1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp

63 585 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 12,42 MB

Nội dung

Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp Nghiên cứu bào chế vi nang dầu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp

Trang 1

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYÊN XUÂN HIỆP

NGHIEN CUU BAO CHE

VI NANG DAU GAN CA BANG

PHUONG PHAP DONG TU PHUC HOP

KHOA LUAN TOT NGHIEP DUOC Si

HÀ NỘI - 2012

Trang 2

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYEN XUAN HIEP

NGHIEN CUU BAO CHE

VI NANG DAU GAN CA BANG

PHUONG PHAP DONG TU PHUC HOP

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Trang 3

LOI CAM ON

Với tắm lòng chân thành và sự biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn tới

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chiến

Thầy đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quãng thời gian em làm khóa luận, thầy đã chỉ bảo em nhiều điều về kiến thức cũng như trong cuộc sống

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo ở bộ môn Công Nghiệp Dược, các thầy cô trong ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy cô trong nhà trường,

các anh chị kĩ thuật viên đã tạo mọi điều kiện để giúp đỡ em trong quá trình làm

khóa luận và trong suốt quá trình học tập tại nhà trường

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn cổ vũ, động viên đê em hoàn thành khóa luận

Hà Nội, tháng 5 năm 2012 Sinh viên

Nguyễn Xuân Hiệp

Trang 4

MỤC LỤC

27.001/.0E2)2000-:i+ 1 CHUGNG 1 TONG QUAN o.ossscssssssssssssssesssessecssesssesssesssesscssecsssssessseesssseesseesensees 2 1.1 VÀI NÉT VẺ DẦU GAN CÁ 2-5-5 e+tcckxeEkerkrrtrrrerkerxrrrerred 2 1.2 TONG QUAN VỀ VITAMIN A - - 5 Set SEEEEEkEEEEEkEEkrkerrrkseerees 3 1.2.1 Cấu trúc và tính chất của vitamin A -©csccevreerecrreererreerxeee 3

1.2.2 Vai trị của vitamin A với sức khỏe - 55 c5 << eszs 4

1.2.3 Quy ước về cách tính đơn vị đo lường Vitamin A - 4 1.2.4 Phương pháp xác định vitamin A trong dầu gan cá bằng kỹ thuật HPLC 4

1.3 TONG QUAN VỀ DẠNG BÀO CHẾ VI NANG 5 6 esxrxexeced 5

1.3.1 Khái niệm, cấu tạo và thành phần vi nang 2 2- 2 e+xszxz xe 5 1.3.1.1 Kunai ni6m Vi nang 5 1.3.1.2 Cấu tạo vi mang oo ececceesccscsscssesessessestesesstssessessnesessesseeseseseessneaesseeass 6

1.3.1.3 Thanh phan vi nang t.ccccccccccsesscssessecseessessessessessesstssessseseessesseeess 7

1.3.2 Ưu điểm của cơng nghệ vi nang hĩa . -2- 2-52 c©sexetxerkexe 8 1.3.3 Các phương pháp bảo chế vi nang - 2 s+x+rxerxrxzcrerrerkerseee 8 1.3.4 Bào chế vi nang bằng phương pháp đơng tụ phức hợp 9 1.3.5 Kiểm sốt các chỉ tiêu của vi nang - se csxkek+kzktkerkerkerkd 12

14 _ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU BAO CHE VI NANG DUGC CHAT LONG BANG PHUONG PHAP DONG TU PHUC HOP cssesssssssssesseeseessesenseeseeeees 12 CHUONG 2 DOI TUGNG VA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 2.1 NGUYEN VAT LIEU, THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU - 15

"8N Cao s00 15

' n8 ::-‹-4Aä¡Ã., ỊƠ 16 2.2 NOIDUNG NGHIEN CUU o ecsssssessssssssssssssssessscsscssssseesecsecssssseasessessessneanes 17

2.2.1 Khảo sát phương pháp làm khơ vi nang bào chế được - 17 2.2.2 Thâm định phương pháp định lượng vitamin A từ dầu gan cá 17

Trang 5

2.2.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tô lên các đặc tính của vi nang 18

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 2-55 ++++ssve£rerxerxersees 18

2.3.1 Phương pháp bào chế vi nang dầu gan cá - 2-2 2 s+rs+szxed 18 2.3.2 Phương pháp xác định các đặc tính của vi nang - ‹ -«+<s5+ 19

2.3.3 Quy trình định lượng vitamin A từ đầu gan cá -¿c5-: 20

2.3.3.1 Quy trình xử lý mẫu -. -¿- - 2622 S* t3 EEkeErkEkrkrktrrkrrersred 20

2.3.3.2 Điều kiện sắc ký 2 2c SH 2H22 111111 eke 21 CHUONG 3 THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 22 3.1 THẢM ĐỊNH QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG VITAMIN A 22 3.1.1 Khảo sát khoảng tuyến tính . - 2-2-2 Sẻ +teExEEkEEEEEEEEEEEEEEerkrrkrrkd 22 3.1.2 Phân tích mẫu dầu gan cá nguyên liệu - - << << 5< 24 3.2 KHẢO SÁT PHƯƠNG PHÁP LÀM KHÔ VI NANG 24

3.2.1 Phương pháp thôi khí nóng sử dụng máy tầng sôi (Diosna Minilab) 24

3.2.2 Phương pháp làm khô nhờ thôi gió ở điều kiện phòng 26 3.2.3 Phương pháp sử đụng bình hút âm . - 22222 <Ss2csevszcrxiei 26

3.2.4 Phương pháp đông khô sử dụng máy đông khô Christ 27

3.3 KHẢO SÁT CÁC YEU TO ANH HUGNG TOI CAC DAC TINH CUA VI

›/.0/ c3 28

3.3.1 Đặc tính cấu trúc vi nang dầu gan cá - 2-2 s+<+Ee+ketkerkerkered 28

3.3.2 Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố công thức và quá trình bào chế lên

các đặc tính CỦa V1 TIATE G11 11 TH HH TH ng như 29 3.3.2.1 Ảnh hưởng của tỷ lệ nhân/vỏ lên các đặc tính của vi nang 31

3.3.2.2 Ảnh hưởng của tốc độ khuấy lên các đặc tính của vi nang 32

3.3.2.3 Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch formadehyd lên các đặc tính của z0 — 34 3.3.2.4 Ảnh hưởng của pH đông tụ lên các đặc tính của vi nang 36 3.3.2.5 Ảnh hưởng của tỷ lệ về khối lượng polyme (gelatin : gôm arabic) lên các đặc tính cỦa VI nang . G1 1E ES SH vn g ngnriep 38

Trang 6

3.3.2.6 Ảnh hưởng của thời gian ổn định cấu trúc vi nang lên các đặc tính CUA VI NANG 00010008 39 3.3.2.7 Ảnh hưởng của lượng PVA sử dụng lên các đặc tính của vi nang .41

.4009/)002037 43

44

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Cấu trúc vitamin A -c+cc tt tr crrrrree 3

Hình 1.2: Cau tạo vi nangg - - s+s+kk+1x£k*Ek SE kEEkEEEEE1E1311131.11.1 1.111 1 6 Hình 1.3: Giản đồ biểu điễn quá trình hình thành giọt đông tụ xung quanh 1 nhân 10 Hình 1.4: Giản đồ pha gelatin - gôm arabic — nước trong đông tụ phức hợp 12 Hình 2.1: Thiết bị bào chế vi nang - 2 + sẻ +kẻSxeEkEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkEEkeELeE 16 Hình 2.2: Thiết bị làm khô vi nang theo phương pháp quạt gió . 16 Hình 3.1: Sắc ký đồ vitamin A chiết ra từ mẫu chuẩn vitamin A palmitat 22

Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của diện tích píc vit A vao nồng độ vit A.23

Hình 3.3: Sản phẩm thu được với phương pháp 1A - 2-2 25s x+£x2£se+xee 25

Hình 3.4: Sản phẩm thu được với phương pháp 1B 2-2 2 ccxz se 25 Hình 3.5: Sản phẩm thu được bằng phương pháp dùng quạt gió 26

Hình 3.6: Sản phẩm thu được sau khi làm khô bằng bình hút ẩm 27

Hình 3.7: Ảnh chụp SEM vi nang dầu gan cá mẫu E (v = 1000 v/ph) 28 Hình 3.8: Cấu trúc bề mặt vi nang đầu gan cá 2-5252 cccvzcrzrrerkrreereee 29

Hình 3.9: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của tỷ lệ nhân/vỏ lên kích thước trung bình vi

Hinh 3.10: Dé thi biéu diễn ảnh hưởng của tỷ lệ nhân/vỏ lên hiệu suất vi nang, hiệu

suất vi nang HÓa - ¿sẻ SsExEExEExEE1215 15111 1171E13111.11 1111 1511111.1111 11.111 c1 31

Hình 3.11: Đồ thị biêu diễn ảnh hưởng của tốc độ khuấy lên kích thước trung bình

b0 33

Hình 3.12: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của tốc độ khuấy lên hiệu suất vi nang, hiệu

suất vi nang hÓa + ©s< St St 1111211 2152112171E112111 1111111511111 1E 1 cre 33

Hình 3.13: Hình ánh vi nang (độ phóng đại 40 X) với tốc độ khuấy trộn 300 v/ph,

400 v/ph (A), tốc độ khuấy trộn 750 v/ph (B), 1000 v/ph (C) - -<+: 34

Trang 8

Hình 3.14: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nồng độ dd formaldehyd lên kích thước

trung bimh 48::) 0000717 35

Hình 3.15: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nồng độ dd formaldehyd lên hiệu suất vi

nang, hiệu suất vi nang lhÓa ¿- s5 2 6E Sk£EE9EEEEEEEE1EXE151212111121 2322 35

Hình 3.16: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của pH đông tụ lên kích thước trung bình vi

¡i00 37 Hình 3.17: Đồ thị biểu diễn ánh hưởng của pH đông tụ lên hiệu suất vi nang, hiệu suất vi nang hóa - 6 e Set StEEE E1 E11112151141 16110111111 11111 11111131011 11.11 111k 37

Hình 3.18: Đồ thị biểu diễn ánh hưởng của tỷ lệ gel : gôm lên kích thước trung bình

8: 01 38 Hình 3.19: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của tỷ lệ gel : gôm lên hiệu suất vi nang, hiệu suất vi nang lóa 5-52 SE EEEE2EE1E1327111512171111121111 71.1111 11.1 ti 38 Hình 3.20: Hình anh vi nang (độ phóng đại 10X) với tỷ lệ gel : gôm là 1:2 (A), tỷ lệ gel : gôm là 2:1 (B - độ phóng đại 10X), (C - độ phóng đại 40 X\) 39

Hình 3.21: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của thời gian ôn định lên kích thước trung

00105 11177 40

Hình 3.22: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của thời gian ôn định lên hiệu suất vi nang,

hiệu suất vi nang hóaa 2 2s St 3E SE E1 1271211171111111115 11.1.1111 xe 40

Hình 3.23: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của lượng PVA lên kích thước trung bình vi

Hình 3.24: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của lượng PVA lên hiệu suất vi nang, hiệu

suất vi nang lhÓa + «sex xEt T3 TS EEEEEEEE E111 751.7111111 ckrkrrrce 41 Hình 3.25: Hình ảnh vi nang dau ca khi str dung 0,80 g PVA (4X) (A) va 0,21 g À/.0600).91/- 15901 42

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Nguyên liệu sử dụng trong nghiên CỨU - 5 5 S<++< + s<+seexxe 15 Bang 2.2: Các thiết bị sử dụng trong nghiên cứu - 2-2 2z ceerxerxerserxee 16 Bang 3.1: Mối quan hệ giữa nồng độ vitamin A với điện tích pic cua vitamin A 23 Bảng 3.4: Kết quả ảnh hưởng của tỷ lệ nhân/vỏ lên các đặc tính của vi nang 31

Bảng 3.5: Kết quả ảnh hưởng của tốc độ khuấy lên các đặc tính của vi nang 32

Bảng 3.6: Kết quả ảnh hưởng của nồng độ dung dịch formadehyd lên các đặc tính

Ji 036i: 1 34 Bảng 3.7: Kết quả ảnh hưởng của pH đông tụ lên các đặc tính của vi nang 36 Bảng 3.8: Kết quả ảnh hưởng của tỷ lệ về khối lượng polyme (gelatin : gôm arabic) lén cac dc tinh cla Vi nang nh 38 Bang 3.9: Kết quả ảnh hưởng của thời gian ỗn định cấu trúc vi nang lên các đặc tính cỦa V1 14T - - Ă S4 E111 91191 11 TH HH TH HH TH TH go kh 40 Bảng 3.10: Kết quả ảnh hưởng của lượng PVA sử dụng lên các đặc tinh cia vi nang41

Trang 10

DAT VAN DE

Ngày nay sự quan tâm đến các loại thực phẩm vừa cung cấp giá trị đinh đưỡng cao và vừa có lợi cho sức khỏe con người ngày càng phát triển Dầu gan cá là 1 lựa chọn phố biến trong các loại thực phẩm chức năng, vì dầu gan cá cung cấp lượng lớn DHA và EPA thiết yếu Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ vai trò quan trọng của các acid béo chưa bão hòa có trong dầu gan cá đối với sự phát triển của cơ thé [10] Bên

cạnh đó dầu gan cá còn chứa vitamin A, vitamin D, vitamin E, phospho, brom, iod

dưới đạng hữu cơ cũng quan trọng với các chức năng, chuyển hóa trong cơ thê [1] Tuy nhiên việc bảo quản dầu gan cá hay gặp vấn dé vi dau gan ca rat dé bi

biến chất bởi các tác nhân: nhiệt độ, ánh sáng, độ âm, tác nhân oxy hóa Khi dầu

gan cá bị oxy hóa không chỉ mùi, vị khó chịu được tạo ra mà còn xuất hiện các sản

phẩm của quá trình oxy hóa có hại cho sức khỏe con người [10]

Để bảo vệ dầu gan cá khỏi các tác nhân phá hủy và kéo dai tuổi thọ của dầu gan cá,

đề tài “Nghiên cứu bào chế vỉ Hang dau gan ca bang phương pháp đông tụ phức

hợp” được tiễn hành dé bào chế vi nang dầu gan cá

Mục tiêu của nghiên cứu:

1 Xây dựng công thức bào chế vi nang dầu gan cả bằng phương pháp đông tụ phức hợp

2 Xác định được một số thông số quy trình thích hợp cho bào chế vi nang dâu gan cá bằng phương pháp đông tụ phức hợp

Trang 11

CHUONG 1 TONG QUAN

1.1 VAI NET VE DAU GAN CÁ

Dầu gan cá là nguồn cung cấp dồi dào DHA (docosahexaenoic aciđ), va EPA (eicosapentaenoic acid) — cac acid béo chưa bão hòa (HUFA và PUFA) [10] Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng dầu gan cá có lợi cho chức năng của tim, não và

hệ thần kinh [7] Trong các thập kỷ gần đây, sự quan tâm về các acid béo omega - 3

đã tăng lên bởi khả năng làm giảm triacylglycerol và cholesterol huyết tương và việc biến đổi thành eicosanoid (có tác dụng làm giảm chứng nghẽn mạch) Thêm vào đó, các acid béo này đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị

bệnh động mạch vành tim, chứng loạn nhịp tim, chứng tăng huyết áp, viêm khớp,

và các rối loạn viêm, tự miễn khác, cải thiện chức năng màng trong và DHA đặc

biệt quan trọng với sự phát triển của não [7],[10]

Xét về khía cạnh đinh dưỡng, dầu gan cá cung cấp năng lượng cho cơ thê khá tốt Khi uống 3 muỗng súp đầu gan cá sẽ cung cấp 360 calo và có thể đáp ứng một phần nhu cầu hàng ngày của cơ thể [1] Ngoài ra dầu gan cá còn chứa vitamin E và các nguyên tố vi lượng cần cho sự sinh trưởng và chuyển hóa của cơ thể như

phospho, brom, 1od dưới dạng hữu co Tac dụng của dầu gan cá còn do các acid béo

khong no: arachidonic, lenonic, linolenic Nhom acid nay va vitamin E dong vai trò quan trọng trong chuyển hóa của cơ thê con người [1]

Chất lượng và độ ôn định của dầu cá cũng được quan tâm đến nhiều hơn bởi dầu cá rất nhạy cảm với các tác nhân oxy hóa Trong quá trình tự oxy hóa của dầu

gan cá, mùi, vị tạo ra rất khó chịu Quá trình oxy hóa các lipid không chỉ tạo mùi, vị

kém mà còn làm giảm chất lượng dinh đưỡng và độ an toàn của sản phẩm bởi việc hình thành các sản phẩm chuyển hóa Điều này làm giảm sút lòng tin của khách hàng vào sự an toàn và giá trị của các sản phẩm dầu gan cá Do đó việc quan trọng

là phải tìm cách tăng cường độ ôn định, tính an toàn của dầu gan cá [10]

Trang 12

Kết quả của các nhà nghiên cứu ở Nga, Mỹ, Pháp xác định các thành phần của dau gan ca gom các chat sau [1]:

Chat béo 14 1 glycerid chtra acid béo no và chưa no Các chất béo lỏng

khoảng 70% và chất béo đặc ở nhiệt độ thường 30%

Cac glycerid chira acid béo no: acid myristic, acid palmitic, acid stearic Các glycerid của acid béo chưa no (có nối đôi) như: acid zecmarinic, acid

oleic, acid erucic

Các glycerid không no có nhiều nối đôi: acid therapic, acid arachidenic Các phospho dưới dạng acid phospholipid, các hợp chất iod và brom Các vitamin A, vitamin D và vitamin E tan trong dầu ở đạng este hay dạng tự do

Ơ Việt Nam, dâu gan cá là dâu được chiêt xuât từ gan của cá biên, cac thay thuốc thường gọi là “Huile de foie Morue” hoặc là đầu gan cá “Thu” Đúng ra theo

Dược điển Pháp 1965, đó là dầu gan cá Tuyết, có tên khoa học là Gadus Morhue, họ

Gadidae Ở biển Việt Nam, theo các chuyên gia của ngành Hải sản, không có loại

cá này Cá thu ở Việt Nam có tên khoa học là Scomberomorous commerson họ

Scombridae, nhân dân thường gọi là Thu chấm hay Thu ảo [1]

1.2 TONG QUAN VE VITAMIN A

1.2.1 Cấu trúc và tính chất của vitamin A

Cong thirc phan tir: C29H390

Tinh chat vat lý và hóa học:

- Vitamin có tinh thể màu vàng

Trang 13

- Độ chảy 63°C- 64°C Dễ tan trong dầu, mỡ và các dung môi hữu cơ

- Vitamin A rất đễ bị oxy hóa bởi không khí và bị phân hủy ở nhiệt độ cao

Vitamin A thiên nhiên trong thực vật thường ở dạng tiền vitamin A còn gọi là

caroten hay provitamin A [1]

1.2.2 Vai trò của vitamin A với sức khỏe

Vitamin A giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và hoạt động bình thường của cơ thể Vitamin A còn có tên là retinol hay Axerophtol Từ những năm

20 nhiều công trình nghiên cứu đã xác định Vitamin A có chức năng chính là tham gia vào quá trình hoạt động của thị giác, bảo vệ duy trì các màng biểu mô ở mắt, đường tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu, sinh dục, chống nhiễm trùng và giúp các vết thương mau hồi phục Sự thiếu Vitamin A trong thức ăn làm các biểu mô mat kha

năng biệt hóa, biểu mô bị keratin hóa và có nhiều tang, rồi bị tróc đi và cuối cùng

biểu mô khô vì không tiết chất nhày nữa [1]

Ngoài kết mạc và giác mạc, biểu mô các cơ quan của người cũng bị khô như:

da, bộ máy tiêu hóa, đường hô hấp [1]

1.2.3 Quy ước về cách tính đơn vị đo lường Vitamin A

Hội nghị quốc tế năm 1949 quy định: 1 IU Vitamin A = 0,344 Vitamin A Acetat kết tinh nguyên chất Có nghĩa: 1 g Vitamin A = 3.300.000 IU; 1 g B— Caroten = 1.650.000 IU [1]

1.2.4 Phương pháp xác định vitamin A trong dầu gan cá bằng kỹ thuật HPLC Vitamin A tự nhiên thường ở trạng thái liên kết với hợp chất lipoprotein Vì vậy liên kết này cần phải được phá vỡ và giải phóng vitamin ra khỏi dạng phức hợp Và

nhiệm vụ đầu tiên là phải tách được vitamin A sử dụng một quy trình chiết xuất phù

hợp [3]

> Xà phòng hóa:

Xà phòng hóa là phương pháp đơn giản và kinh tế để thủy phân một lượng lớn các chất cần phân tích Phản ứng thủy phân sẽ tắn công vào các vị trí có liên kết este và giải phóng các acid béo ra khỏi các glycerol ban glycerid, các phospholipid, và các este sterol Các este của vitamin A được thủy phân tạo

Trang 14

thành các alcol tương ứng của chúng Phản ứng cũng bẻ gãy một lượng lớn các sắc tố và các hợp chất khác Điều này khá quan trọng vì nó làm giảm các tạp

chất trong mẫu phân tích [17]

Thông thường quá trình xà phòng hóa được thực hiện bằng cách lắc mẫu phân tích đã được xử lý sơ bộ phù hợp với từng đối tượng mẫu với dung dịch KOH trong ethanol và có thêm chất chống oxy hóa trong 30 phút

Lượng dung dịch KOH trong ethanol thì phụ thuộc vào lượng chất béo có chứa trong mẫu Nói chung thông thường cần phải sử dung 5 ml dung dich KOH 60% trong nước và 15 mÍ ethanol cho 1 gam chất béo Các chất chống oxy hóa thường được sử dụng trong quá trình xử lý mẫu là: pyrogallol, BHA (butyl hydroxyl anison), BHT (butyl hydroxyl toluen), TBHQ (tert butyl hydroxyquinon) [17],[19]

> Định lượng vitamin A bằng kỹ thuật HPLC:

HPLC có thê phát hiện các vitamin khá chọn lọc, quá trình xử lý mẫu không quá phức tạp và ít khi cần dẫn xuất hóa Do không phá hủy các chất tự nhiên sau khi tách nên HPLC còn được sử đụng như phương pháp điều chế và định lượng Với những lý do trên, so với những kỹ thuật khác, để xác định các vitamin tan

trong dầu nói chung với một độ chính xác và độ lặp lại chấp nhận được thì

HPLC là một phương pháp được lựa chọn hiện nay [3]

Trong các dạng retinoid thông thường được tìm thấy trong thực phẩm nói

chung chỉ có dạng all — trans — retinol, một lượng nhỏ 13 — c1s — retinol và dạng

este của chúng thì thường có mặt với lượng đáng kể

13 TÔNG QUAN VẺ DẠNG BÀO CHÉ VI NANG

1.3.1 Khái niệm, cấu tạo và thành phan vi nang

1.3.1.1 Khái niệm vỉ nang

Vi nang (microcapsules) là những tiểu phân hình cầu hoặc không xác định, kích thước từ 0,1 m đến 500 um (thông thường từ 100 um đến 500 um), được chế tạo bởi quá trình bao được chất lỏng hoặc rắn bằng một lớp màng mỏng liên tục [4]

Trang 15

Một số tài liệu khác lại xếp vi nang ở mức kích thước trong khoảng từ 1 — 1000

um [5] Các tiêu phân có kích thước nhỏ hơn 1 pm được gọi là tiểu phân nano (nanoparticles), lớn hơn 1000 um gọi là các vi hạt (microgranules macrocapsules) [13]

1.3.1.2 Cau tao vi nang

Phụ thuộc vào phương pháp, kỹ thuật chế tạo, vật liệu làm vỏ mà vi nang tạo thành sẽ có cấu tạo đơn nhân, hoặc đa nhân, hình cầu hoặc không xác dinh [11]

eo 3 Ỉ : | ( ‘@ ° ro 7

VINANG BORN NHÂN VỊ NÀNG BA NHÂN V1 NANG HỈNH DANG KHÔNG XẮPC ĐINH

Hinh 1.2: Cau tao vi nang

Vi nang được cấu tạo bởi 2 thành phan:

- Phần nhân gồm một hoặc nhiều dược chất (ít khi gồm nhiều dược chất) Dược

chất có thê ở dạng rắn, lỏng, nhõ tương hay hỗn dịch Ngoài ra có thê thêm các chất

phụ nhằm mục đích ôn định hoặc điều chỉnh tốc độ giải phóng được chất [4]

- Phần vỏ thường là các hợp chất cao phân tử có nguồn gốc thiên nhiên hoặc tổng hợp, có tác dụng tạo màng mỏng, bề dày từ 0,1 pm dén 200 pm Tỷ lệ nhân/vỏ biến động trong khoảng rất rộng từ 0,1 — 9,9 đến 9,9 — 0,1 Thông thường khối lượng của vỏ chiếm khoảng 1 — 70% so với khối lượng của vi nang và quyết định phần lớn tính chất của vi nang [4]

Trang 16

1.3.1.3 Thành phần vi nang

- Được chất Dược chất có thể chế tạo vi nang khá phong phú [4]:

Các được chất thể lỏng, nhớt: đầu gan cá, các vitamin tan trong dầu như

Các dược chất chế dưới dạng thuốc tác dụng kéo dai: nifedipin, indomethacin, diclofenac

- V6 vi nang: Vat ligu làm vỏ vi nang thông thường gồm [4],[5]:

Các polyme hòa tan hoặc phân tán trong nước: gelatin, g6m arabic, polyvinyl pyrolydon (PVP), Na CMC, polyethylen glycol, methyl cellulose, alcol polyvinyl

Các polyme không tan trong nước: Ethyl cellulose (EC), Eudragit, cellulose

acetat, silicon

Sap va chat béo: paraffin rin, spermaceti, sap carnauba, acid stearic, palmitic, alcol béo cao (cetylic, stearic, miristic), glycerin stearat, dau thuc vat hydrogen hoa

Các tá dược không tan trong dich vi: Shellac, CAP, cellulose acetobutyrat, cellulose acetosuccinat, Zein

Ngoài ra trong thành phan của vo vi nang co thé có thêm các chât màu, các chat lam

dẻo hoặc một vài tá dược khác nhăm cải thiện hoặc kiêm soát quả trình giải phóng

hoạt chất [4]

Trang 17

1.3.2 Ưu điểm của công nghệ vỉ nang hóa

Một số ứng dụng cơ bản của dạng bào chế vi nang trong lĩnh vực được phẩm va

- Có thể che dấu được mùi vị khó chịu và tính kích ứng của một vài được chất,

khi dùng theo đường uống như: phenylbutazon, tetracyclin [4].[6]

- Hạn chế sự bay hơi của một số được chất dễ bay hơi, thăng hoa như tỉnh dầu,

long nao, methy] salicylat

- Có thê kiểm soát được sinh khả dụng của hàng loạt dược chất qua chế tạo vi

nang chẳng hạn như có thể làm tăng hoặc giảm tốc độ giải phóng của được chất,

thiết lập các điều kiện để kéo dài tác dụng [4].[6]

- Vi nang hóa giúp bảo vệ các chất nhạy cảm như các acid béo omega — 3, tránh

khỏi điều kiện môi trường và để kiểm soát tốc độ giải phóng [14]

- Vỏ vi nang bảo vệ phần lõi khỏi sự tác động của oxy, ánh sáng, độ âm hay phản ứng oxy hóa khử, thủy phân, tương tác giữa các hợp chất nhờ vậy độ ôn định và tuổi thọ của dầu gan cá có thể được cải thiện bằng cách vi nang hóa [6],[18]

- Báo vệ dầu gan cá khỏi các tác động không mong muốn với thức ăn [6]

- Phân tách các thành phần không tương hợp [20]

1.3.3 Các phương pháp bào chế vi nang

Về nguyên tắc, phương pháp chung nhất để chế tạo vi nang không bắt buộc phải

có thiết bị riêng đặc biệt, có thế sử dụng máy và phương tiện có sẵn như: nồi phan ứng, máy xát hạt, máy làm đồng nhất, nồi bao viên thông thường, máy bao màng

mỏng

Trang 18

Vi nang có thể được chế tạo bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng có thể tổng quát thành các phương pháp sau [5]:

+ Phương pháp tách pha đông tụ:

- Đông tụ đơn giản

- Đông tụ phức hợp

- Đông tụ hóa muối

+ Kỹ thuật đông rắn nhõ tương

+ Phương pháp đun chảy

+ Phương pháp trùng hợp

+ Phun sấy

+ Phương pháp sử dụng chất lỏng siêu tới hạn

+ Phương pháp tĩnh điện

1.3.4 Bao chế vi nang bằng phương pháp đông tụ phức hợp

Đông tụ là quá trình phân tách đơn giản của dung dịch cao phân tử thành 2 pha

lỏng không trộn lẫn, khi có mặt 2 hay nhiều chất cao phân tử tích điện trái dấu nhau

thì đó là quá trình đông tụ phức hợp [13] Trong nhiều phương pháp bào chế vi nang, đông tụ phức hợp là một trong những phương pháp được biết đến sớm nhất và

có ứng dụng rộng rãi [4].,[16] Quá trình đông tụ phức hợp diễn ra dựa trên lực tương tác tĩnh điện giữa 2 hay nhiều hợp chất cao phân tử [13]

Khi quá trình phân tách pha diễn ra đù bằng phương pháp đông tụ đơn giản hay đông tự phức hợp, các hạt đông tụ nhỏ cũng được hình thành, sau đó lắng xuống

hoặc kết tụ lại với nhau dé hình thành pha đông tụ tách biệt Các giọt đông tụ hình thành xung quanh vật liệu làm lõi (nhân) như các hạt thuốc Việc khuấy trộn hệ

đông tụ có thể ngăn cán sự đông tụ và lắng đọng của các giọt nhỏ hình thành Các

giọt nhỏ này có thể được liên kết lại để hình thành các vi nang bền bằng cách thêm

vào 1 tác nhân như glutaraldehyd hay sử dụng nhiệt độ

Trang 19

Hình 1.3: Giản đô biểu diễn quá trình hình thành giọt đông tụ xung quanh 1 nhân

Rất nhiều thông số liên quan đến quá trình đông tụ phức hợp (pH, cường độ ion, nồng độ, tỷ lệ và trọng lượng phân tử các hợp chất cao phân tử) tác động đến hiệu suất tạo vi nang, cùng rất nhiều thông số được kiểm soát Việc thay đôi những

thông SỐ này có thể tạo ra vi nang với một số đặc tính nhất định Vi nang bào chế

bằng phương pháp đông tụ phức hợp có thê được đưa vào dạng hỗn dịch, gel và kết hợp vào dạng thuốc đạn và viên nén [13]

Vị nang đông tụ có một số hạn chế nhất định Chúng chỉ có thể được tạo ra ở

những giá trị pH cụ thê, chúng cần được bền hóa bằng các tác nhân tạo liên kết chéo

hay nhiệt độ, và sự lưu giữ chất bao màng còn phụ thuộc vào lượng chất ổn định

cầu trúc vi nang Hạn chế về giá trị pH có thể xử lý bằng cách thêm vào các polyme không 1on hóa tan trong nước như polyethylen oxid hay polyethylen glycol Sự có mặt của một lượng nhỏ các polyme này cho phép quá trình vi nang hóa diễn ra ở khoảng pH rộng hơn Ví dụ khoảng pH thích hợp để đông tụ gelatin và acacia là

2,6-5,5 có thê được mở rộng đến 2-9 [13]

Việc hình thành liên kết chéo là cần thiết để ổn định, bền hóa các hạt nhỏ đông

tụ và nhờ đó hình thành nên các vi nang Cả tác nhân tạo liên kết chéo dạng hóa học

và việc sử dụng nhiệt độ đều có tác động xấu tới vật liệu làm nhân vi nang như với

các thuốc không bèn với nhiệt, không bền về mặt hóa học hay các tế bào sống [13] Đông tụ phức hợp là quá trình tương tác giữa các phân tử tích điện âm và các phân tử tích điện dương của hai hay nhiều hợp chất cao phân tử, thường do sự thay đổi nồng độ các chất tan cao phân tử hoặc thay đổi pH Các polyme càng có sự khác

Trang 20

11

nhau về điểm đẳng điện càng đễ dàng tạo thành hạt đông tụ [15] Với màng bao là hỗn hợp gelatin và gôm arabic, pH đóng vai trò rất quan trọng Quá trình đông tụ phức hợp chỉ có thể xảy ra ở giá trị pH đưới điểm đẳng điện của gelatin Tại các giá trị pH này gelatin trở thành tích điện tích dương, nhưng gôm arabic tiếp tục tích

điện tích âm [14], tạo điều kiện cho các tương tác tĩnh điện xảy ra Cuối cùng hệ polyme làm màng bao cần được làm ôn định bởi các liên kết chéo, được hình thành

với sự co mat cua formaldehyd hay glutaraldehyd [5]

Mang bao trong phương pháp này thường tạo bởi hỗn hợp gelatin và gôm arabic hoặc các đồng polyme của aldehyd maleic và ethylen hoặc đồng polyme của aldehyd maleic va styrol [4]

Thực chất quá trình đông tụ phải trải qua 3 giai đoạn với điều kiện khuấy trộn liên tục [4]:

e Giai doan 1: Tao ra hé 3 pha không trộn lẫn từ môi trường phân tán lỏng: pha

dược chất tạo nhân, pha vật liệu tạo vỏ và dung môi

e _ Giai đoạn 2: Hoàn thiện tạo lớp vỏ bao xung quanh nhân

e_ Giai đoạn 3: Làm rắn vỏ bao vi nang

Ở giai đoạn thứ nhất, dược chất được phân tán vào dung dịch polyme dùng làm

vỏ vi nang Các chất này không được trộn lẫn với dung môi trong khi thay đổi nhiệt

độ, thêm chất điện ly, dung môi thứ hai hoặc có sự tương tác giữa các polyme GIal1

đoạn tạo lớp vỏ bao xung quanh nhân dược chất có thể kiểm soát qua hỗn hợp vật lý

giữa vật liệu làm vỏ bao và dược chất làm nhân [4]

Trang 21

12

_—— «+ ai? lomg luoệc các

Hình 1.4: Giản đồ pha gelatin - gôm arabic — nước trong đông tụ phức hợp [13]

Một ví dụ điển hình của phương pháp này là hệ gelatin — gôm arabic được đề cập lần đầu tiên bởi Bungenberg de Jong vào đầu những thập niên 40 [8]

1.3.5 Kiểm soát các chỉ tiêu của vi nang

- Hàm lượng hoạt chất chứa trong vi nang: được xác định bằng các phương pháp phân tích hóa lý sau khi đã phá vỡ vỏ nang hoặc hòa tan vỏ vi nang trong một môi trường thích hợp

- Khối lượng vi nang bảo chế được

- Kích thước trung bình vi nang (đường kính vi nang), và khoảng phân bố kích thước vi nang

14 MOT SO NGHIEN CUU BAO CHE VI NANG DUQC CHAT LONG BANG PHUONG PHAP DONG TU PHUC HOP

Nghiên cứu của Alavi Talab H và cộng sự:

Tối tu hình thải và hình học vi nang dầu hypophthalmichthys molitrix

Nghiên cứu này khảo sát tác động của tốc độ khuấy trộn và nồng độ tác nhân tạo

liên kết chéo lên kích thước và cấu tạo vi nang dầu hypophthalmichthys molitrix Vi

nang được bào chế sử dụng hệ gelatin - gôm arabic và phương pháp đông tụ phức hợp Việc sử dụng glutaraldehyd làm chất tạo liên chéo thay cho formaldehyd giúp

tao ra vi nang hình cầu, bề mặt nhẫn, không thấy rõ các vết lõm trên mặt và khoảng

Trang 22

13

phân bố kích thước hẹp Kích thước vi nang trung bình là 537,2 + 0,8 um, 84,4 +

0,5 um, 12,98 + 0,4 um, 8,24 + 0,5 um va 4 + 0,7 um tương Ứng với các tốc độ

khuấy trộn là 100, 300, 500, 750, 1000 v/ph Điều kiện thực nghiệm tốt nhất để bào chế vi nang dầu #ypophthalmichthys molitrix là sử dụng đung dịch glutaraldehyd 25% và tốc độ khuấy trộn là 1000 v/ph [6]

Nghiên cứu của Liu S., Low N.H., Nickerson M.T.:

Bao gói dẫu hạt lanh trong các nang gelatin — gôm arabic

Mục tiêu của nghiên cứu là tối ưu quá trình vi nang hóa dầu hạt lanh bằng phương pháp đông tụ phức hợp sử dụng gelatin — gôm arabic Tác động của tốc độ khuấy trộn (3000 — 15000 v/ph) và tông nồng độ polyme (1 — 2% kl/tt) lên hiệu suất

vi nang hóa được nghiên cứu dé xác định điều kiện tối ưu Nghiên cứu đánh giá các đặc tính hóa lý của bột vi nang khô và khả năng hạn chế sự oxy hóa trong quá trình bảo quản Khi tốc độ khuấy tăng từ 3000 v/ph lên 9000 v/ph, cấu trúc của vi nang chuyên từ đạng đơn nhân, hình cầu sang dạng đa nhân, hình dạng không xác định Kích thước của vi nang và lượng dầu không được bao tăng lên khi tổng nồng độ polyme tăng lên từ 1 đến 2% (kl/tt) Vi nang được bào chế với tỷ lệ nhân/vỏ là 1:1,

và tông nồng độ polyme là 2% kl/tt, tốc độ khuấy trộn là 9000 v/ph Vi nang bào

chế được với hiệu suất vi nang hóa là 84%, có đặc tính kháng lại quá trình oxy hóa

trong suốt 25 ngày bảo quản ở nhiệt độ phòng [15]

Nghiên cứu của Varaporn B J và cộng sự:

Tác động của các thông số bào chế lên quá trình vi nang hóa vitamin A palmitat bằng phương pháp đông tụ phức hợp sử dụng hệ gelatin — gôm arabic

Vi nang vitamin A palmitat được bào chế bằng phương pháp đông tụ phức hợp

sử dụng hệ gelatin — gôm arabic Nghiên cứu khảo sát tỷ lệ khối lượng polyme sử

dụng (gelatin:acacia = 2:3, 1:1, 3:2), tỷ lệ nhân/vỏ (1:1, 1:2, 1:3), lượng formadehyd

trên 280 g hệ đông tụ (2 mÍ, 5 ml và 10 ml), thời gian ôn định cấu trúc vi nang (30,

60 và 120 phút), nồng độ dung dịch nhân (dầu bắp) (30%, 40% và 50%) và phương

pháp làm khô sản phẩm (thôi khí thường, khí nóng 40°C và đông khô) lên quá trình đông tụ và các đặc tinh cua vi nang Tât cả các công thức đêu cho vi nang hình câu

Trang 23

14

trừ công thức với thời gian ôn định là 30 phút (công thức này không bào chế được

vi nang) Điều kiện thực nghiệm tối ưu của nghiên cứu cho vi nang có hình thái tốt

và lượng thuốc lưu giữ được nhiều là sử dụng tỷ lệ gelatin:acacia 1:1, tỷ lệ nhân/vỏ

1:2, thời gian ôn định 60 phút, dùng 2 ml formaldehyd và dung dịch nhân (dầu bắp)

40% theo khối lượng vitamin A palmitat và sản phẩm được làm khô theo phương pháp đông khô [20]

Trang 24

15

CHƯƠNG2_ ĐÔI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU

2.1.1 Nguyên liệu

Bảng 2.1: Nguyên liệu sử dụng trong nghiên cứu

Các dung môi và hóa chất khác: methanol (loại HPLC) và nước cất (loại HPLC),

n - hexan, KOH, ethanol (TT) Na2SO, khan

Trang 25

Tiểu bia sư ky, nt Ny i

Em Hỗ» troy kèn chee

TILHH 4.4 LHICI DỊ LHIH KHO VỊ HGHẸ thH€O

Hình 2.1: Thiết bị bào chế vỉ nang phương pháp quạt gió , `

Trang 26

17

Tủ lạnh, tủ sấy, bình hút âm các thiết bị bào chế và kiêm nghiệm khác: pipet,

nhiệt kế, bình định mức, cốc có mỏ, ống nghiệm, ống ly tâm, 4m đun nước siêu toc

2.2 NOI DUNG NGHIEN CUU

2.2.1 Khao sat phuong phap lam khô vỉ nang bào chế được

VỊ nang sau khi được lọc hút chân không và rửa sẽ được làm khô bằng một

trong các phương pháp sau:

> Thôi luồng khí nóng (Nhiệt độ 35,3°C, tốc độ gió 90%) (máy tầng sôi Diosna Minilab)

> Quạt gió

> Sử dụng bình hút âm

> Đông khô (Nhiệt độ - 50°C, áp suất 0,007 mbar) (CHRIST)

Hình dạng, trạng thái, mùi, và màu sắc sản phẩm làm khô được xem xét để lựa chọn phương pháp làm khô vi nang thích hợp nhất

2.2.2 Thấm định phương pháp định lượng vitamin A tir dau gan ca

Một quy trình định lượng vitamin A từ đầu gan cá được xây dựng và thực hiện

dựa theo phương pháp định lượng vitamin A của Dược Điển Việt Nam 4, phụ lục

10.10, phương pháp 5 [2]

- Dầu gan cá được thủy phân bằng phương pháp xà phòng hóa (dung dịch KOH bão hòa và ethanol (TT)), sau đó chiết vitamin A với dung môi n — hexan

- Điều kiện xử lý mẫu, lựa chọn các thông số thích hợp

Quy trình thâm định phương pháp định lượng này bao gồm:

> Khảo sát khoảng tuyến tính

> Khảo sát độ lặp lại

> Khảo sát độ chọn lọc — đặc hiệu của phương pháp

> Khảo sát độ đúng

Quy trình định lượng trên sau khi được thâm định thì được ứng dụng trong phân

tích lượng vitamin A trong mẫu thực: mẫu dầu gan cá nguyên liệu và mẫu vi nang dâu gan cá

Trang 27

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Phương pháp bào chế vi nang dầu gan cá

Phương pháp bào chế vi nang được dùng trong nghiên cứu này dựa trên kỹ thuật cua Alavi Talab H [6]

- 30 g dung dịch gelatin (12,5% kl/kl) được khuấy trộn bằng máy khuấy cơ với 30 g dung dịch gôm arabic (12,5% kl/kl) trong cốc có mỏ dung tích 1000 ml, ở nhiệt độ phòng với tốc độ khuấy trong khoảng từ 100 v/ph đến 1000 v/ph trong 5 phút

- Nhũ tương gồm dầu gan cá, alcol polyvinyl (PVA), 0,04 g BHT và 10 ml nước cất được thêm vào hỗn hợp dung dịch gelatin và gôm arabic và khuấy trộn bằng máy khuấy cơ trong 15 phút ở nhiệt độ phòng để tạo nhũ tương dầu trong nước

- Nâng nhiệt độ hỗn hợp lên khoảng 50°C [11] Nhũ tương thu được đem khuấy cơ

ở tốc độ trên trong 30 phút với máy khuấy cơ IKA RW 20

- Sau đó hỗn hợp được chỉnh pH về 4,5 (sử dụng máy đo pH) bằng cách thêm nhỏ giọt dung dịch dung dich acid acetic 10% tt/tt

- Sau đó hỗn hợp được khuấy cơ với tốc độ 250 v/ph ở khoảng 10°C trong 60 phút [12] Hỗn hợp được chinh pH đến khoảng 9,7 bằng cách thêm dung dịch natri hydroxid 10% kl/tt 20 ml dung dich formaldehyd được thêm vào hỗn hợp thu được

ở trên để tạo liên kết chéo gelatin với gôm arabic Hỗn hợp được khuấy cơ ở tốc độ

250 víph trong 22 giờ ở nhiệt độ phòng

Trang 28

19

- Hỗn hợp chứa sản phẩm được ly tâm ở tốc độ 4000 v/ph trong 15 phút, 15°C Vi

nang sau đó được rửa 2 lần bằng nước cat, ly tâm sau mỗi lần rửa Phần chất lỏng bên trên trong ống ly tâm chứa dầu gan cá tự do được gạn, bỏ đi sau khi ly tâm

- Vi nang thu được được lọc hút chân không và rửa 1 lần bằng đung dịch gồm 25 ml 1sopropanol và 25 mÏ nước lạnh

- VỊ nang sau đó được làm khô bằng thôi luồng khí nóng (Nhiệt độ 35,3°C, tốc độ

gió 90%) (Máy tầng sôi Diosna Minilab), quạt gió, sử dụng bình hút ẩm hoặc đông khô (CHRIST)

2.3.2 Phương pháp xác định các đặc tính của vỉ nang

- Kích thước vi nang trung bình được xác định bằng cách dùng kính hiển vi quang (Carl Zeiss, axiostar plus) với bộ phận chụp anh Nikon cameral Ít nhất 200

vi nang [20] được phân tán vào 1 giọt nước cất trên phiến kính, sau đó được nhuộm màu bằng phẩm màu đỏ Fucshin để nhận rõ ranh giới của vi nang với môi trường Ít nhất 50 vi nang được xác định đường kính sử dụng độ phóng đại của kính 100 lần

từ đó tính ra kích thước (đường kính) trung bình của vi nang

- Phương pháp định lượng, xác định hiệu suất vi nang, hiệu suất vi nang hóa

được trình bày chi tiết trong các phần tiếp sau

- Hiệu suất vi nang hóa (EE) (%) được tính là phần trăm lượng retinol trong vi nang so với tổng lượng retinol trong nguyên liệu dầu gan cá sử dụng

Tẳng thổi hợngvinang Hàm lượng viani: 4

Hiệu sấtsuạng — "DU đuợt (tử hàm em a) * trong ví nang (TU) cung,

hóa (EE) (9á)

Khm lượng dau cadem ,, Hàm lượng viammm A bong bảo chẻ vì nang (8ì “dan ed nguyen ban Uc)

Trang 29

20

- Hiệu suất vi nang (MY) (%) của quá trình đông tụ phức hợp trong nghiên cứu này được xác định bằng cách chia khối lượng vi nang bào chế được cho tổng khối lượng nguyên liệu ban đầu được dùng

Tong khoi lwong vi nang bao vung bie che duge (tnt ham am) (2)

Hiện xuất vị `

Tông khen lrựng nguyên liệu

dung bao ché vi nang (2)

2.3.3 Quy trình định lượng vitamin A từ dầu gan cá

Dựa vào các công trình đã công bó, theo Dược Điển Việt Nam 4 chuyên luận

định lượng vitamin A và điều kiện thực tế phòng thí nghiệm ở Việt Nam, mẫu phân

tích được thực hiện theo các giai đoạn sau:

- Thủy phân mẫu dầu gan cá nguyên liệu, mẫu vi nang đầu gan cá, mẫu vitamin A palmitat bằng dung dịch KOH bão hòa, ethanol (TT), và chiết bằng dung môi hữu

cơ thích hợp

- Xác định hàm lượng vitamin A bằng hệ thống HPLC

2.3.3.1 Quy trình xử lý mẫu

- Lấy chính xác khoảng 0,05 g (với mẫu chuẩn) hoặc 0,5 g (với mẫu dầu gan cá

nguyên liệu) hoặc 0,5 g (với mẫu vi nang đầu gan cá) cho vào ống ly tâm

- Thêm 2 ml ethanol (TT) và 1 ml KOH bão hòa ở nhiệt độ phòng, 0,02 g BHT vào ống ly tâm trên rồi siêu âm trong 20 phút, ở nhiệt độ 30°C Thêm 0,10 g natri sulfat khan đã nghiền mịn vào ống đó Lắc ống này dùng máy IKA Vortex Genius 3 ở mức cao nhất (mức 6) trong 2 phút Thêm vào ống 6 ml đung môi n — hexan, rồi lắc dùng máy IKA Vortex Genius 3 ở mức cao nhất (mức 6) trong 2 phút Sau đó ly tâm ống ở tốc độ 4000 v/ph trong 5 phút

- Dung pipet thang hit ra 4 ml dich chiét n — hexan (nằm ở lớp trên trong ống), cho vào ống (A) Thêm 2 mÍ nước cất vào ống (A) Lắc nhẹ ống ly tâm (A) dùng máy IKA Vortex Genius 3 ở mức giữa (mức 3) trong 2 phút Ly tâm tốc độ 4000 v/ph,

thời gian 15 phút, nhiệt độ thường

Trang 30

21

- Dùng pipet thẳng thủy tinh 1 mi hút ra 1 ml địch chiết n — hexan (nằm ở lớp trên trong ống) từ ống (A) cho vào 1 ống nghiệm (B)

- Bay hơi dung môi ở nhiệt độ phòng ống (B) đến khi thu được cắn, rồi hòa tan cắn

bằng 1 ml IPA, riêng với mẫu vitamin A palmitat chuẩn được xử lý theo quy trình

trên rồi hòa tan cắn bởi 2 ml IPA (Lắc dùng máy IKA Vortex Genius 3 ở mức giữa (mức 3) trong 2 phút), sau đó được pha loãng 25 lần trong IPA Chuẩn bị chạy sắc

ký với mẫu này [2]

2.3.3.2 Điều kiện sắc ký

Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC Shimadzu:

- Cột Supelco DIscovery C8, 15 cm x 4,6 mm (5 um)

- Tiền cột bảo vệ 2 cm x 4,6 mm (5 um)

Trang 31

22

CHUONG 3 THUC NGHIEM VA KET QUA VA BAN LUAN

3.1 THAM DINH QUY TRINH DINH LUONG VITAMIN A

3.1.1 Khảo sát khoảng tuyến tính

Tiến hành xử lý 14 mẫu vitamin A palmitat chuẩn (tương ứng với 7 giá trị nồng

độ vitamin A) theo quy trình ở mục 2.3.3.1 để thu được sắc ký đồ vitamin A ở hình

Ngày đăng: 29/08/2015, 08:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w