Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
176 KB
Nội dung
Đề cương quản lý nhà nước và quản lý ngành 1. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động nhà nước CHXHCNVN Nguyên tắc 1: Nhân dân tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội. + Cơ sở xuất phát: Xuất phát từ bản chất dân chủ của nhà nước CHXHCNVN vì ở nước ta từ sau thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đã làm thay đổi chủ thể quyền lực nhà nước. Nhân dân ta từ vị trí nô lệ nay trở thành người làm chủ đất nước. + Nội dung của nguyên tắc: Được hiến pháp 1992 ghi nhận tại các điều: - Điều 53 hiến pháp 1992 đã ghi nhận: Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước quản lý xã hội, thảo luận, kiến nghị với nhà nước và địa phương, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý. - Điều 54 hiến pháp 1992 ghi nhận: Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội qua bầu cử, ứng cử vào quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. - Điều 74 hiến pháp 1992 ghi nhận: Công dân có quyền khiếu nại tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật cảu cơ quan nhà nước, của cá nhân trong bộ máy nhà nước, những người làm viêc trong cơ quan bảo vệ pháp luật, làm trái pháp luật đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. + Yêu cầu: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải tạo ra nhưngc khả năng, điều kiện và phương tiện để nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Liên hệ - Nhân dân được tham gia thảo luận kiến nghị biểu quyết: Được tiếp xúc với đại biểu hội đồng nhân dân và được quyề đưa ra ý kiến của mình. - Công dân từ 18 tuổi trở nên sẽ được tham gia và công việc bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. - Nhân dân có thể khiếu nại tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân, nhà nước khi phát hiện ra sai trái. - Nhân dân tham gia vào bàn bạc các công việc chung, xây dựng cầu đường, các vấn đề của địa phương… Hạn chế: - Nhân dân một số nơi chưa thực sự quan trọng việc đi bầu cử như là: trong gia đình vẫn còn tình trạng cử đại diện đi bầu cử, khi bầu cử thì thường theo phong trào chưa thực sự có chứng kiến, nhân dân chưa có cơ hội tiếp xúc với đại biểu… 1 Đề cương quản lý nhà nước và quản lý ngành - Đơn thư tố cáo, khiếu nại và kiến nghị của người dân nhiều khi không được giải quyết, và hay xảy ra tình trạng giải quyết chậm trễ. Biện pháp - Thường xuyên theo dõi tin tức về vấn đề bầu cử, về các thông tin liên quan đến đại biểu,… - Đối với các nơi vùng sâu, vùng xa, nhân dân chưa có điều kiện để tiếp cận với thông tin đại chúng thì chính phủ cần có những biện pháp để người dân có thể biết về các thông tin bầu cử như là: cử người đại diện xuống trực tiếp để tuyên truyền, phổ biến về các vấn đề có liên quan. - Cần phải nhanh chóng giải quyết những tố cáo, khiếu nại của người dân và cần phải giải quyết một cách thỏa đáng, xử đúng người đúng tội, mang lại công bằng cho xã hội. Nguyên tắc 2: nhà nước CHXHCNVN chịu sự lãnh đạo của Đảng CSVN + Cơ sở xuất phát: Xuất phát từ bản chất của giai cấp công nhân VN của nhà nước pháp quyền XHCN nó được thể hiện trong tổ chức và hoạt động của nhà nước và được ghi nhận tại điều 4 hiến pháp 1992. + Nội dung: Đảng CSVN lãnh đạo nhà nước bằng cách: - Đảng lãnh đạo nhà nước thông qua việc xây dựng và hoàn chỉnh cương lĩnh chiến lược định ra các chủ trương chính sách cho hoạt động cua nhà nước và toàn xã hội. để đất nước phát triển theo định hướng XHCN vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. - Đảng lãnh đạo bằng cách tuyên truyền thuyết phục, bằng công tác tư tưởng và tổ chức, bằng vai trò gương mẫu cảu người đảng viên và tổ chức đảng. Đảng xây dựng đường lối phải phù hợp với lợi ích của dân, được nhân dân ủng hộ và thực hiện. Như vậy thực chất sự lãnh đạo của đảng đối với NN là lãnh đạo về chính trị mang tính định hướng tạo điều kiện để NN tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ, thực hiện chức nằng quản lý của mình. - Đảng lãnh đạo NN bằng cách thông qua công tác cán bộ. Đảng ta là đảng cầm quyền nên đảng ta đã lựa chọn giới thiệu những đảng viên ưu tú của mình tham gia vào các cơ quan NN trước hết là quốc hội và HĐND các cấp bằng con đường giới thiệu của mình để nhân dân bầu ra sự lựa chọn của chính mình. Vì vậy cơ chế dân chủ cũng là thước đo uy tín và năng lực của đảng trước xã hội và nhân dân. + Yêu cầu: 2 Đề cương quản lý nhà nước và quản lý ngành - Đảng lãnh đạo NN nhưng không hoá thân thành NN, do vậy cần phải phân định rõ chức năng lãnh đạo của đảng với vai trò quản lý của nhà nước. Đây là một yêu cầu khách quan. Song cũng cần đề phòng đấu tranh chống quan điểm sai lầm là muốn tách đảng ra khỏi NN, âm mưu xoá bỏ sự lãnh đạo của đảng, xoá bỏ CN Mac - Lênin đưa đấ nước đi chệch khỏi mục tiêu XHCN. Liên hệ: - Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương đường lối chính sách để đưa đất nước đi theo con đường CNXH - Các chủ trương về: dân số và phát triển, Văn hóa-gd, kinh tế, tôn giáo,… Hạn chế: Chưa quản lí sát sao được mọi công việc trong xã hội, vẫn còn tình trạng lách luật, vi phạm pl,… Biện pháp: Cần đưa ra nhiều chủ trương, chính sách, và quản lí sát sao hơn nữa. Nguyên tắc 3: Tập trung dân chủ + Cơ sở khoa học: - Nguyên tắc này được ghi nhận tại điều 4 hiến pháp 1959, 1980, 1992 - Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất NN pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. - Nguyên tắc tập trung dân chủ chi phối việc tổ chức và hoạt động của bộ máy NN + Nội dung: Bộ máy NN pháp quyền XHCN của nước ta theo quy định của hiến pháp bao gồm 3 cơ quan thực hiện 3 chức năng khác nhau cụ thể: - Quốc hội: Thực hiện quyền lập pháp - Chính phủ: Thực hiện quyền hành pháp - TAND: Thực hiện quyền tư pháp Hoạt động của các cơ quan này theo nguyên tắc tậơ trung dân chủ ( Thiểu số phục tùng đa số) nhưng ở mỗi cơ quan nguyên tắc này cũng thể hiện khác nhau. - Quốc hội: Khi phải quyết định 1 vấn đề hệ trọng của đất nước các đại biểu phải cân nhắc đến lợi ích của cả nước với lợi ích của địa phương cảu ngành. Khi biểu quyết các đại biểu không chỉ thể hiện ý chí của cả nước mà còn chú ý đến nguyện vọng của cử tri nơi đã bầu ra họ. Nguyên tắc tập trung dân chủ trog hoạt động của quốc hội là thiểu số phục tùng đa số. - Chính phủ: Vừa thiết chế làm việc với chế độ tập thể quyết định theo đa số về những vấn đề quan trọng, vừa phải đề cao vai trò cá nhân của thủ tướng chính phủ. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của chính phủ vừa phải đảm 3 Đề cương quản lý nhà nước và quản lý ngành bảo sự lãnh đạo của tập thể, vừa đảm bảo sự quản lý của người đứng đầu chính phủ. - Tư pháp: Trong các hoạt động xét xử nguyên tắc tập trung dân chủ đòi hỏi phải thực hành đúng quan hệ làm việc giữa thẩm phán, hội thẩm và các thành viên khác trong hoạt động tố tụng, xác lập quan hệ giữa các cấp xét xử, quan hệ giữa các cơ quan điều tra. + Yêu cầu: - Nhận thức nguyên tắc tập trung dân chủ là yếu tố đảm bảo hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước trên cơ sở phát huy tính chủ động sáng tạo của các cơ quan trung ương cũng như địa phương. - Đồng thời các cơ quan nhà nước hoạt động đúng chức năng quyền hạn được qui định theo pháp luật. Liên hệ - Đảm bảo tính dân chủ hóa trong mọi hoạt động của nhà nước, nhân dân có quyền tham gia bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. - Có chế độ báo cáo định kì thường xuyên của các đại biểu, các cử tri, các cơ quan nhà nước trước nhân dân. - Có chế độ cấp dưới phục tùng cấp trên - Có tính kỉ luật nghiêm minh trong tổ chức nhà nước. Hạn chế: Nhân dân vẫn chưa thực hiện đầy đủ quyền bầu cử của mình. Các cơ quan nhà nước nhiều khi vẫn chậm trễ trong một số công việc như tiếp dân, lắng nghe ý kiến của người dân. Biện pháp: Nhà nước cần phải theo dõi và có ý kiến chỉ đạo kịp thời để đáp ứng được nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí nhà nước. Nguyên tắc 4: Nguyên tắc pháp chế + CSKH: Nhà nước ta lfa nhà nước pháp quyền XHCN vì thế việc tổ chức và hoạt động của nó phải tuân theo nguyên tắc pháp chế. + Nội dung của nguyên tắc: - Pháp chế là sự hiện diện của một hệ thống pháp luật cần và đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội làm cơ sở cho một trật tự PL và kỉ luật, là sự tuân thủ và thực hiệ đầy đủ PL trong tổ chức và hoạt động của nhà nước, của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và đối với công dân. - Khi nói đến một trật tự pháp chế cần có: 1. Một hệ thống cần và đủ để điều chỉnh quan hệ xã hội 4 Đề cương quản lý nhà nước và quản lý ngành 2. Pháp luật phải được thực hiện một cách nghiêm minh trong cuộc sống từ các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội đến công dân. Để nhận ra một xã hội có pháp chế trước hết người ta phải xem pháp luật đã có hay chưa? có đầy đủ không? Pháp luật được thực hiện như thế nào? + Yêu cầu: - NN phải ban hành các văn bản PL một cách kịp thời và có hệ thống. - Các cơ quan NN được lập ra và hoạt động trong khuôn khổ PL qui định về địa vị pháp lí, về qui mô và thẩm quyền. - Sự tôn trọng hiến pháp và pháp luật của cơ quan nhà nước, nhà nước thay mặt nhân dân ban hành pháp luật nhưng nàh nước cũng bị pháp luật điều chỉnh. Liên hê : - Nhà nước ta tăng cường pháp chế dể có hệ thống PL tốt về nội dung và hình thức, có tính khách quan. - Nâng cao văn hóa của nhân dân - Đẩy mạnh chống tham nhũng - Xây dựng PL, thực hiện PL, bảo vệ PL - Nâng cao nhận thức của cán bộ công chức trong bộ máy NN 2. Những tính chất chủ yếu của nền hành chính nhà nước CHXHCNVN a. Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị: + Xét trên góc độ nhà nước, nhà cầm quyền của mỗi quốc gia có hai nhiệm vụ là nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ hành chính - Nhiệm vụ chính trị: Định hướng cho sự phát triển của xã hội đưa ra đường lối chủ trương chính sách. Nhiệm vụ chính trị phải biểu hiện ý chí của nhà nước dưới sự lãnh đạo của đảng cầm quyền. - Nhiệm vụ hành chính: Là việc tổ chức thực thi nhiệm vụ chính trị. Vấn đề cơ bản về chính trị ở nước ta đó là kiên trì CN Mac - Lênin, tư tưởng HCM, xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc tổ quốc VN XHCN chống diễn biến hoà bình do Đảng CSVN lãnh đạo. + Hệ thống chính trị của nước ta bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước CHXHCNVN và các tổ chức đoàn thể quần chúng mang tính chất chính trị. Hệ thống chính trị là một thể thống nhất trong việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước vì vậy việc cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta phải đặt trong mối quan hệ giữa Đảng CSVN và nhà nước CHXHCNVN, giữa nhà nước 5 Đề cương quản lý nhà nước và quản lý ngành CHXHCNVN với các đoàn thể quần chúng mang tính chất chính trị. Ở đó, nhà nước CHXHCNVN là đại diện của nền hành chính nhà nước Việt Nam, tập hợp các đoàn thế quần chúng để thực thi quyền lực chính trị do Đảng CSVN đề ra. Vậy nền hành chính nhà nước CHXHCNVN lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị. b. Tính pháp luật + Với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước, hành chính nhà nước mang tính cưỡng chế, yêu cầu mọi tổ chức xã hội, mọi cơ quan nhà nước và công dân phải tuân thủ các mệnh lệnh hành chính đảm bảo và giữ vững kỷ cương, trật tự xã hội. + Tính pháp luật đòi hỏi các cơ quan hành chính và công chức phải đảm bảo tính quyền uy nghĩa là phải nắm vững quyền lực, sử dụng đúng quyền lực đồng thời phải tạo dựng uy tín về chính trị, về phẩm chất đạo đức và năng lực trí tuệ. + Quyền uy là thể hiện sự thống nhất giữa quyền lực và uy tín. Các nhà quản lý hành chính nhà nước phải có quyền uy mới phát huy được tính pháp luật trong quản lý hành chinh nhà nước. c. Tính thường xuyên ổn định và thích nghi + Nhiệm vụ hành chính nhà nước là phục vụ công vụ và công dân do vậy hoạt động hành chính nhà nước không được làm theo lối phong trào mà phải hoạt động thường xuyên, liên tục. Để làm được như vậy đội ngũ công chức phải ổn định, có năng lực phẩm chất đạo đức ngang tầm với từng nhiệm vụ trong từng thời kì. + Nhà nước là một sản phẩm xã hội, đời sống xã hội biến chuyển không ngừng, do đó nền hành chính nhà nước cũng phải thích nghi với hoàn cảnh thực tế trong từng thời kì phải phù hợp với xu thế chugn của thời đại. d. Tính chuyên môn hoá nghiệp vụ cao + Nền hành chính nàh nước được thực thi bởi đội ngũ cán bộ công chức đối với cán bộ công chức kiến thức chuyên môn, kĩ năng quản lý, điều hành thực tiễn là tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ. + Tính chuyên môn hóa nghề nghiệp ở trình độ cao là cơ sở đảm bảo thực hiện công vụ vì vậy việc tuyển dụng cán bộ công chức phải đúng chuyên môn. e. Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ + Cơ quan hành chính Nhà nước phân cấp mạnh mẽ từ trung ương đến địa phương. + QLHCNN được tiến hành theo nguyên tắc cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng TW đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo của cấp dưới. f. Tính không vụ lợi + Nền HCNN phải phục vụ lợi ích công và phục vụ nhân dân. 6 Đề cương quản lý nhà nước và quản lý ngành + Cán bộ công chức phải thể hiện “cần, kiệm,liêm chính, chí công vô tư”, là công bộc của dân. g. Tính nhân đạo Bản chất nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân do vậy tất cả đều xuất phát từ lợi ích của dân, phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho dân. Các cơ quan hành chính và công chức không được quan liêu, hách dich, cửa quyền gây phiền hà cho dân. 3. Trách nhiệm của cán bộ công chức Khi thi hành công vụ công chức có 6 trách nhiệm: - Công chức thi hành công vụ theo pháp luật, khi thi hành công vụ công chứ phải tận tụy, trung thực, hết lòng vì công vụ được giao. - Khi thực hiện công vụ, công chức không được tự ý rời công sở hoặc ngừng thi hành công vụ khi chưa được sự đồng ý của người có thẩm quyền. - Khi thực hiện công vụ, công chức phải tỏ thái độ lịch sự khiêm tốn, nhã nhặn, đối với dân phải lắng nghe ý kiến, đối với đồng nghiệp phải tôn trọng hợp tác. - CBCC khi thực hiện công vụ phải nắm vững nội dung công việc, am hiểu chuyên môn luật pháp, giải quyết công việc đúng chức năng nhiệm vụ thẩm quyền. - CBCC không được tùy tiện giải đáp hướng dẫn, giải quyết công việc trái pháp luật, và quy định của cơ quan có thẩm quyền. Công chức có nhiệm vụ tiếp và giải quyết công việc của công dân. Khi giải quyết công việc phải khẩn trương không để công dân đi lại nhiều lần, không được nhận quà biếu. CBCC phải có trách nhiệm bảo vệ tiết kiệm tài sản của nhà nước và công dan. - CBCC khi thi hành công vụ phải đeo thẻ công chức Liên hệ với giáo viên: - Giáo viên phải nắm vững luật pháp, luật giáo dục, chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong từng thời kì. Tận tụy, trung thực, hết lòng vì học sinh thân yêu. Yêu ngành yêu nghề, yêu học sinh. - Giáo viên không được tự ý bỏ trường, bỏ lớp. Không được tự ý đi muộn về sớm. Khi nghỉ thì phải được sự cho phép của nhà trường hoặc hiệu trưởng. - Giáo viên phải lịch sự khiêm tốn, Đối với học sinh thì phải tôn trọng. Luôn luôn lắng nghe ý kiến của học sinh, công bằng đối với học sinh. Đối với phụ 7 Đề cương quản lý nhà nước và quản lý ngành huynh thì phải lắng nghe ý kiến đóng góp. Đối với các cán bộ giáo viên khác thì phải tôn trọng hớp tác và giúp đỡ lẫn nhau. - Tìm hiểu nội quy, quy chế của nhà trường. Giáo viên phải nắm vững pháp luật, luật giáo dục, chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của mình. Trước khi giải quyết công việc gì của học sinh thì phải biết rõ nội dung công việc để giải quyết đúng chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền cho phép của mình. - Giáo viên không được tự ý cắt bỏ, hay thêm bớt nội dung chương trình học. GV không được tùy tiện giải đáp nội dung không thược phạm quyền cho phép. Không được tùy tiện giải đáp những gì là vi phạm pháp luật. GV khi đến trường, lớp thì phải đeo thẻ công chức 4. Nghĩa vụ của cán bộ công chức Được ghi nhận tại điều 8, điều 19, điều 10 tại luật cán bộ công chức. Điều 8: Nghĩa vụ của cán bộ công chức đối với đảng, nhà nước và nhân dân. 1. Trung thành với đảng cộng sản VN, NNCHXHCNVN, bảo vệ danh dự của tổ quốc, và lợi ích của quốc gia. 2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân 3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân lắng nghe ý kiến và chịu xự giám sát của nhân dân. 4. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của đnagr và pháp luật của nhà nước. Điều 9: Nghĩa vụ của cán bộ công chức trong khi thi hành công vụ. 1. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao. 2. Có ý thức tổ chức kỉ luật, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, qui chế của CQ, TC, DV. Báo cáo với người có thẩm quyền khi phát hiện hành ci vi phạm pháp luật trong cơ quan tổ chức đơn vị. Bảo vệ bí mật nhà nước. 3. Chủ động, phối hợp chặt chẽ trong khi thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. 4. Bảo vệ, quản lí và sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài sản nhà nước được giao. 5. Chấp hành quyết định của cấp trên, khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; Th người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng ko chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo với cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. 8 Đề cương quản lý nhà nước và quản lý ngành Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. 6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Điều 10: Nghĩa vụ của cán bộ công chức là người đứng đầu: Ngoài việc thực hiện quy định tại điều 8 và 9 của luật này, cán bộ công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức , đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây: 1. Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm cụ được giao và chịu trách nhiệ về kết quả hoạt động của cơ quan tổ chức đơn vị 2. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ công chức. 3. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống quan liên tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu tham nhũng, lãng phí trogn cơ quan tổ chức, đơn vị. 4. Tổ chức thực hiên các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở.trong cơ quan tổ chức đơn vị. Xử lí kịp thời , nghiêm minh cán bộ công chức thuộc quyền quản lí có hành vi vi phạm kỉ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch , cửa quyền. gây phiền hà cho nhân dân. 5. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức. 6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 5. Những việc cán bộ công chức không được làm Điều 18: Những việc cán bộ công chức ko được làm liên quan đến đạo đức công việc. 1. Trốn tránh trách nhiệm. thoái thác nhiệm vụ được giao, gây bè phái mất đoàn kết, tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công. 2. Sử dụng tài sản của nhà nước và của nhân dân trái pháp luật. 3. Lợi dụng, lạm dụng nghĩa vụ quyền hạn, sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi. 4. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội tín ngưỡng , tôn giáo dưỡi mọi hình thức. Điều 19: Những việc CBCC ko được làm liên quan đến bí mật nhà nước 1. CBCC ko được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật NN dưới mọi hình thức. 2. CBCC làm việc ở ngành nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trogn thời hạn ít nhất là 5 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc không được làm cv có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhận cho tổ 9 Đề cương quản lý nhà nước và quản lý ngành chức, cá nhân, trong cả nước, tổ chúc cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài. 3. CP quy định cụ thể danh mục ngành nghề, cv, thời hạn mà CBCC ko được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại điều này. Điều 20: Những việc khác CBCC không được làm Ngoài những việc không được làm qui định tại điều 18 và 19 của luật này, CBCC còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất kinh doanh, công tác nhân sự qui định tại luật phòng chống tham nhũng. Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những công việc khác theo qui định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền. 6. 6. Điều kiện đăng kí dự tuyển công chức và nguyên tắc tuyển dụng công chức Điều 36: Điều kiện đăng kí dự tuyển công chức. 1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội ,tín ngưỡng, tôn giáo được đăng kí dự tuyển công chức: a. Có một quốc tịch là quốc tịch VN; b. Đủ 18 tuổi trở lên; c. Có đơn dự tuyển; có lí lịch rõ ràng; d. Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp; e. Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; f. Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; g. Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển. 2. Những người sau đây không được đăng kí dự tuyển công chức: a. Không cư trú tại VN; b. Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; c. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, qui định hình sự của tòa án mà chưa được xóa án tích. Đang bị áp dụng biện pháp xử lí hành chính hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục. Điều 38: Nguyên tắc tuyển dụng công chức 1. Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật. 2. Bảo đảm tính cạnh tranh. 3. Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm. 4. Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số. 10 [...]... dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; 18 Đề cương quản lý nhà nước và quản lý ngành 2 Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều kệ nhà trường; chấp hành pháp luật của nhà nước; 3 Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khoẻ và năng lực;... DHSP trọng điểm và khu vực tạo điều kiện cho việc đổi mới phương pháp dạy và học ở nhà trường phổ thông - HĐH cơ sở vật chất trang thiết bị giảng dạy học tập 16 Đề cương quản lý nhà nước và quản lý ngành - Xây dựng và hoàn chỉnh những tiêu chí để kiểm định giáo dục, chất lượng dạy học 2 Phát triển đội ngũ nhà giáo đổi mới phương pháp giáo dục - Định hướng chung: + Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo... mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục - Phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục - Đổi mới quản lý giáo dục - Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, phát triển mạng lưới trường lớp và các cơ sở giáo dục - Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục 14 Đề cương quản lý nhà nước và quản lý ngành - Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục - Đẩy mạnh hợp tác quốc tế... nghiệp THPT có thể sử dụng được + Phải phổ cập kiến thức Tin học cơ sở trong nhà trường, chú trọng khả năng truy cập xử lý thông tin trên mạng 15 Đề cương quản lý nhà nước và quản lý ngành + Thực hiện chương trình sử dụng SGK mới đến năm 2006 – 2007 phải hoàn thành b Đối với giáo dục nghề nghiệp - Xây dựng và ban hành danh mục ngành nghề đào tạo - Đổi mới chuẩn hóa nội dung chương trình theo hướng mềm.. .Đề cương quản lý nhà nước và quản lý ngành 7 Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo 2001 - 2010 1 Giáo dục là quốc sách hàng đầu 2 Xây dựng nền GD có tính nhân dân, dân tộc, khoa học hiện đại và theo định hướng XHCN 3 Phát triển GDĐT phải gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế... tỉ lệ gv dạy nghề và trung học chuyên nghiệp lên trình độ + Tăng cường mời giáo viên thỉnh giảng cho các trường nghề và trung học chuyên nghiệp d Các giải pháp đối với giảng viên CĐ, ĐH + Đào tạo bổ sung và nâng cao trình độ giảng viên CĐ, ĐH để giảm tỉ lệ từ 30 xuông còn 20 sv trên 1 giảng viên 17 Đề cương quản lý nhà nước và quản lý ngành + Tăng tỉ lệ giảng viên có trình độ thác sĩ và tiến sĩ phấn... định hướng xã hội chủ nghĩa là nền giáo dục lấy mục tiêu độc lập dân tộc, dân giàu nước mạnh và tiến lên CNXH là mục tiêu phấn đấu và xây dựng Để thực hiện được mục tiêu này chúng ta phải: - Nền GD phải đạt được mục tiêu là hoàn thành và phát triển nhân cách học sinh 1 cách toàn diện 12 Đề cương quản lý nhà nước và quản lý ngành - Nội dung GD phải cân đối giữa các mặt GD Phải đảm bảo GD toàn diện giữa... phương pháp tự học của học sinh; d Thực hiện điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của hiệu trưởng và các cấp giáo dục; đ Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, 19 Đề cương quản lý nhà nước và quản lý ngành bảo vệ các quyền và lợic ích chính đáng cảu học sinh; đoàn kết, giúp... 11 Đề cương quản lý nhà nước và quản lý ngành • Để GDĐT là quốc sách hàng đầu thì ngành GDĐT phải thực hiện tốt các mặt sau: - Phải phổ cập rộng rãi với chất lượng cao, về phẩm chất đạo đức trình độ văn hóa, khoa học công nghệ - Phải có khả năng đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu về nguồn nhân lơcj cho sự phát triển kinh tế XH đất nước - Phải phát triển toàn diện nhân cách của học sinh cả về phẩm chất và. .. ứng yêu cầu của xã hội thì GDĐT cần phải đổi mới mục tiêu nội dung chương trình đặc biệt là những phương pháp giáo 13 Đề cương quản lý nhà nước và quản lý ngành dục để đào tạo ra những con người làm việc sáng tạo, thích nghi với xã hội luôn thay đổi 4 Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, NN và của toàn dân • Tư tưởng chỉ đạo của quan điểm này là xây dựng 1 xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người, mọi . Đề cương quản lý nhà nước và quản lý ngành 1. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động nhà nước CHXHCNVN Nguyên tắc 1: Nhân dân tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội. +. dựng và hoàn thiện Nhà nước vì vậy việc cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta phải đặt trong mối quan hệ giữa Đảng CSVN và nhà nước CHXHCNVN, giữa nhà nước 5 Đề cương quản lý nhà. cầu: 2 Đề cương quản lý nhà nước và quản lý ngành - Đảng lãnh đạo NN nhưng không hoá thân thành NN, do vậy cần phải phân định rõ chức năng lãnh đạo của đảng với vai trò quản lý của nhà nước.