Đã có hàng trăm công trình nghiên cứu về thuế thu nhập doanh nghiệp dưới các góc độ khác nhau, trong đó liên quan trực tiếp đến đề tài có thể kể đến các công trình sau: - Giải pháp hoàn
Trang 11
Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
trên địa bàn Hà Tĩnh Management of corporate income tax in the province of Ha Tinh
NXB H : ĐHKT, 2014 Số trang 107tr +
Phan Thị Quỳnh Tâm
Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01 Người hướng dẫn: PGS TS Mai Thị Thanh Xuân
Năm bảo vệ: 2014
Keywords: Quản lý kinh tế; Quản lý tài chính; Thuế thu nhập; Doanh Nghiệp
Content
1 Tính cấp thiết của đề tài
Để thực hiện mục tiêu đưa nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, Việt Nam cần có một lượng vốn đầu tư rất lớn Lượng vốn đó có thể được huy động từ nhiều nguồn, trong đó thuế là một nguồn quan trọng, bởi nó vừa mang tính cơ bản vừa mang tính bền vững lâu dài Tại Việt Nam, mức thu từ thuế hàng năm thường chiếm khoảng 90% tổng nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN), vậy nên, nếu không bao quát được các nguồn thu sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách, theo đó các khoản chi cho đầu tư phát triển cũng sẽ sụt giảm, và tốc độ tăng trưởng kinh tế tất yếu sẽ bị chậm lại
Thuế thu nhập doanh nghiệp(TNDN) là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp (DN) trong kỳ kinh doanh, nói cách khác thuế TNDN là loại thuế tính trên thu nhập của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ Để thuế thu nhập doanh nghiệp thực sự phát huy vai trò của nó trong hệ thống thuế nói riêng và trong nền kinh tế nói chung thì việc
tổ chức quản lý thuế thuộc đối tượng này là hết sức quan trọng
Tại Hà Tĩnh, công tác quản lý thuế (QLT) thu nhập doanh nghiệp thời gian qua đã đạt được những thành tựu nhất định, nhờ đó số lượng và tỷ trọng của thuế TNDN trong tổng thu ngân sách của tỉnh ngày càng cao Cụ thể: năm 2009 thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 50 tỷ đồng (chiếm 4,4% trong tổng thu ngân sách trên địa bàn) Đến năm 2012 con số tương ứng là 418 tỷ đồng (chiến 13,7% trong tổng thu ngân sách trên địa bàn), tăng 836% so với năm 2009 Tuy vậy, việc thu thuế từ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, do đó đã làm giảm vai trò của thuế trong tạo nguồn thu cũng như trong quá trình thực hiện công bằng xã hội Vậy, những hạn chế đó là gì, nguyên nhân nào làm giảm hiệu quả công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn hiên nay, và làm thế nào để công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Tình Hà Tĩnh đạt
hiệu quả cao nhất? Các câu hỏi đó sẽ được giải quyết trong luận văn thạc sỹ, với tiêu đề: “Quản lý
thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh”
2 Tình hình nghiên cứu
Quản lý thuế nói chung và quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng luôn là một vấn đề nóng bỏng, được xã hội rất quan tâm Đã có hàng trăm công trình nghiên cứu về thuế thu nhập doanh nghiệp dưới các góc độ khác nhau, trong đó liên quan trực tiếp đến đề tài có thể kể đến các công
trình sau:
- Giải pháp hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020, luận văn thạc
sỹ kinh tế của Trầm Thiện Ân, Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2004 Luận
Trang 22
văn đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản nhất về thuế TNDN như: khái niệm thuế TNDN, nguyên tắc hoạch định chính sách thuế TNDN và đặc biệt luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu chính sách thuế TNDN ở một số nước trên thến giới như: Indonesia, Malaixia, Thai Land, Singapore Bên cạnh đó luận văn đã đi sâu đánh giá thực trạng về vấn đề này tại Việt Nam trong 5 năm 1999 – 2004 Điểm nổi bật trong việc đánh giá thực trạng là tác giả đã phân tích và chỉ ra được những hạn chế cơ bản của thuế TNDN hiện hành và chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế đó để từ
đó đề xuất một số nhóm giải pháp có tính hệ thống để hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020 Các nhóm giải pháp cụ thể mà tác giả đã đưa ra bao gồm: nhóm giải pháp về loại hình doanh nghiệp; nhóm giải pháp về đối tượng nộp thuế TNDN; nhóm giải pháp về căn cứ tính thuế TNDN; nhóm giải pháp về thuế suất thuế TNDN; nhóm giải pháp về xác định các khoản chi phí hợp lý; nhóm giải pháp về vấn đề chống chuyển giá và cuối cùng là nhóm giải pháp về đổi mới công tác quản lý thuế
- Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế,
