BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI CƠ SỞ II _______________________ ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU CHUYỂN MẠCH NHÃN ĐA GIAO THỨC TỔNG QUÁT (GMPLS) CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ Mã số : 605270 Học viên : BÙI VĂN NHẤT Lớp : CH.19KTĐT Giáo viên hướng dẫn : TS. TRẦN HOÀI TRUNG Năm 2012 ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ 1. Họ và tên học viên: Bùi Văn Nhất Tel: 0972233286 Mail: buinhatitc@gmail.com 2. Chuyên ngành: Kỹ Thuật Điện Tử 3. Lớp: CH.19 KTĐT khoá 19 4. Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Giao thông Vận tải cơ sở II 5. Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Hoài Trung Tel: 0982341176 Mail: hoaitrunggt@yahoo.com Tên đề tài: NGHIÊN CỨU CHUYỂN MẠCH NHÃN ĐA GIAO THỨC TỔNG QUÁT (GMPLS) Học viên thực hiện Bùi Văn Nhất PHẦN MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những yêu cầu quan trọng cho mạng thế hệ mới là kỹ thuật lưu lượng hiệu quả để quản lý và đáp ứng lưu lượng Internet đang bùng nổ và cung cấp bảo đảm chất lượng dịch vụ. Giao thức IP đã trở thành giao thức chuẩn phổ biến cho các dịch vụ mạng mới, lưu lượng IP sẽ tăng nhanh và thay thế dần các loại giao thức khác. Cũng nhằm mục đích cung cấp băng thông yêu cầu hiệu quả cho nhiều dịch vụ, mạng quang DWDM được phát triển và triển khai như mạng chuyển mạch xương sống. Cùng với sự phát triển của truyền dẫn quang, công nghệ GMPLS ra đời cho phép linh hoạt kết nối hoạt động giữa mạng IP/MPLS và mạng truyền dẫn quang. Bên cạnh đó, GMPLS ra đời như một quy luật tất yếu để tạo ra một mặt phẳng điều khiển chung cho các thiết bị có khả năng chuyển mạch khác nhau (chuyển mạch ghép kênh phân thời gian, chuyển mạch gói, chuyển mạch bước sóng, chuyển mạch dãy bước sóng, chuyển mạch sợi quang). Trên mặt phẳng điều khiển chung, các thiết bị sẽ trao đổi các thông tin điều khiển như thông tin quản lý lỗi và giám sát liên kết (giao thức LMP), thông tin phân phối nhãn và quản lý đường dẫn (giao thức báo hiệu GMPLS RSVP- TE hoặc GMPLS CR-LDP), thông tin phân phối trạng thái mạng (giao thức định tuyến GMPLS OSPF hoặc GMPLS IS-IS). II. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu phát triển GMPLS và cách giải quyết, mở rộng. Bộ giao thức GMPLS vẫn đang được nghiên cứu phát triển và hòan thiện trước khi đưa vào ứng dụng thực tế. Việc chuẩn hóa, lựa chọn hướng phát triển cũng như mở rộng các giao thức đã tồn tại đang trong quá trình thực hiện. III. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu mở rộng MPLS thành GMPLS để điều khiển mạng quang và ghép kênh phân thời gian TDM trong SONET/SDH IV. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu lý thuyết nhằm có một cái nhìn tổng quan về chuyển mạch gói dùng trong mạng GMPLS, chuẩn hóa bộ giao thức GMPLS và tìm kiếm công cụ mô phỏng mạnh hơn cho phép mô phỏng thêm mô hình để có cái nhìn tòan cục về cấu trúc, hoạt động của mạng GMPLS. V. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu trên cơ sở lý luận và tính hiệu quả để sử dụng GMPLS cho các thiết bị có khả năng chuyển mạch khác nhau (chuyển mạch ghép kênh phân thời gian, chuyển mạch gói, chuyển mạch bước sóng, chuyển mạch dãy bước sóng, chuyển mạch sợi quang) trong hiện tại cũng như tương lai. Kết quả nghiên cứu đáp ứng nhu cầu cần thiết và cấp bách của xã hội hiện đang cần những kỹ thuật mới để đáp ứng về vấn đề như tốc độ truyền, dung lượng và chất lượng. VI. Kết cấu của luận văn: (Nêu tên các chương) NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT Chương 1: Tổng quan về công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức (MPLS) 1. Công nghệ IP 2. Định Tuyến IP/MPLS 3. Báo hiệu (điều khiển) trong IP/MPLS Chuyển mạch nhãn MPLS 4. Chuyển mạch nhãn đa giao thức (MPLS) 5. Công nghệ ghép kênh theo bước sóng (WDM) Chương 2: Tổng quan về công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức (GMPLS) 1. Giới thiệu công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức (GMPLS) 2. Định tuyến trong GMPLS 3. Định tuyến gán bước sóng trong GMPLS 4. Báo hiệu trong GMPLS 5. Giao thức quản lý kết nối LMP Trong GMPLS Chương 3: Ứng dụng của công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức tổng quát (GMPLS) 1. Ứng dụng trong mạng quang 2. Mô hình tổ chức mạng chuyển mạch đa giao thức tổng quát (GMPLS) 3. Phương án triển khai mạng GMPLS theo mô hình chồng lấn 4. Phương án triển khai mạng GMPLS theo mô hình ngang hàng 5. Phương án triển khai mạng GMPLS theo mô hình lai ghép 6. Tổng kết KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ VII. Dự kiến tiến độ thực hiện Luận văn dự kiến được hoàn thành trong khoảng 6 tháng (25 tuần) kể từ khi ra quyết định giao đề tài. Cụ thể như sau: TT CHƯƠNG MỤC TIẾN ĐỘ (tuần) 1 Chương I. Tổng quan về công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức (MPLS) 5 2 Chương II.Tổng quan về công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức tổng quát (GMPLS) 3 3 Chương III. Ứng dụng của công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức tổng quát (GMPLS) 14 4 Hoàn thiện Luận văn 3 Tổng cộng 25 VIII. Tài liệu tham khảo 1 http://www.antd.nist.gov/glass/ 2 Đồ án tốt nghiệp.Đề tài: VPN nền MPLS Học Viện Bưu Chính Viễn Thông 3 Đồ án tốt nghiệp.Đề tài: Kỹ Thuật Lưu Lượng Trong MPLS Học Viện Bưu Chính Viễn Thông 4 Đồ án tốt nghiệp.Đề tài: Chất Lượng Dịch Vụ Trong MPLS Học Viện Bưu Chính Viễn Thông 5 E. Mannie, "Generalized Multi-Protocol Label Switching (GMPLS) architecture", RFC 3945, Oct. 2004, IETF. 6 GMPLS RFC 3945 "1.2. Multiple Types of Switching and Forwarding Hierarchies" 7 D. Awduche, L. Berger, D. Gan, T. Li, V. Srinivasan, and G. Swallow, "RSVP- TE: Extensions to RSVP for LSP tunnels", RFC 3209, Dic. 2001, IETF. 8 L. Berger, "Generalized Multi-Protocol Label Switching (GMPLS) Signaling Resource Reservation Protocol-Traffic Engineering (RSVP-TE) Extensions", RFC 3473, Jan. 2003, IETF. 9 D. Katz, K. Kompella, and D. Yeung, "Traffic Engineering (TE) Extensions to OSPF Version 2 Architecture", RFC 3630, Sep. 2003, IETF. Protocol Label Switching (GMPLS)", RFC 4203, Oct. 2005, IETF. 10. J. Lang, "Link Management Protocol (LMP)", RFC 4204, Oct. 2005, IETF. Bộ môn kỹ thuật điện tử Giáo viên hướng dẫn Trưởng bộ môn TS.Trần Hoài Trung TS.Nguyễn Cảnh Minh