12 quy tắc vàng cho người mới học tiếng Anh

Một phần của tài liệu Những hiểu biết cơ bản sinh viên cần biết (Trang 60)

Môn học nào cũng có những quy tắc riêng, để học giỏi môn học ấy bạn cần phải nắm vững chúng. Và tiếng Anh cũng có những quy tắc vàng, hãy cùng xem nó là gì?

1. Mục tiêu phù hợp

Mục tiêu phù hợp luôn là một trong những điều kiện để bạn thành công. Với tiếng Anh cũng vậy, điều đầu tiên bạn cần phải làm là đặt cho mình một mục tiêu trong việc “cày” tiếng Anh.

Mục tiêu của bạn là học để qua môn? Học để qua các kì thi? Học để xin việc? Học để đi du học? Hãy đặt mục tiêu phù hợp cho bản thân. Và hãy nhớ rằng đừng đặt ra những mục tiêu quá lớn vì điều đó khiến bạn mất tự tin nếu thất bại.

2. Tìm hiểu trước những gì mình sẽ học

Với bất kì môn học nào, muốn giỏi bạn đều phải hiểu biết về môn học đó. Tiếng Anh cũng không ngoại lệ, trước khi bắt đầu, bạn cần trang bị cho mình những hiểu biết về cấu trúc từng phần của môn học. Tiếng Anh không khó, nhưng vì nó là ngoại ngữ cho nên sự lạ lẫm khiến không ít sinh viên, học sinh thấy “sợ”. Vì thế, đọc trước sách giáo khoa, nghiên cứu các tài liệu liên quan, thử làm các bài tập trong sách, tập đọc, tập viết,… sẽ giúp các bạn tiếp cận dễ dàng hơn với môn này.

3. Lên kế hoạch và tuân thủ kế hoạch

Chần chừ là một trong những lý do khiến nhiều bạn thất bại trong việc học tiếng Anh. Để đạt được kết quả mong muốn, bạn cần lập cho mình kế hoạch học tập ngay từ khi bắt đầu và luôn rèn luyện, tập luyện theo kế hoạch. Chọn cho mình những bộ sách, tài liệu học tập đáng tin cậy nếu bạn muốn tự học. Và để có được kết quả cao thì bạn cần cả việc học trên lớp và tự học.

Khi bạn học trên lớp, hãy duy trì một không khí thoải mái nhất để tiếp thu bài nhanh nhất. Với việc tự học, các tài liệu tự học nên có đáp án và hướng dẫn chi tiết giúp bạn tiết kiệm thời gian và hiệu quả hơn. Một lưu ý là học nhóm cũng là một phương pháp rất tốt.

Chọn thời gian học vào một khoảng giờ cố định trong ngày và lặp đi lặp lại việc ôn tập hàng ngày sẽ nhanh chóng nâng cao điểm số của bạn. Hãy lập kế hoạch học tập và thực hiện nó.

4. Mở rộng “vốn” từ vựng

Một trong những lí do khiến bạn học kém tiếng Anh là do vốn tự vựng quá ít hoặc chỉ ở mức giới hạn. Hãy liên tục bổ sung từ mới để “kho dự trữ” từ vựng phong phú về nhiều lĩnh vực khác nhau.

Lời khuyên tốt nhất là người học nên có một cuốn sổ tay nhỏ và viết tất cả các từ mới vào đó. Không nên học từ mới theo một danh sách các từ. Vì bạn chỉ có thể nhớ được từ vựng một cách tốt nhất và dễ dàng nhất chỉ nhờ vào ngữ cảnh của từ. Do vậy với mỗi một từ bạn gặp trong quá trình học hãy viết từ đó và học từ đó trong câu. Và mỗi cuối tuần hãy tổng kết lại một lần.

Không nên sử dụng từ điển song ngữ trong quá trình học từ. Những từ điển điện tử sẽ làm cho việc học từ của bạn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Sẽ không thể nhớ được từ nếu bạn không dành một chút nỗ lực cho việc hiểu và nhớ nó.

5. Khắc phục những điểm yếu

Sau một thời gian làm quen với tiếng Anh, bạn sẽ biết được bạn yếu ở phần nào, có thể có những mảng ngữ pháp bạn chưa nắm vững. Khi học trên lớp, bạn hãy nhờ tới sự trợ giúp của thầy cô giáo của bạn, làm thêm những phần bài tập mà thầy cô giáo của bạn giao cho. Khi tự học, hãy tìm cho mình những nguồn tài liệu tốt nhất có thể giúp bạn củng cố hơn những vấn đề đó. Internet cũng là một trong những công cụ hỗ trợ việc học tập của bạn rất tốt. Bạn có thể tìm kiếm những giải thích hoặc những bài tập bổ trợ trên Internet thông qua thanh cộng cụ tìm kiếm rất hiệu quả.

6. Tập nghe nhiều và nhanh

Bạn nên tập nghe thật nhiều và thật nhanh. Khi nghe, bạn không nên tạo cho mình thói quen tua lại băng, hãy coi đoạn băng như trong kì thi và bạn không thể có cơ hội nghe lại và áp lực đó sẽ khiến bạn nỗ lực hơn. Hãy có gắng tua lại ít nhất có thể mà hãy cố gắng nghe hết đoạn băng rối cố gắng đoán xem đoạn băng nói những gì và cuối cùng thì mới nghe lại.

13. Đọc to

Đọc to sẽ trợ giúp cho bạn kỹ năng đọc hiểu và nghe hiểu. Để hiểu được tiếng Anh tốt hơn thì điều quan trọng là bạn phải hiểu được nhịp điệu của ngôn ngữ này. Hãy đọc thật nhiều sách, báo, tạp chí và thậm chí là truyện dành cho thiếu nhi. Bạn cũng có thể thu âm giọng đọc của mình vào trong đài để xem giọng của mình như thế nào.

7. Tận dụng phương tiện thông tin đại chúng

Một trong những phương pháp học tiếng Anh hiệu quả nhất là học theo tiếng Anh thực tiễn. Hãy chịu khó xem TV, nghe đài, đọc sách báo; chú ý tới những mẩu quảng cáo, những tin tức về thời tiết, về tình trạng giao thông,…

Có rất nhiều trang web cung cấp miễn phí các mẫu đề thi, vì vậy bạn nên thường xuyên lướt qua các trang web. Bạn có thể dành một tiếng đồng hồ mỗi ngày để học tiếng Anh trên mạng, nhưng nhớ đừng bị thu hút bởi các trò chơi trên mạng.

8. Tận dụng những người bạn bản xứ

Hãy tận dụng những người bạn nước ngoài, vì họ chính là những “thầy giáo” linh hoạt nhất. Bạn có nhiều cách để tiếp cận với họ và học hỏi từ họ. Ví dụ: Nếu bạn không thể thuê được gia sư cho mình mà bạn lại quen một người bản xứ nói tiếng Anh muốn học tiếng mẹ đẻ của bạn thì đây là một cơ hội tuyệt vời cho bạn học tiếng Anh. Bạn hãy nhận lời dạy miễn phí cho họ một tuần một tiếng. Trong quá trình dạy, chắc chắn bạn sẽ học hỏi được nhiều từ mới và cách diễn đạt bằng tiếng Anh cũng như các quy tắc ngữ pháp.

Luôn giữ một quyển sổ tiếng Anh bên mình không có nghĩa là bạn phải ghi chép lại tất cả các hoạt động hàng ngày của mình mà bạn có thể ghi bất cứ điều gì mình thích như một cụm từ hay trong tiếng Anh, lý do vì sao bạn thích nó, thậm chí là viết về người giáo viên mà bạn ngưỡng mộ,….

10. Luôn đặt câu hỏi

Đừng bao giờ ngại ngần khi đưa ra những câu hỏi. Khi học trên lớp, câu hỏi của bạn hay của những học viên khác đều làm cho những người khác ngộ ra được nhiều điều. Trong trường hợp giáo viên không rảnh rỗi thì những người bạn chính là những người giúp bạn giải đáp thắc mắc tốt nhất. Khi tự học, việc luôn đặt ra câu hỏi sẽ kích thích sự tìm kiếm, và sự tìm kiếm để trả lời câu hỏi khiến bạn nhớ lâu hơn.

11. Nghỉ ngơi khi căng thẳng

Nếu bạn cảm thấy quá căng thẳng do học nhiều hay do kỳ vọng quá lớn vào bản thân thì bạn phải học cách cân bằng lại trạng thái của mình. Khi căng thẳng hãy hít một hơi thật sâu và tự nhủ là mình sẽ cố gắng hết sức.

12. Chuẩn bị tốt cho các kì thi

Đừng bao giờ học nhồi nhét trong một khoảng thời gian ngắn trước khi thi. Một tuần trước ngày thi là khoảng thời gian để ôn tập và củng cố lại kiến thức chứ không phải là lúc bạn nhồi vào đầu mình những kiến thức mới. Hãy ngủ đủ giấc vào đêm trước ngày thi. Vào ngày thi, bạn nên tận hưởng một bữa ăn ngon miệng và nghỉ ngơi vài giờ trước khi đi thi. Bạn cũng có thể nghĩ ra cho mình một phần thưởng sau khi thi xong như một chuyến đi chơi chẳng hạn.

Một phần của tài liệu Những hiểu biết cơ bản sinh viên cần biết (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)