luận văn thạc sỹ kinh tế của Mai Đình Lâm, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện năm 2006 Luận văn đã xây dựng cơ sở lý luận về hệ thống chính sách thuế của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng cho phù hợp với thông lệ quốc tế Điểm nổi bật nhất của luận văn chính là việc tác giả đã "đi tắt, đón đầu" được xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam như là một tất yếu khách quan, chính vì vậy việc rà soát lại hệ thống chính sách thuế của Việt Nam để hoàn thiện nó là một việc mang tính quyết định đối với sự phát triển kinh tế của Việt nam trong thời kỳ hội nhập Đặc biệt, trong phân tích thực trạng của hệ thống chính sách thuế của Việt Nam tác giả đã nêu ra được những điểm chưa phù hợp giữa pháp luật thuế của Việt Nam với những quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và những bất cập của hệ thống như: từng sắc thuế còn chưa định tính không công bằng và bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế khác nhau; hệ thống chính sách thuế còn nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và chưa đảm báo tính tương thích với hệ thống thuế các nước trong khu vực; hệ thống thuế còn phức tạp chưa thể hiện sự đơn giản, rõ ràng và minh bạch theo nguyên tắc hội nhập kinh tế quốc tế Trên cơ sở những bất cập đó tác giả đã nêu ra được những biện pháp để khắc phục tình trạng nêu trên như: ban hành các sắc thuế mới; đổi mới quy trình quản lý thuế, nâng cao quyền tự chủ đối với người nộp thuế; tăng cường công tác tuyên truyền và hổ trợ pháp luật về thuế; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, đổi mới cơ cầu bộ máy quản lý thuế
- Xu hướng cải cách thuế thu nhập doanh nghiệp trên thế giới, của Tiến sỹ Lê Quang Thuận,
đăng trên Tạp chí Tài chính số 4/2013 Bài báo đã nghiên cứu và chỉ ra được xu hướng cải cách thuế
thu nhập doanh nghiệp của các nước trong khu vực (như : Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc…) và trên thế giới (như : Australia, Anh, Ba Lan, Cộng hòa Séc…), đồng thời nêu lên được một số định hướng cải cách thuế TNDN ở Việt Nam Về xu hướng cải cách thuế TNDN tác giả tập trung vào phân tích: xu hướng cắt giảm thuế suất; xu hướng áp dụng chính sách ưu đãi thuế; quy định các chi phí được trừ và không được trừ thuế và về tỷ trọng thuế TNDN trong cơ cấu thu ngân sách ở các nước Để từ đó đưa ra những vấn đề cần cải cách, lộ trình cải cách, cũng như những chính sách ưu đãi thuế nhằm thu hút đầu tư, phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay
- Hoàn thiện chính sách thuế thu nhập góp phần phát triển kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO-World Trade Organization ), luận văn thạc sĩ của Nguyễn
Thị Liên, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007; Đề tài đã phân tích và đánh giá thực trạng áp dụng thuế thu nhập nói chung và thuế TNDN nói riêng ở Việt Nam qua các thời kỳ
từ năm 1999 đến năm 2007 Việc phân tích và đánh giá thực trạng qua các thời kỳ cải cách chính sách thuế thu nhập là một điểm mới của luận văn, nó giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về chính sách thuế thu nhập để từ đó có thể hoàn thiện chính sách thuế thu nhập theo hướng vừa kế thừa, vừa phát triển Đồng thời luận văn cũng đã tham khảo thuế thu nhập ở một số nước trên thế giới như: Trung Quốc, Singapor, Thái Lan để từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện thuế thu nhập ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO
- Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam (qua nghiên cứu thực tiễn Cục Thuế tỉnh Nghệ An), luận văn thạc sĩ của Trần Thị Ánh Tuyết, Trường Đại học kinh tế Quốc Dân,
năm 2010; Đề tài tập trung phân tích, đánh giá thực trạng việc áp dụng thuế TNDN trên địa bàn Tỉnh
Trang 33
Nghệ An từ năm 2008 đến năm 2010 Từ đó đưa ra những vấn đề cần hoàn thiện đối với cơ chế quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế Quốc tế Tác giả đã đưa ra hai nhóm giải pháp chính đó là: Hoàn thiện văn bản chính sách về QLT TNDN: Hoàn thiện bộ máy phù hợp mục tiêu QLT Bên cạnh đó tác giả còn đưa ra những kiến nghị với Quốc hội như: Thực hiện giảm mức thuế suất chung theo lộ trình phù hợp để thu hút đầu tư, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đồng thời đảm bảo nguồn thu cho NSNN; Đơn giản hoá chính sách
ưu đãi thuế theo hướng hẹp về lĩnh vực; Bổ sung quy định để bao quát được các hoạt động kinh tế mới phát sinh trong kinh tế thị trường hội nhập, phù hợp với thông lệ quốc tế Đề nghị bổ sung thêm chức năng điều tra hành chính về thuế; Đề nghị sửa đổi về điều kiện gia hạn nộp thuế; Sửa đổi các biện pháp cưỡng chế theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan QLT khi thực thi nhiệm vụ đạt hiệu quả cao hơn
Các đề tài trên đã đề cập ở mức độ nhất định về quản lý thuế nói chung và quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng, nhưng cũng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống, nhất là với tư cách một luận văn thạc sĩ, hay tiến sĩ về vấn đề quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Vì vậy, đây là khoảng trống mà luận văn thạc sỹ “Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh” sẽ cố gắng làm rõ
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu thực tiễn để hoạt động quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh luận văn đánh giá những hạn chế và nguyên nhân cơ bản của hạn chế trong công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian qua, từ đó tìm ra định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về thuế TNDN và quản lý thuế TNDN
- Phân tích đánh giá thực trạng quản lý thuế TNDN ở Tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian từ năm
2009 đến nay; từ đó tìm ra những hạn chế và các nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả quản lý thuế TNDN thời gian qua
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý thuế TNDN ở Tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những về thuế TNDN và quản lý thuế TNDN cả trên phương diện lý luận và thực tiễn
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Quản lý thuế TNDN, bao gồm các doanh nghiệp nhà
nước (trung ương và địa phương), các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp công thương nghiệp - dịch vụ ngoài quốc doanh
Phạm vi không gian: địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Phạm vi thời gian: Từ khi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 có hiệu lực thi hành thay thế Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11 (năm 2009) đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp chung
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
và các Chủ trương, Đường lối, Chính sách của Đảng và Nhà Nước để nghiên cứu
Trang 44
Luận văn đi từ nguyên lý chung về cơ chế QLT TNDN đến thực tiễn kết quả vận dụng cơ chế QLT TNDN trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong khoảng thời gian 2009 đến 2012, từ đó đề ra yêu cầu phải có những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế QLT TNDN
5.2 Phương pháp cụ thể
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, hệ thống
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích từ những số liệu tập hợp được từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh Đồng thời luận văn sử dụng phương pháp lôgic trong việc hệ thống hóa các yếu tố và đưa ra giải pháp phù hợp
Luận văn cũng kế thừa và sử dụng có chọn lọc một số đề xuất và các số liệu thống kê trong một số công trình nghiên cứu liên quan của các tác giả đi trước
Dựa trên các tài liệu, báo cáo tổng kết hàng năm về công tác thu và quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp của Cục thuế Hà tĩnh và của Tổng cục thuế qua các năm từ năm 2009 đến nay
6 Những đóng góp mới của luận văn
Kế thừa các công trình nghiên cứu trong nước, luận văn có những đóng góp sau:
- Hệ thống hóa và bổ sung một số vấn đề lý luận cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp và quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế TNDN trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2009-2012, phát hiện những hạn chế trong hoạt động này và tìm ra nguyên nhân của nó
- Đề xuất một số giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của Hà Tĩnh, nhằm hoàn thiện công
tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn đến năm 2020
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại tỉnh
Hà Tĩnh
References
1 Trầm Thiện Ân (2004), “Giải pháp hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam đến năm
2020 ”, Luận văn thạc sỹ , Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
2 Angghen (1962), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và Nhà nước, Nxb sự thật Hà nội
3 Nguyễn Thị Bất-Vũ Duy Hào (2002), Giáo trình quản lý thuế, Nxb thống kê
4 Đỗ Hữu Bình, Bùi Anh Tuấn (2002), Kinh tế học quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội
5 Bộ Tài chính (2005), Nhập môn thuế đại cương và lý thuyết thuế, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội
6 Bộ Tài chính (2006-2007), Luật quản lý thuế của Hungary
7 Bộ Tài chính (2006-2007), Luật thuế chung Croatia
8 Bộ tài chính (2007), Thông tư số 85/2007/TT-BTC ngày 18 tháng 7 năm 2007 về việc hướng dẫn
thi hành Luật Quản lý thuế về việc đăng ký thuế
9 Bộ Tài chính (2010), Đổi mới Quản lý thuế 2010, Nxb Tài chính
10 Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 hướng dẫn thi hành một số
Trang 55
điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007
và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ
11 Bộ tài chính (2012), Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định
số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
12 Bộ tài chính (2013), Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ
13 Ngô Thế Chi, Trương Thị Thủy (2008), Giáo trình Kế toán tài chính, NxbTài Chính
14 Chính phủ (2008), Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
15 Chính phủ (2011), Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
16 Chính phủ (2013), Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 quy định chi tiết thi hành một
số điều cùa Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế
17 Chính phủ (2013), Nghị định số 92/2013/NĐ-CP ngày 13/8/2013 quy định chi tiết thi hành một
số điều có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng
18 Chương trình hỗ trợ Châu Âu cho Việt Nam (2009), Các văn bản pháp luật về thuế, Nxb Hà Nội,
Hà Nội
19 Cục thuế Hà Tĩnh (2009), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2009
20 Cục thuế Hà Tĩnh (2010), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2010
21 Cục thuế Hà Tĩnh (2011), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2011
22 Cục thuế Hà Tĩnh (2012), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2012
23 Cục thuế Hà Tĩnh (2013), Báo cáo tổng kết công tác thuế 6 tháng đầu năm 2013
24 Cục thuế Hà Tĩnh (2010), Kỷ yếu Cục thuế Hà Tĩnh
25 Học viện Hành chính Quốc gia (2007), Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý hành chính Nhà nước, Nxb Khoa học và kỹ thuật
26 Hội tư vấn thuế Việt Nam (2010), Hướng dẫn kê khai, xác định chi phí, nộp và quyết toán thuế thu
nhập doanh nghiệp, thuế nhà thầu, Nxb Tài chính
27 Mác – Angghen tuyển tập - tập 2 (1961), NXB Sự thật Hà nội
28 Mai Đình Lâm (2006), “Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế của Việt Nam trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế" , Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
29 Lênin toàn tập – tập 15 (1961), Nxb Sự thật Hà nội
30 Nguyễn Thị Liên- Nguyễn Văn Hiệu (2008), Giáo trình Thuế, Nxb Tài chính
31 Nguyễn Thị Liên (2007), “ Hoàn thiện chính sách thuế thu nhập góp phần phát triển kinh tế Việt
Nam trong thời kỳ hội nhập WTO”, Luận văn Thạc sỹ , Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ
Chí Minh
32 Ngô Thắng Lợi (2008), Hoạch định phát triển kinh tế - Xã hội: Lý luận và thực tiễn Việt Nam,
Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
33 Trần Thị Minh Phượng (2003), Tăng cường kiểm soát nguồn thu thuế TNDN, luận văn thạc sỹ
Trang 66
34 Quốc hội (2006), Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11
35 Quốc hội (2008), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12
36 Quốc hội (2013), Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh
nghiệp trình UBTVQH tại phiên họp thứ 17 ngày 15/4/2013
37 Quốc hội (2013), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số
32/2013/QH13
38 Thủ tướng chính phủ (2013), Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/05/2011 về việc Phê duyệt
“Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020”
39 Lê Quang Thuận (2013), Bài báo "Xu hướng cải cách thuế thu nhập doanh nghiệp trên thế giới" , tạp chí Tài chính số 4/2013
40 Trần Thị Ánh Tuyết (2010), “Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
(qua nghiên cứu thực tiễn Cục Thuế tỉnh Nghệ An)”, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học kinh tế
Quốc Dân
41 Tổng cục thuế (2010), Tài liệu bồi dưỡng kiến thức kế toán cho công chức thuế, Nxb Chính trị -
Hành chính
42 Tổng cục thuế (2011), Tài liệu bồi dưỡng kiến thức kế toán nâng cao cho cán bộ làm công tác thanh
tra, kiểm tra thuế, Nxb Chính trị - Hành chính
43 Tổng cục Thuế (2010), Chiến lược hoàn thiện hệ thống chính sách thuế giai đoạn 2011-2020
44 Tổng cục Thuế (2010), Chiến lược phát triển ngành thuế giai đoạn 2010- 2015
45 Các trang Website:
www.hatinh.gov.vn
www.tapchitaichinh.vn
www.mof.gov.vn
www.gdt.gov.vn/wps/portal/hatinh
http://www.hatinh.gov.vn
http://www.gdt.gov.vn
http://www.nghean.gov.vn
http://www.thanhhoa.gov.vn