Phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình Đoàn Minh Thọ Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS. Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn : TS. Vũ Thị Dậu Năm bảo vệ: 2014 Abstract. Đề tài nghiên cứu thành phần kinh tế tập thể theo cách tiếp cận kinh tế chính trị. Những khía cạnh như: Lợi ích kinh tế - xã hội từ phát triển kinh tế tập thể, tác động của những cơ chế, chính sách của nhà nước tới sự phát triển kinh tế tập thể, mức độ hội nhập kinh tế của kinh tế tập thể đều là đối tượng nghiên cứu của đề tài. Kinh tế tập thể là một thành phần kinh tế gồm nhiều hình thức khác nhau như kinh tế hợp tác, HTX, doanh nghiệp và các quỹ chung của đoàn thể. Song luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu phát triển kinh tế HTX – hình thức đóng vai trò nòng cốt của kinh tế tập thể ở Quảng Bình. Làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển kinh tế tập thể trong kinh tế. Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình giai đoạn 2005 - 2014. Đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình Keywords. Kinh tế chính trị; Kinh tế tập thể; Phát triển kinh tế tập thể; Kinh tế hợp tác xã Content. 1. Tính cấp thiết của đề tài Với nền tảng tư tưởng hợp tác và phong trào HTX gần 200 năm qua, kinh tế tập thể đã trở thành một loại hình tổ chức phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới, có ý nghĩa kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội to lớn đối với từng quốc gia. Không những thế, kinh tế tập thể còn trở thành phong trào quốc tế sâu rộng, liên kết trong tổ chức Liên minh HTX quốc tế (ICA- International Cooperative Allien). Đối với Việt Nam, phát triển kinh tế tập thể là một tất yếu khách quan trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố nền quốc phòng - an ninh đất nước, là chủ trương lớn, nhất quán và xuyên suốt của Đảng trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định: “Phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã là vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, làm cho kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó, hợp tác xã là nòng cốt; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân” (Nguyễn Mạnh Hùng, 2008, tr.12). Ở Quảng Bình, quá trình phát triển kinh tế hàng hoá, nông dân ngày càng có nhu cầu phát triển các hình thức kinh tế tập thể từ thấp đến cao, từ các tổ hợp tác đến hợp tác xã làm dịch vụ đầu vào, đầu ra, phục vụ sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình và trang trại. Đặc biệt ở nơi có các xí nghiệp chế biến nông sản, nông dân ngày càng có nhu cầu tổ chức HTX để tạo thuận lợi cho việc hợp đồng cung ứng nông sản cho doanh nghiệp và tiếp thu sự hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp về vốn và kỹ thuật. Đến nay, ngoài số HTX kiểu cũ chuyển đổi có hiệu quả, đã có hàng trăm tổ hợp tác với nhiều tên gọi khác nhau và hàng ngàn HTX kiểu mới ra đời một cách tự nguyện. Điều đó cho thấy nhu cầu phát triển các hình thức kinh tế hợp tác giản đơn đã thật sự phổ biến và bức xúc, nhu cầu và điều kiện để phát triển hợp tác xã cũng ngày càng chín muồi ở nhiều nơi. Có cơ sở để dự báo rằng cùng với đà phát triển kinh tế hàng hoá, công nghiệp hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, mức độ cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường sẽ gay gắt hơn, nhu cầu phát triển kinh tế tập thể ngày càng trở nên bức xúc, cấp thiết đối với những hộ gia đình kinh doanh các thể, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Quảng Bình. Đây là nhu cầu khách quan tất yếu tạo điều kiện thuận lợi và giúp kinh tế tập thể phát triển. Trong quá trình hội nhập, cùng với các thành phần kinh tế khác thì kinh tế tập thể ở Quảng Bình ngày càng thể hiện vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân đối với các vấn đề: Phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, thu nhập cho người lao động Đặc biệt khi nền kinh tế đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, phát triển kinh tế tập thể đáp ứng nhu cầu thực tiễn không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển mà còn đảm bảo định hướng XHCN. Nếu thoả mãn với những thành tựu của kinh tế tập thể hoặc không thấy hết những khó khăn mới, những mâu thuẫn mới, những hạn chế của kinh tế tập thể trong bước đường đi lên, không kịp thời tạo điều kiện và giúp đỡ kinh tế tập thể phát triển, sẽ không đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế thì kinh tế tập thể sẽ không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, lực lượng sản xuất sẽ bị cản trở, quan hệ sản xuất mới, tiến bộ sẽ không được củng cố. Do vậy, cần có sự phân tích, đánh giá khách quan và khoa học về kinh tế tập thể để có những giải pháp thiết thực đẩy mạnh sự phát triển khu vực kinh tế này ở Quảng Bình. Trên ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài: “Phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Quảng Bình đã phát triển kinh tế tập thể như thế nào? Những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của tình hình là gì? Cần có những giải pháp nào để đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình trong tương lai? 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Vận dụng lý về kinh tế tập thể trong kinh tế thị trường vào khảo sát thực tiễn hoạt động kinh tế tập thể ở Quảng Bình, từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu, hệ thống hóa lý luận và kinh nghiệm thực tiễn phát triển kinh tế tập thể. - Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng của kinh tế tập thể ở Quảng Bình, chủ yếu từ khi có luật HTX - Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thành phần kinh tế tập thể theo cách tiếp cận kinh tế chính trị. Những khía cạnh như: Lợi ích kinh tế - xã hội từ phát triển kinh tế tập thể, tác động của những cơ chế, chính sách của nhà nước tới sự phát triển kinh tế tập thể, mức độ hội nhập kinh tế của kinh tế tập thể đều là đối tượng nghiên cứu của đề tài. 3.2. Phạm vi nghiên cứu *Phạm vi không gian: Kinh tế tập thể là một thành phần kinh tế gồm nhiều hình thức khác nhau như tổ hợp tác, HTX, hội nghề nghiệp Song luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu phát triển kinh tế HTX - hình thức đóng vai trò nòng cốt của kinh tế tập thể ở Quảng Bình. *Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình từ năm 2005 đến năm 2013, tầm nhìn đến năm 2020. 4. Đóng góp mới của luận văn - Làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển kinh tế tập thể trong kinh tế. - Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình giai đoạn 2005 - 2013. - Đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy, góp phần hoàn thiện chính sách chỉ đạo thực tiễn nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề cơ bản về tình hình phát triển kinh tế tập thể. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu đề tài. Chương 3: Thực trạng phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình Chương 4: Định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình References. 1. Ban Kinh tế đối ngoại VCA, 1995. Đại hội Liên minh hợp tác xã quốc tế lần thứ 31 tại Manchester – Anh. Hà Nội. 2. Ban Kinh tế Trung ương, 2005. Tham luận của các hợp tác xã và các huyện, Tài liệu phục vụ: Sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Hà Nội. 3. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, 2002. Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia. 4. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, 2005. Phát triển kinh tế tập thể, Thực trạng và giải pháp. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia. 5. Nguyễn Văn Bích và cộng sự, 2001. Kinh tế hợp tác - hợp tác xã ở Việt Nam, thực trạng và định hướng phát triển. Hà Nội: Nxb Nông nghiệp. 6. Bộ Giáo dục và đào tạo, 2006. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia. 7. Phạm Thị Cần và cộng sự, 2003. Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia. 8. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1997. Nghị định 43/CP ngày 29/4 về ban hành Điều lệ mẫu hợp tác xã nông nghiệp. Hà Nội. 9. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2001. Nghị định 16/CP ngày 21/2 về chuyển đổi, đăng ký hợp tác xã và tổ chức hoạt động của Liên hiệp hợp tác xã. Hà Nội. 10. Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình, 2012. Niên giám thống kê tỉnh Qu¶ng B×nh 2012. Quảng Bình: Nhà in Quảng Bình. 11. Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình, 2013. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2013. Quảng Bình: Nhà in Quảng Bình. 12. Vũ Thị Dậu, 2012. Giáo trình Lý thuyết kinh tế của K. Mark. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 13. Phạm Văn Dũng và cộng sự, 2012. Kinh tế chính trị đại cương. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam, 1996. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam, 1996. Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành TW Khoá IX. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2012. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia. 17. Nguyễn Thanh Hà, 2000. Kinh tế hợp tác trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ Kinh tế. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 18. Vũ Thị Thái Hà, 2011. Phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp ở Hải Phòng. Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị. Trường Đại học Kinh tế- ĐHQG Hà Nội. 19. Nguyễn Mạnh Hùng, 2008. Mô hình hợp tác xã kiểu mới. Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 2, trang 14-15. 20. Nguyễn Đình Kháng, 2008. Chính sách phát triển hợp tác xã ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 11, trang 21-23 21. Naoto Imagawa và Chu Thị Hảo, 2003. Lý luận về hợp tác xã và quá trình phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam. Hà Nội: Nxb Nông nghiệp. 22. Chử Văn Lâm, 2006. Sở Hữu tập thể và kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. 23. Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Bình, 2011. Báo cáo Tình hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2011. Quảng Bình. 24. Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Bình, 2012. Báo cáo Tình hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2012. Quảng Bình. 25. Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Bình, 2013. Báo cáo Tình hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2013. Quảng Bình. 26. Nguyễn Huy Oánh, 2005. "Tìm hiểu quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về sở hữu tập thể và kinh tế tập thể", Thông tin những vấn đề Kinh tế chính trị học. 27. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1996. Luật hợp tác. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia. 28. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005. Luật hợp tác xã và văn bản hướng dẫn thi hành. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia. 29. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình, 2000. Hướng dẫn số 271/HD-NN về chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp theo Luật hợp tác xã ë Quảng Bình. Quảng Bình. 30. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình, 2006. Báo cáo kết quả tổng điều tra hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Bình năm 2005. Quảng Bình. 31. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình, 2006. Đề án đổi mới công tác quản lý hợp tác xã nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010. Quảng Bình. 32. Nguyễn Từ, 2010. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nông nghiệp Việt Nam. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. 33. Nguyễn Minh Tú, 2010. Mô hình hợp tác xã kiểu mới – Góp phần xây dựng xã hội hợp tác, đoàn kết, cùng chia sẻ sự thịnh vượng và quản lý một cách dân chủ. Hà Nội: NXB Khoa học – Kỹ thuật. 34. Tỉnh ủy Quảng Bình, 2010. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XV. Quảng Bình. 35. UBND tỉnh Quảng Bình, 2014. Kế hoạch tiếp tục đổi mới , phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp giai đoạn 2014 – 2020, Quyết định 2628 QĐ- UBND Quảng Bình. . xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình Keywords. Kinh tế chính trị; Kinh tế tập thể; Phát triển kinh tế tập thể; Kinh tế hợp tác xã Content. 1. Tính. yếu tập trung nghiên cứu phát triển kinh tế HTX - hình thức đóng vai trò nòng cốt của kinh tế tập thể ở Quảng Bình. *Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình. học về kinh tế tập thể để có những giải pháp thiết thực đẩy mạnh sự phát triển khu vực kinh tế này ở Quảng Bình. Trên ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài: Phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình làm