1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biến động của thị trường phôi thép thế giới và tác động đến sản xuất thép xây dựng ở việt nam

16 477 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 393,72 KB

Nội dung

Biến động của thị trường phôi thép thế giới và tác động đến sản xuất thép xây dựng ở Việt Nam Trần Thanh Hương Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS chuyên ngành: Kinh tế TG và quan hệ KTQT; Mã số: 60 31 07 Người hướng dẫn: TS. Vũ Đức Thanh Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Nghiên cứu tổng quan thị trường phôi thép xây dựng thế giới, chỉ ra những xu hướng hay đặc điểm nổi bật trong những biến động của nó kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (2008-2009) có thể ảnh hưởng đến sản xuất thép xây dựng ở các quốc gia như Việt Nam. Nghiên cứu tổng quan về hệ thống sản xuất thép xây dựng của Việt Nam; phân tích, đánh giá ảnh hưởng của thị trường phôi thép thế giới đến lĩnh vực sản xuất thép xây dựng của Việt Nam. Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng cho sự phát triển cân đối và bền vững của ngành sản xuất thép xây dựng Việt Nam đến năm 2020. Keywords: Thị trường phôi thép; Thép xây dựng; Sản xuất thép; Kinh tế thế giới; Công nghiệp Content PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thép xây dựng là loại vật liệu cơ bản, không thể thiếu của nhiều ngành công nghiệp và xây dựng, có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (2008-2009) cho tới nay, thị trường thép thế giới đặc biệt diễn biến phức tạp, khó lường, với xu hướng chủ đạo là tăng giá liên tục ở tất cả các mặt hàng, đặc biệt là giá các loại nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thép xây dựng. Trong khi đó, sự mất cân đối giữa “thượng nguồn – sản xuất phôi thép từ quặng sắt hoặc thép phế” và “hạ nguồn – sản xuất thép xây dựng” đã khiến ngành thép Việt Nam bị phụ thuộc nặng nề vào nguyên liệu nhập khẩu và chịu nhiều thiệt hại khi thị trường thế giới biến động. Hậu quả là những biến động trong thị trường gần đây đã khiến không ít các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép xây dựng lao đao. Vì vậy, một nghiên cứu toàn diện về mối quan hệ giữa thị trường phôi thép thế giới - nguyên liệu chính để sản xuất thép xây dựng thành phẩm - và tình hình sản xuất thép xây dựng trong nước, cũng như đưa ra những giải pháp tổng thể về mặt vĩ mô và cả vi mô về ngành thép xây dựng Việt Nam là cần thiết. Do đó, đề tài được chọn nghiên cứu của luận văn là: "Biến động của thị trường phôi thép thế giới và tác động đến sản xuất thép xây dựng ở Việt Nam". Nội dung của luận văn sẽ tập trung phân tích tình hình thị trường phôi thép thế giới từ năm 2009 (sau khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới) cho đến nay, thực trạng của ngành thép xây dựng trong nước hiện nay và đánh giá ảnh hưởng của những biến động trên thị trường phôi thế giới tác động đến ngành ra sao; đồng thời luận văn cũng kỳ vọng đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm định hướng cho sự phát triển cân đối và bền vững của ngành thép xây dựng trong tương lai. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu trong nước: - Nghiên cứu "Công nghiệp thép: Chính sách phát triển đến năm 2010" của Nguyễn Minh Ngọc năm 2003 đã có những phân tích cụ thể và đánh giá toàn diện thực trạng của ngành công nghiệp thép Việt Nam giai đoạn 1998 - 2003. Tác giả đã tập trung làm rõ những tồn tại trong hoạt động sản xuất thép và những vấn đề cần lưu ý đối với Chính phủ khi đưa ra các chính sách phát triển cho ngành. Có thể nói, những phân tích và đánh giá của tác giả Nguyễn Minh Ngọc trong nghiên cứu này đến thời điểm hiện nay vẫn có giá trị, nhất là những phần tác giả phân tích về sự mất cân đối của ngành thép thời kỳ đó, mà những vấn đề này hiện nay vẫn đang tồn tại và còn tiếp tục duy trì trong thời gian tới. - Các “Báo cáo tổng kết tình hình ngành công nghiệp Thép” từ năm 2009 - 2011 của Hiệp hội Thép Việt Nam là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho Luận văn. Tại các báo cáo này, Hiệp hội đã có những phân tích cụ thể về tình hình thị trường thép thế giới và nội địa, trong đó nêu rõ những biến động của giá đối với từng mặt hàng nguyên liệu luyện kim quan trọng cho sản xuất thép xây dựng trong nước. Ngoài ra, các báo cáo cũng đánh giá tác động của thị trường thép thế giới và tác động từ diễn biến kinh tế vĩ mô đến hoạt động sản xuất của ngành trong năm đó. Để từ đó Hiệp hội đưa ra các khuyến nghị cho SXKD của doanh nghiệp cũng như các khuyến nghị về chính sách cho Chính phủ. - "Báo cáo Ngành thép" của Công ty cổ phần chứng khoán Hà Thành năm 2010, trong đó nêu ra mô hình năm lực lượng cạnh tranh theo Micheal Porter và phân tích SWOT cho ngành thép Việt Nam. Ngoài ra, báo cáo cũng đưa ra những triển vọng cho doanh nghiệp trong ngành. - Bài phân tích "Tình hình biến động giá vật liệu xây dựng năm 2010" của Ngô Thế Vinh đăng tại Tạp chí Kinh tế xây dựng số 1/2011 cung cấp diễn biến thị trường thép xây dựng tại thị trường phía Nam và phía Bắc của Việt Nam. Tác giả cũng đưa ra bức tranh toàn cảnh thị trường bất động sản và khu vực xây dựng công nghiệp trong nước năm 2010 đã tác động đến thị trường thép xây dựng như thế nào cũng như đánh giá tác động của nguyên liệu nhập khẩu đã tác động đến giá thép ra sao. - "Chiến lược và quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2006-2015, tầm nhìn đến năm 2025" của Bộ Công Nghiệp năm 2006 phân tích hiện trạng phát triển ngành Thép Việt Nam giai đoạn 1996-2005, đưa ra chiến lược và nêu ra các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển ngành Thép Việt Nam đến năm 2025. Nghiên cứu ở nước ngoài: - Nghiên cứu “Iron and Steel Industry in Vietnam: A new phase and policy shift” của Nozomu Kawabata năm 2007 phân tích về ngành công nghiệp gang thép của Việt Nam và đề cập đến những vấn đề chính sách trong tương lai cho ngành công nghiệp thép Việt Nam. - Nghiên cứu của Ngân hàng The Hongkong and Shanghai Banking Corporation Limited (HSBS) năm 2008 tại báo cáo “Emerging markets now drive global steel demand" trong đó đưa ra xu hướng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất thép của thế giới đến năm 2013. - Phân tích của Công ty Steel Business Briefing (SBB) về thị trường phôi thép toàn cầu lần lượt với tiêu đề “Steel billet: basic product assured of high demand” năm 2009 và “Merchant billet keeps steel mills rolling” năm 2011 cho cái nhìn tổng quan và diễn biến nổi bật về tình hình giao dịch mặt hàng tại một số khu vực trên thế giới. - Báo cáo “Economic and Steel Market Outlook 2011-2012” của Học viện Gang Thép Liên minh Châu Âu năm 2011 về triển vọng kinh tế và thị trường thép năm 2011-2012 tại khu vực này. - Nghiên cứu và dự báo của Hiệp hội Thép Thế giới (WSA) về ngành thép tại các báo cáo “Worldsteel Short Range Outlook” vào các năm 2008 và 2012. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của Luận văn: Trong khuôn khổ nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung tìm hiểu về thị trường phôi thép thế giới và tác động của nó đến hệ thống sản xuất thép xây dựng của Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số giải pháp giúp ngành thép xây dựng trong nước phát triển cân đối và bền vững hơn. Nhiệm vụ của Luận văn: - Nghiên cứu tổng quan thị trường phôi thép xây dựng thế giới, chỉ ra những xu hướng hay đặc điểm nổi bật trong những biến động của nó kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (2008-2009) có thể ảnh hưởng đến sản xuất thép xây dựng ở các quốc gia như Việt Nam. - Nghiên cứu tổng quan về hệ thống sản xuất thép xây dựng của Việt Nam; phân tích, đánh giá ảnh hưởng của thị trường phôi thép thế giới đến lĩnh vực sản xuất thép xây dựng của Việt Nam. - Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng cho sự phát triển cân đối và bền vững của ngành sản xuất thép xây dựng Việt Nam đến năm 2020. Câu hỏi nghiên cứu: - Thị trường nguyên liệu luyện kim nói chung và phôi thép thế giới nói riêng đã tác động đến ngành sản xuất thép xây dựng của Việt Nam như thế nào? - Giải pháp nào để ngành sản xuất thép xây dựng của Việt Nam phát triển cân đối và bền vững đến năm 2020? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Thị trường phôi thép thế giới (những biến động) và tác động của nó đến sản xuất thép xây dựng ở Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Trên phạm vi thị trường thế giới, luận văn tập trung nghiên cứu tổng quan và những biến động của lĩnh vực cung ứng phôi thép – nguyên liệu chủ yếu để sản xuất thép xây dựng. Ở Việt Nam, đang có rất nhiều tranh luận trái chiều về ngành kinh doanh thép xây dựng, đặc biệt là những yếu kém trong quản lý vĩ mô và chính sách ngành, về bất hợp lý của hệ thống phân phối và giá cả sản phẩm thép xây dựng. Tuy nhiên, do hạn chế về khả năng và thời gian, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về lĩnh vực sản xuất thép xây dựng của Việt Nam (bao gồm các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Đó là những doanh nghiệp tham gia sản xuất thép xây dựng (ngành sản xuất thép xây dựng) đã chịu những tác động mạnh và khó lường do những biến động của thị trường phôi thép thế giới. Về thời gian: luận văn tập trung nghiên cứu tình hình chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2009 cho đến nay (thời kỳ sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu) và kiến nghị các giải pháp cho ngành đến năm 2020. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống kết hợp với phương pháp phỏng vấn chuyên gia để rút ra các kết luận xác đáng cho các vấn đề nghiên cứu, cụ thể là: - Phương pháp thống kê so sánh để từ đó đưa các phân tích và đánh giá tổng hợp. - Phương pháp chuyên gia: Tiếp xúc với các chuyên gia của Hiệp hội thép Việt Nam và Tổng công ty Thép Việt Nam. - Phân tích sử dụng các tài liệu của Việt Nam kết hợp với việc khai thác các nguồn tài liệu của nước ngoài. - Với cách tiếp cận đối tượng từ vĩ mô đến vi mô: 6. Những đóng góp mới của luận văn -Đánh giá khách quan những xu hướng biến động của thị trường phôi thép thế giới những năm gần đây; - Phân tích thực trạng ngành sản xuất thép xây dựng Việt Nam, đánh giá/làm rõ những tác động của thị trường phôi thép thế giới đến tình hình sản xuất thép xây dựng trong nước, chỉ ra những yếu tố rào cản ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất thép xây dựng của Việt Nam hiện nay. - Trên cơ sở xem xét triển vọng và thách thức, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng cho sự phát triển cân đối, bền vững của ngành sản xuất thép xây dựng của Việt Nam đến năm 2020. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu gồm ba chương. Cụ thể: Chương 1: Tổng quan về thị trường phôi thép thế giới và những biến động của nó sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Chương 2: Phân tích tác động của thị trường phôi thép thế giới đến sản xuất thép xây dựng ở Việt Nam. Chương 3: Quan điểm định hướng và giải pháp phát triển ngành sản xuất thép xây dựng của Việt Nam đến năm 2020. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG PHÔI THÉP THẾ GIỚI VÀ NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA NÓ SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU 1.1. Tổng quan về thị trƣờng phôi thép thế giới 1.1.1. Đặc điểm của hàng hóa phôi thép và thị trƣờng phôi thép Phôi thép nói chung là hợp kim với thành phần chính là Sắt với Cacbon từ 0,02% đến 2,14% theo trọng lượng, và một số nguyên tố hóa học khác. Khoảng 70% sản lượng phôi thép thế giới hiện nay được sản xuất theo công nghệ lò cao (BOF) với nguyên liệu thô cung cấp cho việc luyện thép là quặng sắt, than cốc và phụ gia. Còn lại 30% sản lượng phôi thép toàn cầu được luyện từ công nghệ lò hồ quang điện (EAF) với nguyên liệu lò chủ yếu là thép phế. Phôi thép là nguyên liệu đầu vào cơ bản chiếm