Phân tích tài chính so sánh công ty cổ phần FPT, công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC, công ty cổ phần tập đoàn HIPT

7 732 10
Phân tích tài chính so sánh công ty cổ phần FPT, công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC, công ty cổ phần tập đoàn HIPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phân tích tài chính so sánh Công ty cổ phần FPT, Công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC, Công ty cổ phần tập đoàn HIPT Nguyễn Thị Thương Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn Thạc sĩ. Tài Chính –Ngân ha ̀ ng; Mã số: 60 34 20 Nghd: TS. Đinh Xuân Cường Năm bảo vệ: 2013 Abstract: Cung cấp đầy đủ thông tin trong việc đánh giá khả năng và tính chắc chắn của dòng tiền mặt và hiệu quả sử dụng tài sản, khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Trình bày những thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sự kiện và các tình huống làm biến đổi nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp. Tìm hiểu các thông tin về tình hình tài sản, nguồn vốn Công ty. Cung cấp thông tin về khả năng thanh toán, tình hình hoạt động, tình hình sử dụng các đòn bẩy tài chính cũng như cung cấp thông tin về khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Keywords: Phân tích tài chính; Tài chính công ty; Công ty cổ phần Contents: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, nền kinh tế thị trường ở nước ta với nhiều thành phần kinh tế cạnh tranh cùng với xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng khiến các doanh nghiệp, dù ở bất cứ loại hình nào cũng phải đối mặt với những khó khăn, thử thách và phải chấp nhận quy luật của thị trường. Trong bối cảnh như vậy, để hoạt động kinh doanh hiệu quả thì các nhà quản lý phải định hướng rõ các mục tiêu mà doanh nghiệp cần đạt được trong từng thời kỳ cũng như các phương thức thực hiện các mục tiêu đặt ra. Do đó, một cách tất yếu, các nhà quản lý phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp cần biết được những nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của chúng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Công cụ hữu hiệu giúp các nhà quản lý thực hiện việc đó chính là dựa trên cơ sở phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp và phân tích tài chính so sánh với các doanh nghiệp khác. Phân tích tình hình tài chính thông qua phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin cơ bản, cần thiết giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá khách quan về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính và phân tích tài chính so sánh với các doanh nghiệp sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp nhận ra những mặt mạnh cũng như điểm yếu cần khắc phục trong vấn đề quản trị doanh nghiệp. Quan trọng hơn, thông qua các thông số và ý nghĩa của nó trong phân tích tình hình tài chính, các nhà quản lý có thể thấy được kết quả của việc thực hiện Chiến lược kinh doanh Doanh nghiệp đề ra trong giai đoạn phân tích, thấy được sự phù hợp hay không phù hợp trong quá trình lựa chọn phương thức hoạt động, kinh doanh. Trên cơ sở đó, các nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra những giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngày nay, ngành kinh doanh công nghệ phần mềm, dịch vụ máy tính phát triển mạnh mẽ không chỉ trên thế giới mà ngay cả tại thị trường Việt Nam do những tiện ích mà nó mang lại. Những năm gần đây, ngành công nghiệp phần mềm ở Việt Nam đang có mức tăng trưởng khá tốt, đạt từ 30 - 40%/năm, tỷ trọng trên GDP chiếm 0,4% với hơn 1000 doanh nghiệp. Việt Nam đã trở thành một thị trường đầy tiềm năng và được nhiều nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ hay các nước ở Châu Âu… quan tâm đặc biệt. Xét về khía cạnh chuẩn chất lượng, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đạt chứng chỉ quản lý chất lượng quốc tế như CMMI-5, CMM-4 hay chứng chỉ ISO 9001 và ISO 27001. Nguồn nhân lực trong ngành công nghệ phần mềm, dịch vụ máy tính cũng tăng mạnh. Các trường đào tạo trong nước cũng chú trọng đào tạo chuyên ngành này, thu hút được nhiều sinh viên và là nguồn bố sung nhân lực chất lượng cho ngành. Nhà nước luôn xem trọng vai trò của ngành đối với sự phát triển nền kinh tế, và là một ngành có giá trị gia tăng lớn, tạo ra giá trị xuất khẩu cao và góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và đã có những chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư, phát triển ngành công nghệ phần mềm, dịch vụ máy tính cùng với các ngành khác trong nền kinh tế. Phát triển công nghiệp phần mềm, dịch vụ máy tính vẫn có thể xem là một lợi thế so sánh của Việt Nam trên thị trường lao động thế giới, nhờ nguồn dân số trẻ rất lớn. Trên điều kiện mạng viễn thông phát triển, toàn cầu hóa, giá trị gia tăng của nhân lực ngành công nghiệp phần mềm lại càng lớn. Trong môi trường ấy, đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong ngành công nghệ phần mềm, dịch vụ máy tính nổi lên trong đó có: Công ty cổ phần FPT, Công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC, Công ty cổ phần tập đoàn HIPT. Mỗi doanh nghiệp đều lựa chọn những mục tiêu, định hướng và chiến lược riêng trong quá trình hoạt động kinh doanh và đã đạt được những thành công nhất định. Những kết quả ấy một phần được thể hiện rõ qua những thông số trên Báo cáo tài chính của công ty. Bằng việc phân tích tình hình tài chính công ty và phân tích tài chính so sánh giữa các công ty để thấy được sự phát triển cũng như yếu kém của từng công ty trong so sánh tương quan với các công ty khác trong ngành, đồng thời thấy được những đặc điểm của ngành trong giai đoạn phân tích. Nhận thức được tầm quan đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Phân tích tài chính so sánh Công ty cổ phần FPT, Công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC, Công ty cổ phần tập đoàn HIPT” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về Tình hình tài chính của Công ty thông qua các phương pháp phân tích khác nhau. Các công trình nghiên cứu nhìn nhận vấn đề cần giải quyết, đưa ra những phương pháp phù hợp và đã đạt được những mục đích cũng như thành công nhất định trong lĩnh vực nghiên cứu. Không chỉ muốn dừng lại ở việc phân tích riêng lẻ ở từng Công ty mà lựa chọn Đề tài này, tôi muốn kết hợp giữa việc nghiên cứu và so sánh đánh giá tình hình tài chính của ba Công ty hoạt động cùng ngành kinh doanh phần mềm, dịch vụ máy tính để đóng góp một cách nhìn, cách đánh giá cụ thể, toàn diện về sự phát triển, thành công cũng như những điểm yếu, khó khăn của các Công ty khi so sánh với các Công ty trong ngành qua quá trình hoạt động kinh doanh đồng thời thấy được sự phát triển của ngành kinh doanh phần mềm, kinh doanh máy tính ở Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Việc phân tích tài chính so sánh Công ty cổ phần FPT, Công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC, Công ty cổ phần tập đoàn HIPT có thể thực hiện thông qua Phân tích tình hình tài chính các Công ty mà chủ yếu thông qua các thông số trên Báo cáo tài chính các Công ty qua các năm. Qua đó, có thể so sánh và đánh giá tình hình tài chính của các Công ty có ổn định, an toàn và có hoạt động hiệu quả hay không. Các con số tài chính ở trên là sự đóng góp chủ yếu của những mảng kinh doanh nào? Đó có phải là kết quả từ những mảng kinh doanh cốt lõi của các Công ty hay không?Qua tình hình tài chính và kết quả hoạt động của các Công ty, chúng ta có thể thấy được chiều hướng phát triển của các Công ty trong giai đoạn phân tích. Bên cạnh đó cũng có thể nhận thấy trong giai đoạn này, các Công ty gặt hái được những thành tựu nào và những yếu tố nào tạo nên thành công đó. Đồng thời chúng ta cũng xác định được các Công ty còn gặp những khó khăn nào và nguyên nhân từ đâu. Kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình hoat động của các Công ty như thế nào trong giai đoạn nghiên cứu. Ngoài ra, ngành kinh doanh công nghệ phần mềm – viễn thông đang phát triển mạnh nên việc phân tích, đánh giá, so sánh tình hình tài chính của các công ty thuộc lĩnh vực này trong giai đoạn tình hình kinh tế khó khăn có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp, nhà đầu tư, người cho vay… Để đạt được mục đích ấy, nhiệm vụ của phân tích tài chính so sánh các doanh nghiệp phải thể hiện được các nội dung: - Cung cấp đầy đủ thông tin trong việc đánh giá khả năng và tính chắc chắn của dòng tiền mặt và hiệu quả sử dụng tài sản, khả năng thanh toán của doanh nghiệp - Cung cấp những thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sự kiện và các tình huống làm biến đổi nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp - Cung cấp đầy đủ các thông tin về tình hình tài sản, nguồn vốn Công ty - Cung cấp đầy đủ thông tin về khả năng thanh toán, tình hình hoạt động, tình hình sử dụng các đòn bẩy tài chính cũng như cung cấp thông tin về khả năng sinh lời của doanh nghiệp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu so sánh tình hình tài chính Công ty cổ phần FPT, Công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC, Công ty cổ phần tập đoàn HIPT. Với đề tài này, luận văn muốn tập trung phân tích trong phạm vi Công ty cổ phần FPT, Công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC, Công ty cổ phần tập đoàn HIPT. Nguồn tài liệu chính chủ yếu để sử dụng trong nghiên cứu là thông tin Báo cáo tài chính của Công ty cô phần FPT, Công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC, Công ty cổ phần tập đoàn HIPT trong giai đoạn 2009 - 2011, các thông tin về các doanh nghiệp này, các thông tin về ngành nghề cũng như nhiều thông tin liên quan khác. Trên cơ sở đó, luận văn có thể đưa ra những đánh giá, nhận xét tổng quan về tình hình, năng lực tài chính, vị thế của từng Công ty và những thành công đạt được, những khuyết điểm còn tồn tại từ đó cũng đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa thành công và hạn chế yếu kém. 5. Phương pháp nghiên cứu Về lý thuyết, có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, nhưng trên thực tế, hai phương pháp thường được sử dụng là phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ. Phương pháp so sánh: Để áp dụng phương pháp so sánh, cần phải bảo đảm các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu tài chính, như: thống nhất về không gian, nội dung, tính chính chất, và đơn vị tính toán… Theo mục đích phân tích mà xác định kỳ gốc so với kỳ so sánh. Nội dung so sánh bao gồm: - So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tình hình tài chính doanh nghiệp. - So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ hoàn thành kế hoạch của doanh nghiệp. - So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành, hoặc của các doanh nghiệp cùng ngành khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu so với mức trung bình của ngành, hay các doanh nghiệp khác trong ngành. - So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với mục tiêu tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy sự biến đổi cả về số tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. Phương pháp tỷ lệ: Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính thường được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời, và nhóm tỷ lệ về giá trị thị trường của doanh nghiệp. Mỗi nhóm tỷ lệ bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ hoạt động chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tùy theo góc độ phân tích mà người phân tích lực chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của mình. 6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn Về mặt khoa học, luận văn có thể góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác phân tích tài chính so sánh các doanh nghiệp và làm cơ sở để phát triển các công trình nghiên cứu có liên quan. Không chỉ vậy, về mặt thực tiễn, luận văn đưa ra các giải pháp có thể áp dụng trong việc giải quyết những khó khăn tồn đọng của các doanh nghiệp cũng như phát huy tốt lợi thế nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, luận văn còn là tài liệu tham khảo, phục vụ công tác học tập và nghiên cứu, hoạch định chính sách. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành ba chương như sau: Chương 1 Lý luận chung về phân tích tài chính so sánh các doanh nghiệp Chương 2 Phân tích tài chính so sánh Công ty cổ phần FPT, Công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC, Công ty cổ phần tập đoàn HIPT Chương 3 Một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính Công ty cổ phần FPT, Công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC, Công ty cổ phần tập đoàn HIPT TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Công ty cổ phần FPT (2009-2011), Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, Hà Nội. 2. Công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC (2009- 2011), Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, Hà Nội. 3. Công ty cổ phần tập đoàn HIPT (2009- 2011), Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, Hà Nội. 4. Nguyễn Tấn Bình (2005), Phân tích quản trị tài chính, Nxb Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Trần Thị Thái Hà (2005), Đầu tư tài chính, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 6. Bạch Đức Hiển, Nguyễn Đình Kiệm (2010), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh. 8. Nguyễn Năng Phúc (2008), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, Nxb Thống kê, Hà Nội. Website 9. www.cafef.vn 10. www.cmc.com.vn 11. www.cophieu68.com 12. www.fpt.com.vn 13. www.hipt.com.vn . Việc phân tích tài chính so sánh Công ty cổ phần FPT, Công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC, Công ty cổ phần tập đoàn HIPT có thể thực hiện thông qua Phân tích tình hình tài chính các Công ty. chung về phân tích tài chính so sánh các doanh nghiệp Chương 2 Phân tích tài chính so sánh Công ty cổ phần FPT, Công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC, Công ty cổ phần tập đoàn HIPT Chương. Đề tài nghiên cứu so sánh tình hình tài chính Công ty cổ phần FPT, Công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC, Công ty cổ phần tập đoàn HIPT. Với đề tài này, luận văn muốn tập trung phân tích

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan