Một số biện pháp hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 6 tuổi

101 4.5K 22
Một số biện pháp hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 6 tuổi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Bạch Thị Thu Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập Quốc tế, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, khi toán học đã là cơ sở của nhiều ngành khoa học khỏc thỡ việc hình thành biểu tượng toán học cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là rất cần thiết. Hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non có một vị trí quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ, nó đặt nền móng cho sự phát triển tư duy, phát triển năng lực nhận biết của trẻ, góp phần phát triển toàn diện nhân cách và chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông với những biểu tượng toán sơ đẳng và những kỹ năng nhận biết như: Quan sát, phân biệt, so sánh, phân loại, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoỏ…Đồng thời, các hoạt động cho trẻ làm quen với toán ở trường mầm non giúp trẻ giải quyết được một số khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, dễ dàng tỡm hiểu môi trường xung quanh trẻ, nhận thức được các dấu hiệu toán học và mối quan hệ toán học có trong các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ. Thế giới xung quanh trẻ luôn tồn tại với muôn màu, muôn vẻ với sự đa dạng của màu sắc, hình dạng, khối lượng, kích thước… Sự nhận biết kích thước của trẻ được thực hiện một mặt trên cơ sở nhận thức cảm tính, mặt khác nó được thực hiện với sự tham gia của lời nói và các quá trình tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quỏt hoỏ…. Chính vì vậy, hình thành biểu tượng về kích thước cho trẻ, trong đó việc hình thành kỹ năng đo lường góp phần phát triển tính ổn định sự tri giác kích thước, hình thành kỹ năng phân biệt kích thước như một dấu hiệu của vật thể, phát triển tư duy, ngôn ngữ, hình thành nhu cầu nhận biết, tạo cơ sở cho việc nắm vững kích thước như một khái niệm toán học sau này. Líp: K55 - Khoa Giáo dục Mầm non Trường ĐHSP Hà Nội 1 Khóa luận tốt nghiệp Bạch Thị Thu Trang Việc hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5-6 tuổi có tác dụng phát triển tri giác kích thước các vật của trẻ và làm cho nó trở nên ổn định hơn, chính xác hơn và góp phần chuẩn bị cho trẻ học phép đo đạc ở trường tiểu học tạo cơ sở cho trẻ nắm kiến thức như một khái niệm toán học, phát triển ở trẻ khả năng dùng thước đo ước lệ để đánh giá kích thước của vật và hiểu được sự phụ thuộc giữa độ lớn của thước đo và kết quả đo. Trong các trường mầm non hiện nay, nhiệm vụ hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5-6 tuổi là một trong những nhiệm vụ được quy định chặt chẽ trong chương trình “Chăm sóc giáo dục trẻ mầm non”. Trong những năm qua, chương trình này đã thể hiện rất nhiều ưu điểm . Tuy nhiờn, việc tổ chức dạy trẻ 5-6 tuổi phép đo lường ở trường mầm non hiện nay vẫn chưa đạt hiệu quả cao, cách thức tiến hành và hiệu quả hoạt động này cũn có nhiều hạn chế. Trẻ tiếp thu kiến thức đo lường cũn máy móc, nắm biện pháp đo thì thiếu chính xác, hơn nữa trẻ không biết vận dụng chúng vào trong cuộc sống. Mặt khác, giáo viên mầm non cũn thiếu