từ 80 - 90% trong việc hình thành giá thép thành phẩm, do vậy phôi thép là một dạng bán thành phẩm. Thị trường phôi thép có quá trình hình thành và phát triển như thị trường các hàng hóa khác, tuân theo các quy luật khách quan của cơ chế thị trường, trong đó, các quan hệ cung cầu và giá cả là yếu tố quyết định. 1.1.2. Sản xuất phôi thép thế giới Các khu vực sản xuất phôi thép lớn của thế giới chủ yếu tập trung tại châu Á, Liên minh châu Âu (bao gồm 27 quốc gia thành viên – EU27), Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) và Bắc Mỹ. Trong 10 năm qua, châu Á luôn dẫn đầu thế giới về sản xuất phôi thép với tốc độ tăng trưởng bình quân 10,7%/năm. Châu Á đạt được kết quả này là nhờ vào sự phát triển lớn mạnh của 4 cường quốc ngành thép là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc. Các khu vực EU27, Bắc Mỹ và CIS hiện nay vẫn chưa khôi phục lại được quy mô sản xuất như thời kỳ trước khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 – 2009. 1.1.3. Nhu cầu phôi thép thế giới 1.1.3.1. Về tiêu thụ phôi thép Về cơ bản, nhu cầu về phôi thép có mối tương quan thuận chiều với nhu cầu tiêu thụ thép thành phẩm. Kể từ năm 2010 cho tới nay, nhu cầu phôi thép không ngừng tăng trở lại bởi nhu cầu tiêu thụ thép thành phẩm ngày càng gia tăng tại các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển, trong khi tăng trưởng nhu cầu thép ở các nền kinh tế phát triển vẫn trì trệ. 1.1.3.2. Về hoạt động xuất nhập khẩu phôi thép Theo Hiệp hội Thép Thế giới, lượng phôi thép giao dịch bình quân trên thị trường thép thế giới trong những năm qua vào khoảng trên dưới 60 triệu tấn mỗi năm. Nga và Ukraina dẫn đầu toàn cầu về xuất khẩu phôi thép. Trung Quốc hầu như không tham gia vào hoạt động xuất khẩu sau khi Chính phủ nước này nâng thuế xuất khẩu phôi thép từ 15% lên 25% vào năm 2008. Đông Nam Á là khu vực nhập khẩu ròng phôi thép với số lượng khá lớn do tình trạng mất cân đối giữa thượng nguồn và hạ nguồn trong lĩnh vực sản xuất thép tại đây. 1.1.4. Giá Trong cơ cấu giá thành sản xuất phôi thép hiện nay, đối với công nghệ lò cao (BOF), giá quặng sắt chiếm tỷ trọng từ 30-39%, giá than cốc chiếm từ 20-34%, thép phế chiếm 9-10%; đối với công nghệ lò điện (EAF), giá thép phế liệu chiếm tỷ trọng từ 72 – 76%. Do vậy, bất cứ sự biến động nào từ giá của quặng sắt hay thép phế cũng đều ảnh hưởng rất lớn đến giá bán phôi thép trên thị trường. Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng đến giá phôi: (1) Giá phế liệu từ các thị trường cung cấp phế liệu: Giá phế liệu được quyết định bởi các yếu tố như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, điều kiện thời tiết để khai thác, vận chuyển phế liệu. (2) Giá quặng sắt từ các thị trường cung cấp quặng: Giá cũng được quyết định bởi các yếu tố như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, điều kiện thời tiết để khai thác, vận chuyển quặng. Quặng sắt được khai thác tại trên 50 quốc gia nhưng chỉ có Úc, Brazil, Ấn Độ, Canada và Nam Phi là những nước xuất khẩu chính thông qua các công ty cũng cấp quặng lớn nhất thế giới như BHP,Vale, Rio Tinto Chính sách bán hàng của các công ty cung cấp quặng lớn nhất thế giới đã thay đổi từ giá bán theo năm thành giá bán theo quý và hiện nay một số công ty đã áp dụng giá bán theo tháng. Sự thay đổi chính sách bán hàng này đã làm tăng sự liên thông về giá giữa các yếu tố quặng sắt – phôi thép – thép thành phẩm hơn bao giờ hết. (3) Chính phủ các nước có nguồn quặng, thép phế thường sử dụng các chính sách (nâng thuế xuất khẩu, cấm xuất khẩu ) nhằm hạn chế sự di chuyển của loại tài nguyên này ra nước ngoài hoặc để kiếm thêm lợi nhuận. Điều này làm nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho sản xuất phôi thép ngày càng trở nên khan hiếm hơn cũng như đẩy giá theo xu hướng chủ yếu là lên cao hơn. (4) Các chi phí đầu vào như giá dầu diesel, giá than mỡ cũng tác động đáng kể đến giá thành phôi. Nhìn chung, giá các nguyên liệu luyện kim có mối tương quan thuận chiều với giá phôi thép cũng như giá thép thành phẩm. 1.2. Những biến động của thị trƣờng phôi thép thế giới từ năm 2008 cho tới nay 1.2.1 Giai đoạn 1: từ năm 2008 đến năm 2009 Đây là giai đoạn diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Thị trường thép diễn biến bất thường, giá phôi thép tăng cao kỷ lục trong 7 tháng đầu năm 2008 vào khoảng từ 1.060 – 1.220 USD/tấn. Từ tháng 8/2008 trở đi, cầu về thép thành phẩm giảm mạnh làm cho nguồn cung trở nên dư thừa, buộc các nhà sản xuất phôi thép một mặt phải cắt giảm sản lượng sản xuất, mặt khác phải hạ giá bán. Giá phôi thép tháng 11/2008 bắt đáy chỉ còn chưa đến 400 USD/tấn. Từ tháng 12/2008 cho tới hết quý 1/2009, thị trường phôi thép không tiếp tục giảm sâu thêm nữa, biên độ giao động lên xuống của giá quanh mức 10%. Sang quý 2/2009, giai đoạn khó khăn nhất của kinh tế toàn cầu dường như đã qua đi, giá phôi thép giữ đà tăng liên tục trong quý với biên độ tăng bình quân từ 6-8%/tháng. Sáu tháng cuối năm 2009, nguồn cung phôi thép khá dồi dào khi hoạt động sản xuất toàn cầu đã tăng công suất trở lại. Trong khi đó nhu cầu tuy đã phục hồi nhưng sức mua vẫn còn yếu nên giá bình quân trên thị trường phôi thép thế giới chỉ giao động trong biên độ từ 2-4%/tháng. 1.2.2. Giai đoạn 2: từ năm 2010 đến năm 2011 Năm 2010, đánh dấu sự hồi phục mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, lồng ghép vào đó sự tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ thép thế giới nửa đầu năm 2010. Sự tác động tổng hòa hai yếu tố trên tạo thành lực đỡ khá chắc chắn và đã ngăn cản phôi thép rớt giá. Giá phôi thép diễn biến bất thường trong nửa đầu năm 2010 với sự tăng vọt trong quý 1 và đảo chiều giảm mạnh trong quý 2 sau khi đạt đỉnh đầu tháng 4. Nửa cuối năm 2010, thị trường phôi thép thế giới không có nhiều đột biến về giá do nhu cầu tiêu thụ thép thực tế của các nền kinh tế vẫn yếu. Để ngăn chặn xu hướng giảm giá đang diễn ra, sang quý 3 các nhà máy thực hiện cắt giảm sản lượng hoặc tạm ngừng sản xuất để cân đối lại cung cầu phôi thép trên thị trường, nhờ đó giá phôi được phục hồi và tăng bình quân 4%/tháng. Năm 2011, giá phôi thép trên thị trường thép thế giới tiếp tục tăng so với năm 2010 do sự tăng giá của các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất phôi và sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ thép thành phẩm toàn cầu. Tuy nhiên, sự thay đổi trong biên độ giá năm 2011 không mạnh và rõ ràng như những năm trước đó. 1.3. Những nét chính từ thị trƣờng phôi thép toàn cầu từ 2002-2011 (1) Nhu cầu thép thành phẩm toàn cầu lớn, tăng trưởng liên tục. Đây là nhân tố quan trọng đã thúc đẩy sản lượng phôi thép thế giới tăng trưởng bình quân 6%/năm từ năm 2002-2011 và cũng là nhân tố giúp giá phôi giữ xu hướng chính là tăng giá trong suốt 10 năm qua. (2) Về phía cung, tình trạng dư thừa công suất trên thị trường phôi thép thế giới được dự đoán là sẽ tiếp tục tăng bởi sự suy giảm nhu cầu thép tại Bắc Mỹ và châu Âu, đồng thời với việc tiếp tục tích lũy công suất tại các thị trường mới nổi (đặc biệt là Trung Quốc). (3) Các nguyên liệu thô để luyện thép khá khan hiếm trong vài năm qua do chính sách thắt chặt xuất khẩu của các nước xuất khẩu lớn nhất thế giới; thời tiết thiên tai khó lường gây khó khăn trong việc khai thác, thu gom và vận chuyển nguyên liệu. (4) Giao dịch thép phế liệu trên thị trường thế giới diễn ra sôi động giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển. Nguồn thép phế liệu được tạo ra chủ yếu từ các nước có nền công nghiệp phát triển. (5) Thị trường phôi thép Đông Nam Á phát triển mạnh do hoạt động nhập khẩu. Sản lượng phôi thép nhập khẩu tăng trưởng bình quân 5%/năm từ năm 2002-2010, trong đó Thái Lan, Việt Nam và Indonesia là những nước tiêu thụ lớn. Sang năm 2011, thị trường thép khu vực này bị thu hẹp do Chính phủ các nước tăng cường các biện pháp kiểm soát lạm phát, hạn chế sự tăng trưởng của thị trường bất động sản, do vậy nhập khẩu phôi thép vào khu vực đã giảm 25% so với năm 2010, trong khi hoạt động nhập khẩu phôi thép toàn cầu chỉ giảm 3,6%. CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THỊ TRƢỜNG PHÔI THÉP THẾ GIỚI ĐẾN SẢN XUẤT THÉP XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về hệ thống sản xuất thép xây dựng của Việt Nam trong những năm gần đây 2.1.1. Số lƣợng và quy mô các doanh nghiệp sản xuất Hiện nay, cả nước có khoảng trên 60 nhà máy sản xuất thép xây dựng thuộc đủ các thành phần kinh tế. Nếu phân theo năng lực sản xuất, toàn ngành chỉ có 33 doanh nghiệp lớn có quy mô sản xuất từ 50.000 – 1.050.000 tấn/năm. Còn lại là hàng chục doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ từ 20.000 – 50.000 tấn/năm. Ngoài ra, cả nước còn có hàng trăm cơ sở cán thép mini của các làng nghề, công ty tư nhân, hộ gia đình có công suất từ vài nghìn tấn/năm (thậm chí vài trăm tấn/năm) đến dưới 20.000 tấn/năm. Nếu căn cứ vào quá trình sản xuất thép, có thể chia các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng thành 2 nhóm sau: - Nhóm 1: Các công ty có dây chuyền sản xuất khép kín từ luyện phôi đến cán kéo thành thép thành phẩm. Hiện nay toàn ngành chỉ có 11 doanh nghiệp thuộc nhóm này. - Nhóm 2 bao gồm các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng còn lại của ngành và mới chỉ sở hữu các dây chuyền cán kéo, sản xuất sản phẩm từ thép, nguyên liệu chính dùng cho sản xuất là phôi thép. Theo số liệu của Vụ Công Nghiệp Nặng (Bộ Công Thương), tổng công suất các nhà máy sản xuất thép xây dựng tính tới cuối năm 2009 là từ 6,7 đến 7,0 triệu tấn/năm, đến cuối năm 2011 đã tăng lên từ 9,13 đến 10,0 triệu tấn/năm. Như vậy năng lực sản xuất toàn ngành đã vượt xa nhu cầu của thị trường nội địa hàng triệu tấn thép xây dựng, nên các nhà máy phải sản xuất cầm chừng, không khai thác được hết công suất. Điều này tăng sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất trong nước với nhau. 2.1.2. Trình độ công nghệ và sản phẩm sản xuất Đánh giá về trình độ công nghệ, có thể chia các nhà máy cán thép nước ta thành 3 nhóm: - Nhóm có dây chuyền công nghệ hiện đại: gồm các dây chuyền cán liên tục sử dụng thiết bị của Italy, Nhật Bản thuộc thế hệ mới, tương đối hiện đại, có mức tự động hóa khá cao, công suất từ 250.000 đến 500.000 tấn/năm. - Nhóm có dây chuyền công nghệ loại trung bình: bao gồm các dây chuyền công nghệ cán bán liên tục sử dụng thiết bị của Trung Quốc với quy mô sản xuất 120.000 – 300.000 tấn/năm. - Nhóm có dây chuyền lạc hậu: gồm các nhà máy cán nhỏ, xưởng cán mini, chủ yếu thuộc các công ty cơ khí và tư nhân quy mô nhỏ, sử dụng các thiết bị chế tạo trong nước, công suất từ 5.000 – 20.000 tấn/năm. Về sản phẩm sản xuất, trên thị trường thép xây dựng hiện nay có rất nhiều chủng loại sản phẩm thép xây dựng được sản xuất trong nước bao gồm thép thanh tròn (tròn trơn, xoắn) hay thanh vằn; thép cuộn, thép dây, các loại thép kết cấu thép hình. Hầu hết các nhà máy sản xuất thép xây dựng ở Việt Nam chỉ sản xuất các loại sản phẩm thép thông thường như thép thanh tròn trơm, thép vằn D10 – D41, thép dây cuộn Ф6 – Ф10 và một số loại thép hình cỡ vừa và nhỏ phục vụ cho xây dựng và gia công. Các loại thép dài cỡ lớn (lớn hơn D41) phục vụ cho xây dựng các công trình lớn hiện vẫn chưa tự sản xuất được mà phải nhập khẩu từ nước ngoài. 2.1.3. Hiện trạng cung cấp một số nguyên liệu nội địa cho sản xuất thép xây dựng 2.1.3.1. Quặng sắt: So với thế giới, trữ lượng quặng sắt của Việt Nam không nhiều, chất lượng không cao. Trừ các mỏ Thạch Khê và Quý Xa có trữ lượng quặng sắt lớn nên thuận lợi để đầu tư khai thác tập trung với quy mô lớn, còn lại các điểm quặng sắt khác có hiệu quả kinh tế thấp do trữ lượng nhỏ lại phân tán ở các vùng sâu, vùng xa nên đầu tư khai thác cũng như vận chuyển khó khăn và tốn kém. Tổng công suất khai thác thực tế quặng sắt cả nước hiện nay đã đạt trên 3 triệu tấn/năm, tăng gấp 8 lần so với giai đoạn trước năm 2001. 2.1.3.2. Than luyện kim Than mỡ: Khu vực than mỡ có trữ lượng lớn và chất lượng tốt nhất Việt Nam hiện nay chỉ có ở Phấn Mễ và Làng Cẩm của tỉnh Thái Nguyên. Nguồn than mỡ trong nước hiện tại và tương lai chỉ đáp ứng được một phần nhỏ cho ngành thép, phần lớn còn lại sẽ phải nhập khẩu. Than cốc: Việt Nam chỉ có 2 cơ sở luyện than cốc công nghiệp cho luyện kim tại Thái Nguyên của Công ty Gang thép Thái Nguyên công suất (TISCO) 200.000 tấn/năm và tại Khu liên hợp Gang thép ở Hải Dương của Tập đoàn Hòa Phát với công suất 350.000 tấn/năm. Mặc dù sản lượng than cốc đạt tăng trưởng cao, nhưng Việt Nam vấp phải trở ngại lớn về nguồn than mỡ cho luyện cốc. Hiện nay, than mỡ cho nhà máy sản xuất than cốc của TISCO có đến 50% là từ nguồn nhập khẩu, 50% còn lại là than mỡ nội địa do mỏ than Phấn Mễ cung cấp; còn Công ty Hòa Phát phải nhập khẩu 100% than mỡ để phục vụ cho sản xuất. 2.1.3.3. Thép phế Nguồn cung thép phế liệu nội địa rất hạn chế, không đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất hiện tại của các nhà máy theo công nghệ EAF; chỉ đáp ứng được khoảng 20 - 30% nhu cầu thép phế của ngành, phần còn lại phải phụ thuộc vào nguồn cung từ thép phế nhập khẩu. 2.1.3.4. Phôi thép Cả giai đoạn 2001 – 2005, Việt Nam gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung phôi thép nhập khẩu do nguồn cung trong nước chỉ đáp ứng được trung bình khoảng 19%/năm. Từ năm 2006 cho đến nay, Việt Nam bắt đầu đáp ứng được trên 50% phôi thép cho sản xuất thép xây dựng. Đặc biệt từ sau năm 2010, Việt Nam đã chủ động được trên 70% nhu cầu phôi dài ngành thép trong nước. 2.1.4. Sự mất cân đối của ngành thép xây dựng trong nƣớc Điểm yếu của ngành sản xuất thép trong nước là không chủ động được nguồn nguyên liệu cho sản xuất, phải phụ thuộc chủ yếu vào nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu. Đây là hậu quả của việc cơ cấu sản xuất trong nước mất cân đối, cụ thể như sau: (1) Mất cân đối ở khâu sản xuất thép xây dựng (2) Mất cân đối ở khâu sản xuất phôi thép 2.2. Tác động của thị trƣờng phôi thép thế giới đến sản xuất thép xây dựng trong nƣớc 2.2.1. Tác động đến giá bán thép xây dựng tại nhà máy Diễn biến giá trong những năm qua cho thấy có một mối tương quan thuận chiều giữa giá thép xây dựng với giá phôi thép trên thị trường thép thế giới, thị trường thép khu vực cũng như thị trường thép nội địa. Ở trong nước, tương quan của các lần điều chỉnh giá thép xây dựng tại các nhà máy đều đi theo xu hướng giá phôi thép nhập khẩu từ thị trường thế giới vào khu vực Đông Nam Á cũng như giá thép xây dựng thế giới nhập khẩu vào khu vực này. Tương quan thuận chiều này còn thể hiện qua cách tính giá của các doanh nghiệp sản xuất trong nước như sau: giá bán thép được tính dựa trên mức bình quân từ giá phôi thép/thép phế nhập khẩu cũ cộng với giá phôi/thép phế nhập khẩu mới. [...]... làm rõ điểm yếu của hệ thống sản xuất thép xây dựng của Việt Nam thông qua phân tích tác động của thị trường phôi thép thế giới đến ngành Những tác động này là kết quả của việc ngành công nghiệp sản xuất thép trong nước đang hội nhập vào thị trường thép thế giới, đồng thời cũng là kết quả của việc đầu tư mất cân đối giữa khâu thượng nguồn (sản xuất phôi thép) và khâu hạ nguồn (cán thép) Khâu thượng... đồng VNĐ mất giá 2.2.2 Tác động đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ của ngành 2.2.2.1 Tác động đến kế hoạch sản xuất kinh doanh Mỗi khi có biến động tăng về giá trên thị trường phôi thép thế giới thì cả nguồn cung phôi thép và thép phế nhập khẩu đều trở nên khó khăn hơn, thậm chí doanh nghiệp có thể bị vỡ kế hoạch cân đối và chuẩn bị nguyên liệu cho sản xuất 2.2.2.2 Tác động đến tiêu thụ, bất lợi khi... vọng ngành thép xây dựng Việt Nam đến năm 2020 3.1.1 Các nhân tố chính tác động ngành Nhân tố chính trị, nhân tố kinh tế, nhân tố xã hội 3.1.2 Triển vọng nhu cầu thép xây dựng: Xuất phát từ ba yếu tố có tác dụng chính trong việc thúc đẩy tiêu thụ thép xây dựng tại Việt Nam từ nay đến năm 2020 là: (1) Tăng trưởng ở diện tích sàn được xây dựng mỗi năm; (2) Gia tăng mật độ tiêu thụ thép trong xây dựng; (3)... 12,5 triệu tấn vào năm 2020 3.1.3 Triển vọng nguồn cung Căn cứ vào Danh mục các dự án đầu tư của ngành công nghiệp sản xuất phôi thép và thép xây dựng Việt Nam giai đoạn 2010-2020 của Bộ Công Thương; Căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng được dự đoán ở trên và năng lực tăng thêm trong giai đoạn 2010-2020, dự đoán nguồn cung của năm 2020 cụ thể như sau: - Tổng cung phôi thép sản xuất trong nước:... thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu khiến cho các doanh nghiệp sản xuất dù mua được phôi thép/ thép phế giá thấp vẫn phải tính giá bán thép theo giá nguyên liệu trên thị trường thép thế giới để khi vòng tiền quay về vẫn đủ để mua phôi thép/ thép phế giá cao Do vậy cho dù doanh nghiệp ưu tiên dùng phôi thép và thép phế nguồn nội địa cho sản xuất thì giá bán thép xây dựng thành phẩm vẫn phải điều chỉnh và. .. loại phôi 150mm trở lên…, trong tương lai sẽ khó nâng cao chất lượng sản phẩm thép cán, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành Chính sự mất cân đối này đã dẫn đến hệ thống sản xuất thép xây dựng trong nước phụ thuộc nặng nề vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và đây cũng chính là điểm yếu của toàn ngành nói chung và của từng doanh nghiệp sản xuất thép nói riêng Cho dù hiện nay Việt Nam. .. ngoài phôi thép, thép phế hoặc các loại nguyên liệu luyện kim khác theo mặt bằng giá thế giới nên các doanh nghiệp sản xuất thép không chủ động được giá thành sản phẩm cũng như hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Mỗi khi giá nguyên liệu trên thị trường thép thế giới biến động lên xuống thất thường đều khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn Ngoài ra sự mất giá của đồng Việt Nam. .. thành nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất, làm tăng giá thành sản xuất và giảm sức cạnh tranh của sản phẩm - Các nhà sản xuất thép khó có thể dự trữ nhiều phôi thép hay thép phế liệu do sự biến động thị trường này rất khó lường và do năng lực tài chính không đủ mạnh, thường phải vay vốn ngân hàng để sản xuất - Công ty nào càng chủ động được về nguyên liệu đầu vào, ít phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu thì... hơn và có lợi thế cạnh tranh hơn 2.3 Những yếu tố chủ yếu khác tác động lên giá thép xây dựng trong nƣớc: Về cơ bản, giá thép xây dựng trong nước diễn biến thuận chiều với giá phôi thép thế giới Tuy nhiên, trong một vài thời kỳ ngắn, giá thép trong nước bị kìm hãm tốc độ tăng giá do một số yếu tố như: (1) Các chính sách điều tiết, quản lý giá của Nhà nước (2) Mặc dù giá thép xây dựng trên thị trường. .. doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng (2) Đối với sản xuất thép xây dựng: - Giá thành cao do một phần sản xuất bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài: Phần lớn các cơ sở sản xuất không đầu tư từ khâu thượng nguồn (luyện phôi) đến hạ nguồn (cán ra sản phẩm) nên phụ thuộc vào nguồn phôi nhập khẩu hoặc mua ngoài, giá phôi, tỷ giá ngoại tệ… - Sự dư thừa công suất dẫn đến chi phí cố định cao, cản trở việc đầu tư . ở khâu sản xuất thép xây dựng (2) Mất cân đối ở khâu sản xuất phôi thép 2.2. Tác động của thị trƣờng phôi thép thế giới đến sản xuất thép xây dựng trong nƣớc 2.2.1. Tác động đến giá bán thép. " ;Biến động của thị trường phôi thép thế giới và tác động đến sản xuất thép xây dựng ở Việt Nam& quot;. Nội dung của luận văn sẽ tập trung phân tích tình hình thị trường phôi thép thế giới. hưởng đến sản xuất thép xây dựng ở các quốc gia như Việt Nam. - Nghiên cứu tổng quan về hệ thống sản xuất thép xây dựng của Việt Nam; phân tích, đánh giá ảnh hưởng của thị trường phôi thép thế

Ngày đăng: 24/08/2015, 21:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w