Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, với những kiến thức đã được học, tôi quyết định chọn đề tài “Quản lý nguồn nhân lực tại Tổng công ty Điện lực Thành Phố Hà Nội”để thực hiện
Trang 1Quản lý nguồn nhân lực tại Tổng công ty Điện
lực thành phố Hà Nội
Lê Thị Thanh
Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01
Người hướng dẫn: TS Đinh Quang Ty
Năm bảo vệ: 2014
Keywords Quản lý nhân sự; Nguồn nhân lực; Doanh Nghiệp
Content
PHÂN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện đại và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, nguồn nhân lực - đặc biệt là bộ phận có chất lượng cao trở thành yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng quyết định đến sự thành bại, uy thế, địa vị, khả năng phát triển bền vững của tổ chức, của doanh nghiệp Do đó các nước, các ngành kinh tế và các doanh nghiệp đều coi trọng việc phát triển, quản lý và sử dụng nguồn nhận lực, đặt nguồn nhân lực vào trung tâm các chiến lược, kế hoạch phát triển và cạnh tranh quốc tế Nguồn nhân lực chất lượng cao được xem là một lợi thế đặc biệt, quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong tương lai
Ngành điện là ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước Về xu hướng nhu cầu dùng điện hằng năm không ngừng tăng cao Mặt khác, vốn là một ngành kinh tế độc quyền nhà nước, hiện nay ngành điện đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức từ sự thay đổi về chính sách quản lý vĩ mô, sự biến đổi nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, của công nghệ điện lực, các định chế tài chính, phải thích ứng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam; chịu tác động của Luật Điện lực và các nghị định, quy chế về hoạt động điện lực với mục tiêu phát triển thị trường điện lực cạnh tranh, trong đó có lĩnh vực phát điện và phân phối điện Do vậy, ngành điện cần phải có những nỗ lực lớn trong việc thu hút đầu tư, đổi mới công nghệ, đặc biệt quan trọng là vấn đề về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý phải được quan tâm và đầu tư đúng mức
Trang 2Mặt khác, ngành điện là một ngành đặc biệt, với đặc thù kinh doanh hàng hóa đặc biệt, vận hành kinh doanh mang tính hệ thống cao, điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, mức
độ rủi ro về tai nạn lao động cao, lao động phân bổ rộng khắp mọi miền từ Bắc chí Nam Mục tiêu phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn 2020: “ Tốc độ tăng nhu cầu điện bình quân là 10-12%/năm Phấn đấu năm 2015 đạt sản lượng khoảng 194 tỷ kWh và năm 2020 sản lượng đạt khoảng 320 tỷ kWh”
Năm 2008, theo Nghị quyết của Quốc hội, Thủ đô Hà Nội được mở rộng trên cơ sở sáp nhập tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn - tỉnh Hoà Bình; Tập đoàn Điện lực Việt Nam có quyết định sáp nhập nguyên trạng hoạt động SXKD tại Điện lực Hà Tây, Chi nhánh điện Mê Linh và 4 xã huyện Lương Sơn thuộc Công ty Điện lực 1 vào Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội Do vậy số lượng cán bộ, công nhân viên đã tăng lên đáng kể, địa bàn quản lý được mở rộng từ các quận nội thành đến 29 quận huyện ngoại thành Tổng công ty phải đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn, bền vững cho
sự phát triển kinh tế-xã hội và an ninh-quốc phòng của Thành phố Hà Nội nói riêng và của đất nước nói chung Đồng thời phát triển theo những mục tiêu và định hướng chiến lược mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề ra: “Thương mại; Nguồn điện; Lưới điện; Nhân lực” Năm 2012,Tổng công ty Điện lực Hà Nội được xếp hạng là tổng công ty đặc biệt, do đó việc sắp xếp, bố trí lại nguồn nhân lực cho phù hợp với mô hình và tình hình kinh doanh mới đang đặt
ra rất cấp thiết
Từ những vấn đề trên, để góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nguồn nhân lực của Tổng công ty, cần phải tiến hành phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp hoàn thiện phát triển theo đúng mục tiêu chiến lược đã đề ra Nhận thức được tầm quan trọng
của vấn đề này, với những kiến thức đã được học, tôi quyết định chọn đề tài “Quản lý nguồn
nhân lực tại Tổng công ty Điện lực Thành Phố Hà Nội”để thực hiện luận văn thạc sỹ kinh
tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế
Câu hỏi nghiên cứu chủ yếu đối với đề tài luận văn: (1) Những thành tựu và hạn chế trong quản lý nguồn nhân lực tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội trong những năm gần đây? (2) Những giải pháp nào cần thực hiện nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên đồng thời nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý nguồn nhân lực tại Tổng công ty?
2 Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, những vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực đã thu hút mạnh sự quan tâm của các nhà quản lý, các nhà khoa học, đặc biệt các nhà nghiên cứu và các trường đại học… Đã có nhiều công trình tập trung luận giải về nguồn nhân lực, các yếu tố cấu thành nguồn nhân lực, nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của hệ thống doanh nghiệp, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực
có hiệu quả phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội
Trang 3Dưới đây xin giới thiệu khái lược một số công trình đã được công bố trong thời gian gần đây có liên quan đến hướng nghiên cứu của luận văn
- Luận văn thạc sĩ “Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở Công ty Điện lực thành phố Hà Nội” của Đoàn Đức Tiến
năm 2006, thực hiện tại trường Đa ̣i ho ̣c Kinh tế quốc dân , đã nghiên cứu và đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của công ty
- Luận án tiến sỹ kinh doanh và quản lý “Nghiên cứu chất lượng đào tạo công nhân kỹ
thuật trong công nghiệp điện lực Việt Nam” của Đoàn Đức Tiến năm 2012, thực hiện tại
trường Đại học Kinh tế quốc dân, đã nghiên cứu và đề xuất những giải pháp góp phần vào việc hoàn thiện công tác đào tạo công nhân kỹ thuật trong công nghiệp điện lực tại Việt Nam
- Luận văn thạc sỹ “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý
của Công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh” của Quách Tố Trinh, thực hiện tại trường Đại
học Kinh tế Quốc dân, đã nghiên cứu và đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tại Công ty Điện lực thành phố Hồ chí Minh
- Luận văn thạc sỹ “Những giải pháp tạo động lực cho người lao động thuộc Tập đoàn
Điện lực Việt Nam” của Nguyễn Tuấn Anh năm 2010, thực hiện tại trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội, đã nghiên cứu và đề xuất những giải pháp góp phần tạo động lực cho người lao động nhằm mục đích tăng năng suất lao động để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn điện lực Việt Nam
- Luận văn thạc sỹ “Phân tích và đề xuất một số giải pháp chiến lược nhằm nâng cao chất
lượng của đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty Điện lực 1” của Tô Châu Giang năm 2008, thực
hiện tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã phân tích và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tại Công ty Điện lực 1,
Tuy nhiên, có rất ít công trình nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực trong các đơn vị,
và tại Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề này kể từ khi sát nhập giữa Điện lực Hà Nội và Điện lực Hà Tây Vì vậy, Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và có tính đặc thù về nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân lực tại Tổng công ty; đánh giá thực trạng quản lý nguồn nhân lực, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích của đề tài
Phân tích thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội, chỉ ra những thành công, hạn chế chủ yếu và nguyên nhân; từ đó đưa ra một số quan
Trang 4điểm và giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực cho doanh nghiệp này
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt tới mục đich nêu trên, luận văn sẽ tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau:
- Hệ thống hóa và góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nguồn nhân lực ở doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường (Khái niệm về quản lý nguồn nhân lực; nội dung của quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nói chung; phát triển nguồn nhân lực, các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp )
- Phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quản lý nhân lực của Tổng công
ty Điện lực thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010-2013, làm rõ các nguyên nhân; phát hiện những vấn đề lớn đang đặt ra
- Đề xuất và luận chứng các quan điểm, giải pháp mới nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhân lực tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của Tổng công ty nói riêng và yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Hà Nội nói chung trong giai đoạn đến năm 2020
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
- Phạm vi nghiên cứu là quản lý nguồn nhân lực tại Tổng công ty Điện lực thành phố
Hà Nội, tập trung vào giai đoạn 2010-2013 và đặt trong tầm nhìn đến năm 2020
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu dưới đây
Phương pháp tiếp cận: Tiến hành khảo sát tình hình quản lý nguồn nhân lực ở Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội bằng cách xem xét thực tế, phối hợp đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Phương pháp thống kê: Thu thập số liệu về nhân lực ở Tổng công ty Điện lực thành phố
Hà nội
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Từ kết quả thống kê và kết quả khảo sát về công tác quản lý nguồn nhân lực, tiến hành đánh giá và phân tích những ưu điểm, nhược điểm, hạn chế
và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý nguồn nhân lực Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội, từ đó xây dựng các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực cho Tổng Công ty
6 Kết cấu của luận văn
Trang 5Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, những nội dung chính của luận văn được thể hiện theo kết cầu gồm ba chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp ngành điện ở Việt Nam hiện nay
Chương 2: Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội
Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Trần Xuân Cầu (2002), Giáo trình phân tích lao động xã hội, Nxb Lao động và xã hội
Hà Nội
2 Mai Quốc Chánh (2009), “Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo
hướng Công nghiệp hoá - hiện đại hoá”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
3 Mai Quốc Chánh, Trần Xuân Cầu (2003), Giáo trình Kinh tế lao động, trường Đại học
Kinh tế Quốc dân, Nxb Lao động- xã hội
4 Bùi Văn Danh, Nguyễn Văn Dung, Lê Quang Khôi (2011), Quản trị nguồn nhân lực,
Nxb Phương Đông
5 Nguyễn Dương, Linh Sơn (2005), “ Con người - Chìa khoá thành công - Nghệ thuật sử
dụng nguồn nhân lực trong kinh doanh” , Nxb Thế giới
6 Nguyễn Minh Đường (1996), “Bồi dưỡng và đào tạo lại nguồn nhân lực trong điều kiện
mới”, chương trình Khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX-07- Đề tài KX-07-14-HN-1996,
Tạp chí Phát triển nhân lực, số 3/2007
7 Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn lực đi vào công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, Nxb Lao động và xã hội
8 Nguyễn Thanh Hội (2002), Giáo trình Quản trị nhân sự, Nxb Thống kê Hà Nội
9 Philip Kotler (2008), Quản trị Marketing, Nxb Thống kê
10 Christina Osborne Ken Langdon – Dịch giả Hoàng Ngọc Tuyển, Lê Ngọc Phương Anh
(2010), Đánh giá năng lực nhân viên, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
11 Phạm Thành Nghị (chủ biên), Trần Xuân Cầu, Trần Hữu Hân (2006), Nâng cao hiệu
quả quản lý nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
NXB Khoa học xã hội
Trang 612 Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực, Nxb Tư pháp
13 Edward Peppitt – Dịch giả Nhân Văn (2009), Phương pháp quản lý nhân sự trong Công
ty, Nxb Hải Phòng
14 Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Tấn Thịnh (2009), Giáo trình Quản lý nguồn nhân lực
trong tổ chức, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
15 Nguyễn Thơ Sinh (2011), Kỹ năng quản lý doanh nghiệp – Bí quyết quản lý hiệu quả,
NXB Phụ nữ
16 Nguyễn Hữu Thân (2008), Quản trị nhân sự, Nxb Lao động xã hội
17 Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (2010-2013), Báo cáo kết quả sản xuất kinh
doanh 2010,2011,2012, 2013
18 Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (2010-2013), Báo cáo nhân lực tổng hợp
2009,2010,2011,2012,2013
19 Trần Bình Trọng (2003), Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lê nin tập I,II, Nxb Giáo
dục
20 Trần Văn Tùng – Lê Ái Lâm (1996) Phát triền Nguồn nhân lực – Kinh nghiệm thế giới
và thực tiễn nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội
21 Viện Nghiên cứu con người (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở việt Nam, một số vấn đề
lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội