Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
370,09 KB
Nội dung
BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 Lời mở đầu Thế kỷ 21 là thế kỷ của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam hiện nay là nước đang phát triển, đang trên con đường hội nhập với kinh tế quốc tế. Đó là xu thế tất yếu mà chúng ta không thể tránh khỏi.Chính vì vậy mà việc mua bán trao đổi với các quốc gia khác là việc hết sức quan trọng. Việc đẩy mạnh kinh ngạch xuất khẩu sẽ giúp thu về nhiều ngoai tệ để phát triển đất nước. Vì lý do đó mà các thị trường tiềm năng, có nhu cầu nhập khẩu luôn thu hút sự chú ý của các thương nhân Việt Nam. EU là 1 liên minh vững mạnh trên thế giới, là tập hợp của nhiều quốc gia giàu có, nhu cầu về các lọai hàng hóa đa dạng nên EU chính là 1 trong những thị trường tiềm năng đó. Thực tế đã cho thấy là trong những năm gần đây kim ngạch xuất nhập khẩu giữa EU và Việt Nam ngày càng lớn. Tìm hiểu về EU, về quá trình hình thành, phát triển và đặc biệt là các chính sách GSP của EU dành cho các nước đang phát triển sẽ giúp các thương nhân Việt Nam thuận tiện hơn trong việc trao đổi mua bán với EU. Giúp các thương nhân Việt Nam khai thác tốt nhất các lợi thế của mình đồng thời tránh được những sai sót không đáng có trong mua bán quốc tế. Đồng thời đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng hóa giữa 2 thị trường. Hiện nay, khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO thì điều này càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Vì những lý do trên mà chúng ta cần tìm hiểu về EU và các chính sách GSP của EU dành cho các nước đang phát triển như Việt Nam. BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM Trang 2 Phần I: Quá trình ra đời của EU. Châu Âu là xứ sở và cội nguồn của tiến bộ khoa học kỹ thuật và văn minh thế giới, đăc biệt với hai sự kiện lịch sử trọng đại ở hai nước Tây Âu đó là cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh trong thế kỷ 18 và cuộc cách mạng Tư sản Pháp 1789, Châu Âu đã để lại dấu ấn đậm nét đối với lịch sử thế giới từ cận đại cho đến nay. Có thể nói nếu Châu Âu thống nhất sẽ tạo thành sức mạnh vô song, chính vì điều đó mà lịch sử Châu Âu là lịch sử của việc thực hiện những ý tưởng về thống nhất Châu Âu bằng nhiều biện pháp, dưới nhiều hình thức khác nhau từ quân sự, chính trị đến kinh tế. • Ý tưởng thống nhất Châu Âu bằng quân sự đã được Napoleon thực hiện bằng cuộc chiến tranh 1804-1810, và Đức Quốc Xã thực hiện bằng việc phát động các cuộc chiến tranh trong thế kỷ 20. • Ý tưởng thống nhất Châu Âu bằng chính trị và ngoại giao đã được các cường quốc Châu Âu cố gắng thực hiện thông qua việc triệu tập Hội nghị Viên (1814- 1815), ký hiệp ước thành lập khối liên minh ba nước Đức, Áo, Ý (1882) và khối hiệp ước Anh, Pháp, Nga (1907). Nhưng kết quả chỉ để lại một Châu Âu bị tàn phá, đổ nát và bị chia sẻ sâu sắc thành nhiều mảnh. Trải qua nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt và đẫm máu, đặc biệt là Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nhà lãnh đạo Châu Âu đã nhận ra “con đường duy nhất để xây dựng một Châu Âu hùng cường với một nền hoà bình bền vững là thống nhất Châu Âu trong một cơ chế kinh tế- chính trị”. Từ ý tưởng đó, ngày 9-5-1950 Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman đã đưa ra sáng kiến khởi đầu cho quá trình thống nhất Châu Âu, hình thành EU, ông đã đề nghị liên minh các ngành công nghiệp than và thép của Tây Âu. • Ngày 18-4-1951 tại Paris, Hiệp định thành lập Cộng đồng Than và Thép Châu Âu (European Coal and Steel Community- ECSC) đã được ký kết, gồm 6 nước thành viên: Bỉ, Cộng hoà Liên bang Đức (Tây Đức), Pháp, Italia, Hà Lan và Lucxembourg. Ngày 6-1955 tại hội nghị Messine (Ý), ngoại trưởng 6 nước ECSC đã bàn đến ý tưởng liên kết kinh tế một cách sâu rộng hơn, tiến tới thành lập Thị trường chung Châu Âu. Ngày 25-3-1957 tại Rome, ngoại trưởng 6 nước đã thảo luận 4 vấn đề chủ yếu do ngoại trưởng Italia Paul Henry Spack soạn thảo: - Hợp tác trong các ngành năng lượng cổ truyền (điện, khí đốt); - Hợp tác trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình; - Mở rộng và phát triển hệ thống giao thông vận tải Châu Âu; BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM Trang 3 - Xây dựng thị trường chung Châu Âu. Kết quả hai hiệp định quan trọng đã được ký kết, đánh dấu một bước tiến quyết định trong quá trình thống nhất Châu Âu: • Thành lập cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu (EURATOM) · Thành lập Cộng đồng kinh tế Châu Âu (European Economic Community- EEC) Như vậy, đến năm 1957 đã có 3 tổ chức lien kết ở các nước Tây Âu với các chức năng cụ thể: ECSC chịu trách nhiệm điều tiết việc sản xuất, phân phối than và thép cho thị trường; Đề ra các chính sách kiểm sóat giá cả, khuyến khích thương mại và đầu tư. EURATOM là tổ chức liên kết 6 nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, đưa ra các quy định nhằm thúc đẩy công việc hợp tác nghiên cứu phổ biến kiến thức, bảo vệ môi trường, khai thác nguồn nguyên liệu, đầu tư- xây dựng các cơ sở năng lượng nguyên tử, thành lập một thị trường chung về năng lượng nguyên tử giữa các thành viên. EEC boa gồm những lĩnh vực kinh tế rộng hơn so với hai cộng đồng trên; mục đích của EEC là xây dựng một thị trường chung Châu Âu; Từng bước hội nhập kinh tế để tiến tới một thị trường thống nhất; Xóa bỏ những trở ngại cho qua trình lưu thông hàng hóa giữa các nước, như: thuế quan, hạn ngạch, … Xây dựng biểu thuế quan chung, chính sách đối ngoại chung cho các nước thành viên trong khối; Xóa bỏ những trở ngại cho quá trình di chuyển vốn vá sức lao động giữa các thành viên trong khối; Xây dựng và thực hiện chính sách chung về phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải, các chính sách xã hội… Để đảm bảo tính chặt chẽ, phát huy có hiệu quả các mối liên kết, ngày 1-7- 1967 ba tổ chức ECSC, EURATOM và EEC hợp nhất thành EC- European Community- Cộng đồng Châu Âu, gồm 6 nước: CHLB Đức, Pháp, Italia, Bỉ, Hà Lan và Lucxembourg. EC là tiền thân của EU ngày nay, có 3 mục đích cơ bản: giữ gìn hòa bình; thống nhất về kinh tế; thống nhất về chính trị. Tuy nhiên trong giai đọan đầu không phải mọi nước Tây Âu đều tán đồng việc thành lập EC. Ví dụ như Anh, với chủ trương dựa vào Mỹ để chống Liên Xô và xây dựng quan hệ “bạn bè đặc biệt” với Mỹ. Tháng 5-1960, Anh chủ xướng thành lập Hiệp hội mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA) gồm: Anh, Nauy, Thụy Điển, Áo, Bồ Đào Nha, Ireland và Thụy Sĩ. Nhưng đó chỉ là một tổ chức liên kết kinh tế đơn thuần và Anh đã không thành công như mong muốn. Trước sự thành công và lớn mạnh của EC, các nước ngoài khối lần lượt xin gia nhập EC và quá trình mở rộng tổ chức này bắt đầu diễn ra: BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM Trang 4 - Lần mở rộng thứ nhất: Ngày 22-1-1972 Hiệp ước Brussells được ký kết, theo đó, kể từ ngày 1-1-1973, EC chính thức công nhận ba thành viên mới Anh, Ireland và Đan Mạch. - Lần mở rộng thứ hai: Ngày 12-6-1975 Hy Lạp (mở đầu cho các nước Nam Âu) đệ đơn xin gia nhập EC nhưng mãi đến 1-1-1981 Hy Lạp mới được chính thức kết nạp và trở thành viên thứ 10 của EC. - Lần mở rộng thứ ba: Ngày 23-8-1977 Bồ Đào Nha và sau đó ngày 28-7- 1978 Tây Ban Nha đệ đơn xin gia nhập EC. Đến 1-1-1986, trải qua gần 10 năm bền bỉ chờ đợi thì hai Hiệp ước mới được ký kết tại Lisbon và Madrid, theo đó Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha trở thành thành viên thứ 11 và 12 của EC. - Ngày 29-5-1986 lá cờ của EC có màu xanh dương sẫm với 12 ngôi sao vàng lần đầu tiên bay trên bầu trời Châu Âu lộng gió. Không chỉ thay đổi lớn mạnh về số lượng qua những lần mở rộng, kết nạp thêm thành viên mới, mà EC còn có những thay đổi to lớn về chất với dấu mốc quan trọng là Hiệp ước Maastricht. - Đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, Liên Xô và phe XHCN tan rã, cuộc chiến tranh lạnh của thế giới, lưỡng cực, sự đối đầu Đông-Tây chấm dứt. Đăc biệt bức tường Berlin sụp đổ, nước Đức thống nhất hùng mạnh đã trở thành một nhân tố quan trọng tạo nên một trật tự mới ở Châu Âu nói riêng và tòan thế giới nói chung. Trước sự biến đổi sâu sắc của thế giới, EC muốn khẳng định vai trò và vị trí của mình thì cần phải liên kết chặt chẽ hơn nữa. Với ý tưởng đó, Hội nghị Thượng đỉnh các nước EC đã nhóm họp tại Maastricht (Hà Lan) để bàn về một Hiệp ước mới- thành lập Liên minh Châu Âu. - Vào mùa hè năm 1991 các nước EC đã đàm phán thành công với các nước EFTA về việc thành lập khu vực kinh tế Châu Âu (EEA), một không gian kinh tế thống nhất rộng lớn ở Tây Âu. - Năm 1992, các nước ký kết Hiệp ước Maastricht, giới thiệu một hình thức hợp tác mới giữa các quốc gia thành viên như: phòng thủ, xét xử tội phạm, nội vụ và quyền công dân. Bằng cách mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực khác ngoài kinh tế, Hiệp ước Maastricht đã tạo ra Liên minh Châu Âu (EU) thay cho Cộng đồng Châu Âu. Từ đó các nước thành viên bắt đầu cùng tham gia giải quyết những vấn đề và đưa ra chính sách chung từ nông nghiệp đến văn hóa, cạnh tranh thương mại, môi trừơng, vận chuyển … Đáng chú ý là Hiệp ước này cho phép tất cả các công dân của các thành viên có quyền sống và bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử ở bất kỳ quốc gia thành viên nào. EU cũng bãi bỏ chế độ kiểm tra hộ chiếu và hải quan ở biên giới các nước thành viên. Và cũng theo Hiệp ước này thì một số chính sách đã thay đổi đáng kể bộ mặt EU như: chính sách nông nghiệp chung nhằm mục đích hỗ trợ nông dân với các biện pháp canh tác vừa đảm bảo sức khỏe, nâng cao BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM Trang 5 chất lượng nông sản, vừa bảo vệ môi trường. Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường cũng đã trở thành tiêu chuẩn chung trong các chính sách của EU về những vấn đề khác. Tiến tới sử dụng đồng tiền chung … - Sau một thời gian trưng cầu dân ý , ngày 1-1-1993, Hiệp ước Maastricht- Hiệp ước Liên minh châu Âu đã có hiệu lực sau khi được tất cả 12 nước thành viên EC phê chuẩn. Kể từ đây EU (European Union)- Liên minh châu Âu chính thức ra đời. Trụ sở đặt tại Brussells (Thủ đô Vương quốc Bỉ), chọn cờ của EC làm quốc kỳ, và bài “Ode to joy” từ bản giao hưởng số 9 của Beethoven trở thành bài quốc ca của EU. - Lần mở rộng thứ tư: ngày 1-1-1995 EU đã chính thức kết nạp thêm ba thành viên mới: Áo, Phần Lan và Thụy Điển. - Lần mở rộng thứ năm: lần mở rộng lớn nhất trong lịch sử EU. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Amsterdam năm 1997, các nước thành viên EU đã tập trung thảo luận và thông qua sửa đổi quan trọng trong Hiệp ước Maastricht về thành lập Liên minh Châu Âu cùng những cải tổ sâu sắc hệ thống thể chế của EU. Trong đó điểm quan trọng là việc quy định mở rộng số thành viên của EU, Ủy ban châu Âu đã chọn 6 nước gồm: Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Estonia, Slovenia và Síp để đàm phán và kết nạp đợt đầu vào năm 2002-2003. Hội nghị cấp cao EU tại Helsinki năm 1999-2000 đã kết thúc với một tuyên bố chung: “Tuyên bố thiên niên kỷ”- xác định lộ trình kết nạp thêm 13 thành viên mới gồm: Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Estonia, Slovenia, Síp, Bungary, Latvia, Litva, Malta, Rumani, Slovakia và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 16-4-2002, tại Athens (Hy lạp), các nguyên thủ quốc gia và những người đứng đầu của 15 nước trong EU và 10 nước ứng cử viên ở Trung và Đông Âu (là Ba Lan, Hungary, Slovakia, Slovenia, Szech, Estonia, Latvia, Litva, Malta và Síp) đã ký vào Hiệp ước mở rộng EU lớn nhất từ trước đến nay. Ngày 1-5-2004, quốc kỳ của 10 nước Ba Lan, Hungary, Slovakia, Slovenia, Szech, Estonia, Latvia, Litva, Malta và Síp đã được kéo lên tại trụ sở của Ủy ban châu Âu, đánh dấu một sự kiện lịch sử trọng đại, kể từ nay EU đã có 25 thành viên. Ngày 1-1-2007 hai nước Rumani và Bungary đã trở thành thành viên chính thức của EU. Hiện nay, EU với 27 thành viên, có diện tích là 4.422.773 km 2 , dân số là 492,9 triệu người (2006); với tổng GDP là 11,6 nghìn tỉ euro ( ~ 15,7 nghìn tỉ USD) trong năm 2007. Hầu hết các quốc gia châu Âu đều đang là thành viên Liên minh châu Âu. BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM Trang 6 Phần II: Ưu đãi thuế quan GSP và chính sách GSP của EU dành cho các nước đang phát triển. I/ Tổng quan về GSP và các đặc điểm chung của GSP : Hệ thống ưu đãi phổ cập là kết quả của các cuộc đàm phán liên chính phủ được tổ chức dưới sự bảo trợ của Hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD). Theo Hệ thống ưu đãi phổ cập, các ưu đãi về thuế quan được áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu từ các nước đang phát triển, trên cơ sở không cần có đi có lại và không phân biệt đối xử. Hệ thống ưu đãi phổ cập, tên tiếng Anh là Generalized System of Preferences (viết tắt GSP), là một hệ thống mà theo đó các nước phát triển, được gọi là các nước cho hưởng, cho các nước đang phát triển, được gọi là các nước được hưởng, hưởng chế độ ưu đãi bằng cách giảm hoặc miễn thuế. Chế độ ưu đãi được xây dựng trên cơ sở không có sự phân biệt và không đòi hỏi bất kỳ nghĩa vụ nào từ phía các nước đang phát triển. Trên cơ sở của Hệ thống GSP, mỗi quốc gia xây dựng một chế độ GSP cho riêng mình với những nội dung, quy định, mức ưu đãi khác nhau tuy nhiên mục tiêu của hệ thống GSP vẫn được đảm bảo. 1. Các mục tiêu chính của GSP : - Tạo điều kiện để các nước đang phát triển thấy được khả năng tiềm tàng về mở rộng buôn bán phát sinh từ chế độ GSP và tăng cường khả năng sử dụng chế độ này. - Tăng kim ngạch xuất khẩu của các nước được hưởng. - Thúc đẩy công nghiệp hoá của các nước này. - Đẩy mạnh mức tăng trưởng kinh tế của những nước này. - Phổ biến thông tin về các quy định và thủ tục điều chỉnh buôn bán theo chế độ này. - Giúp đỡ các nước được hưởng thiết lập những điểm trọng tâm trong nước để tăng cường sử dụng GSP. - Cung cấp thông tin về các quy định liên quan đến thương mại như thuế chống phá giá và chống bù giá, các quy định hải quan, thủ tục giấy phép nhập khẩu, và pháp luật thương mại khác quy định các điều kiện thâm nhập thị trường các nước cho hưởng. Chế độ ưu đãi phổ cập mới không có giới hạn ưu đãi. Các hạn ngạch trước kia, khối lượng xác định được miễn thuế hoặc các mức trần hạn chế khối lượng hàng xuất khẩu được hưởng ưu đãi đã được loại bỏ. Miễn giảm thuế BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM Trang 7 được điều chỉnh theo mức độ nhạy cảm của sản phẩm mà đã được chia làm bốn loại sau: - Các sản phẩm rất nhạy cảm: ví dụ như dệt may, quần áo - Các sản phẩm nhạy cảm: ví dụ như sản phẩm da, giày dép - Các sản phẩm bán nhạy cảm: đồ trang sức, hàng điện tử và một số hàng da - Các sản phẩm không nhạy cảm: nội thất bằng gỗ, đồ chơi, trò chơi, hàng thể thao. 2. Nội dung chính của GSP: 2.1 Nước cho hưởng ưu đãi GSP: Những nước đang có chế độ ưu đãi phổ cập: Hiện nay, có nhiều chế độ ưu đãi khác nhau đang hoạt động tại các nước phát triển, bao gồm các nước thành viên của EU như EU, Nhật, Niu - Di - Lân, Thuỵ Sĩ, Bun - Ga - Ry, Hung - Ga - Ry, Séc, Ba Lan, Nga, các quốc gia trung lập (CIS), Ca - Na - Đa, Na - Uy, Ôx-Trây-Lia, Ru-Ma-Ni. 2.2 Nước được hưởng GSP: Bao gồm những nước đang phát triển và những nước kém phát triển. Các nước kém phát triển thường được hưởng một chế độ đặc biệt riêng, có nhiều ưu đãi hơn các nước đang phát triển. Đối với mỗi quốc gia dành ưu đãi, các nước được hưởng được liệt kê trong danh sách ban hành kèm theo chế độ GSP. Danh sách này có thể được sửa đổi bổ sung. 2.3 Hàng hoá được hưởng ưu đãi: Hàng hoá được hưởng ưu đãi được phân loại thành hai nhóm: các sản phẩm công nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp. Danh mục hàng hoá được hưởng được các nước cho hưởng ưu đãi ban hành có sửa đổi định kỳ và được xây dựng trên có sở biểu thuế xuất nhập khẩu của nước đó. Việc bổ sung hay loại bỏ một mặt hàng nào đó trong Danh mục được các nước cho hưởng ưu đãi thực hiện dựa trên tình hình sản xuất trong nước mặt hàng đó. 2.4 Mức độ ưu đãi: Các nước cho hưởng ưu đãi quy định thuế suất ưu đãi cho chế độ GSP dựa trên mức thuế suất của chế độ đối xử tối huệ quốc (MFN). Nhìn chung, thuế suất ưu đãi theo chế độ GSP ở mức thấp khoảng vài phần trăm hoặc được miễn hoàn toàn. 2.5 Cơ chế bảo vệ: Với ưu đãi thuế quan GSP được hưởng, hàng hoá của các nước được hưởng sẽ có thêm ưu thế trong thị trường nứơc nhập khẩu. Tuy nhiên, hàng hoá này sẽ tạm thời không được hưởng ưu đãi thuế quan GSP nữa trong một số trường hợp nhất định. Khi một hàng hoá nhập khẩu theo GSP ảnh hưởng đến BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM Trang 8 công nghiệp sản xuất mặt hàng đó trong nước, nước cho hưởng ưu đãi sẽ thực hiện những biện pháp cần thiết theo cơ chế bảo vệ của hệ thống GSP. Có nhiều cơ sở để xác định hàng hoá nhập khẩu theo GSP có ảnh hưởng tới nền công nghiệp nội địa không, thường là một mức trần về khối lượng nhập khẩu, về khối lượng trị giá thực hiện 2.6 Hàng thủ công: Có nhiều nước cho hưởng ưu đãi cho phép các hàng thủ công và/hoặc sản phẩm làm bằng tay được hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt. Chế độ này được ban hành như một bộ phận của quy chế GSP hoặc cũng có thể vượt ra ngoài phạm vi đó theo các thoả thuận riêng. Thông thường chế độ ưu đãi đối với các hàng này là miễn thuế. Tuy nhiên các quy tắc của các nước cho hưởng ưu đãi rất khác nhau ở việc xác định thế nào là hàng thủ công, mức độ ưu đãi, quản lý hạn ngạch, các loại chứng từ phải xác nhận, các yêu cầu về pháp lý phải tuân thủ v.v 2.7 Quy tắc xuất xứ: Quy tắc xuất xứ là yếu tố chính của tất cả các chế độ GSP và việc hiểu rõ và áp dụng chính xác quy tắc này mang tính tối quan trọng trong việc thực hiện chế độ GSP. Mục đích chính của Quy tắc xuất xứ là đảm bảo là những lợi ích của chế độ ưu đãi thuế quan theo Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) chỉ được dành cho những sản phẩm mà thực sự có được do thu hoạch, sản xuất, gia công hoặc chế biến ở những nước xuất khẩu được hưởng. Một mục đích nữa là những sản phẩm xuất xứ ở một nước thứ ba, ví dụ là một nước không được hưởng, chỉ quá cảnh qua, hoặc đã chỉ trải qua một giai đoạn chế biến không đáng kể hoặc không ảnh hưởng tới thành phần, bản chất của sản phẩm tại một nước được hưởng ưu đãi, sẽ không được hưởng ưu đãi từ chế độ thuế quan GSP. Tuy nhiên, vai trò của quy tắc xuất xứ trong thương mại quốc tế không giới hạn trong các ưu đãi thuế quan. Trên thực tế, khái niệm xuất xứ hàng hoá là một công cụ chủ yếu của mọi chính sách thương mại, từ việc đàm phán khu vực mậu dịch tự do hoặc hình thành một khối kinh tế khu vực đến việc áp dụng thuế chống phá giá hoặc cấp giấy phép nhập khẩu. Các yếu tố chính của quy tắc xuất xứ - Tiêu chuẩn xuất xứ - Điều kiện về vận chuyển - Chứng từ xác nhận hai điều trên. Ngoài ra, còn có các quy định bổ sung khác phải tuân thủ. Sản phẩm xuất khẩu từ một nước được hưởng có thể được chia làm hai nhóm sau: BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM Trang 9 (a) Những sản phẩm được sinh trưởng hoàn toàn, được lấy từ đất hoặc được thu hoạch trong nước xuất khẩu, hoặc được sản xuất chỉ từ những sản phẩm này. Những sản phẩm như vậy, được gọi là sản phẩm "xuất xứ toàn bộ", có xuất xứ GSP bởi vì hoàn toàn không sử dụng các bộ phận hay nguyên phụ liệu nhập khẩu, hoặc không rõ xuất xứ. (b) Những sản phẩm được làm từ nguyên liệu, bộ phận hoặc phụ tùng nhập khẩu, có nghĩa là những sản phẩm được sản xuất toàn bộ hoặc một phần từ nguyên liệu, bộ phận hoặc phụ tùng nhập khẩu vào nước hưởng ưu đãi hoặc từ những nguyên liệu nguyên liệu không rõ xuất xứ. Những sản phẩm này, được gọi là "những sản phẩm có thành phần nhập khẩu", có xuất xứ tại nước được hưởng chỉ khi chúng đã được "gia công hoặc chế biến đầy đủ" tại nước xuất khẩu được hưởng. Theo cách phân chia cơ bản nói trên, mỗi chế độ GSP sẽ quy định những quy định hoặc định nghĩa cụ thể về "gia công chế biến đầy đủ" phải được đáp ứng nếu sản phẩm được hưởng chế độ thuế quan GSP. Quy định về "gia công chế biến đầy đủ" đã được thống nhất và hài hoà hoá giữa sáu (6) nước cho hưởng ưu đãi Đông Ân, bao gồm: Bun-Ga-Ry, Cộng hoà Séc, Hung-Ga- Ry, Ba Lan, Liên Bang Nga và Slô-va-ki-a. a.1. Sản phẩm có xuất xứ toàn bộ: Tiêu chuẩn xuất xứ toàn bộ được giải thích một cách tuyệt đối. Một thành phần nhỏ nhất của nguyên liệu, bộ phận hoặc phụ tùng nhập khẩu, hoặc xuất xứ của chúng không xác định được, sẽ làm cho sản phẩm hoàn thành liên quan mất tính chất "xuất xứ toàn bộ". Ví dụ: tượng gỗ làm từ gỗ "xuất xứ toàn bộ" tại một nước hưởng ưu đãi, nhưng được đánh bóng bằng sáp nhập khẩu, không có "xuất xứ toàn bộ" bởi vì đã sử dụng sáp nhập khẩu. Tất cả các nước cho hưởng đều chấp nhận những loại hàng hoá sau đây là có "xuất xứ toàn bộ" ở một nước được hưởng: a. Khoáng sản lấy từ lòng đất hoặc từ đáy biển; hoặc, đối với Bungary, Cộng hoà Séc, Hungary, Ba Lan, Liên bang Nga và Slovakia, khoáng sản khai thác trong lãnh thổ hoặc từ thềm lục địa nước được hưởng. b. Rau quả thu hoạch ở nước được hưởng; c. Động vật sống sinh trưởng ở nước được hưởng; d. Những sản phẩm có được do săn bắn hoặc đánh bắt ở nước được hưởng. f. Những sản phẩm từ đánh bắt xa bờ hoặc những sản phẩm khác lấy từ biển cả bởi tàu thuyền của nước được hưởng; và đối với Bungary, Cộng hoà Séc, Hungary, Ba Lan, Liên bang Nga và Slovakia, bởi tàu thuyền do nước được hưởng thuê; BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM Trang 10 g. Những sản phẩm được làm trên tàu chế biến - chỉ từ những sản phẩm nói tại mục (f) nói trên; và đối với Bungary, Cộng hoà Séc, Hungary, Ba Lan, Liên bang Nga và Slovakia, bởi tàu thuyền do nước được hưởng thuê; h. Những sản phẩm đã qua sử dụng thu thập tại nước được hưởng chỉ dùng cho tái chế nguyên liệu thô; i. Phế liệu và phế thải từ hoạt động sản xuất diễn ra tại nước được; và k. Những sản phẩm có tại nước được hưởng chỉ từ những sản phẩm nói tại mục (a) đến mục (i) nói trên. Úc nói chung chấp nhận những sản phẩm trong danh sách trên là những sản phẩm có xuất xứ toàn bộ, mặc dù những sản phẩm này không được quy định trong pháp luật của Úc. Mỹ, trong khi không có một danh sách những sản phẩm "xuất xứ toàn bộ" trong pháp luật nước mình, công nhận những sản phẩm nói trên là những ví dụ về việc đáp ứng tiêu chuẩn phần trăm của Mỹ. a.2 Sản phẩm có thành phần nhập khẩu: Những sản phẩm được coi là xuất xứ tại nước được được hưởng, ngoài sản phẩm có "xuất xứ toàn bộ", còn bao gồm những sản phẩm được chế biến tại một nước được hưởng một cách toàn bộ hoặc một phần từ những nguyên liệu, bộ phận hoặc thành phần nhập khẩu, kể cả những nguyên liệu không xác định được xuất xứ hoặc không được xuất xứ. Những sản phẩm này được coi là có xuất xứ tại nước được hưởng nếu những nguyên liệu, bộ phận, thành phần đó đã được chế biến hoặc gia công đầy đủ tại nước đó. Về nguyên tắc chung, hoạt động chế biến hoặc gia công được coi là đầy đủ nếu chúng thay đổi thực chất tính chất hoặc đặc tính riêng của nguyên liệu đã sử dụng. Khái niệm chung này sẽ được mỗi bước cho hưởng xác định cụ thể. Khái niệm "gia công hoặc chế biến đầy đủ" được định nghĩa theo nhiều cách. Tuy nhiên, có hai tiêu chí chính dùng để xác định, mỗi tiêu chí này được một số nước sử dụng. Đó là "tiêu chuẩn gia công" và "tiêu chuẩn tỷ lệ phần trăm". a.2.1 Tiêu chuẩn gia công Tiêu chuẩn này được áp dụng bởi Cộng đồng Châu Âu, Nhật, Na uy và Thuỵ Sĩ. Theo nguyên tắc chung của tiêu chuẩn này, nguyên liệu, bộ phận hay thành phần nhập khẩu được coi là đã gia công chế biến đầy đủ khi thành phẩm được xếp vào hạng mục HS (1) (Hệ thống hài hoà) 4 số khác với hạng mục của tất cả các nguyên liệu, bộ phận hay thành phần nhập đã sử dụng (thường được gọi là quy tắc "thay đổi hạng mục thuế quan" - CTH rule). Tuy nhiên, có rất nhiều sản phẩm việc thay đổi hạng mục thuế quan thường không đảm bảo đã gia công hoặc chế biến đầy đủ (hoặc, nói cách khác, trong khi việc gia công hoặc chế biến đầy đủ có thể được tiến hành, trong một số trường [...]... i u tra, U ban s : - Thông báo v vi c i u tra trên t Official Journal of the European Communities và thông báo cho nư c liên quan; - Ti n hành i u tra, kéo dài t i m t năm, h p tác v i các nư c thành viên và tham kh o ý ki n c a U ban ưu ãi Ph c p: th i gian i u tra có th ư c kéo dài n u c n thi t Trong quá trình i u tra, U ban có th : - Tìm ki m m i thông tin mà U ban cho là c n thi t; - Th m tra thông... c mà hàng xu t kh u c a h vào EU vư t quá 25% lư ng hàng xu t kh u c a t t c các nư c ưu ãi t i EU trong cùng ngành hàng trong năm tài chính c a ch trư c i u kho n này áp d ng không k ch s phát tri n Theo i u kho n t i thi u, cơ ch trư ng thành không áp d ng cho nh ng nư c mà hàng xu t kh u c a h vào EU không vư t quá 2% lư ng hàng xu t kh u c a t t c các nư c ưu ãi t i EU trong cùng ngành hàng trong... nh ng bên có l i ích liên quan Khi vi c i u tra hoàn thành, U ban báo cáo k t qu lên U ban ưu ãi ph c p N u U ban th y vi c t m thu h i là không c n thi t, U ban s ra thông báo trên t Official Journal of the European Communities, thông báo vi c ch m d t i u tra và các k t lu n i u tra N u, ngư c l i, U ban th y r ng vi c t m thu h i là c n thi t, U ban s trình xu t thích h p lên H i ng s quy t nh trong... n bình thư ng nh p kh u theo nh ng i u ki n mà s gây ra ho c e do gây ra nh ng khó khăn nghiêm tr ng cho nhà s n xu t ho c m t hàng tương t c a EU ho c nh ng s n ph m c nh tranh tr c ti p Do ó, U ban s m cu c i u tra Trong khi xem xét kh năng t n t i cúâc khó khăn nghiêm tr ng, U ban s xem xét các thông tin sau: - Gi m th ph n c a các nhà s n xu t EU - Gi m ho t ng s n xu t c a h - Tăng hàng hoá lưu... chu n th t c do EU quy nh Th t c này có th do EU quy nh i v i trư ng h p (d) và (f) trên, và do m t nư c thành viên, ho c b i m t th nhân hay pháp nhân ho c t ch c, mà có th ưa ra l i ích khi thu h i i v i trư ng h p (a) n (f) nói Trang 19 B N QUY N TÀI LI U THU C V HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM trên Khi th t c này ã ư c quy nh, các cu c tư v n gi a U ban và nư c thành viên s ph i di n ra trong vòng 8... có th ch ra r ng nh ng bi n pháp này ư c d a trên thi t h i phát sinh ho c theo giá c mà không ph n ánh các thu su t ưu ãi danh cho nư c liên quan (xem Regulation 384/96 và Trang 20 B N QUY N TÀI LI U THU C V HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM 2026/97) U ban s ra danh sách s n ph m và qu c gia không ư c hư ng GSP trên t Official Journal of the European Communities 6 Cơ ch b o v : Trong ch GSP c a EU có hai... xu t x c ng g p ư c ưa ra v i ph m vi r ng và theo nhi u i u ki n khác nhau Theo h th ng c ng g p, các quá trình gia công và tr giá gia tăng t i nhi u nư c ư c hư ng có th ư c c ng vào cùng nhau (ho c " ư c c ng g p") xác nh s n ph m hoàn thi n xu t kh u có áp ng tiêu chu n xu t x GSP không Trang 13 B N QUY N TÀI LI U THU C V HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM II/ Chính sách GSP mà EU dành cho các nư c ang... San-ta Hê-lê-na Xanh Pi-e và Mi-quê-lon Qu n o Tô-kê-lau Trang 27 B N QUY N TÀI LI U THU C V HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM Ghi-bran-ta Grin-lan Gu-am Qu n o T c và Cai-cô Qu n o Vơ-gin (USA) Wa-li-xơ và Fu-tun-na Trang 28 B N QUY N TÀI LI U THU C V HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM Ph n III: Quan h Vi t Nam - EU và chính sách GSP 1/ M i quan h Vi t Nam và EU nh ng năm g n ây: Hi n v i 27 thành viên, 500 tri u... Nam và EU ã t ch c thành công cu c h p c p cao Vi t Nam - EU u tiên t i Hà N i th o lu n các bi n pháp và phương hư ng xây d ng môi quan h i tác lâu dài và toàn di n gi a Vi t Nam và EU Quy t tâm chính tr cao c a c hai bên nh m ưa quan h lên m t t m cao m i ư c th hi n t i cu c g p c p cao này ã có ý nghĩa quan tr ng, t o ra bư c t phá trong quan h song phương M i quan h h p tác này ư c di n ra thư... h p tác phát tri n, u tư và thương m i gi a Vi t Nam v i EU và các nư c thành viên EU cũng không ng ng phát tri n Hi n nay EU là i tác thương m i quan tr ng hàng u c a Vi t Nam, hai bên ã dành cho nhau quy ch t i hu qu c, và EU dành cho nư c ta cơ ch GSP (ưu ãi thương m i dành cho các nư c ang phát tri n) Hi n nay, EC và các nư c thành viên EU là nhà cung c p ODA l n th ba cho Vi t Nam, sau Nh t B . QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM Trang 2 Phần I: Quá trình ra đời của EU. Châu Âu là xứ sở và cội nguồn của tiến bộ khoa học kỹ thuật và văn minh thế giới, đăc. đây kim ngạch xuất nhập khẩu giữa EU và Việt Nam ngày càng lớn. Tìm hiểu về EU, về quá trình hình thành, phát triển và đặc biệt là các chính sách GSP của EU dành cho các nước đang phát triển. từ đây EU (European Union)- Liên minh châu Âu chính thức ra đời. Trụ sở đặt tại Brussells (Thủ đô Vương quốc Bỉ), chọn cờ của EC làm quốc kỳ, và bài “Ode to joy” từ bản giao hưởng số 9 của Beethoven