linh hoạt, sáng tạo trong việc soạn giáo án, phần lớn họ dạy theo kinh nghiệm, thói quen. Trong các hoạt động học đo lường có chủ đích, trẻ ít được luyện tập, đồng thời giáo viên ít chú ý tới việc cho trẻ thực hành đo, vì vậy dẫn đến tình trạng trẻ không có kỹ năng đo, hoặc kỹ năng đo thiếu chính xác. Mặt khác, việc tổ chức cho trẻ đo lường thường bị giáo viên giới hạn trong các tiết học, trẻ không được ứng dụng vào trong các hoạt động khác, từ đó dẫn đến mức độ nắm kỹ năng đo lường của trẻ còn thấp. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5-6 tuổi” nhằm nõng cao mức độ hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5-6 tuổi nhằm nâng cao mức độ hình thành kỹ năng này cho trẻ. Líp: K55 - Khoa Giáo dục Mầm non Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Bạch Thị Thu Trang 3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu. 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy trẻ 5-6 tuổi phép đo lường. 3.2. Đối tượng nghiên cứu. Một số biện pháp hình thành kỹ năng (KN) đo lường cho trẻ 5-6 tuổi. 4. Giả thuyết khoa học Mức độ hình thành kỹ năng đo lường của trẻ 5-6 tuổi còn chưa cao. Nếu ta xây dựng được một số biện pháp hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5-6 tuổi và phối hợp sử dụng chúng một cách hợp lý thì sẽ góp phần nâng cao mức độ hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận của một số biện pháp hình thành KN đo lường cho trẻ 5-6 tuổi. - Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng việc hình thành KN đo lường cho trẻ 5-6 tuổi - Xõy dựng một số biện pháp hình thành KN đo lường cho trẻ 5-6 tuổi. - Tiến hành thực nghiệm một số biện pháp hình thành KN đo lường cho trẻ 5-6 tuổi đã xõy dựng. 6. Phương pháp nghiêm cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc và phân tích một số tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lí luận của một số biện pháp hình thành KN đo lường cho trẻ 5-6 tuổi. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra: Điều tra bằng phiếu Anket đối với giáo viên mầm non bằng hệ thống câu hỏi nhằm nắm được thực trạng nhận thức và thái độ của giáo viên cũng như thực trạng sử dụng một số biện pháp hình thành KN đo lường cho trẻ 5-6 tuổi của giáo viên mầm non. Líp: K55 - Khoa Giáo dục Mầm non Trường ĐHSP Hà Nội 3 Khóa luận tốt nghiệp Bạch Thị Thu Trang - Phương pháp quan sát: + Quan sát hoạt động của GVMN trong quá trình tổ chức dạy trẻ 5-6 tuổi phép đo lường để đánh giá thực trạng việc hình thành KN đo lường cho trẻ 5-6 tuổi của giáo viên. + Quan sát hoạt động đo lường của trẻ và trò chuyện với trẻ để kiểm tra mức độ hình thành KN đo lường của trẻ. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Tiến hành thực nghiêm nhằm kiểm nghiệm tính khả thi, tính hiệu quả của một số biện pháp hình thành KN đo lường cho trẻ 5-6 tuổi đã xõy dựng - Phương pháp thống kê toán học. Xử lý kết quả nghiên cứu bằng các công thức toán thống kê. 7. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu và xây dựng một số biện pháp hình thành KN đo lường cho trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động làm quen với toán và trong hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non. 8. Đóng góp của đề tài Đề tài nhằm làm phong phú thêm lí luận và thực tiễn về một số biện pháp hình thành KN đo lường cho trẻ 5-6 tuổi. 9. Cấu trúc của đề tài Phần 1: Mở đầu Phần 2: Nội dung Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của một số biện pháp hình thành KN đo lường cho trẻ 5-6 tuổi Chương 2: Xây dựng một số biện pháp hình thành KN đo lường cho trẻ 5-6 tuổi Chương 3: Thực nghiệm một số biện pháp hình thành KN đo lường cho trẻ 5-6 tuổi. Kết luận và kiến nghị sư phạm Líp: K55 - Khoa Giáo dục Mầm non Trường ĐHSP Hà Nội 4 Khóa luận tốt nghiệp Bạch Thị Thu Trang B. NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP HèNH THÀNH KN ĐO LƯỜNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI 1.1. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Trên thế giới đã có nhiều nhà Tõm lý học giáo dục nghiên cứu về vai trò, ý nghĩa của việc hình thành cho trẻ những yếu tố của hoạt động đo đạc nhằm giúp trẻ xác định kích thước của các vật xung quanh trẻ một cách chớnh xác hơn. Ví dụ: Các nhà Giáo dục học Liên Xô cũ, như: A.M. Lêocina, E.I. Chikhõyeva đã đề xuất đưa nội dung dạy trẻ đo lường vào trong chương trình hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non nhằm chuẩn bị cho trẻ học phép đo đạc ở trường Tiểu học. Nối tiếp tư tưởng của các nhà Giáo dục học Liên Xô cũ, đã có nhiều nhà Giáo dục như: B.B. Danhilova, T.D. Rixterman… đã đề xuất nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức nhằm dạy trẻ mẫu giáo đo lường. Tuy nhiên các nhà Giáo dục đã đưa ra những ý kiến khác nhau về việc bước đầu nên dạy trẻ đo đại lượng nào: độ dài, hay thể tích của thể lỏng, thể hột hạt, thời gian….Những nghiên cứu thực tiễn của họ đã cho thấy rằng: Việc dạy trẻ đo độ dài của vật là phù hợp với khả năng của trẻ. Những kết quả nghiên cứu trên đã được phản ánh trong các chương trình GDMN của Liên Xô cũ và cả chương trình ngày nay. Các nhà Giáo dục trên đã đưa ra phương pháp dạy trẻ đo lường bằng hành dộng mẫu của giáo viên kết hợp với lời giảng giải, họ cũng đề xuất các dạng bài tập khác để hình thành và luyện tập KN đo lường cho trẻ. Ở Việt Nam, trong giáo trình “Phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non” của T.S Đỗ Thị Minh Liờn, giáo trình Líp: K55 - Khoa Giáo dục Mầm non Trường ĐHSP Hà Nội 5 Khóa luận tốt nghiệp Bạch Thị Thu Trang “Toán và phương pháp hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giỏo” của Th.S Đinh Thị Nhung và “Sách bồi dưỡng giáo viên” của tác giả Đào Như Trang đã có những định hướng chung cách thức dạy trẻ phép đo lường, cụ thể hoá phương pháp hình thành KN đo lường vào các đối tượng cụ thể, trong những điều kiện cụ thể theo Chương trình đổi mới với hướng dạy tích hợp theo chủ đề, chủ điểm giáo dục. Tuy nhiên, tớnh cho tới thời điểm hiện nay thì cũn thiếu các công trình và kết quả nghiên cứu cụ thể về các biện pháp hình thành KN đo lường cho trẻ 5-6 tuổi. Do đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp hình thành KN đo lường cho trẻ 5-6 tuổi” để nghiên cứu nhằm nõng cao mức độ hình thành KN đo lường cho trẻ, đồng thời góp phần làm phong phú thêm lý luận và thực tiễn về một số biện pháp hình thành KN đo lường cho trẻ 5-6 tuổi. 