Tổng hợp Thức ăn nuôi thỏ

10 1.3K 2
Tổng hợp Thức ăn nuôi thỏ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sở dĩ loài thỏ từ lâu được nuôi phổ biến khắp thế giới, một phần do chúng có khả năng ăn được gần như tất cả các loại cỏ, lá, củ quả … không thua kém gì so với loài dê. Đã thế, loại thức ăn xanh này lại là thức ăn nuôi thỏ vừa dễ kiếm, dễ trồng, sẵn có quanh năm, mà dù có bỏ tiền ra mua đi nữa, sự tốn kém cũng không đáng là bao. Do nuôi nhiều thì lợi mà thức ăn lại không tốn kém là bao nên con thỏ được xem như ‘con heo của nhà nghèo’. Để nuôi thỏ đem lại hiệu quả cao, cần xem xét các khía cạnh sau đây:

Thức ăn nuôi thỏ (phần 1) Sở dĩ loài thỏ từ lâu được nuôi phổ biến khắp thế giới, một phần do chúng có khả năng ăn được gần như tất cả các loại cỏ, lá, củ quả … không thua kém gì so với loài dê. Đã thế, loại thức ăn xanh này lại là thức ăn nuôi thỏ vừa dễ kiếm, dễ trồng, sẵn có quanh năm, mà dù có bỏ tiền ra mua đi nữa, sự tốn kém cũng không đáng là bao. Do nuôi nhiều thì lợi mà thức ăn lại không tốn kém là bao nên con thỏ được xem như ‘con heo của nhà nghèo’. Để nuôi thỏ đem lại hiệu quả cao, cần xem xét các khía cạnh sau đây: Thức ăn nuôi thỏ Thức ăn nuôi thỏ gồm thức ăn xanh và thức ăn viên. Trong đó, thức ăn xanh gồm rau cỏ, lá cây … là thức ăn chính, còn thức ăn viên như ngũ cốc, cám viên được coi như là thức ăn bổ sung. Mỗi ngày chỉ cần cho ăn khoảng từ 5% đến 8% trọng lượng cơ thể mà thôi. Lưu ý là thỏ từ 8 tháng tuổi trở lên nên hạn chế cám viên lại để tránh bị béo phì, kể cả đực hay cái sinh sản. Cỏ: Thỏ thích ăn cỏ, nó có thể ăn được nhiều loại cỏ, từ cỏ hoang mọc trong tự nhiên như cỏ vừng, cỏ chỉ, cỏ tranh, cỏ lông para, cỏ gigantea, cỏ Ruzi, cỏ stylo … cho đến cỏ voi, vốn có thân cứng. Nhờ vào bộ răng cửa sắc bén, hàm mạnh nên thỏ có thể ăn hầu như tất cả các loại cỏ mà nhóm đại gia súc như trâu bò, ngựa dê ăn được. Thỏ cũng thích ăn cỏ khô như cỏ lông, rau lang, rau muống, lá gigantea … Những loại cỏ và lá này cần rửa sạch rồi đem phơi thật khô, sau đó cho thỏ ăn dần. Lá cây: Cũng giống như loài dê, thỏ cũng thích ăn các loại lá cây và còn thích hơn cả ăn cỏ. Vì vậy các lá và dây rau lang, rau muống, các lá và thân cây họ đậu, cùng các loại lá cây khác như lá vông, lá chuối, lá mít, và cả lá tre thỏ đều khoái khẩu cả. Củ quả: Thỏ cũng thích ăn các loại củ quả như củ cà rốt, củ cải, khoai lang ta (khoai lang tây cho thỏ ăn cũng tốt, trừ củ khoa lang đã nẩy mầm, để gây ngộ độc). Chúng cũng thích ăn chuối chín, bí đỏ, lê, táo … Nói chung, đa số những thức ăn này đều chứa nhiều chất đạm, chất xơ vitamin … là những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của thỏ ở mọi lứa tuổi. Ngũ cốc: Thức ăn từ ngũ cốc, dù thỏ rất thích ăn, nhưng nên coi đó là thức ăn bổ sung cho thỏ mà thôi vì thức ăn chính của thỏ là cỏ và lá. Chỉ có cỏ, lá mới cho thỏ ăn tự do, còn thức ăn ngũ cốc như lúa, gạo lúc, cơm nguội, đậu xanh, đậu phộng, bắp (bắp trái, bắp hột, bắp xay) chỉ hạn chế cho ăn vào bữa tối, và chỉ nên cho ăn khoảng một nắm (tầm 100g) cho mỗi thỏ trưởng thành. Đã cho ăn ngũ cốc thì khoải cho ăn cám viên. Thức ăn viên: Thức ăn viên, nói chung là cám viên, tức cám hỗn hợp là thức ăn giàu dinh dưỡng giúp thỏ mau tăng trọng. Nuôi thỏ công nghiệp, loại thức ăn viên này chi nên cho thỏ ăn nhiều khi chúng trong khoảng tuổi từ 7 tuần đến 7 tháng. Từ 7 tháng tuổi trở về sau, thức ăn viên chỉ cho thỏ ăn ở mức hạn chế, khoảng 5% so với trọng lượng cơ thể chúng mà thôi. Vì rằng thức ăn viên sẽ làm cho thỏ mau béo phì, làm giảm khả năng sinh sản của cả thỏ cái và thỏ đực giống. Nhưng, với thỏ vỗ béo bán thít thì thức ăn viên có thể cho ăn số lượng nhiều (ăn bữa tối). Có điều ta cần phải tính toán kỹ xem cho ăn như vậy liệu có thâm hụt ngân sách hay không, vì đây là loại thức ăn khá đắt tiền. Nước uống: Theo cách nuôi thỏ của ông bà ta, phần đông không cho thỏ uống nước, vì vậy có nhiều người tin rằng giống thỏ không biết uống nước ?!? Người xưa nuôi thỏ không cung cấp nước uống mà thỏ vẫn sống được là vì chúng chỉ được cho ăn cỏ tươi và nhờ vào chất nước trong cỏ mới duy trì sự sống. Thật ra, nhu cầu nước uống với thỏ, nhất là thỏ công nghiệp cũng không khác gì so với các loại động vật khác. Càng ăn nhiều thức ăn khô như cỏ khô, cám viên thỏ lại càng khác nước. Do vậy, chỉ cần bắt thỏ nhịn nước một ngày là sẽ trở nên hốc hác, qua ngày thứ hai thì kiệt sức dần dà mà chết. Có ai ngờ rằng một con thỏ chừng vài tháng tuổi, mỗi ngày cần uống đến một “xị” nước. Thỏ đực giống và thỏ đang mang thai uống đến hơn nửa lít nước một ngày. Còn thỏ đang nuôi con cần đến hơn một lít nước mỗi ngày để có thể tiết được nhiều sữa nuôi con. Nước uống của thỏ tốt nhất là nước máy, kế đó là nước giếng, nước mưa … Nói chung là nước sạch dành cho người dùng. Nên châm nước sạch vào máng uống của thỏ nhiều lần trong ngày. Nước uống qua đêm còn thừa phải đổ bỏ, đồng thời cọ rửa máng nước cho sạch trước khi châm nước mới vào. phần 2: Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ, chúng ta sẽ tìm hiểu nhu cầu thức ăn và nước uống của thỏ. Trong phần 1, chúng ta đã đi qua khái quát về cách Các loại thức ăn nuôi thỏ. Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ rất cao, nhưng phải tuỳ thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển: như chất bột đường của thỏ con mới lẻ mẹ chỉ cần 20 gam/ngày là đủ, nhưng thỏ càng lớn nhu cầu bột đường càng cao. Chẳng hạn thỏ cái mang thai, mỗi ngày cần được cung cấp 100g chất bột đường. Còn thỏ mẹ đang nuôi con nhu cầu này phải tăng đến mức 200g mới đủ. Ngoài chất bột đường, thỏ cần được cung cấp chất đạm, chất xơ, các khoáng chất như canxi, phốt-pho, và các loại vitamin A, D, và E. Về nhu cầu dinh dưỡng của thỏ, nói một cách tổng quát như sau: + Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ con: Thỏ con ở đây là loại thỏ mới lẻ mẹ, khoảng trên dưới một tháng rưỡi tuổi. Thỏ con trong thời gian còn bú sữa mẹ có sức đề kháng cao nên hệ tiêu hoá tốt, ít bị bệnh. Khi thỏ lẻ mẹ, nó phải ăn nhiều cỏ tươi để sống; do đó nhiều con bị bệnh đường ruột, dẫn đến tỷ lệ tử vong tăng cao. Vì lẽ đó, không nên bắt thỏ lẻ mẹ sớm. Thỏ ở lứa tuổi mới lớn này nên cho ăn nhiều rau cỏ khô, và ăn nhiều cám viên (không hạn chế) mới giảm thiểu được bệnh tiêu chảy. Tốt nhất với thỏ con ta không nên thay đổi thức ăn đột ngột, mà nên thay đổi từ từ, mỗi ngày một ít. + Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ lứa: Thỏ lứa là thỏ từ 3 đến 6 tháng tuổi, đang sức lớn nên đa số rất khoẻ mạnh, dễ nuôi, dễ sống. Lứa thỏ này nên bắt đầu cho ăn giảm cỏ khô và tăng cường rau cỏ tươi trong khẩu phần ăn hàng ngày. Vẫn cho ăn nhiều cám viên như đối với thỏ con vì chúng đang vào giai đoạn nạp năng lượng để phát triển cơ thể. Nên cung cấp nước thật đầy đủ vì thiếu nước uống thỏ lứa sẽ chậm lớn và dễ bị chứng táo bón. + Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ mẹ: Thỏ mẹ là thỏ đang mang thai hay đang nuôi con. Nhu cầu đinh dưỡng của chúng rất cao vì vừa nuôi bản thân, lại vừa nuôi bào thai trong bụng, rồi còn tạo sữa để nuôi bầy con. Do đó, chất bột đường, chất đạm, chất xơ, khoáng chất và vitamin cần được cung cấp hàng ngày để đáp ứng cơn háo đói của chúng, với số lượng cao gấp rưỡi thỏ lứa (đối với thỏ mang thai) và gấp 2-3 lần (đối với thỏ mẹ đang nuôi con). Ví dụ thỏ lứa (thể trọng chừng 2kg) mỗi ngày trung bình cần 70g chất bột đường thì thỏ mẹ mang thai cần đến 100g, và thỏ đang nuôi con nhu cầu này cao hơn (trên dưới 200g mới đủ). Chất bột đường có nhiều trong ngũ cốc, trong cám viên, một số củ quả … + Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ đực giống: Thỏ đực giống cần được nạp nhiều năng lược cho cơ thể để tăng cường sực lực và phối giống có tỉ lệ thụ thai cao (trên 80% mới đạt). Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ đực ngang ngửa với thỏ mẹ đang mang thai, nhất là trong giai đoạn sung sức nhất của nó. Tuy vậy, đực giống nào có hiện tượng béo phì thì nên giảm bớt khẩu phần ngũ cốc và cám viên (tăng thêm rau cỏ tươi). Chứng béo phì làm thỏ đực giảm sút khả năng phối giống. + Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ thịt: Thỏ thịt dù là thỏ con nuôi lên hay thỏ không còn khả năng sinh sản bị dạt ra cũng cần có chế độ nuôi dưỡng tốt để thúc chúng mau nặng cân. Nuôi thỏ thịt mà có gì ăn nấy hay ăn quấy quá thì chỉ tốn thời gian nuôi nấng mà kết quả không đạt yêu cầu. Thức ăn chính của thỏ thịt vẫn là cỏ lá tươi xanh. Nên cho chúng ăn thêm cám gạo, lúa nảy mầm, khô bánh dầu và nếu cần thêm một lượng nhỏ thức ăn viên (50g mỗi con/ngày). Cần nhất là nên hạn chế sự vận động của thỏ thịt để bảo tồn năng lượng, vì thế nên nuôi chuồng chật và nuôi tập thể vài ba con, năm mười con chung một chuồng để chúng tranh nhau ăn. Trong phần 3, chúng ta sẽ nói về Có cần cho thỏ ăn theo bữa? Thức ăn nuôi thỏ (phần 3): Có cần cho thỏ ăn theo bữa? Có cần cho thỏ ăn theo bữa? Nuôi thỏ với số lượng ít trong phạm vi gia đình thì cho ăn không đúng giờ giấc cũng được. Nghĩa là mỗi sáng dậy cứ cho cỏ vào máng cho thỏ ăn tự do, còn trong ngày lúc nào rỗi rảnh thì cứ châm tiếp cỏ thêm cho thỏ ăn tự do cả ngày là có thể yên tâm. Cho ăn theo cách này thì thỏ nuôi có thể lúc đói, lúc no, lại không có giờ ăn giờ nghỉ rõ ràng. Còn nuôi thỏ theo phương pháp công nghiệp ta nên cho chúng ăn theo bữa. Ví dụ ngày cho ăn 4 bữa là sáng trưa chiều tối. Bữa ăn nào cũng đúng vào giờ giấc của bữa ấy mới tốt. Cho thỏ ăn theo bữa sẽ mang lại nhiều điều lợi: 1. Cứ tới bữa, tất cả thỏ được cho ăn no nê đồng loạt 2. Nhờ đó mà tập cho thỏ được nề nếp: có thời gian, giờ nghỉ, và tiêu hoá thức ăn. 3. Kích thích sự thèm ăn của thỏ, nên tới bữa là chúng ăn được nhiều Cách ăn của thỏ cũng giống như các động vật thuộc loài gặm nhấm, nhờ có mấy răng cửa to và chắc khoẻ để gặm nhấm thức ăn. Răng cửa của thỏ không ngừng tăng trường, cho nên dù thỏ có ăn cỏ suốt ngày cũng không bị hao mòn đi chút nào. Nói như thế không có nghĩa là chỉ có răng cửa mới giúp thỏ nghiền được thức ăn trước khi nuốt xuống dạ dày. Thật ra, lúc đầu thức ăn được răng cửa tiếp nhận rồi “sơ chế’ sơ sài, sau đó răng hàm chắc khoẻ bên trong mới làm việc nghiền nát ra từng mẫu nhỏ rồi từ đó mới lọt vào thực quản để xuống dạ dày. Tại đây, các cơ quan co thắt của dạ dày tiếp tục nhào trộn thức ăn nhuyễn hơn nữa rồi mới chuyển xuống ruột non để “lựa” các chất bổ dưỡng nuôi thân. Tóm lại, nuôi thỏ ta nên cho chúng ăn các loại thức ăn với liều lượng sau đây: + Rau tươi: rau cỏ xanh tươi là thức ăn chính của mọi lứa thỏ và chúng tỏ ra khoái khẩu nhất, có thể cho ăn suốt ngày (trừ thỏ mới tập ăn lần đầu mới hạn chế). Thỏ từ 2kg trở lên rất cần rau tươi, nhất là rau lang. Không nên cho thỏ ăn dưa le, cà chua, đậu cô ve, cải bắp vì rất dễ bị ngộ độc. + Cho thỏ uống nước đu đủ, nước dứa (thơm) để dễ tiêu hoá lông trong bao tử thỏ (mỗi lần uống một muỗng canh là đủ). + Rau cỏ khô: Nên chọn các thứ rau cỏ có chứa nhiều protein và calcium như các loại rau muống, rau lang, cỏ lông para, lá gigantea. Cần phải rửa sạch trước khi phơi thật khô, như vậy cho thỏ ăn mới tốt. + Thức ăn viên: Cám viên là thức ăn bổ dưỡng nhưng chỉ có thỏ con mới cho ăn nhiều, còn thỏ từ 7 tháng tuổi trở lên nên cho ăn hạn chế. Vì rằng thỏ trong độ tuổi sinh sản mà cho ăn nhiều cám viên sẽ dẫn đến béo phì, ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản. + Chất xơ và protein: trong thức ăn của thỏ, lượng xơ và protein cần có như sau: • Chất xơ: 20% – 25% • Protein: 15% • Calcium: 1% • Chất béo: 1% – 2% • Vitamin B và A-D-E . thỏ được xem như ‘con heo của nhà nghèo’. Để nuôi thỏ đem lại hiệu quả cao, cần xem xét các khía cạnh sau đây: Thức ăn nuôi thỏ Thức ăn nuôi thỏ gồm thức ăn xanh và thức ăn viên. Trong đó, thức. tuổi. Ngũ cốc: Thức ăn từ ngũ cốc, dù thỏ rất thích ăn, nhưng nên coi đó là thức ăn bổ sung cho thỏ mà thôi vì thức ăn chính của thỏ là cỏ và lá. Chỉ có cỏ, lá mới cho thỏ ăn tự do, còn thức ăn ngũ. khô, như vậy cho thỏ ăn mới tốt. + Thức ăn viên: Cám viên là thức ăn bổ dưỡng nhưng chỉ có thỏ con mới cho ăn nhiều, còn thỏ từ 7 tháng tuổi trở lên nên cho ăn hạn chế. Vì rằng thỏ trong độ tuổi

Ngày đăng: 24/08/2015, 16:52

Mục lục

    Thức ăn nuôi thỏ (phần 1)

    Thức ăn nuôi thỏ (phần 3): Có cần cho thỏ ăn theo bữa?

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan