Những hiểu biết cơ bản sinh viên cần biết

78 307 1
Những hiểu biết cơ bản sinh viên cần biết

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SINH VIÊN TOÀN TẬP Mục lục: 1) Những nghịch lý mọi thời đại khi đi học 4 2) 5 câu nói "khó đúng" bạn thường được nghe ở trường học 7 3) Từ cấp ba lên đến Đại học bạn đã thay đổi như thế nào? 8 4) 7 khác biệt lớn giữa trường trung học và đại học 9 5) Chuẩn bị tinh thần để bước vào đại học 11 6) Cẩm nang đặc biệt dành cho tân sinh viên 12 7) Lời khuyên cho tân sinh viên khi thuê nhà trọ 13 8) Lời khuyên cho sinh viên ở ký túc xá 15 9) Những điều hấp dẫn của xe buýt với sinh viên 16 10) Những lưu ý khi đi xe buýt dành cho tân sinh viên 17 11) Xe buýt dành riêng cho nữ giới: Nữ sinh thở phào nhẹ nhõm 19 12) Tân sinh viên với những cái bẫy rình rập cần tránh 20 13) Sinh viên cần cẩn thận nạn cướp giật sáng sớm tại các ngõ hẻm 21 14) Những sai lầm phổ biến cần tránh khi trở thành sinh viên 23 15) Sự khác biệt giữa sinh viên mới và cũ 24 16) 8 kiểu sinh viên bạn sẽ gặp trong trường đại học 25 17) 5 điều sinh viên năm nhất hay bị "vỡ mộng" 26 18) Những điều sinh viên năm nhất không hề biết 28 19) 5 lý do để tham gia các câu lạc bộ và tổ chức của sinh viên 29 20) 6 điều giúp bạn trở nên nổi bật khi làm việc nhóm 30 21) Tân sinh viên đừng bỏ học vì học phí 31 22) Vì sao bạn nên trân trọng thời gian học đại học? 33 23) Tân sinh viên – Hãy bắt đầu ngay từ năm đầu tiên 34 24) Những lý giải cho căn bệnh “ngại học” của tân sinh viên 35 25) 7 việc làm nhỏ nhặt làm lãng phí thời gian của sinh viên 36 26) Giúp sinh viên quản lý thời gian hiệu quả 38 27) 7 câu hỏi để tìm ra đam mê của bạn 39 28) Học tập tích cực và những nguyên tắc “vàng” 40 29) Làm sao để vượt qua một môn học khó nhằn? 41 30) Làm sao để nổi bật giữa một giảng đường rộng lớn 43 31) Đừng lo lắng nếu bạn không nổi bật ở trường 44 32) 10 thói quen của những sinh viên thành công 45 33) Những cách kiếm tiền phổ biến của sinh viên 47 34) Lời khuyên dành cho sinh viên vừa học vừa làm 49 35) 4 điều then chốt nên nhớ khi sinh viên đi làm thêm 51 36) Những điều tân SV nên làm khi đến mùa thi cuối kỳ 52 37) "Hàng hà sa số" nỗi lo của thực tập sinh 53 38) Đủ kiểu đi thực tập của sinh viên 54 39) Nghệ thuật “ghi điểm” khi đi thực tập 55 40) Xác định mục đích học tiếng Anh của bản thân 57 41) 6 “vết xe đổ” nên tránh để bạn học tiếng Anh tốt hơn 58 42) 9 mẹo học tiếng Anh hiệu quả dành cho “tân binh” 60 43) 12 quy tắc vàng cho người mới học tiếng Anh 61 44) Muốn học tiếng Anh tốt: Đừng nghĩ là đang học 63 45) Khắc phục việc học lệch các kỹ năng tiếng Anh 64 46) Mục tiêu quan trọng cho sinh viên năm cuối 65 47) Bạn lựa chọn gì sau khi ra trường? 67 48) Cần chuẩn bị gì để “đắt giá” khi ra trường? 69 49) 8 điều chỉ có sinh viên đã tốt nghiệp mới hiểu 70 50) Sinh viên và nỗi lo việc làm 71 51) Những “vũ khí” lợi hại mà sinh viên mới ra trường nên có 73 52) 7 điều nên làm trước khi tốt nghiệp đại học 74 53) Hậu Đại học – Đi làm hay học tiếp? 75 54) Phải làm sao khi đã ra trường nhưng chưa xin được việc 76 55) Sinh viên được nhận việc – đừng đồng ý vội 78 1) Những nghịch lý mọi thời đại khi đi học Có rất nhiều điều trái khoáy của học sinh khi đi học mà ngay đến cả chính những người trong cuộc cũng không thể lí giải nổi “tại sao lại như vậy?”. Kiểu như: Khi học bài thì rất buồn ngủ nhưng khi lên giường lại trằn trọc mãi không ngủ được Với nhiều bạn ban đầu rất có quyết tâm, ý chí học hành với suy nghĩ nhất định hôm nay mình phải làm xong đống bài tập về nhà kia hay phải soạn cho đầy đủ mấy bài Ngữ văn. Nhưng đến khi mới giở sách ra, lật qua lật lại được vài trang, hay mới chỉ cầm bút viết được vài dòng thì tâm trạng chán nản bắt xuất hiện cùng cơn buồn ngủ kéo đến. Dẫu có dùng biện pháp gì thì hai mắt bạn vẫn cứ díp lại. Sau một thời gian đấu tranh nội tâm “ác liệt” giữa việc học tiếp hay đi ngủ thì bạn quyết định lên giường làm một giấc thật ngon lành rồi sau đó dậy học tiếp. Thế nhưng sự đời oái oăm. Lên giường trằn trọc mãi mà chúng ta không tài nào ngủ được. Đến nước này thì nhiều bạn học sinh không biết nên làm gì? Dậy học tiếp cũng không hiệu quả mà “yên vị” trên giường cũng không xong. Để đối phó với tình huống này có lẽ ngay từ khi cơn buồn ngủ mới xuất hiện ta nên đứng dậy vươn vai đi ra ngoài, hít thở không khí cho tới khi nào “cắt cơn” thì vào học bài tiếp. Giờ học môn này thì không học lại thích đem môn khác ra học Việc này thường bị giáo viên cho vào tội thích làm việc riêng trong lớp và rất dễ các bạn sẽ có “vinh dự” có tên trong sổ đầu bài. Vì với các thầy, cô giáo việc trong giờ của mình mà học sinh đem môn khác ra học cũng đồng nghĩa với việc học sinh đó không tôn trọng giờ của mình và không tôn trọng cả chính bản thân giáo viên dạy môn đó nữa. Nhưng theo những lời “ngụy biện” của teen thì “không hiểu sao khi giờ Văn lại rất thích mang Toán ra học. Hay giờ Toán thì lại rất thích mang Vật lí ra làm… khi đó rất có hứng thú với những môn trái giờ kia, chứ không hề có ý không tôn trọng giáo viên.” Vẫn biết là giờ nào việc đó, chúng ta nên chăm chú lắng nghe thầy, cô giảng bài như vậy sẽ hiểu đúng bản chất của các vấn đề hơn, hay những phần trọng tâm của bài, phần nào khi đi thi thường có. Nhưng biết làm sao được khi mà “lí trí không thể thắng nổi con tim”. Phải đi học thì muốn nghỉ nhưng được nghỉ lại muốn được đi học Chuyện này chẳng còn xa lạ gì với tất cả học sinh nữa. Đi học lên lớp thì chỉ mong được nghỉ giờ, được về sớm hay thầy cô có việc bận đột xuất để “đỡ phải học”. Nhất là khi có ai đó thông báo “hôm nay thầy/cô ốm nên các bạn/các em được nghỉ tiết này hay các em được về”. Thì không ai bảo ai, cả lớp vỗ tay, cười sung sướng. Các thầy cô thường đùa với nhau rằng “Chẳng hiểu tại sao học sinh lại vỗ tay khi biết tin thầy cô của mình bị ốm?” Dẫu cho các thầy, các cô rất hiểu tâm lí học sinh “vỗ tay vì được nghỉ, không phải học.” Thế nhưng đến những dịp như 20/11 hay tết Dương lịch, tết Nguyên đán… được nghỉ vài ngày thì ai ai ở nhà cũng kêu chán, thấy nhớ trường lớp, bạn bè quá. Lúc đó ai cũng mong muốn thời gian trôi nhanh để đi học. Học trò đúng thật là “được voi lại còn đòi Hai Bà Trưng”. Dù dậy sớm vẫn thích đi muộn Rất nhiều bạn sau này khi lên đại học rồi, hay khi đã ra trường đi làm, mỗi lần họp lớp lại cảm thấy rất tự hào với thành tích “đi học muộn” của mình. Nhà xa thì chớ nhưng đằng này, càng nhà ở gần trường, các bạn học sinh lại càng hay đi muộn. Có lẽ là do tâm lí chủ quan, nhà gần đợi khi nào sắp đánh trống đi cũng kịp. Lại có rất nhiều bạn như một thói quen không thể đi sớm được, mặc dù ở nhà dậy rất sớm, cặp sách, quần áo cũng đã chuẩn bị xong, chỉ việc lên đường nữa thôi. Nhưng không hiểu sao vẫn không thể đi được. Cứ phải đợi đến “giờ đó-giờ hoàng đạo của mình” thì mới xách cặp đi, dẫu cho trong lòng biết rằng đi giờ này có thể bị muộn. Bạn hãy thử một lần đi sớm, sẽ có rất nhiều điều thú vị mà bạn chưa khám phá ra. Ví như bạn sẽ thấy cảnh vật thật mới lạ, đường phố thật ít người, không khí thật trong lành, không có xe cộ tấp nập, còi xe inh ỏi, những làn gió sớm mai khoan khoái dễ chịu… Ở nhà không học bài cũ, lên lớp chuẩn bị đến giờ mới đem sách ra học Kiểm tra bài cũ luôn là phần khoai nhất và là khoảng thời gian thử thách tâm lí của học sinh. Hầu hết 99 % học sinh đều ngại học bài cũ ở nhà. Đó chính là lí do ở nhà có rất rất nhiều thời gian để học bài cũ nhưng ta lại không học. Mà cứ phải tới khi gần đến giờ học ta mới cuống cuồng lôi sách ra đọc, hoặc đến giờ vào lớp mới giở sách vội ra xem lại bài hôm trước. Có bạn thổ lộ rằng “ở nhà học mãi không tài nào thuộc được, nhưng có lẽ sắp đến giờ “tử”, không nhớ cũng phải cố nhớ. Vì thế mà học nhanh hơn.” Nhưng nhanh đến mấy cũng không giúp bạn có thể học thuộc toàn bộ kiến thức bài hôm trước một cách trơn chu, nhuần nhuyễn. Và học kiểu như vậy, học sinh sẽ rất dễ quên, thậm chí chỉ cần qua giờ kiểm tra đầu giờ là chúng ta đã quên những gì khi nãy vừa cố học thuộc rồi. Phần học kĩ thì đề thi không có, phần không học thì đề lại ra Còn gì đau hơn khi mà trong đề cương ôn tập có 10 bài. Ta học rất kĩ 8 bài, còn bài sau mới xem qua và bài nữa thì chưa xem tới. Và cứ nghĩ rằng, có lẽ đề cũng không ra vào bài đó đâu. Nhưng thế gian đâu biết được chữ ngờ. Phần mình học thì đề bài không có, phần không học thì lại chiếm nhiều điểm nhất. Khổ một điều nữa là, đọc đề bài, câu nào cũng thấy quen quen, lơ mơ trong đầu hình như bài này mình làm rồi, câu này mình đã đọc ở trong sách rồi, bài bao nhiêu, trang thứ mấy còn nhớ mà sao nội dung trả lời thì hoàn toàn không có chút ấn tượng nào là sao? dù có vò đầu bứt tai, cắn nát bút cũng không thể nhớ ra chữ nào. Lúc này chỉ biết ngậm ngùi khóc thầm trong lòng mà thôi. Vẫn còn rất rất nhiều những nghịch lí nữa mà chúng ta không thể giải thích nổi ở lứa tuổi “Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò” này. Thôi thì hãy cứ để học sinh sống với đúng với những vô tư lự của mình. 2) 5 câu nói "khó đúng" bạn thường được nghe ở trường học Khi đi học, chắc chắn những câu nói dưới đây bạn rất hay được nghe. Nhưng việc thực hiện được những câu nói này thường là không nhiều. 1. Đây sẽ là khoảng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của bạn Đây là một trong những câu nói đầu tiên bạn được nghe ở trường trung học. Điều này có thể đúng trong một số trường hợp, nhưng không phải tất cả. Trên thực tế, những tháng năm học ở trường trung học chỉ là một sự khởi đầu. Chúng ta còn rất nhiều con đường phía trước, có thể 3 năm học trung học chưa phải điểm nhấn của cuộc đời. 2. Bạn sẽ sử dụng kiến thức này trong một ngày không xa Bao nhiêu lần bạn được ngồi trong lớp học và các kiến thức này sẽ áp dụng như thế nào vào cuộc sống. Bạn sẽ sử dụng lượng giác, tích phân, giải phương trình để làm gì? Tuy nhiên, tất cả các giáo viên đều nói rằng bạn sẽ sử dụng kiến thức này vào một ngày không xa. 3. Các giáo viên sẵn sàng giúp bạn Một phần câu nói này là đúng, nhưng không phải tất cả giáo viên đều sẵn sàng giúp bạn. Nếu may mắn, bạn sẽ tìm được một giáo viên có thể hướng dẫn bạn đi đúng hướng, dạy cho bạn những bài học quý giá không chỉ liên quan đến môn học mà họ dạy. Việc tìm kiếm một giáo viên như thế này rất khó khăn bởi hầu hết giáo viên đều cố gắng tỏ ra thật nghiêm túc. 4. Tất cả các giáo viên đều đối xử công bằng Sự thật là giáo viên chọn và yêu thích một số học sinh nhiều hơn một cách vô thức. Họ có thể nói rằng họ đối xử với các học sinh như nhau nhưng sự thật thì họ cũng cảm tính như chúng ta vậy. Một số giáo viên có xu hướng yêu quý một số em học sinh nhiều hơn và có chút phân biệt đối xử với học trò mà họ không thích. Là học sinh, chúng ta thường phải sống chung với điều đó. 5. Trường học là sự chuẩn bị cho thế giới thực Trường trung học chưa thật sự mang đến cho bạn nhiều kỹ năng đối mặt với thực tế. Đó là lý do tại sao bạn cần phải học thêm đại học, chuẩn bị thật kỹ những kiến thức chuyên ngành và bắt đầu "ra đời" bằng 3 tháng thực tập ở môi trường thực tế. 3) Từ cấp ba lên đến Đại học bạn đã thay đổi như thế nào? Hãy cùng xem từ cấp ba lên đến Đại học bạn đã thay đổi như nào nhé. Dự định tương lai Đối với cấp ba: Khi đó bạn đang miệt mài ôn thi, lịch học kín mít từ sáng cho đến chiều tối, ước mơ vào Đại học luôn cháy bùng trong tâm trí. Lúc này bạn vẽ ra rất nhiều dự định cho tương lai, học trường gì, thi khoa nào, sau này tốt nghiệp làm gì, những hoạt động cực oách mà mình sẽ tham gia… Bạn thấy mình tràn đầy nhiệt huyết và cố gắng không ngừng nghỉ về tương lai tươi sáng sau này. Lên đến Đại học: Sau khi học Đại học một thời gian bạn bắt đầu giật mình về tương lai và lý tưởng sống của mình. Có lẽ bạn đang mất phương hướng ở những năm tháng tuổi 20, bạn không chắc chắn về thứ mình đang học và tương lai sau này. Nhìn ra xung quanh, bạn thấy hoảng hốt vì mình chưa làm được gì trong khi thời gian cứ vùn vụt trôi, khi được hỏi dự định trong 2 đến 3 năm tới là gì, bạn suy nghĩ và trả lời “không biết”. Cạnh tranh học tập Đối với cấp ba: Bạn thấy mình học thế nào cũng vẫn chưa đủ và luôn có cuộc cạnh tranh ngầm về kết quả học tập đối với những đứa bạn cùng lớp. Bạn một lòng chăm chỉ học tập để có kết quả vượt trội, để vào được Đại học hoặc có một bộ hồ sơ đẹp để đi du học. Lúc này bạn chỉ muốn mình thật giỏi hơn hẳn những đứa khác cả ở lớp học thêm cũng như học chính. Lên đến Đại học: Vào được Đại học rồi bạn tự cho phép mình một khoảng thời nghỉ ngơi xả láng sau những tháng ngày ôn luyện vất vả. Bạn không còn quan trọng việc giữ thành tích cao nhất như trước nữa, miễn làm sao không phải thi lại, nợ môn hay học vét là ổn đối với bạn rồi. Bạn bè Đối với cấp ba: Bạn luôn có 1 đến 2 người bạn thân thiết làm gì cũng có nhau và chia sẻ mọi chuyện. Những người bạn này thường là làm quen lúc đầu năm hoặc đã biết nhau từ cấp hai và học chung lên đến hết cấp ba. Lên đến Đại học: Mối quan hệ bạn bè của bạn được mở rộng hơn nữa, lần này bạn sẽ gặp được những người bạn thú vị đến từ khắp nơi trên đất nước, thậm chí là có một số trường có sinh viên quốc tế. Tuy nhiên, cũng có những người thấy lên Đại học khó tìm được bạn hơn và tình bạn cũng trở nên phức tạp hơn. Các mối quan hệ xã hội Đối với cấp ba: Thời gian này bạn lấy việc học hàng đầu và cũng chưa hiểu “quan hệ xã hội” là gì. Các mối quan hệ thân thiết nhất là bạn bè, thầy cô ở lớp hay những chỗ dạy học thêm. Lên đến Đại học: Ở Đại học bạn có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn, bạn có thể vừa cân bằng việc học lẫn việc làm thêm hay các hoạt động ở trường. Lúc này bạn sẽ chủ động đi tìm những cơ hội khác đến với mình thay vì chờ đợi như trước. Tự lập Đối với cấp ba: Bạn vẫn còn đang phụ thuộc vào bố mẹ rất nhiều thứ và chỉ biết một việc duy nhất là học. Mọi việc đều đã có cha mẹ lo lắng hoặc thầy cô giảng giải, giúp đỡ. Lên đến Đại học: Đây là một bước ngoặt lớn. Lần đầu tiên bạn phải xa gia đình đến một nơi xa lạ, tự mình lo và xoay xở tìm chỗ ở, tính toán những khoản chi tiêu hàng tháng, những công việc phát sinh hàng ngày. Có những bạn còn đi làm thêm để có thêm thu nhập trang trải. Ngay cả việc học bạn cũng phải tự mình cố gắng, không còn chuyện được chỉ bảo tỉ mỉ như hồi cấp 3, bạn phải tự mình đăng kí môn học, tự ôn luyện để đi thi, không thể chờ đợi người khác giục giã, nhắc nhở được. Nếu không chỉ còn cách thi lại với nợ môn mà thôi. 4) 7 khác biệt lớn giữa trường trung học và đại học Với nhiều bạn học sinh, trường trung học và đại học có thể là một quá trình chuyển đổi khá bất ngờ. 1. Diện tích và số lượng sinh viên Một trường trung học có thể là nơi học tập của 1.000 - 2.000 học sinh, nhưng trường đại học lại có diện tích và số lượng sinh viên lớn hơn rất nhiều. Hầu hết các trường trung học đều rất nhỏ so với các trường đại học có kích cỡ trung bình. Chính vì có diện tích lớn, các trường đại học có những giảng đường rộng và tiện nghi hơn. Trong khuôn viên trường đại học còn có vô vàn những khu nhà phục vụ những nhu cầu học tập đặc thù như phòng thí nghiệm, phòng học tin học, sân vận động, bể bơi… Số lượng sinh viên theo học ở trường đại học đông hơn so với trường trung học nhiều lần. Đó là lý do bạn có thể dễ dàng gặp được rất nhiều tài năng, tính cách trong trường đại học. 2. Phương thức giáo dục Giáo viên và các giảng viên có phương pháp giảng dạy hoàn toàn khác nhau. Nếu học tập ở trường trung học, bạn được thầy cô quan tâm, định hướng nhiều hơn thì ở trường đại học, giảng viên đánh giá cao tinh thần tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu của các sinh viên. Giảng viên ở trường đại học là những người có kiến thức và kinh nghiệm thực tế, nhưng đôi khi những kiến thức và kinh nghiệm đó làm các bài giảng của họ trở nên khô khan, giáo điều khiến sinh viên cảm thấy khó tiếp cận hơn kiến thức ở trường trung học. 3. Lối sống Khi còn học trường trung học, bạn ở nhà cùng với bố mẹ và hằng ngày đều đi lại từ nhà đến trường. Cuộc sống của một học sinh trung học được gần gũi và gắn bó với gia đình nhiều hơn. Tuy nhiên, ở trường đại học, phần lớn các sinh viên đều sống ở nhà trọ hoặc ký túc xá. Nơi ở mới đem lại nhiều xáo trộn trong lối sống của bạn. Bạn có thể tự do quyết định lịch trình hoạt động, đi lại của bản thân. Điều này cho phép bạn tự chủ hơn và bắt đầu những bước đầu tiên để trở thành một người trưởng thành. 4. Tiền bạc Là một học sinh, bạn có thể phụ thuộc toàn bộ vào gia đình và hầu như hiếm khi phải lo nghĩ về vấn đề này. Trái lại, tiền bạc trở thành một mối quan tâm thực sự trong trường đại học, ngoài việc bạn phải tự cân đối chi tiêu với khoản tiền từ gia đình, bạn cũng có thể bắt đầu một công việc bán thời gian và tự kiếm được những đồng tiền đầu tiên và dần dần trở nên độc lập về tài chính. Bạn cũng có thể tìm kiếm những học bổng trong trường hoặc từ các tổ chức, doanh nghiệp để giúp cho việc học trở nên thuận lợi hơn. 5. Tự do Một trong những điều mà nhiều học sinh trung học mong muốn học đại học là tự do. Sống trong nhà trọ hoặc ký túc xá, bạn sẽ không phải lo xin phép cha mẹ mỗi khi đi ra ngoài hoặc mua sắm đồ gì đó. Tuy nhiên, tự do là quyền lợi và cũng là một trách nhiệm rất lớn. Sự tự do ở trường đại học gắn liền với việc bạn phải sống có trách nhiệm với chính bản thân mình và học cách nói “không” khi cần thiết. 6. Sự căng thẳng Ở trường đại học, không chỉ bậc học của bạn cao lên mà sự căng thẳng cũng vậy. Công việc, bài tập, điểm số, chuyện hẹn hò và cả những dự định tương lai đều có thể làm bạn căng thẳng và áp lực. Và những điều này ngày càng trở nên căng thẳng hơn ở trường đại học bởi vì đây đã là ngưỡng cửa để bạn bước ra ngoài cuộc sống với tư cách là một người có học thức và trưởng thành. Bạn sẽ phải căng thẳng và suy nghĩ nhiều hơn khi sắp tốt nghiệp, làm luận văn/thi tốt nghiệp và việc tìm kiếm một công việc phù hợp là điều quan trọng hơn cả. Đừng để sự căng thẳng mang đến những ảnh hưởng tiêu cực cho hành trình theo đuổi ước mơ của bạn. 7. Chuyện hẹn hò Chuyện hẹn hò ở trường đại học là một trò chơi hoàn toàn khác đối với chuyện hẹn hò ở trường trung học. Trước hết, nhiều học sinh cảm thấy lo lắng và không mong muốn hẹn hò ở trường trung học vì sợ ảnh hưởng đến việc học tập và quan niệm rằng sẽ tìm thấy nhiều cơ hội tốt hơn khi học tập ở trường đại học. Nếu bạn đã từng hẹn hò ở trường trung học, bạn sẽ cảm thấy những biến đổi lớn trong thái độ của phụ huynh đối với chuyện hẹn hò của bạn. Cha mẹ sẽ cho phép bạn tự do hơn và đôi khi là rất ủng hộ mối quan hệ của hai bạn! Điều đó có nghĩa là bạn sẽ được tự do hơn, nhưng cũng nhiều trách nhiệm hơn. Bạn phải biết suy nghĩ và chắc chắn rằng bạn đang có những quyết định khôn ngoan nhất và tốt nhất cho bạn khi hẹn hò ở trường đại học. 5) Chuẩn bị tinh thần để bước vào đại học Có rất nhiều điều để bạn cần chuẩn bị tinh thần. Đại học sẽ là một môi trường tuyệt vời và đáng mơ ước, miễn là bạn cảm thấy sẵn sàng. 1. Sự đa dạng Một trong những điều quan trọng về để chuẩn bị tinh thần cho mình trước khi học đại học là sự đa dạng. Cho dù bạn học tập ở một trường đại học quốc tế nổi tiếng hoặc đại học cộng đồng ở một thị trấn nhỏ, bạn có thể mong đợi rất nhiều sự đa dạng. Một trường đại học là sự quy tụ của hàng ngàn sinh viên đại học đến từ các tỉnh thành, các đất nước khác nhau vào mỗi năm. Hãy sẵn sàng để trở nên thân thiện và cởi mở với tất cả mọi người từ các chủng tộc, tôn giáo và văn hóa khác nhau. 2. Áp lực tài chính Áp lực tài chính trở nên rất thực tế khi bạn bắt đầu học đại học. Bạn có thể sẽ đối mặt với các khoản nợ, chi phí ăn ở, sinh hoạt, đi lại và những buổi tiệc tùng sẽ khiến bạn đau đầu. Đó là lý do tại sao trước khi bắt đầu học đại học, bạn cần phải chuẩn bị tinh thần để hạch toán chi tiêu thật khoa học, có sẵn một khoản tiết kiệm khi còn học trung học, cũng cho phép bạn học cách tiết kiệm và tự quản lý chi tiêu. 3. Làm bạn với tất cả mọi người Học tập đại học sẽ cho bạn cơ hội gặp rất nhiều người bạn mới, đặc biệt với các trường đại học đào tạo theo tín chỉ. Đại học không giống như trường trung học nơi bạn chỉ gặp một vài trăm sinh viên trong bốn năm. Thay vào đó, bạn sẽ có cơ hội được kết bạn, học tập với rất nhiều bạn mới trong lớp học, trong khu ký túc xá và cả trong những sự kiện, chiến dịch mà Đoàn trường tổ chức. Bạn có thể phải chuẩn bị thêm nhiều kỹ năng mềm để tránh bị bối rối và khó xử khi gặp những người mới. 4. Độc lập Khi học sinh nghĩ đến "độc lập", điều đầu tiên họ nghĩ đến là sự tự do. Nhưng độc lập và tự do không phải như bạn nghĩ. Trong khi tự do là được làm những điều mình muốn và mình thích, thì độc lập là tự chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình mà không dựa vào bất cứ ai. Để chuẩn bị tinh thần bước vào đại học, bạn nên bắt đầu học cách nấu ăn, đi chợ, mua sắm và giặt giũ. 5. Công việc đầu tiên Đối với nhiều sinh viên, quãng thời gian học đại học là lần đầu tiên họ kiếm tiền để chi tiêu và tồn tại. Nếu bạn chuẩn bị đi học đại học, hãy chuẩn bị tinh thần để làm việc khi còn là sinh viên, cân bằng công việc và học tập sẽ không phải là nhiệm vụ dễ dàng và cuối cùng bạn sẽ nhận được rất nhiều từ những nỗ lực này. Đừng lao đầu vào làm việc, học tập và ngược đãi bản thân bằng những bữa ăn qua loa vội vàng với bánh mì, mì gói và cafe. 6. Yêu cầu giúp đỡ Một điều tốt khi học đại học là bạn vẫn có thể nhận được sự giúp đỡ từ nhiều người. Có thể bạn sẽ cảm thấy không nên, nhưng nếu gặp vấn đề nào đó, hãy yêu cầu sự giúp đỡ và lời khuyên từ những người thân yêu và các giảng viên. 7. Có những niềm vui Mặc dù có rất nhiều điều khó khăn đang chờ phía trước, nhưng quãng thời gian học tập ở trường đại học cũng tràn ngập niềm vui. Đó là quãng thời gian bạn ít hay chưa phải lo nghĩ đến chuyện mưu sinh. Bạn có thể có những tình bạn, [...]... Có nhiều nơi để đi nhưng chỉ có một nơi để về đó là gia đình và những người thân của bạn 15) Sự khác biệt giữa sinh viên mới và cũ 4 năm sinh viên là thời gian không dài, nhưng vẫn đủ tạo ra sự khác biệt đáng kể giữa tân sinh viên và các sinh viên năm 2, 3, 4 Chắc chắn bạn sẽ nhận ra những điểm khác biệt giữa sinh viên năm nhất và sinh viên năm 2, 3, 4 1 Cách bạn ăn mặc Vào ngày đầu tiên đi học, bạn... trường 7 Sinh viên thường xuyên đi học muộn Trong lớp của bạn, ắt hẳn sẽ có nhóm bạn sinh viên thường xuyên đi học muộn, đó thường là những bạn sinh viên ở nhà quá xa hoặc quá gần so với trường 8 Sinh viên chăm chỉ Nếu bạn thường nhìn thấy một số sinh viên ở thư viện hoặc trên giảng đường với một cuốn sách trên tay Bạn sẽ không quá bất ngờ với thành tích và bảng điểm của họ 17) 5 điều sinh viên năm... phương tiện này Thẻ sinh viên tạm thời đôi khi không được chấp nhận Là học sinh, sinh viên đồng nghĩa cới việc bạn có “đặc quyền” được đi xe buýt với giá rẻ Khi mới nhập học nhà trường chỉ cấp cho bạn thẻ sinh viên tạm thời, còn thẻ sinh viên chính thức ít nhất phải hai tháng sau bạn mới được cầm trên tay Thế nhưng, không phải lúc nào thẻ sinh viên tạm thời cũng có giá trị Thế Anh, sinh viên trường đại... mai, cóc, sấu dầm… 5 Sinh viên vui tính Những sinh viên vui tính thường khuấy động giờ giảng bằng những câu hỏi hoặc câu trả lời trời –ơi- đất –hỡi Những sinh viên này cũng thường làm đám đông cười nghiêng ngả với những phát ngôn không- giống – ai của mình 6 Sinh viên coi giảng đường là sàn catwalk Bạn không nên đến giảng đường trong bộ dạng quá tuềnh toàng Nhưng bạn cũng không cần dành ra 2 tiếng trước... bao giờ thừa với các bạn sinh viên và những người đi làm vào buổi sáng sớm 14) Những sai lầm phổ biến cần tránh khi trở thành sinh viên Trở thành sinh viên sẽ là một trải nghiệm quý báu của cuộc đời mỗi người Bên cạnh sự háo hức, hồi hộp mong chờ một môi trường hoàn toàn mới thì những sai lầm sẽ là điều không thể tránh khỏi Hãy cùng chỉ ra những lỗi phổ biến mà không ít sinh viên Việt Nam từng mắc phải... và thậm chí đưa ra thêm những câu hỏi “vặn lại” giảng viên của mình 3 Sinh viên “yêu” chiếc điện thoại Sinh viên “yêu” chiếc điện thoại thường dành cả tiết học của mình với chiếc “dế yêu” của mình Cô/cậu ấy có thể chat chít, lướt web, Facebook, chụp ảnh tự sướng mà không biết chán 4 Sinh viên thích ăn quà Bạn có thể dễ dàng nhận thấy những sinh viên hay vào muộn sau mỗi giờ nghỉ và mang theo rất nhiều... còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố 12) Tân sinh viên với những cái bẫy rình rập cần tránh Vẫn còn lâng lâng trong cảm giác vừa thi đỗ Đại học, lại bỡ ngỡ trong ngày đầu tiên đi nhập trường, cũng như sự mới lạ của một môi trường mới Đó là những điều mà kẻ gian thường lợi dụng để “đánh quả lừa” đối với các tân sinh viên Dưới đây là những “quả lừa” mà tân sinh viên cần hết sức tỉnh táo nếu không muốn phải... chịu 1 Sinh viên thích làm dáng Sinh viên thích làm đỏm có thể dành 5 tiếng cho kiểu tóc mới, nhưng chỉ dành 10 phút cho bài tiểu luận Đây là kiểu sinh viên chúng ta thường gặp trong các lớp học Họ lúc nào cũng trông thật xinh đẹp và thời trang, còn chuyện học hành thì miễn – bàn 2 Sinh viên thông minh Sinh viên thông có thể trả lời tất cả các câu hỏi của thầy/cô giáo và thậm chí đưa ra thêm những câu... đề an ninh rất quan trọng cho tân sinh viên sống ở phòng trọ Rất nhiều vụ trộm cắp laptop, xe máy, tiền, điện thoại… của sinh viên đã để lại 1 nỗi ám ảnh đối với bất cứ bạn sinh viên nào Hoặc đơn giản là vụ trộm vặt quần áo, phụ kiện cũng gây khó chịu và bất an cho nhiều sinh viên Vì vậy, hãy chọn thuê ở 1 xóm trọ đảm bảo an ninh, cổng cửa chắc chắn Lan Hương (sinh viên năm cuối CĐ Sư phạm Hà Nội) kể... một vài người bạn thân thực sự thì hãy chờ đi, phải cần thời gian để kiếm được một người bạn tốt và hợp với mình ở trường đại học 18) Những điều sinh viên năm nhất không hề biết Bạn có thể rất tò mò về cuộc sống của một sinh viên năm nhất và đã hỏi qua các anh chị của mình Tuy nhiên, vẫn có một số điều bạn chưa từng biết về cuộc sống của một tân sinh viên Bạn sẽ không thể ngủ đến trưa Với phương thức

Ngày đăng: 29/08/2015, 20:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mục lục

  • Những nghịch lý mọi thời đại khi đi học

  • 5 câu nói "khó đúng" bạn thường được nghe ở trường học

  • Từ cấp ba lên đến Đại học bạn đã thay đổi như thế nào?

  • 7 khác biệt lớn giữa trường trung học và đại học

  • Chuẩn bị tinh thần để bướcvào đại học

  • Cẩm nang đặc biệt dành cho tân sinh viên

  • Lời khuyên cho tân sinh viên khi thuê nhà trọ

  • Lời khuyên cho sinh viên ở ký túc xá

  • Những điều hấp dẫn của xe buýt với sinh viên

  • Những lưu ý khi đi xe buýt dành cho tân sinh viên

  • Xe buýt dành riêng cho nữ giới: Nữ sinh thở phào nhẹ nhõm

  • Tân sinh viên với những cái bẫy rình rập cần tránh

  • Sinh viên cần cẩn thận nạn cướp giật sáng sớm tại các ngõ hẻm

  • Những sai lầm phổ biến cần tránh khi trở thành sinh viên

  • Sự khác biệt giữa sinh viên mới và cũ

  • 8 kiểu sinh viên bạn sẽ gặp trong trường đại học

  • 5 điều sinh viên năm nhất hay bị "vỡ mộng"

  • Những điều sinh viên năm nhất không hề biết

  • 5 lý do để tham gia các câu lạc bộ và tổ chức của sinh viên

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan