1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của nhật bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng mê công mở rộng

6 308 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 292,85 KB

Nội dung

Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng Nguyễn Ngọc Hà Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS. ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 07 Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Duy Dũng Năm bảo vệ: 2011 Abstract. Làm rõ một số khía cạnh lý luận và thực tiễn về hợp tác tiểu vùng nói chung, GMS nói riêng. Phân tích thực trạng hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản và các thành viên trong GMS từ năm 1992 cho đến nay và đánh giá vai trò của Nhật Bản. Dự báo triển vọng phát triển về sự hợp tác giữa Nhật Bản và GMS đến năm 2022 và nêu lên các khuyến nghị nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế GMS nói chung, Việt Nam nói riêng. Keywords. Hợp tác kinh tế; Tiểu vùng Mê Công; Quan hệ kinh tế quốc tế; Nhật Bản Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) là một vùng lãnh thổ rộng lớn với diện tích khoảng 2,6 triệu km 2 , dân số hơn 300 triệu người, gồm 5 nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và 2 tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và các điều kiện thuận lợi, đặc biệt là tính tương đồng trong văn hoá, GMS chính là khu vực hội tụ đầy đủ các yếu tố tiềm năng để hợp tác cùng phát triển. Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế và hợp tác kinh tế quốc tế, khu vực, Sáng kiến Hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng đã chính thức được khởi xướng vào năm 1992 bởi Ngân hàng Phát triển Châu Á – ADB, nhằm xây dựng nên một tiểu vùng thịnh vượng, hội nhập thành công và đoàn kết. Cho đến nay, hợp tác GMS đã, đang ngày một phát triển theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, trên nhiều lĩnh vực bao gồm: (i) Giao thông vận tải; (ii) Năng lượng; (iii) Môi trường; (iv) Du lịch; (v) Bưu chính viễn thông; (vi) Thương mại; (vii) Đầu tư; (viii) Phát triển nguồn nhân lực; (ix) Nông nghiệp và phát triển nông thôn;… Với vị trí chiến lược và vai trò to lớn trong hợp tác và phát triển khu vực, GMS nhận được rất nhiều sự quan tâm của các tổ chức quốc tế như ADB, WB, IMF, UNESCAP… và nhiều nước trên toàn thế giới như Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, các nước Bắc Âu…. Điều này được thể hiện rất rõ qua các số liệu về sự huy động vốn vào Hợp tác GMS trong 18 năm qua: đạt gần 200 dự án hợp tác kỹ thuật được triển khai với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 223 triệu USD và 47 dự án cho vay với tổng vốn là gần 11 tỷ USD. Một trong những đối tác có ảnh hưởng rất lớn ngay từ khi khởi động Hợp tác GMS đó chính là Nhật Bản. Bởi lẽ, Nhật Bản không chỉ dừng lại trong việc thúc đấy quan hệ hợp tác kinh tế như thương mại, đầu tư, du lịch song phương mà còn đóng vai trò “thủ lĩnh” trong hợp tác đa phương. Đặc biệt, sự hỗ trợ của Nhật Bản về vốn, đào tạo nhân lực và các sáng kiến hợp tác khu vực đã góp phần quan trọng cho việc phát triển hợp tác GMS trước đây, hiện nay và trong thời gian tới. Với mục tiêu làm rõ hoạt động của GMS, nhất là vai trò của Nhật Bản trong việc thúc đẩy hợp tác GMS và đưa ra các khuyến nghị, gợi mở chính sách nhằm tranh thủ sự hỗ trợ của Nhật Bản một cách có hiệu quả, tôi đã chọn đề tài “Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng” cho luận văn thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu Sáng kiến Hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng chính thức được khởi xướng vào năm 1992 và cho đến nay được đánh giá là một trong những dự án hợp tác khu vực đạt được nhiều thành công. Sự ra đời và phát triển của GMS đã nhận được sự quan tâm không chỉ dừng lại ở các cấp lãnh đạo của các nước trong vùng, các đối tác lớn của khu vực và thế giới mà còn của các nhà nghiên cứu, các học giả trong và ngoài nước. Có rất công trình nghiên cứu ở nước ngoài về GMS, từ nghiên cứu tổng thể đến nghiên cứu từng lĩnh vực hợp tác và các dự án then chốt trong nhiệm vụ kết nối GMS. “Trade Facilitation Handbook for the Greater Mekong Subregion” của UNESCAP năm 2002, “Sustainale development strategies in the Greater Mekong Subregion: Status, Needs and Directions” Cielito F.Habito và Ella S.Antonio nghiên cứu vào năm 2007, “Energy sector in the Greater Mekong Subregion” do ADB phát hành năm 2008, đã làm rõ những tiềm năng, cơ hội và nội dung hợp tác trong khu vực, đồng thời gợi ý các định hướng, chính sách thúc đẩy phát triển hợp tác trong các lĩnh vực đó trong tổng thể hợp tác kinh tế GMS. Nghiên cứu về vai trò của chính sách thương mại và đầu tư vào khai thác công nghệ thông tin và truyền thông cho sự phát triển