Phát triển cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính cổ phần dệt may việt nam

25 231 0
Phát triển cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính cổ phần dệt may việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phát triển cho vay tiêu dùng tại Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam Lê Hồng Nga Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng; Mã số: 60 34 20 Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Thái Hà Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Trình bày những vấn đề chung về công ty tài chính; cho vay tiêu dùng - Một chức năng của công ty tài chính. Giới thiệu về công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam và tìm hiểu quy chế cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam. Phân tích làm rõ những khó khăn, hạn chế và rủi ro của công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam trong việc triển khai và phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng, qua đó thể hiện một cái nhìn thực tế về cho vay tiêu dùng tại các công ty tài chính hiện nay. Từ đó, đưa ra những đề xuất góp phần phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng tại các công ty tài chính Việt Nam. Keywords: Cho vay; Tiêu dùng; Tài chính; Công ty tài chính Content MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của xã hội, mức sống của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam ngày một nâng cao. Việc sở hữu một chiếc xe hơi hay một căn hộ cao cấp không còn là hiếm thấy hiện nay. Quan trọng hơn, thói quen chi tiêu của người Việt cũng có nhiều thay đổi. Trước đây, người Việt luôn tiêu dùng với tâm niệm rằ “ tích tiểu thành đại”, “ thắt lưng buộc bụng” phải tiết kiệm đủ thì mới dám chi tiêu, mua sắm. Bây giờ, rất nhiều người sẵn sàng đi vay để tiêu dùng. Thay vì phải mất 1 ,2 năm tiết kiệm để sở hữu một chiếc xe ô tô hay 10 năm để tậu được một căn nhà, người Việt còn có một một lựa chọn khác, đó là sử dụng dịch vụ “ cho vay tiêu dùng” tại các ngân hàng hay công ty tài chính. Xuất phát từ nhu cầu này, các ngân hàng và các công ty tài chính đang phát triển mạnh mẽ dịch vụ “ cho vay tiêu dùng”. Đặc biệt là các công ty tài chính, với số vốn không lớn như các ngân hàng thì cho vay tiêu dùng trở thành sản phẩm chủ đạo. Nhưng việc cho vay tiêu dùng tại các công ty Tài Chính Việt Nam hiện nay còn rất nhiều hạn chế, khiến cho dịch vụ này chưa phát triển một cách toàn diện, chưa đem lại lợi ích tối đa cho cả người vay và tổ chức cho vay. Luận văn “ Phát triển cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam” sẽ chỉ ra thực trạng của dịch vụ cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam. Từ đó đưa ra những đề xuất để phát triển dịch vụ này tại công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam. CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Những vấn đề chung về công ty tài chính 1.1.1. Chức năng của công ty tài chính Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư, cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 01 năm. Chức năng chủ yếu của Công ty tài chính là cho vay tới cả cá nhân và các doanh nghiệp. Các dịch vụ công ty tài chính cung cấp bao gồm cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh và cho vay cầm cố. Một số khoản vay của Công ty tài chính giống với khoản vay của Ngân hàng thương mại, một số thì chuyên môn hoá cao hơn. 1.1.2. Phân loại công ty tài chính (a) Công ty tài chính thương mại ( business finance company): là những công ty tài chính có chức năng cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp dưới các hình thức như bao thanh toán, cho thuê tài chính và các khoản vay đảm bảo bằng giấy sở hữu. (b) Công ty tài chính doanh số ( sale financial company) Các công ty tài chính này thường do các công ty sản xuất hay các nhà phân phối bán lẻ ( retailling or manufacuring) làm chủ sở hữu, thành lập nên nhằm hỗ trợ hoạt động tiêu thụ hàng hoá của mình thông qua việc thực hiện các khoản cho vay tài trợ cho khách hàng mua các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của chính công ty. (c) Công ty tài chính tiêu dùng ( consumer finance company) Công ty tài chính tiêu dùng thực hện các khoản vay tới người tiêu dùng để mua mặt hàng nào đó, như đồ nội thất hay các thiết bị gia dụng, hoặc để sửa nhà, hoặc để giúp tái tài trợ cho những món nợ nhỏ. 1.1.3. Quản lý các công ty tài chính Mức vốn pháp định. Theo nghị định 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 141/2006/ NĐ-CP ngày 22/11/2006, công ty tài chính phải có mức vốn pháp định áp dụng cho đến năm 2011 là 500 tỷ đồng; Thời gian hoạt động. Thời hạn hoạt động của công ty tài chính tối đa là 50 năm. Quản lý nhà nước Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm về quản lý Nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính, cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động; giám sát và thanh tra hoạt động của các Công ty Tài chính tại Việt Nam; ban hành các văn bản hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính; thực hiện những nhiệm vụ quản lý Nhà nước khác theo quy định của pháp luật Quy định về các hoạt động huy động vốn của công ty tài chính: - Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của ngân hàng nhà nước. - Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá khác có kỳ hạn từ một năm trở lên để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Vay các tổ chức tín dụng, tài chính trong nước, ngoài nước và các tổ chức tài chính quốc tế. - Tiếp nhận vốn ủy thác của chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. - Đối với công ty tài chính chuyên ngành hoạt động trong các lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, lĩnh vực thẻ không thực hiện nghiệp vụ huy động vốn là nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của ngân hàng nhà nước Quy định về hoạt động tín dụng của công ty tài chính Hoạt động tín dụng của công ty tài chính bao gồm: Cho vay; chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác; và bảo lãnh 1.1.4. Rủi ro của công ty tài chính Rủi ro tín dụng (Credit Risk): So với ngân hàng thì công ty tài chính gánh chịu rủi ro này lớn hơn vì đối tượng được cấp tín dụng của công ty tài chính có độ rủi ro cao hơn. Để đo lường rủi ro tín dụng ta có thể sử dụng các mô hình định tính hoặc các mô hình định lượng. Các mô hình định lượng đo lường rủi ro tín dụng bao gồm: - Mô hình xác suất tuyến tính - Mô hình logarit - Mô hình phân hạng tuyến tính - Mô hình mới: Mô hình cấu trúc thời hạn của rủi ro, mô hình RAROC… Rủi ro lãi suất (Interest Rate Risk): là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất tác động đến sự thay đổi trong tài sản(Asset) có và tài sản nợ ( Liability) dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của công ty tài chính. Rủi ro lãi suất bao gồm: rủi ro tài trợ, rủi ro tái đầu tư và rủi ro giá thị trường. Để đo lường rủi ro lãi suất người ta sử dụng 3 mô hình sau: Mô hình tái định giá; Mô hình kỳ hạn; và Mô hình vòng đáo hạn bình quân. Rủi ro thanh khoản (Liquidity Risk): là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp công ty tài chính thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. Rủi ro tác nghiệp (Operational Risk): là nguy cơ tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp do cán bộ công ty tài chính, quá trình xử lý và hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt động hoặc do các sự kiện bên ngoài tác động vào hoạt động công ty tài chính. 1.2. Cho vay tiêu dùng - Một chức năng của công ty tài chính 1.2.1. Khái niệm Cho vay tiêu dùng là một hình thức cho vay bóc tách theo mục đích. Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng bao gồm các cá nhân và hộ gia đình. Đây là nguồn tài chính quan trọng giúp họ trang trải cho nhu cầu về nhà ở, đồ dùng gia đình, xe cộ Bên cạnh đó cho vay tiêu dùng còn đáp ứng những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế, du lịch… 1.2.2. Đặc điểm của hoạt động cho vay tiêu dùng * Về quy mô: Cho vay tiêu dùng là các khoản vay cấp cho cá nhân, hộ gia đình để chi dùng cho các mục đích không phải là kinh doanh nên giá trị của các khoản vay không lớn, thậm chí là nhỏ. Nhưng số lượng khách hàng là lớn nên tổng các khoản cho vay là rất lớn, điều này phản ánh qua tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng là tương đối cao. * Về lãi suất Lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn và “ cứng nhắc” so với lãi suất cho vay thương mại và công nghiệp do rủi ro của các khoản vay tiêu dùng thường cao hơn và chi phí lớn hơn. Người vay tiêu dùng thường ít nhạy cảm với lãi suất hay nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng ít co dãn với lãi suất. 1.2.3. Phân loại cho vay tiêu dùng Căn cứ vào mục đích vay, cho vay tiêu dùng được chia làm 2 loại: cho vay tiêu dùng cư trú và cho vay tiêu dùng phi cư trú. Căn cứ vào phương thức hoàn trả thì gồm có cho vay tiêu dùng trả góp và phi trả góp. Căn cứ vào hình thức bảo đảm tiền vay, cho vay tiêu dùng gồm: cho vay có tài sản bảo đảm và cho vay không có tài sản bảo đảm ( cho vay tín chấp). Căn cứ vào nguồn gốc của các khoản cho vay, cho vay tiêu dùng gồm: phương thức cho vay tiêu dùng trực tiếp và phương thức cho vay tiêu dùng gián tiếp. 1.2.4. Rủi ro của hoạt động cho vay tiêu dùng Rủi ro lãi suất: Trước đây, lãi suất của các khoản cho vay tiêu dùng được coi là cứng nhắc, cố định. Nhưng hiện nay các tổ chức tín dụng đã bắt đầu áp dụng lãi suất cho vay tiêu dùng thay đổi tương tự với lãi suất của các khoản vay thương mại. Thay đổi trong giá trị tài sản là các khoản cho vay của công ty tài chính do sự thay đổi lãi suất gây ra được tính thông qua công thức sau R R D P P     1 Trong đó: P : Thay đổi trong giá trị của khoản cho vay tiêu dùng P: Giá trị ban đầu của khoản cho vay tiêu dùng D: Vòng đáo hạn bình quân của khoản cho vay tiêu dùng  R: Sự thay đổi trong lãi suất R: lãi suất tại thời điểm ban đầu Khi lãi suất tăng lên, giá trị của các khoản cho vay tiêu dùng sẽ giảm xuống, ngược lại, khi lãi suất giảm sẽ làm tăng giá trị của các khoản cho vay tiêu dùng. Rủi ro tín dụng: Nguồn tài chính để chi trả cho khoản vay tiêu dùng không phải từ lợi nhuận hay có liên quan đến các khoản tiền vay được mà từ khoản thu nhập của người vay trong tương lai. Do đó rủi ro sẽ bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân khách quan như nền kinh tế suy thoái hay những tác động tiêu cực chung như thiên tai, mất mùa, thất nghiệp. Nguyên nhân chủ quan như là: thông tin về cá nhân hoặc hộ gia đình thường không rõ ràng và đầy đủ như thông tin về doanh nghiệp( thông qua báo cáo tài chính hoặc kiểm tra công tác kế toán), dẫn đến rủi ro đạo đức và rủi ro thông tin bất đối xứng. Khách hàng không thiện chí trả nợ cho công ty tài chính mặc dù có khả năng thanh toán hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ và sử dụng vốn sai mục đích. Khi đo lường rủi ro của các khoản cho vay tiêu dùng người ta thường sử dụng các mô hình đo lường mới như mô hình cấu trúc thời hạn của rủi ro, mô hình RAROC…Cách thức đo lường sẽ được trình bày chi tiết trong phần phương pháp đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng. 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng 1.2.5.1. Nhân tố khách quan - Môi trường kinh tế - Môi trường pháp lý - Môi trường xã hội 1.2.5.2. Nhân tố chủ quan Đây là nhóm nhân tố phụ thuộc chính vào bản thân định chế tài chính, các định chế tài chính có thể chi phối được, bao gồm: - Chính sách, quy trình tín dụng. - Vốn tự có và khả năng huy động vốn - Trình độ nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên. - Cơ sở vật chất thiết bị 1.2.6. Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng Hoạt động cho vay tiêu dùng tại một định chế được đánh giá dựa vào các tiêu chí sau: * Chỉ tiêu tăng trưởng Tỷ lệ tăng trưởng của các khoản vay tiêu dùng = * Lợi nhuận mang lại từ hoạt động cho vay tiêu dùng Tốc độ tăng của lợi nhuận thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng = Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng = * Tỷ lệ nợ xấu của các khoản cho vay tiêu dùng Tỷ lệ nợ xấu từ cho vay tiêu dùng = Tốc độ tăng của tỷ lệ nợ xấu từ cho vay tiêu dùng = 1.2.7. Các phương pháp thẩm định khoản vay Số lượng các khoản vay tiêu dùng năm nay - số lượng các khoản cho vay tiêu dùng năm trước Số lượng các khoản cho vay tiêu dùng năm trước Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng năm nay - Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng năm trước Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng năm trước Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng Tổng lợi nhuận của toàn bộ công ty Tỷ lệ nợ xấu từ cho vay tiêu dùng năm nay - Tỷ lệ nợ xấu từ cho vay tiêu dùng năm trước Tỷ lệ nợ xấu từ cho vay tiêu dùng năm trước Nợ xấu từ cho vay tiêu dùng Tổng nợ xấu của toàn bộ công ty 1.2.7.1. Đánh giá một đơn xin vay tiêu dùng Những yếu tố quan trọng khi xem xét một khoản vay tiêu dùng: - Đặc điểm và mục đích. - Mức thu nhập. - Sự ổn định về việc làm và nơi cư trú. - Số dư các tài khoản tiền gửi: - Tài sản bảo đảm. 1.2.7.2. Hệ thống rating cho điểm với cá nhân vay tiêu dùng Hệ thống tính điểm tín dụng thường dựa trên cơ sở các mô hình đặc biệt hoặc một số kỹ thuật có liên quan như mô hình trung thực…, trong đó một vài biến số sẽ được kết hợp lại để đánh giá về điểm số cho mỗi lá đơn. Lý luận cơ sở của hệ thống này là công ty tài chính có thể định dạng được các yếu tố về tài chính, kinh tế và động cơ của khách hàng để tách riêng các khoản cho vay tốt với khoản vay xấu thông qua việc quan sát, thu thập và tổng kết từ số đông những khách hàng đã từng nợ từ trước đến nay. 1.2.7.3. Xác định lợi suất đối với một khoản cho vay tiêu dùng * Đo lường lợi suất hứa hẹn đối với một khoản cho vay tiêu dùng (k) k = ROA trên 1$ cho vay • Tử số: dòng tiền vào hứa hẹn trên 1$, phản ánh phí trực tiếp (f) cộng với lãi trên khoản vay (BR + m). • Mẫu số: với mỗi 1$ cho vay, số dư đặt cọc không có lãi là b; số tiền ròng nhận được là 1-b, nếu cộng cả dự trữ bắt buộc theo tỷ lệ R thì tổng chi phí của FI trên khoản vay 1$ là 1-b + Rb = 1 – b(1- R) * Đo lường lợi suất dự tính của một khoản vay Lợi suất hứa hẹn trên một khoản vay, (1 + k) bao gồm lãi suất khoản vay cộng với những khoản ngoài lãi. Lợi suất hứa hẹn có thể rất khác với lợi suất dự tính và lợi suất thực tế, do có rủi ro vỡ nợ. E (r) = p (1 + k) (Trong đó: p = xác suất hoàn trả khoản vay) 1.2.7.4. Đo lường rủi ro vỡ nợ một khoản cho vay tiêu dùng MÔ HÌNH CẤU TRÚC THỜI HẠN RỦI RO Bản chất của mô hình cấu trúc thời hạn rủi ro là phân tích mức bù rủi ro trong cơ cấu lãi suất của các khoản nợ của công ty hay khoản vay tới những người vay có rủi ro tương đương, đánh giá mức độ rủi ro tín dụng và xác suất vỡ nợ. )]1([1 )( Rb mBRf k    Cách thức tiến hành. Xây dựng mô hình đo lường rủi ro vỡ nợ với khoản vay có thời hạn 1 năm, sau đó mô hình được mở rộng ra với các khoản vay hai năm và trên hai năm. Đo lường rủi ro vỡ nợ với khoản vay một năm Giả sử một FI đòi hỏi lợi suất trên một khoản vay tiêu dùng 1 năm ít nhất bằng lãi suất phi rủi ro trên trái phiếu Kho bạc 1 năm. Và p là xác suất hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi,  (1 – p) là xác suất vỡ nợ. Trường hợp 1: Giả định nếu người vay vỡ nợ, FI sẽ không nhận được gì. – Gọi lợi suất trên khoản cho vay tiêu dùng một năm là (1 + k) và trên trái phiếu Kho bạc là (1 + i). – Nhà quản trị sẽ bàng quan giữa hai công cụ này khi lợi suất kỳ vọng trên khoản vay bằng lãi suất phi rủi ro: p(1 + k) = (1 + i)  p = (1 + i)/(1 + k) Ví dụ: Giả sử lãi suất trên trái phiếu zero Kho bạc một năm i = 10% và lãi suất trên khoản vay tiêu dùng cá nhân 1 năm k = 15,8%. → xác suất hoàn trả, theo nhận thức của thị trường: p = (1 + i)/(1 + k) = 1,100/1,158 = 0,95 Do đó xác suất vỡ nợ là (1 – p) = 0,05. – Xác suất vỡ nợ 5% trên khoản vay này đòi hỏi FI phải đặt mức bù rủi ro  = k – i = 5,8%. – Khi xác suất hoàn trả (p) giảm, và xác suất vỡ nợ (1 – p) tăng, khoản chênh lệch đòi hỏi giữa k và i sẽ tăng. Trường hợp 2: Giả sử FI có thể thu hồi được một phần khoản vay trong trường hợp người vay vỡ nợ hay phá sản. Tỷ lệ thu hồi trên gốc và lãi của khoản vay là  (>0). [(1 – p) (1 + k)] + [p(1 + k)] = 1 + i ; Trong đó: [(1 – p) (1 + k)] là khoản FI dự tính có thể thu hồi trong trường hợp người vay vỡ nợ. – Nếu khoản vay có tài sản thế chấp, và  >0, mức bù rủi ro đòi hỏi trên khoản vay sẽ nhỏ hơn, với một xác suất rủi ro vỡ nợ (1 – p) xác định. – Gọi  là mức bù rủi ro, tức chênh lệch giữa k và I, mức bù rủi ro tín dụng sẽ bằng Trong công thức trên,  và p có thể thay thế hoàn hảo cho nhau. Một khoản vay có thế chấp bảo đảm  = 0,7 và p = 0,8 sẽ có cùng mức bù rủi ro đòi hỏi với một khoản vay có  = 0,8 và p = 0,7.Tăng tài sản thế chấp  là sự loại bỏ trực tiếp cho một sự gia tăng rủi ro vỡ nợ, tức giảm p. Xác suất vỡ nợ với khỏan vay tiêu dùng nhiều năm Mở rộng phân tích trên: tìm xác suất vỡ nợ trên khoản cho vay tiêu dùng dài hạn hơn, ví dụ một khoản cho vay tiêu dùng kỳ hạn 2 năm. )1( )( )1( i pp i ik       • Phải ước tính xác suất vỡ nợ trong năm 2 phụ thuộc vào xác suất không vỡ nợ trong năm 1. – Xác suất vỡ nợ biên trong một năm bất kỳ, t, của một khoản vay là xác suất khoản vay sẽ vỡ nợ trong năm đó, và phụ thuộc vào thực tế là vỡ nợ đã không xẩy ra trước đó. 1 – p1 = xác suất vỡ nợ biên trong năm 1 1 – p2 = xác suất vỡ nợ biên trong năm 2 – Xác suất người vay không vỡ nợ tại một thời điểm bất kỳ trong khoảng từ hiện tại (t0) tới hết năm 2: (p1x p2). – Xác suất vỡ nợ cộng dồn tại một thời điểm bất kỳ từ t0 tới hết năm 2 : Cp = 1 – [(p1)(p2)] Tính p2, p3… Sử dụng đường cong lợi suất trái phiếu Kho bạc 1 i : lợi suất trái phiếu Kho bạc 1 năm 2 i : lợi suất trái phiếu Kho bạc 2 năm 1 f : Lợi suât trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 1 năm sau đây 1 năm – Với đường cong lợi suất đối với khoản vay, áp dụng phương pháp trên, Lợi suất khoản vay 1 năm sau đây 1 năm, (c1), phản ánh dự tính của thị trường về rủi ro vỡ nợ: Trong đó: k1: lợi suất trên khoản vay năm thứ nhất k2: lợi suất trên khoản vay năm thứ hai – Với p2 là xác suất hoàn trả khoản vay một năm sau đây một năm: p2(1+c1) = 1 + f1 → – Xác suất vỡ nợ dự tính trong năm hai là (1 – p2) Ví dụ: Đường cong lợi suất đối trái phiếu kho bạc và khoản vay tiêu dùng )1( )1( 1 )1)(1()1( 1 2 2 1 11 2 2 i i f fii     )1( )1( 1 1 2 2 1 k k c             1 1 2 1 1 c f p i1= 10%; i2= 11% k1 =15.8 %; k2= 18% Lãi suất kỳ hạn 1 năm, f1, là: Khoản vay tiêu dùng 1 năm có k 1 = 15,8% và khoản vay tiêu dùng thời hạn 2 năm có k 2 = 18%. Lợi suất 1 năm dự tính trên khoản vay tiêu dùng, c 1 , là Từ các lãi suất dự tính trên trái phiếu một năm, xác suất hoàn trả và xác suất vỡ nợ trên khoản vay tiêu dùng 1 năm sau đây một năm là: Vậy xác suất vỡ nợ trên khoản vay tiêu dùng là 6,82%. MÔ HÌNH RAROC ( RISK ADJUSTED RETURN ON CAPITAL) Bản chất của mô hình RAROC là mô hình được sử dụng để đo lường (và đặt giá) rủi ro tín dụng dựa trên dữ liệu thị trường. Lợi suất (%) Thời hạn ( năm) Khoản vay tiêu dùng Trái phiếu kho bạc 15.8 % 18 % 10% 11% T1 T2 %12 12,1 )10,01( )11,01( 1 1 2 1      f f %2,20 202,1 )158,1( )18,1( 1 1 2 1   c c %82,60682,09318,011 9318,0 202,1 12,1 2 2          p p [...]... 10 Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam, Quy định về cho vay mua nhà ở, đất ở 11 Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam, Quy định về cho vay nhằm nâng cao đời sống 12 Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam, Quy định về cho vay tiêu dùng tín chấp 13 Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam, Quy định về cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở 14 Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam, Quy... 5 Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam, Quy định 36/2011/QĐ-CTTCDM 6 Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam, Quy định 45/2011/QĐ-CTTCDM 7 Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam, Quy định 46/2011/QĐ-CTTCDM 8 Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam, Báo cáo tài chính năm 2010 và 2011 9 Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam, Báo cáo tình hình cho vay năm 2009, 2010 và 2011 10 Công. .. khoản vay và yêu cầu của khoản vay Đó cũng chính là một yếu tố giúp phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng KẾT LUẬN Luận văn Phát triển cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam tập trung phân tích làm rõ những khó khăn, hạn chế, rủi ro của công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam trong việc triển khai và phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng, và đưa ra một số đề xuất nhằm phát triển. .. III MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DỆT MAY VIỆT NAM 3.1 Đề xuất về mặt pháp lý, chính sách đối với các công ty tài chính và dịch vụ cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính Chúng ta cần có một khung pháp lý đầu đủ, vững chắc cho hoạt động tín dụng tiêu dùng Đó là điều kiện cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển đúng hướng, bền vững... Dệt May Việt Nam Công ty Tài chính Dệt may (nay là Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam- TFC) là công ty con 100% vốn, thuộc Tập đoàn Dệt May Việt nam được thành lập vào ngày 1/9/1998 với số vốn ban đầu là 30 tỷ đồng; đến cuối năm 2008 là: 234 tỷ đồng; đầu năm 2009 là 300 tỷ đồng Số lượng cán bộ công nhân viên hiện nay là 58 người 2.2 Quy chế cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính cổ phần Dệt May. .. trình thực hiện cho vay tiêu dùng bao gồm các bước sau 2.3 Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam 2.3.1 Các gói sản phẩm cho vay tiêu dùng 2.3.1.1 Cho vay mua xe ôtô 2.3.2 Cho vay mua nhà ở, đất ở 2.2.3 Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở 2.2.4 Cho vay nhằm nâng cao đời sống 2.2.5 Cho vay tiêu dùng tín chấp 2.3.2 Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng A Nhận xét... phần Dệt May Việt Nam Quy chế cho vay tiêu dùng của công ty được quy định tại quy định số 45/2011/QĐ-CTTCDM của Công ty Tài Chính Cổ Phần Dệt May Việt Nam ngày 01/07/2011.Những nội dung cơ bản bao gồm: Nguyên tắc vay vốn; Những nhu cầu vốn không được cho vay; Những trường hợp không được cho vay; Hạn chế cho vay; Các loại cho vay; Giới hạn cho vay; Thời hạn cho vay; Lãi suất cho vay; Mức cho vay; Quy trình... trong hoạt động cho vay tiêu dùng là mức lãi suất và phương thức áp dụng lãi suất Một lợi ích khác khi khách hàng vay tiêu dùng tại Công ty tài chính Dệt May Việt Nam là việc tất toán khoản vay trước hạn sẽ không bị tính lãi phạt trả trước hạn 2.3.3.2 Khó khăn và hạn chế của công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam trong việc triển khai và phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng Công ty không phải dễ... đoàn Dệt May mang đến cho Công ty đó là nguồn khách hàng Đối với hoạt động cho vay tiêu dùng thì nguồn khách hàng này chính là những cán bộ, công nhân viên của ngành Dệt May nói chung và cụ thể hơn là cán bộ, công nhân viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam Nếu biết khai thác thì Công ty Tài Chính Dệt May Việt Nam sẽ có một khối lượng khách hàng lớn Một ưu thế nữa của Công Ty tài chính Dệt May Việt Nam. .. phiếu chính phủ có cùng duration, trong năm trước đó Trên đây là hai mô hình dùng để đo lường rủi ro vỡ nợ của một khoản vay tiêu dùng Rủi ro vỡ nợ là một căn cứ để công ty tài chính có thể đưa ra quyết định đối với một khoản vay Nhưng hai mô hình trên còn nhiều hạn chế CH Ư ƠNG II THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DỆT MAY VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu về công ty tài chính cổ phần Dệt . CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DỆT MAY VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu về công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam Công ty Tài chính Dệt may (nay là Công ty Tài chính Cổ phần Dệt. cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam 2.3.3.1. Ưu thế của công ty của công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam trong việc triển khai và phát triển dịch vụ cho vay. về công ty tài chính; cho vay tiêu dùng - Một chức năng của công ty tài chính. Giới thiệu về công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam và tìm hiểu quy chế cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan