Những lý giải cho căn bệnh “ngại học” của tân sinh viên

Một phần của tài liệu Những hiểu biết cơ bản sinh viên cần biết (Trang 34)

Vào một ngày đẹp trời, bạn bỗng giật mình khi nhận ra số lần ngồi vào bàn học mới chỉ đếm trên đầu ngón tay kể từ ngày bạn bước chân vào giảng đường Đại học. Nếu lúc này bạn đang tự đặt câu hỏi: “Vì sao đến nỗi ?” thì dưới đây là một vài nguyên nhân chính.

1. Tâm lý “mình là sinh viên năm nhất”

Đây có lẽ là nguyên nhân chính dùng để “ngụy biện” cho thói lười học của bạn. Điều này thoạt đầu nghe thật có lý nhưng nếu lạm dụng “câu thần chú” này quá nhiều thì thật tai hại. Học hành chăm chỉ, giành kết quả tốt ngay ở những kỳ kiểm tra đầu tiên giúp bạn duy trì sự hứng khởi trong học tập, từ đó giành được những kết quả khả quan trong những năm tiếp theo. Ngược lại, tâm lý “xõa” quá đà sẽ khiến bạn phải liên tục căng mình ra để học lại và thi lại, hai nỗi ác mông mà mọi sinh viên đều e ngại.

2. Thầy cô dễ tính hơn rất nhiều

Nếu như trước đây bạn luôn phải “toát mồ hôi” học thuộc bài trước khi đến lớp hay ghi chép bài đầy đủ với hy vọng gỡ điểm “vở sạch chữ đẹp” thì mọi thứ thay đổi hoàn toàn khi lên Đại học. Khi đã là sinh viên, bạn sẽ phải tập làm quen với việc học tập và nghiên cứu trên tinh thần tự giác và giả dụ có quên không làm bài tập đi chăng nữa thì cũng chẳng có hình phạt nào. Điều này vô tình làm rất nhiều các tân sinh viên mất đi sự nghiêm khắc với bản thân.

3. Các môn học “khó nhằn” hơn trước

Vào Đại học cũng là lúc bạn tạm biệt với những môn học quen thuộc suốt 12 năm như Văn, Sử, Địa mà thay vào đó là những bộ môn đại cương khá lạ lẫm với khối lượng kiến thức lớn và những thuật ngữ chuyên môn khó hiểu, cộng thêm tốc độ giảng bài tương đối nhanh của các thầy cô, hậu quả là bạn không thể theo kịp và đương nhiên sẽ chẳng có động lực để giở cuốn giáo trình ra.

Kết thúc một chặng đường ôn thi đầy gian nan và vất vả suốt năm lớp 12, bạn đã đạt được mong ước của mình khi chạm chân được vào trường Đại học như đúng nguyện vọng ban đầu và nhanh chóng nghĩ đến những tháng ngày ăn chơi trước mắt cho bõ nhưng đêm thức trắng để ôn thi. Lẽ dĩ nhiên ai cũng có quyền được hưởng thụ sau những ngày dài chịu áp lực căng thẳng từ kỳ thi, nhưng điều quan trọng hơn là hãy nhanh chóng lấy lại thăng bằng và bắt nhịp với guồng quay học tập mới nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.

5. Không có mục tiêu học tập rõ ràng

Trước đây mục tiêu lớn nhất của bạn là chạm chân vào được ngôi trường mà mình hằng mong ước và giờ đây, khi đã hoàn thành mục tiêu đề ra thì bạn bỗng rơi vào trạng thái “hẫng” hay nói đúng hơn là không còn mục tiêu để theo đuổi. Điều này dẫn đến việc hết hứng thú với việc học tập, cộng thêm với việc không còn người giám sát nên bạn dễ dàng “thả trôi” chuyện bài vở, học hành.

6. Ảnh hưởng từ bạn bè

Cho dù bạn đã cố gắng đốc thúc bản thân, tự tạo động lực để học tập thì có lẽ vẫn còn một “chướng ngại vật” bạn phải vượt qua, đó chính là bạn bè. Chẳng dễ gì học tập một cách nghiêm túc nếu như bạn phải ngồi cạnh một tên chuyên ngủ trong lớp, hay ngồi trên một nhóm “bà tám” với những câu chuyện bất tận không hồi kết.

Một phần của tài liệu Những hiểu biết cơ bản sinh viên cần biết (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)