Y học thực hành (759) số 4/2011 5 Medicine 2007, 3:19, p 1 8. 7. Mann W, Wachter W(1988), Sonography of the salivary glands, Laryngol Rhinol Otol 67: p197 201. 8. Schick S, Steiner E, Gahleitner A, et al (1998), Differentiation of benign and malignant tumors of the parotid gland: value of pulsed Doppler and color Doppler sonography, Eur Radiol 1998;8: p1462 1467 9. Sumi M et al (2001), Comparison of sonography and CT for differentiating benign from malignant cervical lymph nodes in patients with head and neck squamous cell carcinomas, Am J Roentgen 2001;176: p1019 1024. 10. Waldron C.A (1990), Salivary Gland , Face, lip, tongue, teeth, oral solf tisues, Jaw, Salivary Gland and Neck (chap 23). In Andersons Pathology, 9 th , The C.V. Mosby company, Vol 2, p 1095 1141. ĐáNH GIá KếT QUả ĐIềU TRị BằNG I-131 ở BệNH NHÂN UNG THƯ TUYếN GIáP THể BIệT HóA Đã PHẫU THUậT Đào Tiến Mạnh, Nguyễn Hồng Sơn Bệnh viện 175 - Bộ Quốc Phòng Tóm tắt: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ban đầu bằng I-131 tại Bệnh viện 175, TpHCM từ 08/2007 đến 02/2011 ở 166 bệnh nhân ung th tuyến giáp thể biệt hóa đã phẫu thuật gồm 132 nữ (79,5%) và 34 nam (20,5%). Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 43,2 12,2 (20 - 71 tuổi). Kết quả cho thấy: Triệu chứng lâm sàng thờng gặp nhất là u tuyến giáp (91,6%), ít gặp hơn nh xuất hiện hạch cổ (7,2%) hay có biểu hiện chèn ép gây nuốt vớng (2,4%). UTTG thể nhú chiếm tỉ lệ 89,2%, thể nhú biến thể nang 7,2% và thể nang đơn thuần là 3,6%. Tỉ lệ BN UTTG có di căn là 22,9%. Trong đó, di căn hạch cổ gặp nhiều nhất (18,1%), có 8 BN di căn hạch cổ kèm di căn xa ở phổi hoặc trung thất. - Nồng độ thyroglobulin có giá trị trong việc theo dõi phát hiện di căn ở BN UTTG biệt hóa. Nồng độ Tg huyết thanh tăng cao ở nhóm BN UTTG có di căn so với nhóm không có di căn (356,4 235,3 so với 36,4 21,5 ng/ml) với p < 0,001, đặc biệt, nồng độ Tg tăng rất cao ở nhóm di căn hạch cổ kết hợp di căn phổi hoặc trung thất. 84/166 BN (50,7%) đáp ứng tốt với điều trị I-131, trong đó 32 BN (19,4%) đợc đánh giá khỏi bệnh hoàn toàn. Đáp ứng kém gặp ở 3,6% BN. Chúng tôi cha ghi nhận trờng hợp nào tử vong trong số các BN đợc theo dõi điều trị tính tới thời điểm hiện tại. Đa số bệnh nhân hoàn thành liệu trình điều trị bằng I-131 sau 1-3 đợt. Đa số BN UTTG có dung nạp tơng đối tốt với điều trị bằng dung dịch I- 131 với tỷ lệ thấp các tác dụng phụ, mức độ nhẹ và có thể kiểm soát dễ dàng. Từ khóa: ung th tuyến giáp, phẫu thuật Summary: EVALUATION RESULT OF POSTOPERATIVE RADIOIODINE THERAPY IN DIFFERENTIATED THYROID CARCINOMA From August 2007 to February 2011, 166 patients, 34 males (20.5%) and 132 females (79.5%) and in average age of 43.2 12.2 (20 to 71) with operated-differential thyroid carcinoma were admitted into 175 hospital, Ho Chi Minh City. All of them were received 131-iodine therapy. The results of study show that: commonest clinical manifestation is the thyroid nodules without any symptoms (91.6%) enlarged neck lumph node (7.2%) or difficulty swallowing (2.4%). Papillary thyroid carcinoma make up 89.2%, follicular variant of papillary thyroid carcinoma 7.2% and follicular thyroid carcinoma 3.6%. The incidence of thyroid carcinoma with metastasis is 22.9%. Among them, neck lymph nodal metastasis make up 18.1%, There are 8 patients had neck lymph nodal metastasis with distant metastasis sush lung or mediastinum. The serum thyroglobulin level was valuable in the follow-up and detection metastasis of differential thyroid carcinoma patients. The level of serum thyroglobulin of the patients of thyroid carcinoma with metastasis is higher the patients of thyroid carcinoma without metastasis, p<0.001 (356.4 235.3 versus 36.4 21.5 ng/ml), respsectively. There were 84/166 patients (50.7%) who complete responsed to the I-131 therapy. Poor response rate to treatment: 3.6%. Most of the patients were finished thyroid remnant ablation treatment by I- 131 after from 1 to 3 courses. The side effects of the I-131 therapy were not remarkable. Commonly, it was mild, shot-long, and controllable easily. Keywords: thyroid carcinoma, serum thyroglobulin, 131-iodine therapy Đặt vấn đề Ung th biểu mô tuyến giáp (UTTG) chiếm khoảng 90% trong tổng số các ung th tuyến nội tiết, chiếm 1,4 - 2% tổng số các loại ung th [4]. Tại Việt Nam, thống kê (1996) cho thấy tỷ lệ mắc UTTG 1,9/100000 dân, với tỷ lệ nữ/nam là 2,6/1 [1]. UTTG thể biệt hóa chiếm hơn 90% các bệnh nhân UTTG. Thể bệnh này có nguy cơ cao di căn hạch cổ, di căn phổi, trung thất, xơng, não Điều trị bằng I-131 mang lại những kết quả khá tốt cho các bệnh nhân UTTG thể biệt hóa [6]. Từ năm 2007, Khoa Y học hạt nhân - Bệnh viện 175 triển khai điều trị bằng I-131 cho các bệnh nhân UTTG sau phẫu thuật. Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm: Bớc đầu đánh giá hiệu quả điều trị bằng I-131 cho các bệnh nhân ung th tuyến giáp thể biệt hóa sau phẫu thuật cắt hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn tuyến giáp. Đối tợng và phơng pháp nghiên cứu 1. Đối tợng nghiên cứu: Bệnh nhân UTTG thể biệt hóa đã đợc phẫu thuật cắt tuyến giáp hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn. Y học thực hành (759) số 4/2011 6 2. Phơng pháp nghiên cứu: * Nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc theo thời gian. * Các bớc tiến hành: - Bệnh nhân phải ngừng uống hormon tuyến giáp và không dùng đồ ăn, các chế phẩm chứa nhiều Iode trớc điều trị I-131 từ khoảng 3-5 tuần. - Khám lâm sàng, xét nghiệm máu, nớc tiểu thờng qui, X quang tim phổi, điện tim đặc biệt là FT4, TSH, Thyroglobulin huyết thanh (Tg) và kháng thể kháng thyroglobulin (Anti-Tg). - Liều I-131 sử dụng các liều cố định (fixed dose) theo khuyến cáo của Hội Nội tiết và Hội Y học hạt nhân Hoa Kỳ [6]. - Sau khi ra viện, BN uống L-thyroxin liều trung bình 100 - 200 g/ngày. Sau 6 tháng, bệnh nhân đợc điều trị đợt tiếp theo nếu có chỉ định. * Dợc chất phóng xạ, phơng tiện: Dung dịch I- 131, Egis Pharmaceutical - Hungari. Sử dụng máy Gamma SPECT Millennium MG của hãng GE (USA). * Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị: - Khỏi bệnh: xóa sạch mô giáp sót, không có biểu hiện di căn trên xạ hình toàn thân I - 131 và các phơng pháp chẩn đoán khác, Tg âm tính (< 10 ng/ml) sau 2 năm theo dõi. - Đáp ứng tốt, bệnh thoái lui hoàn toàn: Hủy mô giáp sót hoàn toàn, không phát hiện di căn xa, nồng độ Tg huyết thanh - Đáp ứng một phần: Mô giáp và/hoặc di căn có xu hớng giảm, Tg giảm dần, đáp ứng một phần với điều trị I -131, bệnh có xu hớng tiến triển tốt. - Đáp ứng kém: ít hoặc không đáp ứng điều trị, hình ảnh di căn và nồng độ Tg tăng dần. 3. Xử lý số liệu: Các số liệu đợc xử lý theo các thuật toán thống kê, sử dụng phần mềm SPSS. Giá trị p<0,05 trong các phép kiểm định đợc coi là có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu Từ tháng 08/2007 - 02/2011, có 166 BN UTTG sau phẫu thuật đợc điều trị tại khoa YHHN - Bệnh viện 175. Tỷ lệ nữ giới 79,5% (132 BN), 34 BN nam (20,5%). Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 43,2 12,2 (20 - 71 tuổi). 1. Đặc điểm bệnh nhân ung th tuyến giáp biệt hóa sau phẫu thuật 1.2. Đặc điểm lâm sàng nhóm bệnh nhân nghiên cứu Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng nhóm bệnh nhân nghiên cứu Đặc điểm lâm sàng Số BN (n = 166) Tỷ lệ % U tuyến giáp 152 91,6 Hạch cổ 12 7,2 U tuyến giáp kèm hạch cổ 10 6,0 Triệu chứng Nuốt vớng 4 2,4 Không di căn 128 77,1 Di căn (các loại) 38 22,9 Hạch cổ đơn thuần 30 18,1 Phổi và hạch cổ 6 3,6 Tình trạng di căn Trung thất và hạch cổ 2 1,2 Phẫu thuật bổ sung (vét hạch cổ) 8 4,8 Dạng nhú 146 89,2 Dạng nang 6 3,6 Mô bệnh học Dạng nhú biến thể nang 12 7,2 < 30 U/ml 30 18,1 30 - 59 U/ml 22 13,3 60 - 100 U/ml 62 37,3 Nồng độ TSH ở lần điều trị I- 131 thứ nhất > 100 U/ml 52 31,3 1.2. Nồng độ thyroglobulin và tình trạng di căn ung th tuyến giáp: Bảng 2. Mối liên quan giữa nồng độ Tg và di căn ở BN ung th tuyến giáp Tình trạng di căn Số BN Nồng độ Tg (ng/ml) (TB LCĐ) P Không di căn (1) 128 36,4 21,5 Có di căn (2) 38 356,4 235,3 p (1,2) < 0,001). Di căn hạch cổ đơn thuần (3) 30 103 46,1 Di căn hạch cổ kết hợp di căn trung thất hoặc phổi (4) 8 649,5 312,4 p (3,4) < 0,001). Nồng độ Tg ở nhóm UTTG có di căn cao hơn so với nhóm không có di căn (p < 0,001). Nồng độ Tg trung bình cao nhất ở các BN di căn nhiều vị trí so với nhóm di căn hạch cổ đơn thuần (p < 0,001). 6 bệnh nhân có nồng độ Tg rất cao (>1000 ng/ml) đều là các bệnh nhân di căn hạch cổ kết hợp di căn phổi hoặc trung thất. 2. Kết quả điều trị ung th tuyến giáp sau phẫu thuật bằng I-131: Bảng 3. Số lần điều trị bằng I-131 cho các bệnh nhân UTTG Số bệnh nhân Số đợt điều trị (lần) Không di căn (n=128) Có di căn (n=38) Tổng (n = 166) Tỷ lệ % 1 48 4 52 31,3 2 34 6 40 24,1 3 38 8 46 26,7 4 14 8 22 13,2 5 0 6 6 3,6 6/166 bệnh nhân (3,6%) đã điều trị từ 5 lần trở lên, tất cả bệnh nhân này đều là UTTG có di căn. 138/178 BN (81,2%) đã đợc điều trị từ 1-3 đợt. Trong số bệnh nhân này có tới hơn 1/2 số trờng hợp đã đợc đánh giá hoàn thành điều trị bằng I-131. Số BN còn lại vẫn tiếp tục đợc theo dõi điều trị đợt kế tiếp. Bảng 4. Kết quả đáp ứng với điều trị bằng I-131 ở bệnh nhân UTTG Đáp ứng với điều trị Số bệnh nhân Tỷ lệ % Khỏi bệnh 32 19,4 Đáp ứng tốt 52 31,3 Đáp ứng một phần 16 9,6 Đáp ứng kém, bệnh tiến triển 6 3,6 Tử vong 0 0 Cha đánh giá đợc 60 36,1 Tổng 166 100 Y học thực hành (759) số 4/2011 7 84/166 BN (50,7%) đáp ứng tốt với điều trị I-131, trong đó 32 BN (19,4%) đợc đánh giá khỏi bệnh hoàn toàn. Đáp ứng kém gặp ở 3,6% BN, bệnh có xu hớng tiến triển nặng. 60 BN khác (36,1%) mới điều trị một vài đợt đầu, cha đánh giá hết đợc kết quả đáp ứng điều trị. 04 BN bỏ điều trị, không theo dõi đánh giá đợc. Bảng 5. Tác dụng phụ khi điều trị I-131 ở các bệnh nhân UTTG Tác dụng phụ Số bệnh nhân Tỷ lệ % Buồn nôn, nôn 10 12,0 Viêm tuyến nớc bọt 5 6,0 Rối loạn kinh nguyệt, sinh dục 0 0 Viêm đờng tiết niệu 0 0 Cảm giác buồn nôn và nôn khi uống I-131 gặp ở 20 BN (12%), thờng xảy ra trong 24 - 48 giờ đầu điều trị. 10 BN có triệu chứng sng đau ở tuyến nớc bọt trong vài ngày đầu và những tháng tiếp theo còn cảm giác khô miệng, giảm tiết nớc bọt. Bàn luận 1. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân ung th tuyến giáp biệt hóa Tuổi trung bình của bệnh nhân UTTG trong nghiên cứu của chúng tôi là 43,2 12,2 (thấp nhất 20, cao nhất 71 tuổi). Nhóm tuổi thờng gặp nhất từ 30 - 60 và hầu hết các BN ở độ tuổi lao động. Tỷ lệ nữ giới mắc UTTG gấp 4 lần số BN nam (79,5% so với 20,5%). Triệu chứng lâm sàng thờng gặp nhất là u tuyến giáp (91,6%), thờng là BN tự phát hiện hoặc đợc ngời khác phát hiện và đi khám với triệu chứng này. Ngoài ra, các triệu chứng khác ít gặp hơn nh xuất hiện hạch cổ (7,2%) hay có biểu hiện chèn ép gây nuốt vớng (2,4%). Mặc dù, di căn phổi trung thất gặp ở 8 BN nhng những BN này đều đến khám với triệu chứng u tuyến giáp mà cha có biểu hiện tổn thơng hô hấp nh khó thở, đau ngực Kết quả giải phẫu bệnh học cho thấy UTTG thể nhú chiếm tỉ lệ cao nhất (89,2%), Tỷ lệ này tơng tự nh kết quả các nghiên cứu ở trong và ngoài nớc [1], [2], [5]. Có thể do các BN đợc phát hiện và điều trị khá muộn, nên tỉ lệ BN UTTG có di căn đợc phát hiện tơng đối cao (22,9%). Trong đó, di căn hạch cổ gặp nhiều nhất (18,1%), có 8 BN di căn hạch cổ kèm di căn xa ở phổi hoặc trung thất, tơng tự nh kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy, năm 2002. Nghiên cứu của chúng tôi có 6 BN có hình ảnh di căn phổi - tổn thơng lan tỏa tại 2 phổi trên xạ hình I-131 toàn thân. Đối chiếu với hình ảnh phim chụp X quang phổi qui ớc, tổn thơng ở phổi cha đợc ghi nhận, không phát hiện bất thờng về cản quang ở nhu mô phổi. Các nghiên cứu về UTTG trên thế giới cũng cho thấy các di căn đa số di căn phổi ở dạng vi nốt và lan tỏa nên rất khó phát hiện bằng X quang qui ớc và thậm chí cả chụp cắt lớp vi tính với độ phân giải cao [6]. Nồng độ TSH trong máu ở các bệnh nhân sau phẫu thuật cắt giáp ở đa số BN sau thời gian phẫu thuật 4-6 tuần đều đạt mức độ biểu hiện suy giáp rõ (TSH 30U/ml), bên cạnh đó, vẫn còn 18,1% số BN có nồng độ TSH máu dới 30U/ml, điều này có thể lí giải bởi các yếu tố nh: thời gian từ sau phẫu thuật đến khi điều trị bằng I-131 còn cha đủ dài (thông thờng sau 4-6 tuần), do BN thực hiện chế độ ăn kiêng Iode cha đúng mức, hoặc là ở những trờng hợp bệnh nhân có di căn Tuy nhiên, khối lợng nhu mô tuyến giáp còn sót nhiều hoặc chủ động để lại trong phẫu thuật cắt tuyến giáp cũng là một khía cạnh cần đợc bàn tới. Khi nhu mô giáp còn lại nhiều, BN không đạt tới mức độ suy giáp rõ rệt, thì việc điều trị bằng I-131 trong trờng hợp này không đạt đợc kết quả tốt nhất. Thyrogobulin đợc xem nh một tumor marker trong bệnh UTTG biệt hóa. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng độ Tg ở các nhóm UTTG biệt hóa có di căn cao hơn rõ rệt so với nhóm BN UTTG không có di căn (356,4 235,3 so với 36,4 21,5 ng/ml) với p < 0,001. Nồng độ Tg trung bình ở nhóm các BN di căn nhiều vị trí là rất cao (648 312,4 ng/ml), đặc biệt ở 06 BN ung th tuyến giáp có kết hợp di căn hạch và di căn phổi thì nồng độ Tg huyết thanh đo đợc rất cao, trên 1000 ng/ml 2. Kết quả điều trị bệnh nhân ung th tuyến giáp sau phẫu thuật bằng I-131 Trên thực tế, dù phẫu thuật cắt giáp toàn bộ cũng không thể lấy bỏ hết hoàn toàn mô giáp cũng nh loại trừ tổn thơng di căn dạng vi thể ở những BN có kết quả mô bệnh học các mẫu bệnh phẩm sau phẫu thuật âm tính với ung th tuyến giáp di căn. Việc tiếp tục chỉ định điều trị cho các BN này bằng I-131 nhằm mục đích tiêu diệt di căn cùng với mô giáp sót sau phẫu thuật là một xu hớng lựa chọn của nhiều tác giả trên thế giới và trong nớc hiện nay [1], [2], [3]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng liều I-131 đầu tiên từ 75-150 mCi. Hầu hết BN (81,2%) đợc điều trị 1-3 lần, số BN này thờng không có di căn. Trong số này, có tới hơn một nửa các bệnh nhân đã đợc đánh giá hoàn thành liệu trình điều trị bằng I- 131 có kết quả rất tốt hoặc khỏi bệnh. Số BN còn lại phải điều trị tiếp tục các đợt tiếp theo chủ yếu do phát hiện di căn hạch cổ hoặc/và các di căn xa. Tỷ lệ xóa sạch mô giáp sót sau liều I-131 đầu tiên là 83,6% ở các BN đợc phẫu thuật thích hợp (cắt giáp hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn) so với tỷ lệ 62% ở nhóm BN không đợc phẫu thuật một cách thích hợp. Nghiên cứu của Trịnh Thị Minh Châu [2] cũng thấy liều 100 mCi có tỷ lệ xóa sạch mô giáp sót là 77,4% so với chỉ 25% ở các BN đợc sử dụng liều 30 mCi. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 6 BN UTTG di căn hạch cổ kèm theo di căn phổi và trung thất đã phải điều trị ít nhất là 5 đợt I-131 với tổng liều > 600 mCi I-131. Nghiên cứu của Trơng Quang Xuân và cs (2002) trên 361 BN UTTG có kết quả tơng tự: 10,3% số BN điều trị trên 3 đợt với 10,2 % BN sử dụng trên 500 mCi I-131. Mặc dù thời gian điều trị và theo dõi BN còn ngắn, nhng nghiên cứu cũng ghi nhận có Y học thực hành (759) số 4/2011 8 84/166 BN (50,7%) đáp ứng tốt với điều trị I-131, trong đó 32 BN (19,4%) đợc đánh giá khỏi bệnh hoàn toàn. Đáp ứng kém gặp ở 3,6% BN, bệnh có xu hớng tiến triển nặng. 60 BN khác (36,1%) mới điều trị một vài đợt đầu, cha đánh giá hết đợc kết quả đáp ứng điều trị, và có 04 BN bỏ điều trị, không theo dõi đánh giá đợc. Cha ghi nhận có trờng hợp nào tử vong trong số các BN đợc theo dõi điều trị ở nghiên cứu này, tính tới thời điểm hiện tại. Do thời gian theo dõi còn quá ngắn, nên chúng tôi cha thể phân tích về hiệu quả của I-131 lên thời gian sống thêm của BN. Đa số các nghiên cứu hồi cứu trong thời gian dài trên thế giới đều khẳng định việc sử dụng I-131 sau phẫu thuật cắt giáp hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn ở BN UTTG biệt hóa có giá trị độc lập trong cải thiện tỷ lệ tái phát tại chỗ, di căn xa và tỷ lệ tử vong [5], [6]. Tỷ lệ BN điều trị I-131 thành công phụ thuộc nhiều vào vị trí di căn ung th, các đặc điểm và mức độ di căn [2], [3], [4]. Với UTTG di căn hạch cổ, Maxon HR và cs thấy tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn với điều trị I-131 là 68,2%. Nghiên cứu của Shah DH và cs (1998), tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn của UTTG di căn phổi với điều trị I-131 là 43,4%, đáp ứng một phần 22% và 18% số BN không đáp ứng với điều trị I-131. Trong số bệnh nhân nghiên cứu, cả 8 BN (4,8%) phải phẫu thuật bổ sung trong quá trình theo dõi và điều trị thì đều là phẫu thuật nạo vét hạch di căn vùng cổ. Đây cũng là phơng án điều trị quan trọng và rất hiệu quả đối với những bệnh nhân đáp ứng điều trị kém với I-131. Theo kinh nghiệm bớc đầu của chúng tôi, di căn hạch cổ và di căn trung thất kích thớc nhỏ có thể điều trị bằng I-131 đơn độc. Nhng với các BN di căn nhiều hạch, kích thớc hạch di căn lớn nên đợc phẫu thuật bổ sung kết hợp với điều trị I-131 cho kết quả chữa tri tốt hơn. Các tác dụng phụ ở BN thờng xuất hiện trong một vài ngày đầu sau khi uống I-131, hay gặp là triệu chứng buồn nôn và nôn. Nguyên nhân chủ yếu của buồn nôn và nôn là do phản ứng viêm của dạ dày- ruột với dung dịch I-131. Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận 20/166 BN (12%) có triệu chứng này, nhng với mức độ nhẹ và hết sau 5-10 giờ. Để hạn chế tác dụng phụ này, chúng tôi thờng chủ động sử dụng các thuốc chống nôn trớc và trong khi cho BN uống I-131 điều trị. Viêm tuyến nớc bọt gặp ở 6% BN, thờng xuất hiện sau 24 giờ sử dụng I-131 với biểu hiện hay gặp là sng đau các tuyến nớc bọt, đặc biệt là tuyến nớc bọt dới hàm, cảm giác khô miệng, chán ăn. ở một vài BN viêm tuyến nớc bọt có thể kéo dài vài tháng, với triệu chứng chủ yếu là khô miệng, giảm tiết nớc bọt. Chúng tôi không ghi nhận trờng hợp nào bị viêm đờng tiết niệu hoặc rối loạn kinh nguyệt. Kết luận Theo dõi kết quả điều trị bằng I-131 ở 166 BN UTTG biệt hóa đã phẫu thuật cắt giáp hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn tuyến giáp, chúng tôi có một số kết luận nh sau: - Tuổi trung bình của BN UTTG 43,2 12,2 (20-71 tuổi). Tỷ lệ nữ/nam mắc bệnh là 4/1. Triệu chứng lâm sàng thờng gặp nhất là u tuyến giáp (91,6%), ít gặp hơn là xuất hiện hạch cổ (7,2%) hoặc có biểu hiện chèn ép gây nuốt vớng (2,4%). UTTG thể nhú chiếm 89,2%, thể nhú biến thể nang 7,2% và thể nang đơn thuần là 3,6%. Tỉ lệ BN UTTG có di căn là 22,9%. Trong đó, di căn hạch cổ gặp nhiều nhất (18,1%), có 8 BN di căn hạch cổ kèm di căn xa ở phổi hoặc trung thất. - Nồng độ thyroglobulin huyết thanh tăng cao ở nhóm BN UTTG có di căn so với nhóm không có di căn (356,4 235,3 so với 36,4 21,5 ng/ml) với p < 0,001, đặc biệt, nồng độ Tg tăng rất cao ở nhóm di căn hạch cổ kết hợp di căn phổi hoặc trung thất. - 84/166 BN (50,7%) đáp ứng tốt với điều trị I-131, trong đó 32 BN (19,4%) đợc đánh giá khỏi bệnh hoàn toàn. Đáp ứng kém gặp ở 3,6% BN. Chúng tôi cha ghi nhận trờng hợp nào tử vong trong số các BN đợc theo dõi điều trị tính tới thời điểm hiện tại. Đa số bệnh nhân hoàn thành liệu trình điều trị bằng I-131 sau 1-3 đợt. Các BN UTTG có dung nạp tơng đối tốt với điều trị bằng dung dịch I-131 với tỷ lệ thấp các tác dụng phụ, mức độ nhẹ và có thể kiểm soát dễ dàng. Tài liệu tham khảo 1. Phạm Thị Minh Bảo, Lê Ngọc Hà và cs (2006), Một số kinh nghiệm điều trị ung th tuyến giáp biệt hóa sau phẫu thuật bằng I-131 tại bệnh viện Trung ơng quân đội 108 từ 1999 đến 2005, Y học lâm sàng Chuyên đề Y học hạt nhân và Ung th, Bệnh viện Bạch Mai: tr 30-37. 2. Trịnh Thị Minh Châu, Lê Hữu Tâm và cộng sự (2006), 10 năm điều trị ung th tuyến giáp biệt hóa bằng I -131 tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Y học lâm sàng Chuyên đề Y học hạt nhân và Ung th, Bệnh viện Bạch Mai: tr 38-44. 3. Mai Trọng Khoa, Phan Sỹ An, Trần Đình Hà và cs (2006), Hiệu quả của I - 131 trong điều trị ung th tuyến giáp thể biệt hóa, Y học lâm sàng Chuyên đề Y học hạt nhân và Ung th, Bệnh viện Bạch Mai: tr 45 - 50. 4. Nguyễn Thy Khuê (1998), Ung th giáp, Nội tiết học đại cơng, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh: tr 227-280. 5. Charles M. Internzo, Serge Jabbour et al (2005). Changing concepts in the management of differentiated thyroid cancer. Semin Nucl Med 35: 257 265. 6. Chen WI, Guan SI (1993). Radioiodine I-131 therapy in the management of differentiated thyroid carcinoma: a review of 202 patients, J Formos Med Assoc; 92 (7): 623 - 31. . company, Vol 2, p 1095 1141. ĐáNH GIá KếT QUả ĐIềU TRị BằNG I-131 ở BệNH NHÂN UNG THƯ TUYếN GIáP THể BIệT HóA Đã PHẫU THUậT Đào Tiến Mạnh, Nguyễn Hồng Sơn Bệnh viện 175 - Bộ Quốc Phòng . phổi hoặc trung thất. 2. Kết quả điều trị ung th tuyến giáp sau phẫu thuật bằng I-131: Bảng 3. Số lần điều trị bằng I-131 cho các bệnh nhân UTTG Số bệnh nhân Số đợt điều trị (lần) Không. đề tài này nhằm: Bớc đầu đánh giá hiệu quả điều trị bằng I-131 cho các bệnh nhân ung th tuyến giáp thể biệt hóa sau phẫu thuật cắt hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn tuyến giáp. Đối tợng và phơng