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KN ĐO LƯỜNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI. 1.2.1 Một số khái niệm cơ bản * Đo + Theo từ điển tiếng Việt do Văn Tân, Nguyễn Văn Đạm chủ biờn thỡ khái niệm này nghĩa là: - Tìm giá trị của một đại lượng bằng cách so sánh nó với một đại lượng cùng loại dùng làm cơ sở so sánh và gọi là đơn vị: Đo độ dài, đo thời gian, đo nhiệt độ… - Xác định độ lớn của một đại lượng, một vật bằng các dụng cụ đo chính xác như đo đất để chia, đo xem ai cao hơn. - Đo để lấy một đại lượng xác định của vật tính theo chiều dài: đo 2m vải. * Đo lường Từ những khi xã hội loài người có trao đổi giao dịch, người ta đã đặt ra đo lường. Sự đo lường xuất hiện trong hoạt động của con người, những Líp: K55 - Khoa Giáo dục Mầm non Trường ĐHSP Hà Nội 6 Khóa luận tốt nghiệp Bạch Thị Thu Trang dụng cụ đo lường đầu tiên xuất hiện căn cứ vào những bộ phận cơ thể con người như: Gang, ngón tay, bước chân, bàn chõn… Dần dần, khi nền kinh tế và khoa học kỹ thuật phát triển càng cao thì số lượng và mức độ chính xác của các dụng cụ đo lường cũng tăng lên rất nhiều. Và đo lường là một vấn đề rất quan trọng có liên quan đến những lĩnh vực hoạt động của con người. Đo lường là việc mô tả định lượng bằng các đơn vị đo, bao gồm số lượng, trọng lượng, khoảng cách, thời gian, nhiệt độ, âm lượng; những đại lượng này có thể đo bằng các đơn vị chuẩn hoặc các đơn vị không chuẩn mà trẻ lựa chọn như: Một vốc, một gang tay, vài bước chõn… Đo lường thường kéo theo việc sắp xếp các đối tượng theo trật tự phân hạng như tăng dần hoặc giảm dần của số lượng hay sắc thái. Mục đích của việc đo lường là để biết kích thước của vật đó là kết quả của phép đo, kết quả biểu thị bằng chữ số. Đo lường là hoạt động gồm có quá trình đo và kết quả đo. Kết quả đo được xác định tuỳ thuộc vào đơn vị đo. Chính vì vậy trước khi thực hiện quá trình đo phải lựa chọn đơn vị đo phù hợp. Đồng thời khi thông báo kết quả đo phải nói rõ đơn vị đo. Vì vậy khi nói kết quả đo cần phải gắn số kết quả với tên gọi của thước đo. Có hai cách đo: - Đo trực tiếp: Là phép đo một đại lượng vật lý nào đó mà không cần thông qua một đại lượng trung gian khác. - Đo gián tiếp: Là phép đo một đại lượng mà cần sử dụng một đại lượng trung gian khác. Hiện nay, trẻ MGL có thể nắm được một vài dạng đo bằng các dụng cụ đo khác nhau, các dụng cụ đo này phụ thuộc vào đặc điểm của vật để đo - Dạng đo thứ nhất: Đo độ dài - trẻ đo các chiều đo kích thước như: đo chiều dài, chiều rộng, chiều cao của vật bằng các đơn vị đo khác nhau như: Que tính, băng giấy, bước chân, gang tay… Líp: K55 - Khoa Giáo dục Mầm non Trường ĐHSP Hà Nội 7 Khóa luận tốt nghiệp Bạch Thị Thu Trang - Dạng đo thứ hai: Đo thể tích như đong số lượng nước trong chậu, số lượng gạo, cát trong hộp bằng ca, cốc… Ở lớp MGL, trên giờ học trẻ được học đo theo dạng đo thứ nhất, còn dạng đo thứ hai trẻ chỉ được làm quen ở hoạt động khác như: Trong hoạt động ngoài trời, hoặc ở góc khám phá khoa học trong hoạt động vui chơi. * Kỹ năng và kỹ năng đo lường + Kỹ năng: Có nhiều khái niệm khác nhau về kỹ năng - Theo A.G.Covaliop thì: Kỹ năng là phương thức thực hiện hành động thích hợp với mục đích và điều kiện hành động. - Theo N.D.Lờvitụp thì: Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó trong một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định. Người có kỹ năng hành động là người nắm vững và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả. Để hình thành kỹ năng, con người không chỉ nắm vững lý thuyết về hành động mà phải vận dụng vào thực tế. - Theo từ điển Văn Học Giáo Dục Việt Nam của GS. Vũ Ngọc Khánh: “Kỹ năng là loại hành động có ý thức, dựa vào sự hiểu biết về cách thức tiến hành công việc nào đó. Đó là giai đoạn trung gian giữa tri thức và kỹ xảo trong quá trình nắm vững một phương thức hành động. Kỹ năng hình thành do luyện tập hay bắt chước”. - PGS. Ngô Công Hoàn, GS. Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành trong giáo trình “Tâm Lý Học đại cương “đều cho rằng: Kỹ năng là một năng lực của con người biết vận dụng các thao tác của một hành động theo đúng quy trình. Như vậy, từ những ý kiến trên chúng tôi thấy quan điểm của các tác giả về kỹ năng theo hai hướng sau: - Coi kỹ năng như là kỹ thuật của hành động Líp: K55 - Khoa Giáo dục Mầm non Trường ĐHSP Hà Nội 8 Khóa luận tốt nghiệp Bạch Thị Thu Trang - Coi kỹ năng như là năng lực giải quyết vấn đề của con người. Theo chúng tôi, kỹ năng là khả năng thực hiện có hiệu quả một hành động trên cơ sở nắm vững phương thức thực hiện và sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm phù hợp với điều kiện hoàn cảnh. Như vậy, kỹ năng được xem xét nghiêng về năng lực của con người, kỹ năng theo khuynh hướng này vừa có tính ổn định, vừa có tính mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo, vừa có tính mục đích và được biểu hiện ở một số dấu hiệu đặc trưng sau: - Kỹ năng là mặt kỹ thuật của thao tác hành động. - Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một hành động hay một nhóm hành động dựa trên cơ sở của tri thức, của các điều kiện và phương tiện phù hợp với mục đích đã xác định. - Sự hình thành và mức độ phát triển của các kỹ năng được xác định trên cơ sở của tính chính xác, tính thành thạo, tính linh hoạt và sự phối hợp nhịp nhàng của các động tác của hành động. + Kỹ năng đo lường KN đo lường là năng lực thực hiện có kết quả hành động xác định độ lớn của đại lượng bằng các đơn vị đo không chuẩn. Việc đo các đối tượng bằng các thước đo ước lệ không phải là một phép tính toán học, điều này xuất phát từ một số nguyên nhân, như: Thứ nhất - thước đo được lựa chọn một cách ngẫu nhiên phụ thuộc vào tình huống và các điều kiện cụ thể. Nguyên nhân thứ hai có liên quan với nguyên nhân thứ nhất – vì đo bằng thước đo ước lệ cho nên việc đánh giá kích thước sẽ kém chính xác so với việc đo bằng các thước đo chuẩn. Ví dụ: Khi đo chiều dài đoạn đường bằng bước chân, nhưng chiều dài bước chân lại không đều, nên kết quả đo sẽ khác nhau ở các lần đo khác nhau. * Biện pháp Trong cuộc sống, bất cứ ai cũng phải vận động để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, có những hành động khi chúng ta thực hiện có thể vượt qua Líp: K55 - Khoa Giáo dục Mầm non Trường ĐHSP Hà Nội 9 Khóa luận tốt nghiệp Bạch Thị Thu Trang một cách dễ dàng nhưng có những hoạt động thì vô cùng khó khăn. Chúng ta phải xây dựng những biện pháp để làm sao vượt qua được những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Vậy biện pháp là gì? Trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên giải” tác giả Nguyễn Văn Đạm cho rằng: Biện pháp là cách làm, cách hành động, đối phó để đi đến một mục đích nhất định. Theo “Từ điển Tiếng Việt” do Hoàng Phi chủ biên thì: Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể. Như vậy nghĩa chung nhất của biện pháp là cách để thực hiện một công việc cụ thể nào đó nhằm đạt được mục đích đề ra. + Biện pháp hình thành KN đo lường cho trẻ 5 – 6 tuổi. Như chúng ta đã biết, biện pháp là cách thức, cách làm, cách hành động, đối phó để đi tới mục đích nhất định hay biện pháp là cách giải quyết vấn đề cụ thể, trước những vấn đề khó khăn của thực tiễn với đối tượng cụ thể, những khó khăn đã được xác định từ đó đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện tình hình thực tiễn, giúp giải quyết vấn đề hiện tại được tốt hơn. Như vậy, chúng ta có thể hiểu biện pháp hình thành KN đo lường cho trẻ 5 – 6 tuổi là những cách thức, cách làm được lặp đi lặp lại nhằm hình thành ở trẻ khả năng thực hiện có hiệu quả hành động đo lường trên cơ sở nắm vững ý nghĩa của phép đo, biết cách đo lường và biết sử dụng đồ dùng để thực hiện phép đo cũng như biết vận dụng kỹ năng đo vào các tình huống khác nhau trong cuộc sống. Đối với trẻ mầm non, làm quen với toán nói chung và dạy trẻ phép đo lường nói riêng là một nội dung tương đối khó nhưng lại có một sức hấp dẫn rất lớn với trẻ. Dưới sự tổ chức, hướng dẫn của cô và sự tích cực hoạt dộng của bản thân trẻ, đứa trẻ đó tớch luỹ cho mình những kiến thức toán học sơ đẳng nhất để chuẩn bị vào học ở trường phổ thông. Líp: K55 - Khoa Giáo dục Mầm non Trường ĐHSP Hà Nội 10 [...]... tổ chức cho trẻ được thực hành đo trong những điều kiện khác nhau với những đối tượng khác nhau để hoàn thiện KN đo lường cho trẻ 1.3 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC HÌNH THÀNH KN ĐO LƯỜNG CHO TRẺ 5- 6 TUỔI Để có cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng một số biện pháp hình thành KN đo lường cho trẻ 5- 6 tuổi, chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng việc tổ chức quá trình hình thành KN đo lường cho trẻ 5- 6 tuổi và... giáo viên mầm non về việc hình thành KN đo lường cho trẻ 5- 6 tuổi - Quan sát hoạt động của trẻ trên giờ học để xác định mức độ nắm KN đo lường của trẻ - Phương pháp khảo sát kết quả đo lường của trẻ - Xử lý số liệu thu được bằng phương pháp thống kê toán học 1.3 .5 Kết quả điều tra 1.3 .5. 1 Thực trạng chương trình dạy đo lường cho tr ẻ 5- 6 tuổi Dạy đo lường cho trẻ 5- 6 tuổi là một trong những nội dung... - Thực trạng chương trình dạy trẻ 5- 6 tuổi phép đo lường - Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về việc hình thành KN đo lường cho trẻ 5- 6 tuổi - Thực trạng các biện pháp được giáo viên sử dụng để dạy trẻ 5- 6 tuổi phép đo lường - Thực trạng mức độ hình thành KN đo lường của trẻ 5- 6 tuổi 1.3.3 Thời gian điều tra Từ ngày 25/ 12/2008 đến ngày 26/ 2/2009 1.3.4 Phương pháp điều tra - Sử dụng phiếu trưng... độ hình thành KN đo lường của trẻ 5- 6 tuổi thành 4 mức độ như sau: • Mức độ 1: Rất cao 18 – 20 điểm • Mức độ 2: Cao 14- 17 điểm • Mức độ 3: Trung bình 10- 13 điểm • Mức độ 4: Thấp dưới 10 điểm Bảng 1.2 Thực trạng mức độ hình thành KN đo lường của trẻ 5- 6 tuổi Mức độ hình thành KN đo lường của trẻ Rất cao Số trẻ 50 SL 8 % 16 Cao SL 11 % 22 Trung bình SL 15 % 30 Thấp SL 16 % 32 Số trẻ quan sát là 50 ... việc hình thành KN đo lường cho trẻ 5- 6 tuổi Qua 24 phiếu điều tra có 8 giáo viên (33,3 %) cho rằng việc hình thành KN đo lường cho trẻ 5- 6 tuổi là rất cần thiết, 16 giáo viên (66 ,67 %) cho rằng cần thiết Như vậy tất cả các ý kiến của giáo viên mầm non đều cho rằng việc dạy trẻ KNĐL là cần thiết, không chỉ đối với việc hình thành KN đo lường mà cả đối với đời sống hàng ngày của trẻ Tuy nhiên, mặc dù... nay Bảng 1.1 Kết quả việc sử dụng các biện pháp hình thành KN đo lường cho trẻ 5- 6 tuổi của giáo viên trong trường mầm non hiện nay Thường Thỉnh thoảng Không bao xuyên STT 1 Biện pháp Lập kế hoạch giờ Số phiếu 20 % 83,3 24 100 Số % Số phiếu phiếu 4 16, 67 0 % 0 cho nội dung hình thành KN 2 đo lường cho trẻ Sử dụng hành 0 0 0 0 động đo mẫu kết hợp lời giảng 31 Líp: K 55 - Khoa Giáo dục Mầm non Hà Nội Trường... chính sau: - Đo độ dài của một vật bằng các đơn vị đo khác nhau - Đo độ dài các vật bằng một đơn vị đo nào đó So sánh và diễn đạt kết quả đo - Đo thể tích, dung tích các vật bằng đơn vị đo nào đó So sánh và diễn đạt kết quả đo Các nội dung dạy trẻ đo lường trên cơ sở đó hình thành KN đo lường cho trẻ được thực hiện dưới các hình thức sau: * Tiết học dạy trẻ 5- 6 tuổi phép đo lường (hoạt động học đo có chủ... 14 58 ,3 9 37, 1 4, 16 1 4,1 5 23 95, 8 0 0 các bài tập đo đa dạng Tạo cơ hội cho 5 6 16 66, 67 trẻ được vận 8 33, 0 0 3 dụng KNĐL đã học Dựa trên kết quả điều tra ở bảng trên, ta thấy: nhìn chung, giáo viên đã sử dụng nhiều biện pháp sư phạm trong quá trình dạy trẻ phép đo, trong đó biện pháp 1,2,4 thường xuyên được sử dụng hơn Cụ thể như sau: • Biện pháp lập kế hoạch cho nội dung hình thành KN đo lường. .. nó đối với việc học đo đạc ở trường tiểu học, bước đầu nắm được đối tượng đo, thước đo và bước đầu hình dung được cách thức đo Giai đo n này có ý nghĩa khá quan trọng, mang tính chất định hướng cho hành động đo lường của trẻ • Giai đo n 2: Giai đo n hình thành kỹ năng đo lường sơ đẳng Sau khi có sự hướng dẫn và làm mẫu của người có kỹ năng đo lường cao hơn, trẻ bắt đầu hành động, trẻ có thể hành động... biết cho trẻ, đồng thời phát triển các chức năng tâm lý chung Có tất cả 4 loại tiết học hình thành KN đo lường cho trẻ 5- 6 tuổi Nhiệm vụ của mỗi tiết học cụ thể như sau: Tiết học 1: Mục đích của pháp đo Tiết học 2: Tập đo độ dài đối tượng Tiết học 3: Đo một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau Tiết học 4: Đo các đối tượng có kích thước khác nhau bằng một đơn vị đo * Dạy trẻ đo ở mọi lúc, mọi nơi Để hình . hình thành KN đo lường cho trẻ 5-6 tuổi - Xõy dựng một số biện pháp hình thành KN đo lường cho trẻ 5-6 tuổi. - Tiến hành thực nghiệm một số biện pháp hình thành KN đo lường cho trẻ 5-6 tuổi. Một số biện pháp hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5-6 tuổi nhằm nõng cao mức độ hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp hình thành. đo lường cho trẻ 5-6 tuổi Chương 2: Xây dựng một số biện pháp hình thành KN đo lường cho trẻ 5-6 tuổi Chương 3: Thực nghiệm một số biện pháp hình thành KN đo lường cho trẻ 5-6 tuổi. Kết

Ngày đăng: 22/08/2015, 17:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan