1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI VẠN HOA

64 617 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Đầu Tư Phát Triển Tại Công Ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Vạn Hoa
Tác giả Nguyễn Sỹ Vợng
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Bài Tập
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 441,5 KB

Nội dung

Trong tình hình hiện nay, nền kinh tế nước ta đang phát triển theo hướng kinh tế thị trường, mở cửa và tham gia hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Tiến trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam đã, đang và sẽ đặt nền kinh tế nước ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đối diện với những thách thức trước tình hình cạnh tranh khốc liệt nhằm giành lấy thị phần và khách hàng ngay cả trong phạm vi không gian của thị trường nội địa cũng như ở thị trường thế giới. Để làm được điều này, các doanh nghiệp phải xây dựng và đầu tư cho mình một chiến lược hoạt động lâu dài và hiệu quả.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong tình hình hiện nay, nền kinh tế nước ta đang phát triển theo hướngkinh tế thị trường, mở cửa và tham gia hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.Tiến trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam đã, đang và sẽđặt nền kinh tế nước ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đối diện với nhữngthách thức trước tình hình cạnh tranh khốc liệt nhằm giành lấy thị phần và kháchhàng ngay cả trong phạm vi không gian của thị trường nội địa cũng như ở thịtrường thế giới Để làm được điều này, các doanh nghiệp phải xây dựng và đầu tưcho mình một chiến lược hoạt động lâu dài và hiệu quả

Trước những thách thức đó, doanh nghiệp phải thực hiện những hoạt động,chiến lược như thế nào để củng cố và không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranhcủa mình, từ đó doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển và đóng góp cho sự pháttriển chung của đất nước

Xuất phát từ những quan điểm trên cùng với thời gian thực tế tại đã chothấy để hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong điều kiện cạnh tranh hiệnnay Công ty phải thực hiện đầu tư tạo ra năng lực sản xuất nhưng việc đầu tư

và phân bổ vốn đầu tư cho các nguồn lực như thế nào cho phù hợp để đồngvốn đầu tư và công sức bỏ ra phát huy vai trò của nó một cách hiệu quả nhất

là một bài toán khó cần có sự nỗ lực của toàn Công ty, đồng thời cũng đòi hỏicác nhà quản lý phải có chính sách quản lý đầu tư khoa học và hợp lý

Trang 2

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY

TNHH SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI VẠN HOA

I. ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP.

1 Khái niệm về đầu tư.

- Trên góc độ tiêu dùng, đầu tư là hình thức hạn chế tiêu dùng hiện đại

để thu được mức tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai

- Trên góc độ nền kinh tế, đầu tư là sự hi sinh giá trị hiện tại gắn vớiviệc tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế

- Trên góc độ chung, đầu tư có thể hiểu là sự bỏ ra, hi sinh các nguồn lực

ở hiện tại nhằm đạt được những kết quả có lợi cho người đầu tư trong tươnglai

Nguồn lực dành cho đầu tư có thể là vốn, tài nguyên thiên nhiên, là sứclao động, trí tuệ, con người xét về thời gian các nguồn lực này được bỏ ra ởhiện tại để thu về kết quả trong tương lai Những kết quả đạt được có thể làcác mục tiêu kinh tế như lợi nhuận, sự tăng lên của tài sản tài chính, tài sảnvật chất, có thể là các mục tiêu chính trị văn hoá, xã hội như sự gia tăng tàisản trí tuệ, nguồn nhân lực cho nền kinh tế

Tuỳ thuộc vào từng chủ thể và đối tượng đầu tư cụ thể mà các mục tiêuđầu tư được trú trọng khác nhau và trong một điều kiện cụ thể thì các chủ thểđầu tư khác nhau sẽ chọn các phương pháp đầu tư khác nhau nhằm đạt đượcmục tiêu cao nhất có thể

Trang 3

Như đã nói, hiệu quả của hoạt động đầu tư là rất phong phú và đa dạngđối với từng cá nhân, đơn vị, đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triểnmọi hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vị Đối với nền kinh tế, đầu tư quyếtđịnh sự phát triển của nền sản xuất xã hội, là chìa khoá của sự tăng trưởngkinh tế Tuy nhiên, nếu xem xét trên góc độ toàn bộ nền kinh tế thì khôngphải mọi sự bỏ vốn để tiến hành các hoạt động nhằm thu lợi đều được co làđầu tư, chỉ những hoạt động bỏ vốn ra tiến hành các hoạt động đầu tư và tạo

ra tài sản mới cho nền kinh tế mới được gọi là đầu tư phát triển Nhưng xéttrên một tổng thể với những mối quan hệ tương tác thì đầu tư phát triển giúpcác loại đầu tư khác vận động và tồn tại còn các loại đầu tư khác lại có tácđộng thúc đẩy đầu tư phát triển

Do đó, khái niệm chung nhất về đầu tư là sự chi tiêu vốn cùng với cácnguồn lực khác trong hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó ( tạo ra hoặckhai thác ) nhằm thu về các kết quả có lợi trong tươnglai, lớn hơn chi phí đã

bỏ ra

1.2 Phân loại.

Để đáp ứng các nhu cầu quản lý và nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh

tế đã phân loại hoạt động đầu tư theo nhiều tiêu thức

Theo bản chất của các đối tượng đầu tư chia thành đầu tư cho các đốitượng vật chất, đầu tư cho các đối tượng tài chính và đầu tư cho các đối tượngphi vật chất

Theo cơ cấu tái sản xuất có thể phân loại thành đầu tư chiều sâu và đầu

tư chiều rộng Đầu tư chiều rộng làm tăng quy mô sản xuất, còn đầu tư chiềusâu gắn liền với việc đổi mới công nghệ và kỹ thuật

Theo phân cấp quản lý phân thành ba nhóm A, B, C tuỳ theo tính chất vàquy mô của dự án, trong đó nhóm A do thủ tướng chính phủ quyết định,

Trang 4

nhóm B và nhóm C do Bộ trưởng, Thủ tướng các cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội của các kết quả đầu tư có thể phânthành đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển khoa học kỹthuật và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư chia thành đầu tư cơbản và đầu tư vận hành Đầu tư cơ bản nhằm sản xuất các tài sản cố định, cònđầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động cho các đơn vị sản xuất kinhdoanh, dịch vụ Đầu tư cơ bản quyết định đầu tư vận hành tạo điều kiện chocác kết quả của đầu tư cơ bản phát huy tác dụng

Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sảnxuất xã hội có thể phân thành đầu tư thương mại và đầu tư sản xuất Đầu tưthương mại là loại đầu tư ngắn hạn, vốn vận động quay vòng nhanh, độ rủi rothấp đầu tư sản xuất là loại đầu tư dài hạn, vốn đầu tư lớn thu hồi vốn chậm,thời gian thực hiện đầu tư dài, độ mạo hiểm cao vì có tính kỹ thuật phức tạp,chịu tác động của nhiều yếu tố bất định

Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi vốn đã bỏ racủa các kết quả đầu tư có thể chia thành đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn.Theo quan hệ quản lý của chủ, đầu tư được phân thành đầu tư gián tiếp

và đầu tư trực tiếp Đầu tư gián tiếp trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham giaquản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư Đầu tưtrực tiếp được phân thành đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển

Theo nguồn vốn đầu tư có thể chia thành đầu tư trong nước và đầu tưnước ngoài, đầu tư trong nước sử dụng vốn huy động trong nước, gồm vốntích luỹ của ngân sách của doanh nghiệp và tiết kiệm của dân cư Đầu tư nướcngoài sử dụng vốn huy động trong nước gồm vốn tích lũy của ngân sách, củadoanh nghiệp và tiết kiệm của doanh thu của dân cư Đầu tư nước ngoài sử

Trang 5

dụng vốn huy động cuả nước ngoài gồm vốn đầu tư gián tiếp và vốn đầu tưtrực tiếp.

Theo vùng lãnh thổ, đầu tư được chia thành từng tỉnh, thành phố và theovùng kinh tế của đất nước

Ngoài ra, trong thực tế tuỳ theo những nhu cầu và mục đích cụ thể người

ta còn chia đầu tư theo quan hệ sở hữu, theo quy mô và theo các tiêu thứckhác nữa Tuy nhiên, về bản chất, nhình chung có 3 loại đầu tư là đầu tưthương mại, đầu tư tài chính và đầu tư phát triển Cả 3 loại đầu tư này có quan

hệ tương tác, giúp đỡ lẫn nhau, trong đó đầu tư phát triển có tính chất quyếtđịnh

2 Đầu tư phát triển và vai trò của nó.

2.1 Hoạt động đầu tư phát triển - vốn đầu tư phát triển.

2.1.1 Hoạt động đầu tư phát triển.

Hoạt động đầu tư phát triển hay hoạt động đầu tư vốn là quá trình sửdụng vốn đầu tư sản xuất giản đơn và tái sản xuất các cơ sở vật chất kỹ thuậtcủa nền kinh tế nói chung, của địa phương của ngành hoặc của các cơ sỏ sảnxuất - kinh doanh dịchvụ nói riêng

Hoạt động đầu tư vốn còn được hiểu là quá trình chuyển hoá từ tiềnthành các cơ sở vật chất, các yếu tố của quá trình sản xuất thông qua các hoạtđộng như xây dựng, mua sắm, lắp đặt, chi phí xây dựng cơ bản khác và thựchiện các chi phí với tài sản cố định vừa tạo ra

Như vậy quá trình đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn đã được tíchluỹ trong quá khứ vào quá trình sản xuất kinh doanh, quá trình tái sản xuất xãhội nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế làm tăng tiềm lực sản xuất kinhdoanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làmnâng cao đời sống của mọi người trong xã hội

Trang 6

2.1.1 Vốn đầu tư phát triển.

Vốn đầu tư phát triển là tiền tích luỹ của xã hội của các tổ chức sảnxuất , kinh doanh, dịch vụ tiền tiết kiệm của dân, vốn huy động từ nước ngoài

và các nguồn khác được sử dụng để tái sản xuất mở rộng nhằm duy trì vànâng cao tiềm lực kinh tế cho các đơn vị và cho nền sản xuất xã hội

Vốn đầu tư được sử dụng để tái sản xuất giản đơn và mở rộng các tài sản

cố định, tạo ra các tài sản lưu động để duy trì và phát triển các tài sản cố địnhmới tăng thêm

Nguồn vốn đầu tư gồm hai nguồn cơ bản là nguồn huy động trong nước

và nguồn huy động nước ngoài Nguồn vốn trong nước đa dạng, bao gồm vốntích luỹ từ ngân sách từ các doanh nghiệp và huy động vốn tiết kiệm của dân

cư Nguồn vốn nước ngoài cũng khá quan trọng và phong phú, gồm vốn đầu

tư trực tiếp, và vốn đầu tư gián tiếp, trong đó gồm việc trợ không hoàn lạiviệc trợ có hoàn lại, cho vay với lãi xuất ưu đãi hoặc thông thường

2.2 Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển.

Hoạt động đầu tư phát triển được phân bịệt rõ ràng so với các hoạt độngkhác chính nhờ các hoạt động khác biệt của nó

Thứ nhất nguồn lực cần thiết cho một hoạt động đầu tư là rất lớn Do đó

có thể dẫn đếntình trạng nhiều dự án không có đủ vốn và nguồn lực thực hiệnđồng thời sau mỗi dự án có số lao động khá lớn không được giải quyết công

ăn việc làm còn gọi là “bện dự án” hay “hậu dự án”

Thứ hai, thơi gian cần thiết thực hiện một công cuộc đầu tư thường kéodài do nhiều hạng mục công trình với tính chất kỹ thuật phức tạp Thơi gianthực hiện dài đồng thời với lượng vốn lớn vì vậy nếu quản lý không chặt chẽ

có thể dẫn đến cơ cấu vốn đầu tư không hợp lý, sử dụng vốn không hiệu quả

có lúc thiếu vốn song có vốn lại bị ứ đọng

Trang 7

Thứ ba, thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài, nhiều khi làvĩnh viễn, do đó nếu trong quá trình vận hành mà kết quả đó gây ra hiệu ứngtiêu cực cho môi trường, xã hội thì toàn xã hội sẽ phải gánh chịu hậu quả lâudài Mặt khác thời hạn vận hành dài nên phải có tỷ lệ khấu hao hợp lý để cóthể hoàn vốn, trả nợ và thu được lợi nhuận.

Thứ tư, các công trình đầu tư đựoc tạo ra ở vị trí cố định, chịu nhiều ảnhhưởng của điều kiện kinh tế, tự nhiên của vùng đó, do vậy trong quá trìnhchuẩn bị đầu tư cần phải có quy hoạch, kế hoạch phù hợp với phong tục tậpquán, chính trị tại nơi đó

Thứ năm, đầu tư phát triển có độ rủi ro cao do thời gian vận hành fài vốnđầu tư lớn phải chịu nhiều yếu tố bất định, do đó cần phải có những biệnpháp phòng tránh rủi ro giảm bớt thiệt hại nếu xảy ra

Thứ sáu, đầu tư phát triển có độ trễ thời gian, vốn đầu tư được thực hiện

ở kỳ này nhưng không có tác dụng ngay, mà đến khi kết quả đầu tư được tạo

ra đầu tư lúc này đầu tư phát triển mới có tác dụng, có thể là ở các kỳ sau nắmđược đặc điểm này để có những tính toán chính xác nhằm đưa ra các quyếtđịnh đầu tư phù hợp

2.3 Vai trò của hoạt động đầu tư phát triển.

2.3.1 Vai trò đối với nền kinh tế.

Có thể nói đầu tư phát triển là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, làchìa khoá của sự tăng trưởng của mỗi quốc gia

Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu của nềnkinh tế

- Về tổng cầu: Cùng với chỉ tiêu của dân cư, chính phủ giá trị xuất nhậpkhẩu, đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nềnkinh tế Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư là ngắn hạn, trong khi tổngcung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư bằng tăng từ Q0 đến Q1 và giá

Trang 8

cả của các đầu vào của đầu tư tăng từ P0 - P1 điểm cân bằng dịch chuyển từ E0

đến E1.

- Về tổng cung: khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các nănglực mới đi vào hoạt động thì tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên(đường AS dịch chuyển sang AS,,) kéo theo sản lượng tiềm năng từ Q1 đến Q2

và giá sản phẩm giảm từ P1 đến P2, do đó tiêu dùng có thể tăng, tiêu dùng gốc

cơ bản để tăng tích luỹ, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người laođộng nâng cao đời sống dân cư

- Dầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế

Sự tác động không đồng thời về mặt thơi gian của đầu tư với tổng cầu vàtổng cung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư dù là tăng haygiảm đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định, vừa là yếu tố phá vỡ

sự ổn định kinh tế mọi quốc gia

Đầu tư có tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế: thôngqua quan hệ só ICOR (hệ số gia tăng vốn - sản lượng) người ta có thể xácđịnh được mức độ ảnh hưởng của vốn đầu tư đến tốc độ tăng trưởng

Vốn đầu tưMức tăng GDP

Từ đó suy ra:

Vốn đầu tư

ICOR

Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốnđầu tư Do vậy, ở nhiều quốc gia, đầu tư đóng vai trò như một “cú huých” tạo

đà cho sự cất cánh của nền kinh tế, và phát triển về bản chất được coi là vốn

ICOR =

MỨC TĂNG GDP =

Trang 9

để đảm bảo các nguồn vốn đầu tư đủ để đạt đựơc một số tỷ lệ tăng thêm sảnphẩm quốc dân dự kiến.

Đầu tư ảnh hưởng đến việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế của nền kinh tế,đầu tư làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với quy luật phát triển, vớichiến lược phát triển kinh tế trong từng thời kỳ Kinh nghiệm của các nướctrên thế giới, cho thấy con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh với tốc độmong muốn là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vựccông nghiệp và dịch vụ, đối với các ngành nông lâm, ngư nghiệp do nhữnghạn chế về đất đai và các khă năng sinh học, để đạt đựơc tốc độ tăng trưởngcao là rất khó, như vậy chính sách đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơcấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn

bộ nền kinh tế

Đầu tư còn taọ ra sự cần bằng trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, giữacác ngành, đầu tư tạo điều kiện để phát huy lợi thế so sánh của từng ngànhvùng

Đầu tư ảnh hưởng đến trình độ phát triển khoa học công nghệ của đấtnước

Công nghệ là trung tâm công nghiệp hoá, và đầu tư là điều kiện tiênquyết của sự phát triển và tăng cường khă năng công nghệ cho đất nước, thựchiện tốt công cuộc công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước

Có hai con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiên cứu phát minh

ra công nghệ và chuyển giao thông công nghệ từ nước ngoài Dù là tự nghiêncứu hay nhập từ nước ngoài, đều cần phải có tiền, có vốn đầu tư, mọi phương

án đổi mới công nghệ mà không gắn liền với nguồn đầu tư sẽ là phương ánkhông khả thi

Trang 10

2.3.2 Vai trò đối với các cơ sở sản xuất - kinh doanh dịch vụ

Đầu tư quyết định sự ra đời tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở, khôngchỉ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mờ đối với cả những đơn

vị vô vụ lợi

Để tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ cơ sở nàođều phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm, lắp đặt máy móc,thiết bị, thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động trong một chu kỳcủa các cơ sở vật chất mới tạo ra, các hoạt động này chính là hoạt động đầu tưcho sự ra đời và tồn tại của cơ sở, đơn vị đó

Sau một thời gian hoạt động, các cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở,đơn vị đang tồn tại sẽ bị hư hỏng, hao mòn, để duy trì được hoạt động bìnhthường cần tiến hành sửa chữa thay mới, mặt khác để đáp ứng nhu cầu tiêudùng cho nền sản xuất xã hội cũng như thích ứng với điều kiện phát triểnkhoa học công nghệ, cần phải mua sắm các trang thiết bị , công nghệ mới hiệnđại hơn và như vậy cũng cần phải có hoạt động đầu tư

3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp:

Trong doanh nghiệp để tiến hành một hoạt động đầu tư, thông thườngngười ta căn cứ vào rất nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể bao gồm các nhân tốsau:

*Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư: Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư haycòn gọi là lợi nhuận thuần thu được từ hoạt động đầu tư Đầu tư và lợi nhuậnthuần thu được từ hoạt động đầu tư có mối quan hệ đồng biến Các nhà đầu tư

sẽ gia tăng quy mô đầu tư nếu như lợi nhuần thu được từ hoạt động đầu tưtăng và ngược lại, nếu lợi nhuận thu được giảm hay nói cách khác là mức giatăng lợi nhuận giữa các năm giảm thì các nhà đầu tư sẽ giảm dần quy mô đầutư

Trang 11

*Tỷ lệ lãi suất thực tế (Chi phí của hoạt động đầu tư):

Khi các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư thì lãi suất thực tế sẽ phản ánhgiá của khoản vay mượn đó Chính vì thế quyết định có nen đầu tư hay không

sẽ phải căn cứ vào mức lãi suất đi vay để tiến hành hoạt động đầu tư đó

Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa đầu tư và lãi suất bằng sơ đồ sau:

I

Qua sơ đồ trên ta thấy lãi suất thực tế luôn luôn tỷ lệ nghịch với đầu tư.Lãi suất cao hơn so với tỷ suất lợi nhuận bình quân thì các nhà đầu tư sẽ giảmquy mô đầu tư, lãi suất vốn vay càng thấp thì mức đầu tư càng tăng lên

*Lợi nhuận kỳ vọng: Lợi nhuận kỳ vọng là mức lợi nhuận mà nhà đầu

tư hy vong đạt được ttrong tương lai nếu tiến hành đầu tư Các nhà đầu tư hyvọng vào tương lai chắc chắn sẽ đạt được lợi nhuận cao thì họ sẽ gia tăng quy

mô đầu tư và ngược lại Lợi nhuận kỳ vọng rất khó xác định nhưng nó lại lànhân tố kích thích các nhà đầu tư đầu tư thêm, nhất là đối với các nhà đầu tư

ưa thích mạo hiểm

Trên đây là các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trong doanhnghiệp Doang nghiệp quyết định đầu tư hay hạn chế đầu tư là tuỳ thuộc vàonhững nhân tố đó Để hoạt động đầu tư đạt kết quả cao cần phải căn cứ vàocác nhân tố trên

4/ Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp:

Hiệu quả đầu tư là một khái niệm rộng và tổng hợp, một phạm trù kinh

tế khách quan

Trang 12

Trên giác độ nền kinh tế đó là mức độ thoả mãn nhu cầu phát triển kinh

tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người lao động

Trên giác độ từng ngành, từng địa phương, cơ sở, từng giải pháp kinh

tế kỹ thuật thì đó là mức độ đáp ứng những nhiệm vụ kinh tế chính trị xã hội

đã đề ra cho ngành, địa phương, doanh nghiệp, cho từng giải pháp kỹ thuậtkhi thực hiện đầu tư

Căn cứ vào bản chất của hiệu quả, người ta chia hiệu quả thành hailoại: hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội

4.1/Hiệu quả tài chính:

Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư là mức độ đáp ứng nhu cầuphát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và nâng cao đời sống củangười lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên cơ sở vốnđầu tư mà cơ sở đã sử dụng so với các kỳ khác , các cơ sở khác hoặc so vớiđịnh mức chung

Để tính toán hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư, có thể sử dụngcông thức tổng quát sau:

Các kết quả mà các cơ sở thu được

do thực hiện đầu tư

Hiệu quả tài chính =

Số vốn đầu tư mà cơ sở đã thực hiện

để tạo ra các kết quả trên

Các kết quả do hoạt động đầu tư mang lại cho cơ sở rất đa dạng Cáckết quả đó có thể là lợi nhuận thuần, là mức tăng năng suất lao động, là số laođộng có việc làm do hoạt động đầu tư mang lại Do đó để phản ánh hiệu quảtài chính của hoạt động đầu tư người ta phải sử dụng một hệ thống các chỉtiêu Mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh của hiệu quả và được sử dụng trongnhững điều kiện nhất định

Trang 13

*Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư (RR):Phản ánh mức độ lợi nhuậnthuần thu được từ một đơn vị vốn đầu tư được thực hiện.

Wipv

Nếu tính cho từng năm hoạt động thì : RRi=

IV0

Trong đó: Wipv: lợi nhuận thuần thu được năm i tính theo mặt bằng hiện tại

IV0:Vốn đầu tư ban đầu

*Tỷ suất sinh lời của vốn tự có : Vốn tự có là một bộ phận của vốn đầu

tư, là một yếu tố cơ bản để xem xét tiềm lực tài chính cho việc tiến hành cáccông cuộc đầu tư của các cơ sở không được ngân sách Nhà nước tài trợ

Trang 14

*Số lần quay vòng của vốn lưu động: Vốn lưu động là một bộ phận củavốn đầu tư Vốn lưu động quay vòng càng nhanh, càng cần ít vốn và do đócàng tiết kiệm được vốn đầu tư.

Công thức tính L WCS = Oi

Ci

W

Trong đó: Oi: doanh thu thuần năm i

WCi :Vốn lưu động bình quân năm i

Chỉ tiêu :L WCicàng lớn càng tốt

*Thời hạn thu hồi vốn đầu tư (T): Là thời gian mà các kết quả của quátrình đầu tư cần hoạt động để có thể thu hồi đủ vốn đã bỏ ra từ lợi nhuậnthuần thu được

IV0

Công thức tính: T=

WPV

Trong đó: WPV :Lợi nhuận thuần thu được bình quân một năm

*Chỉ tiêu tính mức chi phí thấp nhất trong trường hợp các điều kiện khácnhư nhau

Tính cho toàn bộ một công cuộc đầu tư: IV0 + CPVT  min

Trong đó: CPV: Chi phí hoạt động đầu tư bình quân năm tính theo mặt bănghiện tại

*Hệ số hoàn vốn nội bộ IRR: Là tỷ suất lợi nhuận mà nếu được sử dụng

để tính chuyển các khoản thu chi của toàn bộ công cuộc đầu tư về mặt bằnghiện tại sẽ làm cho tổng thu cân bằng với tổng chi

Công thức tính IRR:

1 1

i thu

(1+IRR)i (1+IRR)i

Công cuộc đầu tư được coi là hiệu quả khi IRRIRRđịnh mức

Trang 15

IRRđịnh mức có thể là lãi suất đi vay nếu vay vốn để đầu tư, có thể là tỷsuất lợi nhuận định mức do Nhà nước quy định nếu vốn đầu tư do ngân sáchNhà nước cấp.

*Chỉ tiêu điểm hoà vốn: Chỉ tiêu này cho thấy số sản phẩm cần sảnxuất hoặc tổng doanh thu cần thu do bán số sản phẩm đó đủ để hoàn lại sốvốn đã bỏ ra từ đầu đời dự án Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, mức độ an toàncủa dự án càng cao, thời hạn thu hồi vốn càng ngắn

x = (p-v)

Trong đó : x:Số sản phẩm cần sản suất để hoà vốn

f:Tổng định phí v: Biến phí /1 đơn vị sản phẩm

p: Giá bán 1 sản phẩm

4.2 Hiệu quả kinh tế xã hội:

Hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư là chênh lệch giữa các lợiích mà nền kinh tế và xã hội thu được với các chi phí mà nền kinh tế và xãhội đã bỏ ra khi thực hiện đầu tư

Xuất phát từ góc độ doanh nghiệp, lợi ích kinh tế xã hội của hoạt độngđầu tư được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

*Mức đóng góp ngân sách

*Số chỗ việc làm tăng thêm từ hoạt động đầu tư

*Số ngoại tệ thu được từ hoạt động đầu tư

*Mức tăng năng suất lao động sau khi đầu tư so với trước đầu tư

*Mức nâng cao trình độ nghề nghiệp của người lao động

*Tạo thị trường mới và mức độ chiếm lĩnh thị trường do tiến hành đầu tư

*Nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất

*Nâng cao trình độ quản lý của lao động quản lý

Trang 16

*Các tác động đến môi trường

*Các tác động khác

II.Vài nét về công ty TNHH sản xuất & thương mại Vạn Hoa.

1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH sản xuất & thương mại Vạn Hoa.

Công ty TNHH sản xuất & thương mại Vạn hoa chính thức thành lậpvào năm 2003 Giấy chứng nhận kinh doanh số 0103012885 do sở kế hoạch

và đấu tư Hà Nội cấp vào ngày 10/10/2003

Tên giao dịch : công ty TNHH Sản Xuất & THương Mại Vạn HoaTên giao dịch quốc tế : VANHOA TRADING AND PRODUCTIONCOMPANY LIMITED

Tên viết tắt : VANHOA P&T CO.,LTD

Công ty được thành lập với mục đích tập chung được các nguồn lực sẵn có

để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu được các nguồn lợinhuận và phục vụ nhu cầu của xã hội Thông qua các nguồn lợi ích thu đượccông ty đã tiếp tục đầu tư vào sản xuất không ngừng mở rộng công ty, nângcao chất lượng sản phẩm để phục vụ nhu cầu của xã hội

Trang 17

Bên cạnh đó công ty cũng đã thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác

để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như: nghiên cứu thịtrường, giới thiệu sản phẩm mới và cùng các nhà sản xuất cung cấp các sảnphẩm đáp ứng nhu cầu thị trường thông qua mạng lưới phân phối, đại lý Đểthực hiện mục tiêu này công ty đã lỗ lực rất nhiều, bên canh việc đẩy mạnhcác mối quan hệ với các công ty khác trong và ngoài nước, công ty cònkhông ngừng giới thiệu sản phẩm của mình tơi công chúng để tạo lên một thịtrường tiêu thụ sản phẩm rông rãi Trong hoạt động sản xuất kinh doanh củaminh, công ty đã lắm bắt được các thông tin một cách chinh xác về hàng hoá,thị trương tiêu thụ của mình thông qua đội ngũ cán bộ của mình, cung cấp cácdịch vụ cho khách hàng của mình một cách chinh xác và kịp thời

Công ty đã thành lập các phòng ban để quản lý hoạt động sản xuấtkhinh doanh của minh: Phòng tài chính, phòng kinh doanh , phòng quản lý

dự án, phòng hành chính, nhà máy sản xuất…

2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban của công ty Vạn Hoa.

2.1.Cơ cấu tổ chức của công ty Vạn Hoa.

Vạn hoa là một công ty sản xuất và phân phối sản phẩm Để quản lýđược tốt và thông suốt trong quá trình hoạt động, bộ máy quản lý của công tyđược tổ chức theo kiểu "trực tuyến chức năng"

Cơ cấu quản lý trực tuyến chức năng của công ty được khái quát qua sơ

đồ sau

Trang 18

2.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH Vạn Hoa.

Công ty TNHH Vạn Hoa là một công ty tư nhân do ông Lỗ Minh Tuấnthành lập vá đã đi vào hoạt động được 6 năm

 Ngành nghề kinh doanh chính là: đầu tư kinh doanh bút bi vàthiết bị văn phòng , với thương hiệu bút bi là Vạn Hoa

Phòng kế toán tài vụ

PX nhuộm

mạ điện hóa

PX bao gói bảo quản

PX lắp ráp hoàn chỉnh SP

PX rèn

gò hàn đột dập

PX sơn tĩnh điện

Các

tổ Sản xuất

Các

tổ Sản xuất

Các

tổ Sản xuất

Các

tổ Sản xuất

Các

tổ Sản xuất

Trang 19

 Ngoài ra công ty còn tham gia vào các hoạt đông đầu tư khácnhư: hoạt đông đầu tư nhà đất, đầu tư chứng khoán…

Trong lĩnh vực hoạt động của mình công ty đã thực hiện rất tốt nhiệm

vụ của mình Trong 6 năm hoạt động công ty không chỉ thu được lợi nhuậncho mình, tiếp tục phát triển mở rộng công ty mà còn tạo được công ăn việclàm cho nhiều lao động Với việc sản xuất và cung ứng các thiết bị văn phòngcông ty đã giải quyết được một phần nhu cầu của thị trường, tạo dựng đượcthương hiệu Vạn Hoa trên thị trường , tăng cường khả năng cạnh tranh củamình đối với các đối thủ khác trên thị trường Mục tiêu của công ty trongnhững năm sắp tới là không ngừng mở rộng và phát triển công ty Công tyđang thực hiện tốt mục tiêu mà mình đã đặt ra thông kết quả hoạt động củamình Doanh thu của công ty đều tăng qua các năm, bên cạnh đó công ty cũng

đã đầu tư vào trang thiết bị mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, trang bịcác thiết bị cho các phòng ban và nhân viên trong công ty…

2.3.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban của công ty.

Giám đốc: Chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh

của công ty, đại diện pháp nhân cho công ty trước pháp luật Có quyền điềuhành cao nhất trong công ty

Phó giám đốc: Giúp việc cho giám đốc, giúp giám đốc điều hành công

ty Khi được sự uỷ quyền của giám đốc các phó giám đốc chịu trách nhiệmtrước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công uỷ quyền Đây là

bộ phận trực tiếp quản lý các phòng ban, báo cáo với giám đốc về mọi mặtcủa công ty

Phòng kế toán tài vụ:

Phòng tài chính kế toán Công ty gồm 01 Kế toán trưởng do Hội đồngquản trị bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Công ty và một số kế toánviên gồm: Kế toán tổng hợp, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, kế toán thuế,

Trang 20

thủ quỹ làm công tác nghiệp vụ theo sự phân công điều hành trực tiếp của Kếtoán trưởng.

Phòng tài chính kế toán có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốcCông ty về công tác Tài chính đảm bảo phản ánh kịp thời chính xác cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp dựa trên chính sách pháp luật Nhà nước, điều lệ tổ chức hoạt động vàquy chế tài chính; kiểm tra giám sát công tác tài chính kế toán của các đơn vịtrực thuộc; xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm; chủ động lo vốn và ứngvốn tạm thời theo kế hoạch sản xuất; đề xuất các phương án điều vốn theonhiệm vụ sản xuất của đơn vị nhằm bảo toàn phát triển vốn của Công ty; kiểmtra việc sử dụng vốn vay của các đơn vị đảm bảo chi tiêu đúng mục đích và cóhiệu quả; phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh, đề xuất các biện pháp

hỗ trợ về tài chính, đề xuất các phương án nhượng, bán, thế chấp, cầm cố,thanh lý tài sản; thực hiện nhiệm vụ mở sổ sách kế toán; theo dõi đôn đốc việckiểm toán quyết toán các hợp đồng kinh tế, đề xuất các phương án thu hồi cáckhoản nợ tồn đọng, khó đòi; kiểm tra việc hạch toán giá thành của các đơn vịtrong quá trình thi công; kiểm tra xem xét các báo cáo quyết toán tài chính;phối hợp các Phòng chức năng của công ty để xây dựng các hình thức kinhdoanh; lập kế hoạch về các chỉ tiêu tài chính , theo dõi và thực hiện kế hoạchtài chính; tổ chức và kiểm kê tài sản; thực hiện chế độ lập báo cáo tài chínhhàng năm, định kỳ tổng hợp báo cáo; kê khai nộp thuế và các khoản đóng gópkhác; hạch toán kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh; thực hiện công táckiểm tra, thanh tra, kiểm toán theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhànước; tham mưu cho Giám đốc trong việc tuyển dụng, thuyên chuyển, khenthưởng kỷ luật, nâng lương cho Cán bộ công nhân viên thuộc biên chế củaPhòng; soạn thảo các văn bản liên quan theo chức năng nhiệm vụ của Phòng;

Trang 21

lưu trữ bảo quản hồ sơ hình thành trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm

vụ của Phòng

Phòng kinh doanh và kĩ thụât:

Phòng quản lý dự án gồm 01 Trưởng phòng và các cán bộ kỹ sư, PhóGiám đốc công ty phụ trách lĩnh vực đầu tư phát triển được phân công chỉđạo

Phòng quản lý dự án là phòng chức năng của Công ty, chịu trách nhiệmtrước Giám đôc Công ty về mọi nhiệm vụ liên quan đến công tác tiếp xúc,điều hành, giám sát các dự án Theo hình thức chìa khoá trao tay, dự án đầu tưxây dựng phát triển nhà và hạ tầng kỹ thuật đảm bảo tính hiệu quả và kháchquan của toàn bộ dự án Ngoài ra còn có nhiệm vụ tìm kiếm khai thác, pháttriển các dự án đầu tư, xây dựng phát triển nhà, khu dân cư, khu đô thị mới,khu công nghiệp trên địa bàn thành phố và các địa phương khác;Quản lý các

dự án của Công ty, dựa vào giá thành dự toán do phòng kế toán cung cấp tínhtoán phương án đấu thầu Theo dõi các dự án khi thi công để kịp thời kết hợpvới ban lãnh đạo công ty có những quyết định chỉ đạo phù hợp

Phòng tổ chức hành chính:

Phòng Tổ chức hành chính có cơ cấu 01 trưởng phòng và một số cán bộ,nhân viên làm các công việc chuyên môn nghiệp vụ theo sự phân công củaCông ty và chịu sự điều hành trực tiếp của Trưởng phòng

Phòng TCHC có chức năng tham mưu cho Giám đốc Công ty trong lĩnhvực quản lý nhân sự, sắp xếp cải tiến tổ chức quản lý, bồi dưỡng đào tạo cán

bộ, thực hiện các chính sách của Nhà nước đối với người lao động Thực hiệnchức năng lao động tiền lương và quản lý chính sách văn phòng của Công ty

Trang 22

Phòng bán hàng:

Phòng bán hàng gồm có 1trưởng phòng và một số cán bộ, nhân viên làm

các công việc chuyên môn nghiệp vụ theo sự phân công của Công ty và chịu

sự điều hành trực tiếp của Trưởng phòng

Phòng bán hàng có nhiệm vụ là phân phối sản phẩm, mang sản phẩm củacông ty đi tiêu thụ Phòng bán hàng: được trang bị máy tính với những phầnmềm như Microsoft Word, Microsoft Excel… và được nối mạng Internet.Quá trình tiếp nhận và xử lý đơn đặt hàng còn dựa trên thủ công do chưa cóphần mềm bán hàng nên việc giải quyết còn khó khăn và chậm Cuối mỗi kỳviệc thống kê và lên báo cáo còn mất nhiều thời gian chưa đáp ứng tính kịpthời cho người quản trị

Phòng quản đốc: quản lý trực tiếp các kho thành phẩm và vật tư nhưng

việc quản lý nửa trên máy tính nửa trên sổ sách, giấy tờ Hàng ngày, các nhânviên vẫn vào sổ lưu kho rồi cuối tháng mới tổng hợp trên máy tính Mọi thôngtin vẫn được lưu trữ trên văn bản dựa vào phiếu xuất kho, phiếu nhập kho,hóa đơn thanh toán của người bán gửi tới Phần mềm sử dụng là MicrosoftExcel, chưa có phần mềm quản lý vật tư chuyên dụng Máy in đã được trang

bị để in các báo cáo nhập – xuất – tồn, thẻ kho… để phê duyệt

3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH sản xuất & thưong mại Vạn Hoa.

Công ty TNHH Vạn Hoa là một công ty tư nhân được thành lập vàomăn 2003 và đã đi vào hoạt động được 6 năm

-Ngành nghề kinh doanh chính là: sản xuất và kinh doanh bút bi , thiết

bị văn phòng , với thương hiệu bút bi là Vạn Hoa

Trang 23

- Ngoài ra công ty còn tham gia vào các hoạt đông khác như: hoạtđộng nghiên cứu thị trường ,hoạt đông đầu tư nhà đất, đầu tư chứng khoán…Trong lĩnh vực hoạt động của mình công ty đã thu được nhiều kết quả rấttốt, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh bút bi và các thiết bị vănphòng Trong 6 năm hoạt đông thì doanh thu của công ty không ngừng tănglên, công ty đã xây dựng được uy tín của mình trên thị trường Tài sản củacông ty đã tăng lên rõ rệt từ 6 tỷ VND lên hơn 30 tỷ VND (9/12/2009) Bêncạnh đó công ty cũng đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước giải quyếtcông ăn việc làm cho người lao động.

3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Vạn Hoa giai đoạn 2004_2008.

Tuy mới thành lập nhưng công ty đã từng bước khắc phục khó khăn tạocho mình những kết quả đáng khích lệ Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của công

ty ngày một tăng, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra Công ty đã thực hiệnnhiều hợp đồng lớn có giá trị Các sản phẩm phục vụ kinh tế xã hội ngàycàng đa dạng và đạt chất lượng

Sự phát triển đi lên trong sản xuất kinh doanh của Công ty Vạn hoa thểhiện rất rõ qua bảng phân tích dưới đây Giá trị sản xuất kinh doanh qua cácnăm đều tăng Trong năm 2005 và 2006 giá trị này đã tăng lên gần gấp đôi.Năm 2007 và năm 2008 giá trị sản xuất kinh doanh vẫn tiếp tục tăng trưởngvới những kết quả cao, tạo ra quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng pháttriển Năm 2006 tổng doanh thu tăng so với 2004 là 112,35%, năm 2006doanh thu tăng so với 2005 là 42,3%

Năm 2008 so với năm 2007, kết quả giá trị sản xuất kinh doanh tăng20% tương đương 44 tỷ đồng, năm 2006 so với năm 2005 tăng 10,5%

Bên cạnh đó, ta nhận thấy tổng doanh thu, tổng số vốn nộp ngân sách nhànước, lợi nhuận sau thuế của các năm tăng lên rõ ràng

Trang 24

Những tiến bộ này không những tạo đà đi lên cho Công ty mà còn là sựphát triển của toàn ngành xây dựng nói chung Đây là những cố gắng vượt bậccủa toàn bộ công ty trong việc khắc phục khó khăn đi lên tìm cho mình chỗđứng tốt trên thị trường Trong tương lai doanh thu sẽ tiếp tục tăng nhanh cóthể có còn vượt trên kế hoạch đã đề ra

Với sự tăng trưởng của mình công ty đã góp phần tăng ngân sách nhànước, tạo ra những đóng góp cho sự phát rtiển của xã hội Tổng số tiền nộpvào ngân sách nhà nước của các năm đều tăng rất cao Nhìn vào bảng trên tanhận thấy các chỉ tiêu ở năm 2004 so với năm 2008 là một con số tăngtrưởng rất lớn, điều đó thể hiện biểu đồ tăng trưởng của công ty

Trang 25

Bảng 1 TÓM TẮT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA VẠN HOA.

Đơn vị: Triệu đồng

Thực hiện 2004

Thực hiện 2005

Thực hiện 2006

Thực hiện 2007

Thực hiện 2008

Nguồn: Theo bảng kết quả sản xuất kinh doanh các năm 2004_2008

Trang 26

Theo bảng số liệu lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty 9/12/

2009 của công ty đã cho thấy tổng lợi nhuận của công ty qua các năm đềutăng, có sự bảo tồn và tăng trưởng vốn, điều đó thể hiện hoạt động kinh doanhcủa vạn hoa ngày càng có hiệu quả Điều này là một yếu tố giúp doanh nghiệpthích ứng với những biến động trên thị trường, tạo cho công ty ngày càngnhiều khả năng đầu tư vào những hợp đồng lớn, có giá trị cao

Trong quá trình hoạt động của mình, công ty đã tạo công ăn việc làmcho nhiều người lao động với thu nhập thỏa đáng Thu nhập của người laođộng ngày càng tăng, đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty đượcquan tâm cải thiện và nâng cao Công ty đã góp phần không nhỏ giải quyếtviệc làm cho hàng nghìn lao động hợp đồng mỗi năm Thu nhập của người laođộng năm 2004 trung bình là 2,32 triệu đồng, năm 2007 tăng lên là 3.3triệuđồng và năm 2008 là 3,8 triệu đồng Ngoài ra công ty còn có nhiều chính sáchkhuyến khích lao động, tạo động lực cho người lao động làm tốt công việccủa mình, nâng cao hiệu quả kinh doanh

Qua tìm hiểu kết quả sản xuất kinh doanh gần đây của công ty đãchứng tỏ cho chúng ta thấy sự hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanhcủa Vạn hoa Những tăng trưởng trên là dấu hiệu tốt mở ra thắng lợi trong sựnghiệp phát triển kinh tế đất nước cũng như quá trình hội nhập vào nền kinh

tế khu vực và thế giới

III Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty Vạn Hoa.

1 Sự cần thiết phải tăng cường đầu tư và năng cao hiệu quả đầu tư ở công ty TNHH sản xuất & thương mại Vạn Hoa

Sức cạnh tranh của công ty còn yếu kém.

Là công ty nhỏ trong nghành, thị trường còn nhỏ hẹp, sản phẩm củacông ty còn ít người biết đến công ty chưa thực sự cạnh tranh được vớinhững đối thủ manh trong nghành Nhu cầu sản phẩm trang thiết bị văn

Trang 27

phòng trong giai đoạn 2004_2007 là rất cao tăng 10% mỗi năm do nềnkinh tế nước ta mới hội nhập và nhiều doanh nghiệp trong giai đoạn nàycũng đã ra đời Tuy nhiên phần lớn các sản phẩm nay là do các doanhnghiệp lớn trong nghành cung cấp Mặc dù lợi nhuận hàng năm của công

ty vẫn tăng đều song vẫn còn thấp so với nhu cầu nhu cầu của thịtrường.Trong 5 năm 2005_2008 tăng sản lượng bình quân của liên doanh và

tư nhân đạt 20% năm và chiếm lĩnh trên 50% thị phần trong nước Cũng trongthời kỳ đó, mức tăng sản lượng của công ty chỉ đạt mức 1,3% năm Trongnăm 2008 thị phần của công ty giảm khoảng 10% so với năm 2007 chủ yếu

do có thêm một số nhà máy sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu của kháchhàng và sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh khác Điều này chothấy rằng thị trường sản phẩm ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh, hoạtđộng của công ty sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong năm 2009 và các năm tiếptheo

Thiết bị máy móc cũ, công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng,nhiên liệu là nguyên nhân đẩy giá thành sản xuất lên cao làm giảm sức cạnhtranh của tổng công ty Thêm vào đó công ty không đủ vốn để xây dựngnhững nhà máy hiện đại, quy mô lớn mà chủ yếu là xây dựng các nhàmáy,các phân xưởng nhỏ và trung bình nên năng lực sản xuất còn hạn chếkhả năng chuyên môn hoá không cao Chính vì thế để cạnh tranh được với cácđơn vị khác ngoài công ty được trang bị máy móc hiện đại là một vấn đề rấtkhó khăn Do điều kiện về máy móc, kỹ thuật mà hiện nay công ty chỉ mớihuy động được 50% công suất sản xuất sản phẩm những máy móc không sửdụng đến vẫn phải tính khấu hao do hao mòn vô hình Hiệu quả sử dụng máymóc thiết bị không cao, thêm vào đó là sự cồng kềnh về lao động dư thừa củacác đơn vị thành viên trong công ty lại càng làm giảm khả năng cạnh tranhcủa công ty

Trang 28

Phương thức cạnh tranh còn đơn điệu.

Theo lý thuyết của các nhà kinh tế học cũng như trên thực tế chúng tathấy tồn tại rất nhiều phương thức cạnh tranh Các doanh nghiệp có thể ápdụng phương pháp cạnh tranh nào hữu hiệu nhất, phù hợp với đặc điểm củadoanh nghiệp và nếu có thể kết hợp được một cách linh động nhiều phươngthức khác nhau thì hiệu quả đem lại sẽ thực sự lớn Trong điều kiện hiện nayđòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có nhiều phương thức cạnh tranh khácnhau thì công ty ván nhân tạo lại chỉ có một phương thức cạnh tranh duy nhất

đó là cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm Tất cả các sản phẩm của công tyTNHH Vạn Hoa đều được có những công nhận qua những lần được cấp huychương vàng về chất lượng sản phẩm và đăng ký nhãn mác với cơ quan quản

lý chất lượng của Nhà nước và có chất lượng không thua kém hàng ngoạinhập Tuy nhiên như chúng ta đã biết thì chất lượng sản phẩm mặc dù là mộtyếu tố quan trọng nhất nhưng không đủ để tạo cho công ty có một chỗ đứngvững chắc trên thị trường Để tăng được thị phần sản phâm công ty cần phải

có các biện pháp giảm chi phí đầu vào, chi phí trung gian, nâng cao năng suấtlao động từ đó hạ giá thành sản phẩm đến mức tương đương hoặc thấp hơncác sản phẩm của liên doanh và hàng nhập khẩu Bên cạnh đó để cạnh tranh

dể dàng hơn, công ty phải cố gắng tạo ra tính chuyên biệt của sản phẩm củacông ty Đó là phương thức được đánh giá là rất quan trọng Nhưng thực tếcũng rất khó khăn đối với công ty, bởi lẽ cơ cấu sản phẩm của công ty còn rấtnghèo nàn Chỉ có một số sản phẩm về trang thiết bị văn phòng là có khả năng

về quy mô, công suất và sản lượng,mà sản phẩm này thì lại có rất nhiều đốithủ cạnh tranh Sự nghèo nàn về cơ cấu sản phẩm là cản trở lớn làm cho công

ty không tham gia toàn diện vào thị trường Một số sản phẩm có lợi thế thì lạikhông được sản xuất nhiều dẫn đến thị phần của công ty ở thị trường trongnước rất thấp Trong thời gian tới, công ty cần có những điều chỉnh linh hoạthơn trong chính sách cạnh tranh và cũng cần phải điều chỉnh, mở rộng cơ cấu

Trang 29

sản phẩm và phải biết tận dụng lợi thế của mình, tăng cường tính ưu việt củasản phẩm của công ty từ đó nâng dần vị thế cạnh tranh của công ty.

2. Vốn và nguồn vốn đầu tư.

2.1 Vốn đầu tư của công ty.

Vốn đầu tư được sử dụng để tái sản xuất giản đơn và mở rộng các tài sản

cố định, tạo ra các tài sản lưu động để duy trì và phát triển các tài sản cố địnhmới tăng thêm Công ty đã thực hiện rất tốt vai trò này của vốn đầu tư , và nođược thể hiện trong bảng tình hình thực hiện vốn đầu tư so với kế hoạch củacông ty Vốn chỉ có thể đem lại lợi nhuận khi nó được đem vao sử dụng vàhiệu quả sử dụng vốn phụ thuộc vào cách thứch sử dụng vốn Để sử dụng tốtnguồn vốn đầu tư thì phải có kế hoach cụ thể, phải xác định tốt nhu cầu củathị trường Công ty Vạn hoa đã thực hiện rất tốt yêu cầu này, từ nguồn vốn ít

ỏi của mình công ty đã đem vào sử dụng kinh doanh và đã thu được rất nhiềulợi nhận lhông ngừng củng cố và nâng cao nó

BẢNG1 :1 Tình hình thực hiện vốn đầu tư so với kế hoạch giai đoạn

Trang 30

Nhìn chung vốn đầu tư kế hoạch của các năm đều tăng do công ty làm ăn cóhiệu quả, đặc biệt nguồn vốn này tăng rất nhanh và khá cao từ năm 2006 đạt16,162 tỷ tăng 252,26% so với năm 2004, năm 2007 đạt 17,607 tỷ và năm

2008 đạt 22,122 tỷ tăng 382,17 % do công ty đã đi vào hoạt động đựơc mộtthời gian nên có nhiều kinh nghiệp hoạt động và có nhiều khách hàng củamình Thêm vào đó công ty cũng làm ăn khá hiệu qủa trong các năm trướcnên có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh nâng cao sản lượng phục vụ nhucầu của khách hàng Cung với nhu cầu của thị trường về sản phẩm của công tycung tăng manh trong các năm đó Đồng thời ta cũng thấy được tỷ lệ vốn đầu

tư thực hiện của công ty cũng khá cao trong các năm, hầu như là thực hiệnđược hoàn toàn kế hoạch Năm 2006, 2007 là năm thành công nhất của công

ty với doanh thu rất cao với lượng vốn bỏ , tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện cũng rấtcao đạt 95% tương đương với hơn 16 tỷ đồng so với kế hoạch đề ra Năm

2008 tổng vốn đầu tư kế hoạch của công ty là rất cao hơn 22 tỷ đồng, cao nhấttrong các năm nhưng tỷ lệ thực hiện vốn là không cao chi đạt 84% so với kếhoạch do năm 2008 nền kinh tế trong nước đang phải chịu ảnh hưởng củacuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, mặc dù vậy công ty vẫn hoạt động tốt và thuđược không ít lợi nhuận hơn 7 tỷ đồng do đã có những chính sách điều chinhkịp thời và do thị trường còn hạn chế cộng them vào đó là uy tín của công ty

đã được khẳng định Để thấy đựợc hiệu quả sử dụng vốn tốc độ tăng trưởngcủa vốn đầu tư lá rất cao đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của công ty Tốc độtăng trưởng của vốn đầu tư thể hiện được tình hinh tài chính của công ty trongcác giai đoạn

Trang 31

Bảng 2: Tình hình tăng trưởng vốn đầu tư của công ty TNHH sản xuất & thương mại Vạn

Hoa giai đoạn 2004-2008

là rất cao thể hiện sự chưa ổn định về nguồn vốn đầu tư năm 2005 là 49,95%năm 2006 là 138,1% , nhưng từ năm 2007 đến năm 2008 thì tốc độ này đã giảmxuống rõ rệt năm 2007 là 8,94% và năm 2008 là 22,85% nó đã thể hiện nguồnvốn đầu tư của công ty đã dần ổn định

Trang 32

2.2Nguồn vốn và cơ cấu vốn đầu tư của công tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Vạn Hoa.

Nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty bao gồm các nguồn cơ bản ,đó là:nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ doanh nghiệp; Nguồn vốn tín dụng trong nước

và các nguồn vốn khác

*Vốn tích luỹ của doanh nghiệp: Vốn tích luỹ của doanh nghiệp chủyếu được hình thành từ hai nguồn chính:

+Nguồn vốn khấu hao cơ bản

+Lợi nhuận để lại sau thuế

Nhìn chung trong mấy năm gần đây do lợi nhuận của công ty đều tăng kéo theo nguồn vốn này cũng tăng nhưng rất nhỏ so với các nguồn vốn khác, chẳng hạn trong năm 2005, vốn đầu tư lấy từ lợi nhuận để lại sau thuế của dự

án chỉ có 350 triệu ,chiếm 8% tổng vốn đầu tư.Nguồn vốn này chỉ đủ để đầu

tư chiều sâu, cải tạo một số cơ sở có quy mô nhỏ

Bản 3: Nguồn vốn đầu tư của công ty TNHH Vạn Hoa

Nguồn : Kết quả hoạt động đầu tư của công ty giai đoạn 2004_2008.

Theo bảng kết quả trên thì ta thấy được trong những năm đầu hoạt động sản xuấtkinh doanh phần lớn vốn đầu tư là do công ty đi vay đặc biệt la năm 2006 vốn

có khối lượng vốn đầu tư đi vay là lớn nhất chiếm 64,16% Trong những năm

Ngày đăng: 16/04/2013, 10:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. TểM TẮT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA VẠN HOA. - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI VẠN HOA
Bảng 1. TểM TẮT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA VẠN HOA (Trang 25)
Bảng 2: Tình hình tăng trưởng vốn đầu tư của công ty TNHH sản xuất & - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI VẠN HOA
Bảng 2 Tình hình tăng trưởng vốn đầu tư của công ty TNHH sản xuất & (Trang 31)
BẢNG 6: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN VAY CỦA CÔNG TY THỜI  KỲ 2004-2008. - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI VẠN HOA
BẢNG 6 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN VAY CỦA CÔNG TY THỜI KỲ 2004-2008 (Trang 37)
BẢNG 8: TÌNH HÌNH VỐN ĐẦU TƯ CẤP CHO CÔNG TÁC  ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA CÔNG TY THỜI KỲ 2004-2008. - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI VẠN HOA
BẢNG 8 TÌNH HÌNH VỐN ĐẦU TƯ CẤP CHO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA CÔNG TY THỜI KỲ 2004-2008 (Trang 43)
BẢNG 9: KẾT QUẢ ĐẦU TƯ CỦA  CÔNG TY TNHH VẠN HOA  THỜI KỲ 2004-2008. - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI VẠN HOA
BẢNG 9 KẾT QUẢ ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY TNHH VẠN HOA THỜI KỲ 2004-2008 (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w