Vấn đề tam nông ở tỉnh hà nam hiện nay

12 347 3
Vấn đề tam nông ở tỉnh hà nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vấn đề "Tam nông" ở tỉnh Hà Nam hiện nay Nguyễn Thị Như Quỳnh Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Kinh tế: 60 31 01 Người hướng dẫn : GS.TS. Vũ Văn Hiền Năm bảo vệ: 2013 93 tr . Abstract. Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề “tam nông”. Nghiên cứu thực trạng vấn đề “tam nông” ở Hà Nam hiện nay: kết quả việc giải quyết vấn đề “tam nông” ở Hà Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; những vấn đề đang đặt ra cần giải quyết đối với “tam nông” ở Hà Nam hiện nay. Trình bày định hướng và giải pháp giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Hà Nam trong thời gian tới: nâng cao nhận thức của xã hội về vấn đề “tam nông”; đổi mới cơ chế, chính sách của Nhà nước theo hướng phát triển bền vững; tăng cường đầu tư vốn, kỹ thuật cho nông nghiệp, nông thôn …. Keywords. Kinh tế chính trị; Nông nghiệp; Nông dân; Nông thôn; Hà Nam Content. 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với nước ta, nông dân và dân cư ở vùng nông thôn vẫn chiếm tới 70% dân số cả nước. Giải quyết lương thực vẫn là nhiệm vụ trọng yếu bảo đảm sự bình yên cho xã hội nên vấn đề “tam nông” có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nền nông nghiệp phát triển bền vững, đời sống người nông dân được bảo đảm, nông thôn ngày càng đổi mới, giàu đẹp là nền tảng vững chắc để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong nhiều văn kiện và Nghị quyết, Đảng cộng sản Việt Nam đã có những chủ trương mang tầm chiến lược và những quan điểm chỉ đạo hết sức sâu sắc, quyết liệt về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp, nông thôn cùng với nhiều giải pháp nhằm nâng cao đời sống cho nhân dân ở vùng nông thôn. Thực hiện đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, trong những thập kỷ qua, đặc biệt trong gần 30 năm đổi mới vừa qua, đất nước ta đã đạt được nhiề. thành tựu trong việc giải quyết vấn đề “tam nông”. Nền nông nghiệp từ chỗ trước đây mỗi năm phải nhập từ 1,5 đến 2 triệu tấn lương thực để đáp ứng nhu cầu trong nước, thì nay vẫn đồng đất ấy, mà ruộng đất canh tác có phần giảm đi so với trước đây, vẫn bà con nông dân ấy nhưng đã sản xuất ra lượng lương thực không chỉ đủ ăn, có dự trữ, lại xuất khẩu mỗi năm 7 đến 8 triệu tấn gạo. Nhiều loại hàng nông sản của nước ta xuất khẩu thuộc hạng nhất nhì thế giới. Nông thôn Việt Nam cũng đang thay da đổi thịt, các cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, trạm xã đã được nâng cấp rõ rệt. Đời sống của bà con nông dân đã có những cải thiện đáng kể, nhà nhà có điện thắp sáng, nhiều nơi có nước sạch; cái ăn, cái mặc đã đầy đủ, trẻ em được học tập trong những điều kiện ngày một tốt hơn. Tuy nhiên, “tam nông” hiện vẫn còn ngổn ngang nhiều vấn đề bức xúc. Nền nông nghiệp của nước ta vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, canh tác vẫn còn lạc hậu, năng suất lao động chưa cao, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chưa cân đối, thiếu vững chắc, nhiều mặt hàng nông sản chất lượng thấp, giá cả bấp bênh. Tình hình nông thôn cũng còn nhiều vấn đề nổi cộm. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn chưa đạt kết quả như mong muốn; việc xây dựng nông thôn mới còn nhiều vướng mắc, mô hình nông thôn xưa cũ đã mất dần trong khi mô hình mới chưa được định hình nền nhiều vùng quê đang trong tình trạng chắp vá, “quê chẳng ra quê, phố không ra phố”. Trong các tầng lớp dân cư hiện nay, nông dân vẫn là giai cấp chịu nhiều thiệt thòi nhất. Hưởng thụ của nông dân từ những thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn rất hạn chế. Đời sống nông dân đã cao hơn trước nhưng còn thấp hơn nhiều so với nhu cầu. Đã vậy những vấn đề tiêu cực đang nảy nở ở nông thôn như ma túy, nghiện hút, tình trạng nông dân bị thu hồi đất, thiếu việc làm .v.v đang làm mất sự yên ổn, trong lành ở vùng quê. Cũng như tình hình chung của cả nước, Hà Nam là một tỉnh nghèo, thuần nông nên những khởi sắc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Hà Nam cũng nằm trong khuôn khổ chính sách chung của cả nước và cũng đạt được những điều tương tự. Tuy vậy, vấn đề “tam nông” ở Hà Nam còn có những nét đặc thù. Đó là sản xuất nông nghiệp của Tỉnh còn lạc hậu, vẫn là nền sản xuất thủ công, nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả chưa cao. Một số sản phẩm nông nghiệp thông thường rất khó tiêu thụ; đồng ruộng cao thấp không đều, nhiều nơi do bị úng lụt mất trắng mùa màng. Quá trình xây dựng nông thôn mới hết sức chậm chạp, cơ sở hạ tầng ở nông thôn còn thấp kém; nhiều làng nghề truyền thống ở nông thôn bị mai một, nếu còn giữ được lại gây ô nhiễm môi trường. Đời sống của nông dân Hà Nam tuy đã có bước cải thiện nhưng còn nhiều khó khăn, vướng mắc; chất keo dính ở nông thôn trong tình làng nghĩa xóm đã không được như xưa. Một số điều tốt lành đã bị mai một trong khi những nét đẹp mới chưa thấy bao nhiêu. Rõ ràng là vấn đề “tam nông” dù đã được quan tâm nhưng chưa đủ mức, dù đã được giải quyết nhưng chưa tới nơi, và hiện tại vẫn còn nhiều điều bức xúc cần được phân tích thiết thực để tháo gỡ. Để góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc xung quanh chủ đề “tam nông” trong điều kiện thực tế những biến đổi ở Hà Nam hiện nay, “Vấn đề tam nông ở tỉnh Hà Nam hiện nay” được tác giả chọn làm đề tài luận văn cao học nhằm góp phần nhỏ vào nhiệm vụ trọng đại của tỉnh Hà Nam cũng như của cả nước. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đây là mảng đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Có thể nêu một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như: 2.1. Về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước - Nghị quyết Trung ương 7 khóa X, Nghị quyết số 26 – NQ/TƯ của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đây là một Nghị quyết quan trọng nhất đề cập đến vấn đề “tam nông”. Nghị quyết đánh giá vai trò của “tam nông” trong sự nghiệp cách mạng nước ta, đặc biệt là sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đánh giá thực trạng “tam nông” ở nước ta hiện nay; nêu bật quan điểm, phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề đang đặt ra; đồng thời đã đưa ra những nội dung cụ thể chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện. - Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2006 – 2010; chương trình phát triển giống cây trồng, các chương trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường, kế hoạch thủy lợi hợp lý… của Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn. - Cuốn sách: “Đảng, Bác Hồ với vấn đề tam nông”, Nxb chính trị - hành chính, năm 2009. Cuốn sách này giới thiệu Nghị quyết số 26 của Hội nghị TƯ lần thứ bảy, khóa X về vấn đề tam nông. Đồng thời nội dung cuốn sách đề cập quan điểm, mục tiêu, những nhiệm vụ và giải pháp của Đảng với vấn đề Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn; Những bài viết, bài nói chuyện của chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Nghị quyết 26/NQTW của Đảng, các chính sách và chương trình của Chính phủ và tác phẩm nêu trên đều đề cập đến vấn đề “tam nông” ở giác độ chủ trương lớn, những quan điểm lớn và những vấn đề lớn đang đặt ra. Đó là những cơ sở lý luận cần thiết mà luận văn có thể tiếp thu. 2.2. Về các công trình nghiên cứu 2.2.1. Nghiên cứu chung về “tam nông” - Công trình nghiên cứu của GS.TS Hoàng Ngọc Hòa: “Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn trong quá trình đẩy mạnh CNH – HĐH ở nước ta”, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2009. Tác giả đã làm sáng tỏ những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về “vấn đề tam nông” để tìm ra nguyên nhân của những thành công và hạn chế cũng như đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm tiếp tục đưa “tam nông” phát triển lên trình độ mới. Tuy nhiên, trong cuốn sách này tác giả chưa đề cập sâu đến những vấn đề bức xúc đang đặt ra đối với nền nông nghiệp, đổi mới nông thôn và giai cấp nông dân hiện nay. - PGS.TS Nguyễn Văn Bích: “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới, quá khứ và hiện tại”, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2007. Tác giả khái quát tình hình nông nghiệp, nông thôn, trong đó người nông dân làm chủ thể, suốt trong một quá trình dài với nhiều giai đoạn khác nhau; từ đó hệ thống hóa logich lịch sử và phân kỳ theo các mốc quan trọng của đất nước để đưa ra những định hướng cho nông nghiệp Việt Nam phát triển trong tương lai. Đây là một tác phẩm có chiều sâu về những điểm mốc trong sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn nhưng chưa đề cập đến hiện tại và đặc biệt là vấn đề nông dân tác giả ít nhắc tới. - Cuốn: “CNH- HĐH nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam, con đường và bước đi”. Đề tài KX-02-07 do GS.TS Nguyễn Kế Tuấn làm chủ nhiệm. Đây là công trình đề cập chủ yếu đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở nước ta thời gian qua; đề xuất phương hướng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời gian tới. Công trình khoa học rất có giá trị này có nhiều nội dung phong phú, sâu sắc nhưng ít đề cập đến những vấn đề của “tam nông”. 2.2.2. Các công trình nghiên cứu cụ thể về “vấn đề tam nông” như: - “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và vấn đề tam nông” – GS.TS. Vũ Văn Hiền. - “Vấn đề tam nông ở Việt Nam trong thực thi cam kết WTO” – PGS.TS Lại Ngọc Hải, Viện khoa học xã hội nhân văn quân sự, Bộ quốc phòng. Đáng chú ý là những bài viết tham gia Hội thảo Lý luận lần thứ 4 giữa Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốc về “Nông nghiệp, nông dân nông thôn – Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc”, Hà Nội, tháng 10/2008. Hội thảo khoa học: “Tam nông” được tổ chức tại Huế, tháng 12/2008 và trong đó nổi bật là những công trình sau: - “Vai trò và mối quan hệ giữa nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong phát triển theo hướng hiện đại ở Việt Nam” – GS.TS Đỗ Hoài Nam (Viện Khoa học xã hội Việt Nam). - “Đô thị hóa ở Việt Nam – Từ góc nhìn nông nghiệp, nông thôn, nông dân” – GS.TS Phùng Hữu Phú. - “Vấn đề về Tam Nông” - TS Đặng Kim Sơn (Viện nghiên cứu chiến lược & Chính sách NN&PTNT, Bộ NN&PTNT). - “Khoa học - Công nghệ và lĩnh vực Tam Nông” -TS Trần Ngọc Ca (Viện chiến lược và chính sách Khoa học Công Nghệ) - “Bí quyết phát triển tam nông phải bắt đầu sửa sai từ chính sách ruộng đất, đầu tư công và diệt tham nhũng” - PGS.TS Lê Trọng Trung tâm (CGFED). - “Kinh Nghiệm và bài học Phát triển Nông thôn theo vùng trên thực tiễn tại Thái Nguyên” - TS Nguyễn Thị Minh Thọ, Trung tâm hỗ trợ PTBV Việt Bắc, ĐH Thái Nguyên. Những công trình nghiên cứu trong Hội thảo có chiều sâu về lý luận và thực tiễn trên những khía cạnh cụ thể khi tiếp cận về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Các tham luận trong Hội thảo rất có giá trị để tác giả luận văn vận dụng trong công trình nghiên cứu của mình. Ngoài ra còn nhiều bài viết, công trình nghiên cứu của các tác giả khác về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể “vấn đề tam nông ở tỉnh Hà Nam”. Vì vậy, đề tài “Vấn đề tam nông ở tỉnh Hà Nam hiện nay” sẽ là công trình nghiên cứu nghiên cứu có tính độc lập. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Vận dụng những lý luận về “tam nông”, luận văn phân tích thực trạng vấn đề “tam nông” ở Hà Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết tốt vấn đề đang đặt ra đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở Hà Nam trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tập hợp có tính hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn về “tam nông” - Phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề “tam nông” ở tỉnh Hà Nam hiện nay và những vấn đề đang đặt ra. - Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Hà Nam trong thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Hà Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: nghiên cứu vấn đề “tam nông” tại tỉnh Hà Nam. - Phạm vi thời gian: tập trung nghiên cứu giai đoạn 2008 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Luận văn vận dụng các phương pháp của khoa học kinh tế, trong đó đặc biệt chú trọng đến phương pháp: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, phương pháp kết hợp logic – lịch sử. 6. Dự kiến đóng góp mới của đề tài - Làm rõ hơn thực trạng vấn đề “tam nông” ở tỉnh Hà Nam giai đoạn hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết tốt những vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Hà Nam trong thời gian tới. 7. Bố cục nội dung của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề “tam nông” Chương 2: Thực trạng vấn đề “tam nông” ở Hà Nam hiện nay Chương 3: Định hướng và giải pháp giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Hà Nam trong thời gian tới TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Bích (1994), Đổi mới quản lý nông nghiệp – Thành tựu, vấn đề và triển vọng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Nguyễn Văn Bích (2007), “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới, quá khứ và hiện tại”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Báo cáo khoa học và công nghệ nông nghiệp 20 năm đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Tổ chức AUCID (2005), WTO và nông nghiệp Việt Nam: Đánh giá sự tương thích của chính sách nông nghiệp Việt Nam với quy định của WTO, năm 2005 5. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2007. 6. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm thông tin phát triển nông nghiệp, nông thôn (2007), Báo cáo thường niên, ngành nông nghiệp Việt Nam 2007 và triển vọng 2008 7. Ban chấp hành Hội nông dân tỉnh Hà Nam (2012), Báo cáo tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2012, phương hướng nhiệm vụ năm 2013 8. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Đảng, Bác Hồ với vấn đề tam nông, Nxb. Chính trị - hành chính, Hà Nội, 2009 12. Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2006 13. Giáo trình Chính sách kinh tế - xã hội, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2006 14. GS.TS Hoàng Ngọc Hòa (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Hội Thảo khoa học: (2008)Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn - Kinh nghiệm Việt Nam, Kinh nghiệm Trung Quốc 16. Kỷ yếu hội thảo khoa học (2010), Những vấn đề kinh tế - xã hội ở nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. 17. Đỗ Tiến Sâm (chủ biên) (2008), Vấn đề tam nông ở Trung Quốc, thực trạng và giải pháp, Nxb. Từ Điển Bách Khoa, Hà Nội. 18. Đặng Kim Sơn (2006), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam - Hôm nay và mai sau. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nam (2012), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2012, triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2013. 22. Đặng Đức Thành (chủ biên) (2009), Nông dân dựa vào đâu? Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Thời báo kinh tế Việt Nam: kinh tế 2011 – 2012 25. Thời báo kinh tế Việt Nam: kinh tế 2012 – 2013 26. GS.TS Nguyễn Kế Tuấn (chủ biên): (2001)Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn Việt Nam - con đường và bước đi, Nxb Chính trị Quốc gia 27. PGS, TSKH Trần Nguyễn Tuyên: (2007)Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, tạp chí quản lý nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia [...]... với nông nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 29 Tỉnh ủy Hà Nam: Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 20 – NQ/TƯ của BCH TƯ Đảng (khóa X) về “tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” 30 Tỉnh ủy Hà Nam: Báo cáo sơ kết 5 năm Nghị quyết số 26 – NQ/TƯ của BCH TƯ Đảng (khóa X) về nông nghiệp ,nông dân, nông thôn 31 Tỉnh. .. hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 34 UBND tỉnh Hà Nam (2010), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 35 UBND tỉnh Hà Nam (2011), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 36 UBND tỉnh Hà Nam (2012), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 37 UBND tỉnh Hà Nam (2013), Báo cáo kết quả thực hiện. .. 2013 38 UBND tỉnh Hà Nam, Sở kế hoạch và đầu tư (2012), Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2012 39 UBND tỉnh Hà Nam, Sở kế hoạch và đầu tư (2013), Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu và triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2013 40 Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp (2006): Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn các vùng sinh thái nông nghiệp... Tỉnh ủy Hà Nam: Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 03 – NQ/TƯ của Tỉnh ủy (khóa XVII) sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 25 – NQ/TƯ của BCH TƯ Đảng (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 32 UBND tỉnh Hà Nam (2008), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 33 UBND tỉnh Hà Nam (2009),... nghiệp sau 20 năm đổi mới 41 Vụ khoa học công nghiệp và chất lượng sản phẩm (2006): Khoa học và công nghệ nông nghiệp – thành tự sau 20 năm đổi mới 42 Vụ kế hoạch – Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008): Báo cáo đánh giá công tác quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn và kế hoạch phát triển nông nghiệp thời kỳ đổi mới . Abstract. Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề tam nông . Nghiên cứu thực trạng vấn đề tam nông ở Hà Nam hiện nay: kết quả việc giải quyết vấn đề tam nông ở Hà Nam trong quá trình. của đề tài - Làm rõ hơn thực trạng vấn đề tam nông ở tỉnh Hà Nam giai đoạn hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết tốt những vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Hà Nam. khăn, vướng mắc xung quanh chủ đề tam nông trong điều kiện thực tế những biến đổi ở Hà Nam hiện nay, Vấn đề tam nông ở tỉnh Hà Nam hiện nay được tác giả chọn làm đề tài luận văn cao học nhằm

Ngày đăng: 25/08/2015, 09:48

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan