Sinh viên và nỗi lo việc làm

Một phần của tài liệu Những hiểu biết cơ bản sinh viên cần biết (Trang 70)

Tìm việc là vấn đề lớn nhất sau khi ra trường của các bạn sinh viên. Nó ảnh hưởng không chỉ từ gia đình, bạn bè và người thân, đặc biệt là chính bản thân mình.

Bởi tốt nghiệp ra trường là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời, các bạn chính thức học và làm việc trong môi trường thực tế, nó khác rất nhiều so với những gì chúng ta học khi đứng trên ghế giảng đường. Không giống với phương thức giáo dục ở các nước phát triển là ngay khi trên ghế nhà trường, sinh viên có thể tự nghiên cứu và tìm được việc làm sát với chuyên ngành đang học và khi ra trường họ có thể vào làm việc mà không cần trải qua giai đoạn đào tạo lại. Vì vậy cũng phải thẳng thắn nhìn vào thực tế nước ta, kinh tế còn kém phát triển nhiều mặt; do đó giáo dục cũng chưa được hoàn thiện và đang quá trình cải tổ.

Vấn đề các bạn có tìm được cho mình một công việc phù hợp hay không phụ thuộc vào hai yếu tố khách quan và chủ quan. Yếu tố khách quan thì hầu hết mọi người đều chịu chung sự ảnh hưởng. Có không ít các bạn đã có công việc tốt ngay từ khi trên ghế nhà trường. Do vậy, việc tìm được cho mình một công việc tốt theo đúng nghĩa chung thì quyết định bởi chính yếu tố chủ quan của các bạn. Vậy nên những gì chúng ta cần biết, hiểu và thẳng thắn nhìn vào là:

1. Năng lực thực sự

Bỏ qua các trường hợp các bạn được gia đình sắp xếp chỗ làm. Với các bạn tự lập thì để cần có một công việc tốt thì năng lực thực sự là yếu tố cần nhất để bạn làm việc và phát triển. Với hầu hết các bạn sinh viên khi ra trường thì hầu

hết đều mong muốn được làm tại các công ty, doanh nghiệp nước ngoài. Vì thế, một điều quan trọng cần nhớ là tại các cơ sở này thì năng lực được đặt lên hàng đầu. Năng lực thực sự bao gồm khả năng chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng mềm. Bạn có đầy đủ tốt các năng lực trên thì vấn đề việc làm không phải là quá lớn với bạn, thậm chí có quyền cho mình được lựa chọn công việc tốt hơn.

2. Không quá mơ hồ

Có nhiều bạn sinh viên năm cuối sắp ra trường còn không biết mình sẽ làm gì thì thật đáng buồn, vẫn say mê với lý thuyết suông mà không biết thực tế cần gì để điều chỉnh. Do đó, có không ít các trường hợp có bằng Thạc sĩ hay thủ khoa không tự tìm cho mình một công việc. Việc học đi đôi với hành là quan trọng trong quá trình học của các bạn. Các bạn có thể tìm hiểu thông tin từ rất nhiều nguồn như từ các anh chị đi trước, từ Internet…

3. Tự xem lại bản thân

Mọi thứ các bạn được trả, có được đều có giá và xứng đáng với năng lực của bản thân. Do đó, xem lại bản thân mình để đáp ứng yêu cầu công việc. Mới tốt nghiệp ra trường sinh viên thường thiếu rất nhiều kỹ năng, do đó luôn có thái độ nhiệt tình, khiêm tốn và ham học hỏi thì quá trình làm việc sẽ được cải thiện tích cực.

4. Luôn nhớ là người tìm việc

Bạn là người bình thường và mới tốt nghiệp ra trường nên hiếm khi có trường hợp việc tìm đến bạn. Do đó, phải tích cực tìm hiểu và theo dõi thông tin tuyển dụng, đồng thời phải trau dồi, trang bị thêm các kỹ năng để sẵn sàng đón cơ hội đến với bạn.

5. Luôn lạc quan và cầu tiến

Không có con đường nào thẳng dẫn đến thành công của các bạn. Khi bạn tìm được công việc tốt với đúng năng lực của mình thì bạn đã tìm được chính mình. Đôi khi không phải là học gì làm đấy, do đó bạn nên tích cực, nhiệt tình, lạc quan trong công việc và cộng thêm một chút đam mê thì thành công chắc chắn đến với bạn.

Một phần của tài liệu Những hiểu biết cơ bản sinh viên cần biết (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)