng nội dung cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của CNMLN. Tư tưởng này là sự thể hiện bản chất quốc tế của GCCN, phong trào công nhân và phản ánh tính thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng gcấp • Đoàn kết GCCN các dân tộc có ý nghĩa lớn lao đối với sự nghiệp giải phóng

DT. Nó có vai trò quyết định đến việc xem xét, thực hiện quyền bình đẳng DT và quyền tự quyết.

• Đây là yếu tố tạo nên sức mạnh bảo đảm cho thắng lợi của GCCN và các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc

Câu 7: Trình bày KN tôn giáo và những ntắc cơ bản của CNMLN trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo

* Khái niệm tôn giáo

Tôn giáo là 1 hình thức tín ngưỡng có tổ chức với những quan niệm giáo lý thể hiện

sự tín ngưỡng và những hình thức nghi lễ thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy.

Tôn giáo là 1 hình thái ý thức XH mang tính lịch sử phản ánh sự bế tắc, bất lực của con người trước TN và XH

* Những ntắc cơ bản của CNMLN trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo

- Một là, giải quyết những vấn đề phát sinh từ tôn giáo trong đời sống XH phải gắn liền với quá trình cải tạo XH cũ, XD XH mới. CNMLN và hệ tư tưởng tôn giáo có sự khác nhau về TG quan, nhân sinh quan và con đường mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân.

- Hai là, tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân. Công dân có tôn giáo hay không có tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Cần phát huy những gtrị tích cực của tôn giáo, nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân

- Ba là, thực hiện đoàn kết những người có tôn giáo với những người không có tôn giáo, đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết những người theo tôn giáo với những người không theo tôn giáo, đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Bốn là, phân biệt rõ 2 mặt ctrị và tư tưởng trong vấn đề tôn giáo. Mặt tư tưởng thể hiện sự tín ngưỡng trong tôn giáo. Trong quá trình XD CNXH, khắc phục mặt này là việc làm thường xuyên, lâu dài. Mặt ctrị là sự lợi dụng tôn giáo của những phần tử phản động nhằm chống lại sự nghiệp CM, sự nghiệp XD CNXH. Đấu tranh loại bỏ mặt ctrị phản động trong tôn giáo là nhiệm vụ thường xuyên, vưa phải khẩn trương, kiên quyết, vừa phải thận trọng và phải có sách lược phù hợp với thực tế.

- Năm là, trong mỗi thời kỳ lịch sử khác nha, vai trò và sự tác động của từng tôn giáo đối với đời sống cũng khác nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực, các vấn đề của XH có sự khác biệt. Do vậy, phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo.

Câu 8. Trình bày những thành tựu của CNXH hiện thực. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của mô hình CNXH Xô viết.

Một phần của tài liệu Đề cương những nguyên lí của chủ nghĩa mác lênin (Trang 29)