của tiểu vùng GMS là nghiên cứu của ESCAPE năm 2004 “Trade and investment policies for the development of the information and communication technology sector of the Greater Mekong Subregion”. “Border area development in the GMS: Turning the periphery into the center of growth” năm 2009 của Toshihiro Kudo thuộc Viện Kinh tế phát triển Nhật Bản nghiên cứu về vai trò, vị trí, ý nghĩa kinh tế của khu vực biên giới và các khu công nghiệp đặc biệt. “Strategy and action plan for the Greater Mekong Subregion East – West economic corridor” do ADB phát hành năm 2010 nghiên cứu về tầm quan trọng và giá trị kinh tế - xã hội khi Hành lang kinh tế Đông – Tây được hoàn thành và sự thay đổi trong các chiến lược và kế hoạch hành động qua hai giai đoạn từ khi bắt đầu sáng kiến đến năm 1998 – 2001, 2001 – 2008 và triển vọng. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn đóng góp rất nhiều sáng kiến có giá trị thông qua các buổi hội thảo quốc tế về GMS như: Hội thảo quốc tế do ADB tổ chức tại Nhật Bản, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc… Trên phương diện nghiên cứu về các thành tố tạo nên sự gắn kết hợp tác kinh tế giữa các nước GMS và đi sâu vào các nội dung hợp tác cụ thể, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã thu được nhiều kết quả có giá trị, thể hiện qua các công trình như: Đề tài nghiên cứu của Viện nghiên cứu Thương mại, Bộ Thương mại năm 2005 “Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại của Việt Nam với các nước Tiểu vùng Mê Công” nghiên cứu chủ yếu về lĩnh vực thương mại GMS. “Hợp tác GMS trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng các hành lang kinh tế: Trường hợp hành lang kinh tế Đông Tây và Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng” của TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung, nghiên cứu tập trung vào hai hành lang kinh tế quan trọng của Hợp tác kinh tế GMS. “Trung Quốc với việc tham gia Hợp tác Tiểu Vùng Mê Công mở rộng” của PGS TS. Đỗ Tiến Sâm chủ yếu đề cập tới quá trình tham gia và vai trò của Trung Quốc vào hợp tác kinh tế GMS. Ngoài ra, còn có các báo, tạp chí, tài liệu, tham luận của Hội thảo về Hành lang kinh tế Côn Minh – Hải Phòng tại Lào Cai năm 2005, Hội thảo trong nước về GMS và hành lang kinh tế Đông – Tây tại Đà Nẵng 2008, Hội thảo khoa học quốc tế “Nhật Bản và các nước Tiểu vùng Mê Công – Mối quan hệ lịch sử” tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010… đã bàn luận khá nhiều về chủ đề này. Về nghiên cứu tổng thể GMS, một số công trình tiêu biểu như: Nguyễn Trần Quế với cuốn sách “Hợp tác phát triển Tiểu vùng Mê Công mở rộng – Hiện tại và tương lai” xuất bản năm 2007. Luận án Tiến sĩ của Hoàng Viết Khang “Hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng: Hiện trạng, Định hướng và Giải pháp” năm 2009, xem xét một cách toàn diện về Hợp tác kinh tế GMS, xác định rõ định hướng và đưa ra các giải pháp chủ yếu thúc đẩy hợp tác kinh tế GMS đồng thời gợi mở một số chính sách cho Việt Nam nói riêng; và những tài liệu được cung cấp trong buổi Hội thảo “GMS: Những vấn đề cần nghiên cứu và hợp tác” tại Hội An, tháng 9/2004. Mặc dù hợp tác GMS đã được quan tâm và đầu tư nghiên cứu từ tổng thể đến từng nội dung trong hợp tác kinh tế, thậm chí đề cập đến cả vai trò của một số nước trong hợp tác GMS, song cho đến nay ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ về vai trò của Nhật Bản trong việc hỗ trợ phát triển hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng trong khi Nhật Bản đã và đang là đối tác lớn, hỗ trợ tích cực để phát triển khu vực này. Vì thế, việc đi sâu tìm hiểu phân tích nội dung này là hết sức cần thiết, không chỉ ở khía cạnh lý luận hợp tác tiểu vùng mà còn có ý nghĩa thực tiễn đối với các nước, nhất là với Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích và đánh giá vai trò của Nhật Bản trong hợp tác GMS, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản và các thành viên trong GMS, và gợi ý cho Việt Nam từ nay đến 2022. Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn có những nhiệm vụ cụ thể nghiên cứu như sau: - Làm rõ một số khía cạnh lý luận và thực tiễn về hợp tác tiểu vùng nói chung, GMS nói riêng. - Phân tích thực trạng hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản và các thành viên trong GMS từ năm 1992 cho đến nay và đánh giá vai trò của Nhật Bản. - Dự báo triển vọng phát triển về sự hợp tác giữa Nhật Bản và GMS đến năm 2022 và nêu lên các khuyến nghị nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế GMS nói chung, Việt Nam nói riêng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các quan điểm, chính sách và thực trạng và vai trò của Nhật Bản trong hợp tác GMS. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực trạng hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản trong sự hỗ trợ, đẩy mạnh phát triển hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng trong giai đoạn từ năm 1992 cho đến nay. Bên cạnh đó, các chính sách và tác động của các lĩnh vực khác như chính trị, an ninh sẽ được đề cập ở những mức độ cần thiết để làm rõ vai trò của Nhật Bản trong hợp tác GMS. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích, tổng hợp, phân tích thống kê, so sánh, phương pháp liên ngành khoa học xã hội. Các tư liệu và dữ liệu sử dụng cho luận văn chủ yếu là những tư liệu của các ấn phẩm đã được công bố, cũng như các bài tham luận trong các cuộc hội thảo về GMS. 6. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn có những đóng góp cụ thể như sau: - Góp phần hệ thống hoá một số nội dung lý luận và thực tiễn về hợp tác khu vực, đồng thời làm rõ các quan điểm, chính sách và vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng. - Nêu lên các khuyến nghị nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Nhật Bản và các nước thành viên của GMS hiện nay và trong thời gian tới. 7. Bố cục của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu làm 3 chương: Chương 1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng và quan điểm của Nhật Bản Chương 2. Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác song phương và với toàn bộ Tiểu vùng Mê Công mở rộng Chương 3. Triển vọng và một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy hợp tác kinh tế Nhật Bản và Tiểu vùng Mê Công mở rộng References Tiếng Việt 1. Ngô Xuân Bình (2008), “Sức mạnh – cơ sở quan trọng tạo lập chính sách Đông Á – Thái Bình Dương của Nhật Bản”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, 150(10), Tr 36-40. 2. Đề tài cấp bộ (2005), Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại của Việt Nam với các nước Tiểu vùng Mê Công, Viện nghiên cứu Thương mại, Bộ Thương mại, Hà Nội. 3. Hoàng Thị Minh Hoa, Nguyễn Văn Sơn (2009), “Đóng góp của Nhật Bản trong giải quyết các vấn đề lớn ở khu vực Đông Nam Á những năm 1990”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, 153(1), Tr 10-19. 4. Hội thảo khoa học quốc tế (10/2010), Nhật Bản và các nước Tiểu vùng Mê Công – Mối quan hệ lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 5. Hội thảo khoa học quốc tế (11/2010), Xây dựng đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản: Nội dung và Lộ trình, Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Trung tâm giao lưu văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam, Hà Nội. 6. Đào Việt Hưng (2008), “Mục tiêu của Trung Quốc trong hợp tác GMS”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, 150(10), Tr 41-50. 7. Hoàng Viết Khang (2009), Hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng: Hiện trạng, Định hướng và Giải pháp, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Hà Nội. 8. Phạm Quý Long (2007), “Liên kết Đông Á trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản: Ý tưởng và hành động”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, 132(4), Tr 29-37. 9. Trần Quang Minh (2007), Quan điểm của Nhật Bản về liên kết Đông Á trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 10. Nguyễn Quế Nga (2009), “An ninh lương thực ở Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng dưới tác động của biến đổi khí hậu”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, 153(1), Tr 20-22. 11. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2006), Hợp tác GMS trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng các hành lang kinh tế: Trường hợp hành lang kinh tế Đông – Tây và Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Hà Nội. 12. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2008), “Những cơ hội và thách thức đối với các nước GMS trong bối cảnh mới của liên kết kinh tế khu vực Đông Á”, Nghiên cứu Trung Quốc, (4), Tr 52-58. 13. Nguyễn Trần Quế (2007), Hợp tác phát triển Tiểu vùng Mê công mở rộng – Hiện tại và tương lai, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 14. Phạm Thái Quốc, Trần Văn Duy (2007), “Hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, 136(8), Tr 69-80. 15. Nguyễn Xuân Thắng (2007), “Hợp tác Việt – Lào trong bối cảnh quốc tế mới”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, 135(7), Tr 49-60. 16. Nguyễn Xuân Thiên (2006), Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ở các nước ASEAN và một số gợi ý đối với Việt Nam, Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, (24), Tr 12-16. Tiếng Anh 1. ADB (2007), Midterm review of the Greater Mekong Subregion strategic framework (2002 – 2012), Philippines. 2. ADB (2008), GMS tourism Ministers’ meeting Bangkok, Thai Lan. 3. ADB (2010), The Greater Mekong Subregional economic cooperation program strategic framework 2012-2022: Background Paper, 16 th GMS Ministerial Conference. 4. ADB (2010), Sharing Growth and Properity: Strategy and Action plan for the Greater Mekong Subregion Southern economic corridor. 5. ADB (2010), Transport and Trade facilitation in the GMS: Issues and Proposed program of actions. 6. ADB (2010), Connecting Greater Mekong Subregion Railways, A Strategy Framework. 7. ADB (2010), Strategy and Action plan for the Greater Mekong Subregion East – West Economic Corridor. 8. Economic Review (2010), The 2011 Outlook for Japan’s economy, Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ, Vol 5 (6). 9. Japan’s Official Development Assistance (2009), Japan’s International Cooperation, White Paper. 10. Massami Ishida (2005), Effectiveness and Challenges of three Economic Corridors of Greater Mekong Sub-region, Institute of Developing economies, Japan, 11. Massami Ishida (2008), GMS economic cooperation and its impact on CLMV Development. 12. Mitsuhiro Kagami (2010), “In Economic Relations of China, Japan and Korea with the Mekong River Basin Countries”, BRC Research Report No. 3, Bangkok Research Center, IDE-JETRO, Bankok, Thailand. 13. Akamatsu Kaname (1962), A historical Pattern of Economic Growth in Developing Countries. In: The Developing Economies, Tokyo. 14. Shigehisa Kasahara (2004), “The flying geese paradigm: A critical study of its application to East Asia regional development”, No. 169. 15. Yoshinori Katori (2009), ASEAN: An indispensable partner for Japan, Head of the ASEAN Studies Center of the Institute of Southest Asia Studies. 16. Toshihiro Kudo (2009), “Border area development in the GMS: Turning the periphery into the center of growth”, Working Papers from Economic Research Institute for ASEAN and East Asia, No d018. 17. Minoru Makishima and Mitsunori Yokoyama (2010), “Japan’s ODA to Mekong river basin countries”, Economic relations of China, Japan and Korea with the Mekong River Basin Countries (MRBCs), Chapter 9. 18. Keiichi Ono (2009), A New Partnership between Japan and the Mekong region, Ministry of Foreign Affairs, Japan. 19. Report (2008), “A Greater Mekong Subregion? Reflecting on the 16 years of the ADB’s GMS Initiative”, Watershed Vol. 12 No.3, P 44 – 50. 20. Masaya Shiraishi (2009), “Japan toward the Indochina Sub-region”, Journal of Asia- Pacific Studies, (13). 21. Susan Stone and Anna Strutt (2009), Transport infrastructure and Trade facilitation in the Greater Mekong Subregion, ADB. 22. Sueo Sudo (2009), Japan’s ASEAN policy: Reactive or Proactive in the face of a rising China in East Asia?. 23. The Japan Research Institute (2010), Monthly Report of prospects for Japan’s Economy in December 2010, Marco economic research centre, Economics Department. 24. Katsumi Uchida and Toshihiro Kudo (2008), Japan’s policy and strategy of economic cooperation in CLMV. 25. United Nations ESCAP (2008), Economic cooperation and Regional intergration in the Greater Mekong Subregion (GMS), Trade and Investment division, Staff working paper 02/08. 26. United Nations (2009), World Investment Report. 27. Jean – Pierre Verbiest (2009), Roles of Japan & ADB in Mekong Subregion, ADB. 28. Xiong Bin, Wen Shuhui (2009), “Towards a better understanding of the political economy of regional integration in the GMS: Stakeholder coordination and consultation for subregional trade facilitation in China”, Asia – Pacific Research and Training Network on Trade Working Paper Series, No 77. 29. Ippei Yamazawa (1990), Flying wild-geese in the Pacific: Patterns of Industrial development among Asia countries, The Distinguished Speakers Program Asia Development Bank, Manila. 30. Zhang Yunling (2004), Making ASEAN as a Close Partner: Comparing China and Japan. 31. Zhu Zhenming (2009), “Mekong Development and China’s (Yunan) Participation in the Greater Mekong Subregion Cooperation”, Institute of International Relations and Area Studies, News Letter Vol.38, 28 – 33. . thực tiễn về hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng và quan điểm của Nhật Bản Chương 2. Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác song phương và với toàn bộ Tiểu vùng Mê Công mở rộng Chương 3 Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng Nguyễn Ngọc Hà Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS. ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế Mã. và vai trò của Nhật Bản trong hợp tác GMS. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực trạng hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản trong sự hỗ trợ, đẩy mạnh phát triển hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê

Ngày đăng: 24/08/2015, 21:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w