1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyển ngôn ngữ trong biểu diễn yêu cầu phần mềm

3 143 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 317,45 KB

Nội dung

Chuyển ngôn ngữ trong biểu diễn yêu cầu phần mềm Nguyễn Thị Huyền Trang Trường Đại Học Công Nghệ, Đại Học Quốc Gia Hà Nội Luận văn Ths. Công nghệ Phần mềm; Mã Số: 60 48 10 Nghd: PGS.TS. Trương Ninh Thuận Năm bảo vệ: 2013 Abstract: Trình bày tổng quan về chuyển ngôn ngữ trong biểu diễn yêu cầu phần mềm. Tìm hiểu phương pháp chuyển ngôn ngữ : phương pháp chuyển đổi; tinh chỉnh yêu cầu; xác định sự kiện (cặp sự kiện trạng thái bắt đầu và kết thúc, sự kiện đơn, sự kiện sau tinh chỉnh, sự kiện tinh chỉnh); xây dựng bảng hỏi. Áp dụng và mở rộng hệ thống luật mô tả kết hợp của SPSKC, SPSG và SPS về xác suất của nhóm nghiên cứu của BOSCH (SPSC). Keywords: Công nghệ thông tin ; Công nghệ phần mềm ; Chuyển ngôn ngữ Contents: Mở đầu Yêu cầu phần mềm thường được mô tả bằng ngôn ngữ tự nhiên vốn được coi là nhập nhằng, thiếu tính rõ ràng. Các phương pháp hình thức hiện tại lại chỉ cho phép kiểm chứng yêu cầu khi chúng được mô tả bằng ngôn ngữ hình thức vốn được coi là khá khó hiểu đối với nhóm phát triển (bao gồm người thiết kế, lập trình viên, người kiểm thử,…). Để giải quyết vấn đề này, Konrad và Cheng đã đưa ra một hệ thống luật mô tả (SPSKC) xây dựng bởi một số lượng giới hạn các từ vựng và cấu trúc tiếng anh. SPSKC giúp ghi lại yêu cầu chức năng bằng một ngôn ngữ là tập con của ngôn ngữ tự nhiên mà lại có thể dịch tự động sang logic hình thức. Tuy nhiên, SPSKC lại gặp vấn đề khi không mô tả các yêu cầu phi chức năng. Để bổ sung điểm yếu này, chúng ta có thể kết hợp thêm với hệ thống luật mô tả đưa ra bởi Grunske L (SKSG). Trong luận văn này, người viết nghiên cứu liệu sự kết hợp giữa SPSKC và SPSG thành một SPS kết hợp (sau đây được gọi là SPSC) có thể mô tả được các yêu cầu của một phần mềm hay không. Bộ mẫu được lựa chọn là yêu cầu phần mềm được chọn làm ví dụ mẫu trong tập bài giảng về lập trình và thiết kế hướng đối tượng của IBM, với giả định rằng đây là bộ yêu cầu đủ rõ ràng và bao quát. Trong quá trình chuyển đổi yêu cầu từ ngôn ngữ tự nhiên sang SPSC (một bộ giới hạn các từ và cấu trúc tiếng anh dùng để thể hiện yêu cầu phần mềm, có thể dịch tự động sang các dạng logic), luận văn đã trình bày cách xây dựng phương pháp để chuyển yêu cầu từ ngôn ngữ tự nhiên sang SPSC dựa trên tư tưởng sử dụng bảng hỏi của công cụ PROPEL. Luận văn cũng đã đưa ra các quy tắc chi tiết cho từng bước: tinh chỉnh yêu cầu, lựa chọn sự kiện, và xây dựng lại gần như hoàn toàn một bảng hỏi áp dụng riêng cho SPSC. Đồng thời, luận văn cũng đã xây dựng được một phần mềm hỗ trợ cho việc sử dụng bảng hỏi này. Phần mềm này được thiết kế để bảng hỏi có thể thay đổi tùy biến mà không cần lập trình lại, đồng thời cấu trúc trong bảng hỏi có thể phức tạp hơn cấu trúc hiện có (ví dụ một yêu cầu mô tả bằng ngôn ngữ tự nhiên có thể tương ứng với nhiều mô tả trong SPSC). Kết quả chuyển đổi cho thấy, cần mở rộng SPSC thêm 03 luật mô tả để có thể thể hiện được các yêu cầu chức năng một cách đầy đủ và chính xác, trong khi các yêu cầu phi chức năng hiện mới được mô tả 60%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Allen P. Nikora, Galen Balcom. Automated Identification of LTL Patterns in Natural Language Requirements. 2009. DOI: 10.1109/ISSRE.2009.15. 2. Amalinda Post, Igor Menzel, Jochen Hoenicke. Automotive behavioral requirements expressed in a specification: a case study at BOSCH. London : Springer, 2012. DOI 10.1007/s00766-011-0145-9. 3. Charette, Robert N. Why Software Fails. IEEE Spectrum inside technology. [Online] September 2005. http://spectrum.ieee.org/computing/software/why-software-fails. 4. Cobleigh, Rachel L. PROPEL: An approach supporting user guidance in developing precise and understandable property specifications. 2008. PhD dissertation. 5. Cristina Palomares, Carme Quer, Xavier Franch, Cindy Guerlain, Samuel Renault. A Catalogue of Non-technical Requirement Patterns. Chicago, USA : IEEE, 2012. REPA. DOI: 978-1-4673-4376-3/12. 6. Grunske Lars. Specification Patterns for Probabilistic Quality Properties. Leipzig, Germany : ICSE, 2008. 978-1-60558-079-1/08/05. 7. Hamid Alavi, George Avrunin, James Corbett, Laura Dillon, Matt Dwyer, Corina Pasareanu. Specification Pattern System: FAQ's. Spec Patterns.[Online]. http://patterns.projects.cis.ksu.edu 8. IBM Rational Software Documentation. IBM. http://www.uet.vnu.edu.vn/~ hanhdd/ooad2013ss/slide_03b_requirementsEx.pdf 9. Karl E. Wiegers. Software Requirements. 2nd. Redmond, Washington 98052-6399 : Microsoft Press, 2003. ISBN: 9780735623989. 10. Matthew B. Dwyer, George S. Avrunin, James C. Corbett. Patterns in Property Specifications for Finite-State Verification. ICSE ‘99 Los Angclcs CA. 11. Stephen Withall. Software Requirement Patterns. Washington 98052-6399 : Microsoft Press, 2007. 12. Sascha Konrad, Betty H.C. Cheng. Real-time Specification Patterns. St. Louis, Missouri, USA : ICSE, 2005. 1-58113-963-2/05/0005. 13. T, Kuhn. Acerules: Executing rules in controlled natural language. Berlin : Springer, 2007. International conference on web reasoning and rule. . Abstract: Trình bày tổng quan về chuyển ngôn ngữ trong biểu diễn yêu cầu phần mềm. Tìm hiểu phương pháp chuyển ngôn ngữ : phương pháp chuyển đổi; tinh chỉnh yêu cầu; xác định sự kiện (cặp sự. Chuyển ngôn ngữ trong biểu diễn yêu cầu phần mềm Nguyễn Thị Huyền Trang Trường Đại Học Công Nghệ, Đại Học Quốc Gia Hà Nội Luận văn Ths. Công nghệ Phần mềm; Mã Số: 60 48. (SPSC). Keywords: Công nghệ thông tin ; Công nghệ phần mềm ; Chuyển ngôn ngữ Contents: Mở đầu Yêu cầu phần mềm thường được mô tả bằng ngôn ngữ tự nhiên vốn được coi là nhập nhằng, thiếu tính

Ngày đăng: 25/08/2015, 11:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w