Với 125 km đường bờ biển và hơn 4.000 km2 diện tích mặt biển nội hải, Hải Phòng có nhiều tiềm năng, thế mạnh và giữ vị trí trọng yếu trong phát triển kinh tế - xã hội của miền Bắc và gia
Trang 1Phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng
Trịnh Huy Hồng Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Kinh tế chính trị; Mã số 60 31 01
Người hướng dẫn: TS Phạm Thị Thúy
Năm bảo vệ: 2014
Keywords Kinh tế chính trị; Phát triển kinh tế; Kinh tế biển; Hải Phòng
Content
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay trên thế giới có 151 quốc gia ven biển, với vùng biển rộng gần 109 triệu km2, biển được các nước xác định là vùng đặc quyền kinh tế trong giới hạn 200 hải lý theo công ước quốc tế Biển đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, là nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia tiếp giáp với biển Mặt khác các tài nguyên trên đất liền ngày một cạn kiệt do sự khai thác tràn lan, bất hợp
lý của con người Trong khi đó, nhìn chung, các tài nguyên, khoáng sản ở biển còn tồn tại dưới dạng nguyên thủy và chưa được khai thác nhiều, chính vì vậy các quốc gia có biển đều
có chiến lược phát triển hướng ra biển, tăng cường tiềm lực để khai thác và khống chế biển ngày một rõ rệt hơn
Là quốc gia nằm bên bờ biển Đông, nước ta có vùng biển rộng 1 triệu km2
, với đường
bờ biển dài 3.260 km trải dài ở cả ba hướng Đông, Nam và Tây Nam Ven bờ biển nước ta gần 300 đảo lớn nhỏ với diện tích 1.700 km2 gồm 2 quần đảo lớn là Trường Sa và Hoàng Sa Mặt khác, biển Đông là biển hở thông với Đại Dương, là con đường chiến lược và giao lưu thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, tài nguyên, khoáng sản phong phú và đa dạng, vì vậy, Việt Nam không những có nhiều thuận lợi để khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo phong phú, quan trọng do thiên nhiên mang lại, mà còn có cơ hội giao thương với thế giới để phát triển nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh
tế toàn cầu Để khai thác một cách có hiệu quả những lợi thế đó, đòi hỏi chúng ta phải có một chiến lược phát triển kinh tế biển khoa học và hợp lý
Trang 2Chiến lược kinh tế biển trong những năm gần đây đã được xây dựng và hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của quá trình toàn cầu hóa kinh tế đầy thách thức Chiến lược này dựa trên mục tiêu lớn mà Đảng ta đặt ra cho thiên kỷ mới là khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế vùng biển, ven biển, kết hợp an ninh, quốc phòng, tạo thế và lực để phát triển mạnh kinh tế - xã hội, bảo vệ và làm chủ vùng biển Tổ quốc Ngày 5/6/1993 Bộ Chính Trị ra Nghị Quyết 03 -
NQ/TƯ về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt - trong đó
khẳng định đẩy mạnh kinh tế biển đi đôi với tăng cường bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia Ngày 22/9/1997 Bộ Chính trị ban hành chị thị số 20 - CT/TƯ đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng CNH, HDH Cho đến Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá
X đã thông qua Nghị quyết về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 Đến đây, chúng ta đã
có cái nhìn về kinh tế biển một cách toàn diện hơn
Hải Phòng là địa phương có vùng bờ, biển và đảo rộng lớn, nằm trong chiến lược biển của cả nước Với 125 km đường bờ biển và hơn 4.000 km2 diện tích mặt biển nội hải, Hải Phòng có nhiều tiềm năng, thế mạnh và giữ vị trí trọng yếu trong phát triển kinh tế - xã hội của miền Bắc và giao thương quốc tế, là cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc Với những lợi thế nêu trên, Hải Phòng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển, từng bước trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh của vùng, là 1 trong 3 trung tâm kinh tế biển lớn nhất của cả nước, đồng thời làm bàn đạp để phát triển mạnh khai thác các vùng biển khơi Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác nguồn tài nguyên và lợi thế từ biển ở Hải Phòng mới chỉ dừng lại ở việc khai thác tiềm năng, chứ chưa có nhiều biện pháp hướng đến việc bảo tồn,
phát triển cho tương lai theo hướng bền vững Do đó, tác giả đã chọn đề tài “Phát triển kinh
tế biển ở Hải Phòng” với mục đích tạo ra những căn cứ khoa học cho việc hoạch định các
chủ trương chính sách phát triển, các kế hoạch đầu tư và hợp tác, đồng thời đón nhận cơ hội đẩy nhanh quá trình phát triển, từng bước đưa Hải Phòng trở thành một thành phố mạnh về biển
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở định hướng, chỉ đạo của Đảng và chính phủ, nhiều nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu, phân tích và tìm hiểu kinh tế biển, kinh tế biển ở Hải Phòng với mục đích đề ra các giải pháp hiệu quả nhất cho việc phát triển chiến lược biển trong tương lai Tuy nhiên do
kinh tế biển là chủ đề mới được đề cập gần đây, do đó số công trình nghiên cứu chưa nhiều,
chưa đa dạng chủ yếu chỉ đề cập những dạng sau:
Những công trình nghiên cứu về biển, tiềm năng kinh tế biển và tư duy làm kinh tế biển ở Việt Nam
Trang 3Đây là vấn đề được các công trình khoa học khai thác khá kĩ với số lượng công trình tương đối đồ sộ, tiêu biểu như: Thông tin chuyên đề số 08, ngày 25/12/2006 của văn phòng
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về "Chiến lược và mô hình quản lý biển của một số
nước"; "Để Việt Nam sớm trở thành quốc gia mạnh về biển và giàu lên từ biển", của Tạ
Quang Ngọc đăng trên Tạp chí Cộng sản, tháng 7/2007; "Biển và hải đảo Việt Nam (2007)" của Ban Tuyên giáo Trung ương; "Phát triển kinh tế - xã hội và môi trường các tỉnh ven biển
Việt Nam"(2003), của tác giả Đỗ Hoài Nam (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội)…Về cơ
bản những công trình này đã phân tích và làm nổi bật tiềm năng phát triển kinh tế của vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam; những vấn đề phát triển kinh tế biển Việt Nam trong quá khứ, hiện tại, triển vọng và những thách thức trên con đường hội nhập quốc tế Bên cạnh đó, một số công trình đã nêu rõ những hạn chế đang tồn tại trong quá trình phát triển kinh tế biển, đặc biệt là những hạn chế về mặt tư duy phát triển kinh tế biển ở nước ta hiện nay
Tác giả Thế Đạt với công trình “Nền kinh tế các vùng biển Việt Nam” (Nhà xuất bản
Lao động, Hà Nội, năm 2008), đã giới thiệu toàn cảnh môi trường phức hệ sinh thái – kinh tế của các tỉnh ven biển Việt Nam, từ các tỉnh thành phố ở vùng biển Đông Bắc cho đến các tỉnh thành phố ở cực Nam của Tổ quốc Đặc biệt, tác giả đã khái quát và khẳng định một đặc điểm nổi bật của nền kinh tế các địa phương ven biển Việt Nam đó là kinh tế biển, phát triển kinh tế gắn liền với phát huy lợi thế về biển
"Đổi mới và phát triển kinh tế vùng ven biển"(1999), của PGS Lê Cao Đoàn (Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội) Tác giả đã sử dụng những tài liệu phong phú về địa lý, môi trường tự nhiên và lịch sử kinh tế - xã hội, và dưới góc độ của kinh tế học phát triển, để chỉ rõ yêu cầu cấp bách của việc đổi mới phát triển kinh tế vùng nước lợ ven biển mà cụ thể là vùng ven biển Thái Bình Công trình nghiên cứu đã tập trung làm rõ: những đặc điểm và tiềm năng phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển Thái Bình, chỉ ra kinh nghiệm thành công của các cuộc khai hoang, lấn biển trong lịch sử Từ đó xây dựng cơ sở lý luận đổi mới trong lĩnh vực khai hoang lấn biển ở vùng nước lợ cũng như những kiến nghị về chính sách kinh tế - xã hội nhằm biến vùng kinh tế ven biển thành một vùng kinh doanh phát triển bền vững
Những công trình nghiên cứu sự phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng có đề cập đến quá trình phát triển kinh tế biển của địa phương
Hải Phòng thế và lực mới trong thế kỷ XXI, của tác giả Chu Việt Luân (Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2003) là một cuốn sách cung cấp cho người đọc hiểu thêm về lịch sử, văn hóa, con người và sự phát triển kinh tế xã hội thành phố gắn liền với lịch sử phát triển hơn một trăm năm của cảng biển Hải Phòng Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, Hải Phòng đã có những bước tiến vượt bậc trên nhiều lĩnh vực, với bốn lợi thế sẵn có: vị trí địa lý,
đô thị lớn, nguồn lợi biển và nguồn nhân lực đã tạo điều kiện cho Hải Phòng phát triển mạnh
Trang 4về kinh tế biển, công nghiệp và du lịch, thực hiện tốt vai trò trung tâm kinh tế vùng Bắc Bộ, là cửa mở ra biển của Việt Nam
Ngoài ra, một công trình nghiên cứu sự phát triển kinh tế - xã hội ở Hải Phòng của tác
giả Đan Đức Hiệp là Kinh tế Hải Phòng 25 năm đổi mới và phát triển, 1986 – 2010 (Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2010) cũng rất đáng chú ý Tác giả đã trình bày quá trình phát triển kinh tế Hải Phòng từ khi thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, trong những thành tựu về kinh tế đạt được có phần đóng góp không nhỏ của các ngành kinh tế biển Khi đề cập đến triển vọng phát triển kinh tế Hải Phòng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, tác giả đặc biệt nhấn mạnh giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế biển với khẳng định: “Kinh tế biển phải là hạt nhân tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện cho thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Trên cơ sở đó, đưa ra các định hướng để phát triển kinh tế biển địa phương
Nhìn chung các công trình khoa học nêu trên đã phác họa một cách khá rõ nét về hiện trạng phát triển kinh tế biển ở Việt Nam hiện nay, tuy nhiên vấn đề phát triển bền vững kinh
tế biển thì vẫn còn ít công trình khoa học đề cập và chưa có hệ thống Mặt khác chưa có một công trình nào đi sâu vào nghiên cứu phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững cho Hải Phòng dưới góc độ của kinh tế chính trị Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này không trùng lặp với các công trình đã công bố
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu luận văn
3.1 Mục đích
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình phát triển kinh tế biển nói chung và của Hải Phòng nói riêng, trên cơ sở đó đề xuất những quan điểm, phương hướng, giải pháp phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế biển của Hải Phòng theo hướng bền vững
3.2 Nhiệm vụ
Khái quát, làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc phát triển kinh tế biển; đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển của Hải Phòng trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay; đề xuất phương hướng, giải pháp để phát triển kinh tế biển Hải Phòng theo hướng bền vững cho đến năm 2030
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng
Luận văn tập trung nghiên cứu vào các hoạt động phát triển kinh tế biển của Hải
Phòng trong một số ngành như: ngành thuỷ sản, du lịch biển, giao thông vận tải biển, công
nghiệp gắn với biển, dịch vụ cảng biển…theo hướng bền vững, để từ đó làm rõ những thành
Trang 5tựu và hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới Trên cơ sở những nhận thức đã có chỉ ra được định hướng và các giải pháp cơ bản cho quá trình phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng theo hướng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn 2030
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chú trọng nghiên cứu vấn đề phát triển kinh tế biển của Hải Phòng theo hướng bền vững, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Để đảm bảo tính khoa học, chính xác của nhiệm vụ này, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu tập trung vào tình hình phát triển kinh tế biển ở một số địa bàn như: Khu vực trung tâm thành phố, quận Đồ Sơn, huyện Cát Hải trong khoảng thời gian từ 2000 đến nay
5 Cơ sở và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở các học thuyết của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, và đường lối, quan điểm, Nghị quyết cùng với những tổng kết kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững Đồng thời tác giả có kế thừa chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học có nội dung liên quan đến đề tài
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài, tác giả tập trung sử dụng các phương pháp khoa học sau:
- Phương pháp biện chứng duy vật
- Phương pháp trừu tượng hoá khoa học
- Phương pháp logic kết hợp với phương pháp lịch sử
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
- Phương pháp điều tra, khảo sát, xử lý số liệu, lập các bảng biểu…
6 Đóng góp về mặt khoa học của luận văn
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ sở chủ yếu của phát triển kinh tế biển; Khái quát những thành tựu, hạn chế phát triển kinh tế biển của Hải Phòng trong thời gian qua; Đề xuất phương hướng và giải pháp có tính khả thi để phát triển kinh tế biển Hải Phòng theo hướng bền vững, giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương, 7 tiết Cụ thể:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về phát triển kinh tế biển
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng giai đoạn từ năm 2000
cho đến nay và những vấn đề đặt ra
Trang 6Chương 3: Mục tiêu và giải pháp phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng theo hướng
bền vững đến năm 2020, tầm nhìn 2030
Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ban Tuyên giáo Trung ương - Trung tâm thông tin công tác tư tưởng (2007), Biển và hải
đảo Việt Nam, Hà Nội
2 Báo Nhân dân (2008), "Giải pháp phát huy thế mạnh kinh tế biển miền Trung", (48)
3 Nguyễn Văn Bon (2008), Kinh tế biển Sóc Trăng, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính
trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
5 Bộ Thuỷ sản (2006), Báo cáo thực hiện kế hoạch 2005 và phương hướng, nhiệm vụ KT-XH
của ngành thuỷ sản, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội
6 Bộ Thuỷ sản (2006), Báo cáo tổng kết 20 năm, Hà Nội
7 Bộ Thuỷ sản (2007), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2006 và chỉ tiêu,
biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2007 của ngành thuỷ sản, Nhà xuất bản
Hà Nội, Hà Nội
8 Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội
nhập của khu vực và quốc tế, Đề tài cấp bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội
9 Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Hải Phòng (2008a), Báo cáo thống kê số lượng tàu
thuyền khai thác hải sản, Lưu tại Sở Thủy sản Hải Phòng
10 Chính phủ (2009), Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2009 của Chính
phủ Việt Nam về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội
11 Lê Kim Chung (2003), Công nghiệp hoá – hiện đại hoá ngành thuỷ hải sản ở duyên hải
Nam Trung Bộ, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
12 Cục thống kê Quảng Bình (2005), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2004, Nhà xuất
bản Đông Hới
13 Phạm Dũng (2007), "Biển và kinh tế biển", Tạp chí Cộng sản, (20)
14 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần X, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội
15 Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết hội nghị lần 4 Ban chấp hành Trung ương
Đảng khoá X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
Trang 7Thế Đạt (2009), Nền kinh tế các vùng biển Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội
16 Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam (2006), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
17 Đổi mới và phát triển vùng kinh tế ven biển (2006), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội
18 Lê Cao Đoàn (1999), Về đổi mới và phát triển kinh tế vùng biển, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội
19 Đan Đức Hiệp (2010), Kinh tế Hải Phòng 25 năm đổi mới và phát triển, 1986 – 2010;
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
20 Hội đồng nhân thành phố Hải Phòng (2009), Nghị quyết số 01/2009/NQ-HĐND về phát
triển kinh tế biển thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Lưu tại
Trung tâm lưu trữ - Văn phòng HĐND thành phố Hải Phòng
21 Dương Văn Hồng (2008), "Kinh tế biển Trà Vinh", Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện
chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
22 Chu Việt Luân (2003), Hải Phòng thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội
23 Mai Văn Ngọc (2008), "Phát triển ngành thuỷ sản Quảng Bình theo hướng bền vững", Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
24 Lê Nguyên (2007), "Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam", Tạp chí Thương mại, (13)
25 Những điều cần biết về luật biển ( ), Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội
26 TS Đào Duy Quát (2008), "Biển và hải đảo", Báo Tuyên giáo, (9), tr.19
27 Sở Thuỷ sản Thanh Hoá (2006), Báo cáo tổng kết năm, Thanh Hoá
28 Sở Thuỷ sản Nghệ An (2006), Báo cáo tổng kết năm, Nghệ An
29 Tạp chí Cộng sản (2007), “Hồ sơ sự kiện chuyên đề về biển và kinh tế biển”, 29/5/2007
30 Nguyễn Hồng Thao (1997), Những điều cần biết về biển, Nhà xuất bản Công an nhân dân,
Hà Nội
31 Thành ủy Hải Phòng (Khoá XIII) (2009), Nghị quyết số 27-NQ/TU “Về Chương trình
hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X
về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”
32 Bùi Tất Thắng (2007), “Về chiến lược về phát triển kinh tế biển Việt Nam", Tạp chí kinh
tế và dự báo, (8)
33 Phạm Thị Thúy (2008), Thị trường dịch vụ ở Hải Phòng trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội
34 Tiềm năng biển cả ( ), Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
Trang 835 Nguyễn Đức Triều (2002), "Phát triển kinh tế biển là cơ hội tạo việc làm, nâng cao thu
nhập, và từng bước ổn định đời sống cho ngư dân, nông dân", Tạp chí Nông thôn mới, (7)
36 Trung tâm Khoa học - Công nghệ - Thuỷ sản (2006), Vị trí và vai trò của ngành thuỷ sản
trong nền kinh tế quốc dân
37 Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Sở công nghiệp (2006), Chuyên đề xây dựng cơ
bản Hải Phòng thành thành phố công nghiệp văn minh hiện đại trước năm 2020, một trung tâm công nghiệp lớn của cả nước, Lưu tại Trung tâm lưu trữ - Văn phòng UBND thành phố
Hải Phòng
38 Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng (17/4/2009), Đề án số 1843 /ĐA-UBND “Về phát
triển kinh tế biển thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”, Lưu tại
Trung tâm lưu trữ - Văn phòng UBND thành phố Hải Phòng
39 Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Thông tin Chuyên đề số 08,
ngày 25/12/2006 về chiến lược và mô hình quản lý biển của một số nước, NXb Chính trị quốc
gia, Hà Nội
Các website:
40 http://www.anhp.vn/VN/TrangChu/TinTuc/Van De Du Luan Quan Tam / 2013 /9 /20 /8880/ An ninh Hải Phòng online
41 http:// vi.wikipedia.org / wiki / Qu %E1% BA% A7n_% C4% 91% E1% BA% A3o_ C%
C3 %A1t_B% C3% A0 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
42 http://baohaiphong.com.vn/channel/4905/201209/dich -vu- hau -can-nghe-ca-cua-Hai-Phong-Thieu-va-yeu-2194986/ Báo Hải Phòng điện tử
43 http://baoquangninh.com.vn/kinhte/201205/ Bien tiemnangthanhloithephat trien
-2168809/ Hiểu Trân, Quảng Ninh mạnh về biển, giàu về biển, biến tiềm năng thành lợi thế
Báo Điện tử Quảng Ninh
44 http://www.web-du-lich.com / dich-vu / news_ KMICE- Mo- hinh-phat-trien-nganh -du-lich-Thai-lan_1_25_2257.html
45 http://www.vinalines.com.vn/?page=port&idc=8 Trang Web của Tổng công ty hàng hải
Việt Nam
46 http://cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=7805 Trang thông tin
Ủy ban dân tộc Quốc hội
47 http://catba.com.vn/?frame=gioithieu_chitiet&id=325 Trang thông tin điện tử Cát Hải
48 http://vnexpress.net/tin-tuc/giao -duc/du -hoc/ bi -quyet -thu -hut-cua-nganh-du-lich-singapore-2833764.html
49 www.nhandan.com.vn Báo Nhân dân điện tử
50 www.haiphong.gov.vn
Trang 951 www.monrc.org.vn
52 www.vacne.org.vn Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường VN
53 www.gso.gov.vn Tổng cục Thống kê