Quản lý tài chính tại bệnh viện tỉnh hà tĩnh

7 121 1
Quản lý tài chính tại bệnh viện tỉnh hà tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh Phạm Văn Long Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01 Người hướng dẫn: TS. Vũ Đức Thanh Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản lý kinh tế; Quản lý tài chính; Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh. Content LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm vừa qua, cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước; sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân của tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Hệ thống y tế từng bước được kiện toàn từ tuyến tỉnh đến tuyến cơ sở huyện và xã; nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và kiểm soát; các loại hình dịch vụ y tế phát triển ngày càng đa dạng; cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của nhân viên y tế từng bước được nâng cấp; việc cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế đã đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của các lĩnh vực khám chữa bệnh và dự phòng; trình độ của đội ngũ cán bộ y tế ở các tuyến ngày càng được nâng cao. Người dân ở hầu hết các vùng, miền trong tỉnh đã được thụ hưởng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe với độ bao phủ ngày càng rộng khắp và chất lượng ngày càng đảm bảo hơn. Nhờ vậy, nhiều chỉ tiêu về tình trạng sức khoẻ dân cư trên địa bàn đã không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, hoạt động bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khẻo nhân dân của tỉnh Hà Tĩnh hiện vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: hệ thống y tế chậm đổi mới chưa theo kịp tốc độ phát triển của kinh tế thị trường; cơ sở hạ tầng của nhiều đơn vị chưa đáp ứng được theo quy định, một số cơ quan chưa có trụ sở làm việc hiện đang ở nhờ, ở ghép; thiết bị y tế thiếu đồng bộ, xuống cấp và lạc hậu. Nhân lực y tế thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng và phân bố chưa hợp lý Bên cạnh đó, quá trình tăng trưởng nhanh về kinh tế - xã hội của địa phương trong những năm gần đây đã làm phát sinh và gia tăng các yếu tố gây bất lợi cho sức khỏe cộng đồng như: ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, các tệ nạn xã hội, lối sống không lành mạnh. Mô hình bệnh tật có sự thay đổi theo chiều hướng gia tăng các bệnh không lây và nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi. Quy mô dân số trong toàn tỉnh tiếp tục tăng kèm theo xu hướng gia tăng về tình trạng di biến động, dịch chuyển giữa các vùng trong tỉnh và giữa tỉnh với các địa phương khác trong toàn quốc. Đồng thời nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nguời dân ngày càng cao với mong muốn được thụ hưởng những loại hình dịch vụ Y tế ngày càng đa dạng và chất lượng ngày càng được nâng lên trong khi khả năng đáp ứng của hệ thống y tế địa phương còn nhiều hạn chế. Đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe còn thấp trong bối cảnh chi phí cho chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng và đại bộ phận nhân dân trong Tỉnh đang có mức sống thấp. Sức khoẻ là vốn quý giá nhất của mỗi người đồng thời cũng là tài sản, là nguồn lực quan trọng quyết định sự phát triển của từng địa phương, từng vùng từng quốc gia. Bởi vậy, chăm sóc sức khỏe luôn được xác định là một trong những lĩnh vực thiết yếu của an sinh xã hội. Phát triển hệ thống Y tế để đáp ứng nhu cầu bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khẻo nhân dân trong từng thời kỳ luôn là một đòi hỏi cấp thiết không chỉ trong phạm vi cả nước mà còn cả với từng địa phương. Đầu tư cho y tế không phải là tiêu phí mà là đầu tư cơ bản, đầu tư cho phát triển. Theo quan điểm mới, bệnh viện là một đơn vị kinh tế dịch vụ nhưng khác với các đơn vị kinh doanh dịch vụ bởi hoạt động cung cấp dịch vụ của bệnh viện không đặt mục tiêu lợi nhuận làm mục tiêu quan trọng nhất. Đơn vị kinh tế dịch vụ thông qua các hoạt động dịch vụ của mình để có thu nhập và tích cực hoạt động không vì doanh lợi. Xuất phát từ quan niệm mới trên, Đảng và Nhà nước ta đã có những thay đổi căn bản trong cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trong chương trình nghị sự cải cách tài chính công. Đó là: Thứ nhất, thay cho việc cấp kinh phí theo số lượng biên chế như hiện nay bằng việc tính toán kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu cho đơn giản hơn, tăng quyền chủ động cho đơn vị sử dụng ngân sách. Thứ hai, xoá bỏ cơ chế cấp phát theo kiểu “ Xin- Cho”, thực hiện chế độ tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp trên cơ sở xác định nhiệm vụ phải thực hiện, mức hỗ trợ tài chính từ ngân sách và phần còn lại do đơn vị tự trang trải. Thứ ba, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển trong các lĩnh vực giáo dục, y tế. Khuyến khích liên doanh và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào lĩnh vực này. Thực tế trên đòi hỏi quản lý tài chính trong bệnh viện vừa phải đảm bảo các mục tiêu tài chính vừa đảm bảo tính hiệu quả, công bằng trong chăm sóc sức khoẻ. Quản lý tài chính bệnh viện trở thành chìa khoá quyết định sự thành công hay thất bại trong việc quản lý bệnh viện; quyết định sự tụt hậu cũng như phát triển của bệnh viện. Đề tài “Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh” được lựa chọn nghiên cứu nhằm tìm ra hướng thực hiện hữu hiệu hoạt động tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh đáp ứng yêu cầu của thực tiễn này. 2. Mục đích nghiên cứu Xuất phát từ việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản lý tài chính bệnh viện và thực tiễn hoạt động tài chính tại Bệnh viện tØnh Hµ TÜnh nhằm: * Đưa ra bức tranh toàn cảnh về tình hình khai thác và sử dụng các nguồn tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh. * Chỉ ra ưu, nhược điểm, những khó khăn cũng như thuận lợi trong việc quản lý tài chính tại Bệnh viện tØnh Hµ TÜnh. * Đề xuất một số giải pháp theo hướng vừa đảm bảo mục tiêu tài chính vừa đảm bảo mục tiêu kinh tế- xã hội của bệnh viện: tăng vốn chính đáng và chi hữu hiệu nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện tØnh Hµ TÜnh. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài Về nội dung: đề cập chủ yếu tới việc khai thác và sử dụng các nguồn tài chính của bệnh viện công nói chung, Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh nói riêng. Về không gian: luận văn nghiên cứu tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài chính tại Bệnh viện tØnh Hµ TÜnh. Tuy nhiên, cũng xin lưu ý rằng, trong luận văn này, khi nói về quản lý tài chính bệnh viện nói chung thực chất là nói đến quản lý tài chính tại các bệnh viện công. Về thời gian: Từ năm 2008 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Thông qua nghiên cứu tài liệu, quan sát phân tích hoạt động quản lý tài chính theo cách tiếp cận hệ thống, cách tiếp cận định tính và định lượng và cách tiếp cận lịch sử, logic để thu thập thông tin. Đồng thời luận văn sử dụng kỹ thuật thống kê, tổng hợp, phân tích , sơ đồ, biều đồ, đồ thị, bảng biểu để phân tích xử lý số liệu. Ngoài ra thông qua việc phân tích, xử lý thông tin, trên cơ sở tham khảo ý kiến của các nhà khoa học kinh tế, các nhà quản lý tài chính trong gành y tế và kiến thức của bản thân để đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý tài chính bệnh viện Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện tØnh Hµ TÜnh Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện tØnh Hµ TÜnh Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Ban Bí thư , Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 22/01/2002 về "Củng cố và hoàn thiện màng lưới Y tế cơ sở". 2- Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh , Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 3/11/2011 về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân đến năm 2015 và những năm tiếp theo. 3- Bệnh viện Hà Tĩnh, Báo cáo quyết toán tài chính từ năm 2008-2012. 4- Bộ Chính trị , Kết luận số 42-KL/TW, ngày 01/4/2009 về ”Kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW và 5 năm thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW”. 5- Bộ Chính trị , Kết luận số 43-KL/TW, ngày 01/4/2009 về “Kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW về Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số-KHHGĐ”. 6- Bộ Chính trị , Kết luận số 44-KL/TW, ngày 01/4/2009 về “Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập”. 7- Bộ Chính trị , Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 về "Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”. 8- Bộ Chính trị , Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 về Tiếp tục thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. 9- Bộ Y tế (2001), Chăm sóc sức khoẻ nhân dân theo định hướng công bằng và hiệu quả, NXB Y học. 10- Bộ Y tế (2001), Chiến lược chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001-2010. 11- Bộ Y tế, Niên giám thống kê y tế các năm 2005 – 2008. 12- Bộ Y tế , Thông tư số 05/2008/TT-BYT ngày 14/5/2008 hướng dẫn "Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy DS - KHHGD ở địa phương". 13- Bộ Y tế và Bộ Nội vụ, Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25/4/2008 hướng dẫn "Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện". 14- Bộ Y tế, Bộ Nội vụ , Thông tư liên tịch số: 12/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 15- Trần Thị Trung Chiến (2002), Cung cấp tài chính cho y tế, Chương XIV “ Xây dựng y tế Việt Nam công bằng và phát triển”, Bộ Y tế. 16- Chính phủ , Nghị định số 13/2008/CB-CP ngày 04/02/2008 về "Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. 17- Chính phủ , Nghị định số 14/2008/CB-CP ngày 04/02/2008 về "Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”. 18- Giáo trình Khoa học quản lý, Tập 2, NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội 2002. 19- Giáo trình Quản lý kinh tế, NXB chính trị quốc gia 2003. 20- Giáo trình quản lý tài chính Nhà nước, Nhà xuất bản Tài chính ,1999. 21- Giáo trình Quản trị kinh doanh, Học Viện hành chính quốc gia, Hà Nội 2003. 22- Võ Đình Hảo (1993), Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý tài chính, NXB Chính trị quốc gia. 23- Luật Bảo hiểm y tế 24- Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân. 25- Luật Khám bệnh, chữa bệnh 26- Luật Ngân sách Nhà nước, Hà Nội 6/1996. 27- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 28- Nhiều tác giả, Khoán chi hành chính – Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước. 29- Nhiều tác giả (2001), Những vấn đề cơ bản của kinh tế y tế, NXB Y học Hà Nội. 30- Nhiều tác giả (2001), Những quy định về chính sách xã hội hoá các hoạt động trong lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao, NXB Lao động. 31- Nhiều tác giả (2001), Quản lý bệnh viện, NXB Y học Hà Nội. 32- David Osborne- Ted Gaebler (1998), Sáng tạo lại chính phủ, NXB Khoa học kỹ thuật. 33- Pháp lệnh Dân số 06/2003/PL-UBTVQH11. 34- Đỗ Nguyên Phương (1996), Phát triển sự nghiệp y tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, NXB Y học. 35- Quốc hội khoá XII , Nghị quyết số 34/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009 về ”Đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm”. 36- Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ ba , Nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12 ngày 03/6/2008 về ”Đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật XHH để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân”. 37- Quy hoạch Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và tầm nhìn của tỉnh đến 2050. 38- Thủ tướng Chính phủ , Quyết định số 09/2006/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2006 về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về Tiếp tục thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. 39- Thủ tướng Chính phủ , Quyết định số 1402/QĐ-TTg ngày 15/10/2007 về việc Phê duyệt "Đề án hỗ trợ phát triển Trung tâm YTDP tuyến huyện giai đoạn 2007 – 2010". 40- Thủ tướng Chính phủ , Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 về việc Phê duyệt “Quy họach tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”. 41- Thủ tướng Chính phủ , Quyết định số 170/2007/QĐ-TTg ngày 08/11/2007 về việc Phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia về Dân số và Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2006- 2010". 42- Thủ tướng Chính phủ , Quyết định số 225/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 về việc Phê duyệt ’’Đề án nâng cấp bệnh viện huyện và BVĐKKV giai đoạn 2005-2008”. 43- Thủ tướng Chính phủ , Quyết định số 234/2005/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2005 về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về "Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới". 44- Thủ tướng Chính phủ , Quyết định số 282/2006/QĐ-TTg ngày 20/12/2006 về việc Phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2006-2020". 45- Thủ tướng Chính phủ , Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg ngày 22/2/2008 về việc Phê duyệt "Quy hoạch phát triển mạng lưới khám chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020". 46- Thủ tướng Chính phủ , Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg ngày 02/4/2008 về việc Phê duyệt "Đề án đầu tư, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện và bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2008- 2010". 47- Thủ tướng Chính phủ , Quyết định số 950/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2007 về việc Đầu tư xây dựng trạm y tế xã thuộc vùng khó khăn giai đoạn 2008 – 2010. 48- Tổng cục Thống Kê , Niên giám thống kê từ năm 1998-2002. 49- Trường Cán bộ quản lý y tế (2003), Bài giảng Kế hoạch quản lý, NXB chính trị quốc gia. 50- UBND tỉnh Hà Tĩnh , Chương trình hành động số 196/CTr-UBND ngày 31/1/2012 thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 3/11/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân đến năm 2015 và những năm tiếp theo. 51- UBND tỉnh Hà Tĩnh , Quyết định số 857/QĐ-UBND ngày 14 tháng 4 năm 2006 về việc Ban hành chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về "Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. 52- UBND tỉnh Hà Tĩnh , Quyết định số 866/QĐ-UBND ngày 16 tháng 5 năm 2006 về việc Ban hành Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về Tiếp tục thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. 53- UNDP & MPI-DSI (2001), Việt Nam hướng tới 2010- Tập 2, XB Chính trị quốc gia. . cơ bản về quản lý tài chính bệnh viện Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện tØnh Hµ TÜnh Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện tØnh Hµ. quyết định sự thành công hay thất bại trong việc quản lý bệnh viện; quyết định sự tụt hậu cũng như phát triển của bệnh viện. Đề tài Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh được lựa chọn. hoạt động tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh đáp ứng yêu cầu của thực tiễn này. 2. Mục đích nghiên cứu Xuất phát từ việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản lý tài chính bệnh viện và

Ngày đăng: 24/08/2015, 22:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan