Mối quan hệ Việt Nam và EU những năm gần đây:

Một phần của tài liệu Quá trình ra đời của EU (Trang 29)

Hiện với 27 thành viên, 500 triệu dân, chiếm 30% GDP, 41% thương mại và 43% đầu tư toàn cầu, EU đã là một đối tác quan trọng của Việt Nam, là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam.

Sau 50 năm hình thành và phát triển, Liên minh Châu Âu được đánh giá là mô hình liên kết khu vực thành công nhất trên thế giới. EU là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học và công nghệ hàng đầu trên thế giới,

đang đẩy mạnh tiến trình nhất thể hoá về kinh tế, tiền tệ và chủ trương xây dựng EU thành một cực mạnh trên thế giới, có chính sách chung vềđối ngoại và quốc phòng. Hiện với 27 thành viên, 500 triệu dân, chiếm 30% GDP, 41% thương mại và 43% đầu tư toàn cầu, EU đã là một đối tác quan trọng của Việt Nam, là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam.

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, quan hệ Việt Nam-EU đang phát triển rất tích cực trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển, văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ.

Quan hệ chính trịđược tăng cường mạnh mẽ trong thời gian gần đây, nhất là trong dịp Hội nghị ASEM 5. Ngày 7/10/2004, Việt Nam và EU đã tổ chức thành công cuộc họp cấp cao Việt Nam - EU đầu tiên tại Hà Nội để thảo luận các biện pháp và phương hướng xây dựng môi quan hệđối tác lâu dài và toàn diện giữa Việt Nam và EU. Quyết tâm chính trị cao của cả hai bên nhằm đưa quan hệ lên một tầm cao mới được thể hiện tại cuộc gặp cấp cao này đã có ý nghĩa quan trọng, tạo ra bước đột phá trong quan hệ song phương.

Mối quan hệ hợp tác này được diễn ra thường xuyên hơn, ở nhiều cấp hơn, trên những diễn đàn và vấn đềđa dạng hơn, trên tinh thần tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau. Những hoạt động quan trọng nhất là chuyến thăm Uỷ ban châu Âu (EC) của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh vào tháng 3/2004 tại Brussels và cuộc gặp Cấp cao Việt Nam - EU vào tháng 10/2004 tại Hà Nội. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã thăm chính thức Ủy ban, Nghị viện châu Âu và một số nước thành viên EU. Gần đây nhất là chuyến thăm EC của Thủ

tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tháng 9-2006. Về phía EC, Chủ tịch Uỷ

ban Châu Âu Romano Prodi và Cao uỷ phụ trách thương mại của EC Pascal Lamy đã tới Việt Nam tham dự Hội nghị ASEM-5 (10/2004). Quan hệ giao lưu văn hoá-giáo dục giữa Việt Nam và châu Âu, một trong những chiếc nôi văn hoá thế giới, ngày càng phát triển. Nhiều tác phẩm văn hoá của Pháp, Anh, Đan Mạch... đã được dịch ra tiếng Việt; truyện Kiều và một số tác

phẩm văn học Việt Nam hiện đại đã được dịch sang tiếng Anh, Pháp, Thụy

Điển. Việc trao đổi các đoàn nghệ thuật, việc tổ chức "Những ngày Văn hoá Việt Nam" tại các nước châu Âu đã góp phần giới thiệu với nhân dân ở Việt Nam và châu Âu những nét văn hoá đặc sắc của hai bên, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tăng cường giao lưu nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các mối quan hệ về chính trị và kinh tế.

Cùng với phát triển quan hệ chính trị, văn hoá, giáo dục, quan hệ hợp tác phát triển, đầu tư và thương mại giữa Việt Nam với EU và các nước thành viên EU cũng không ngừng phát triển. Hiện nay EU là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam, hai bên đã dành cho nhau quy chế tối huệ quốc, và EU dành cho nước ta cơ chế GSP (ưu đãi thương mại dành cho các nước đang phát triển). Hiện nay, EC và các nước thành viên EU là nhà cung cấp ODA lớn thứ ba cho Việt Nam, sau Nhật Bản và Ngân hàng Thế

giới và là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất. Các dự án hợp tác của EC đều tập trung vào các lĩnh vực Việt Nam ưu tiên như: Phát triển nông thôn, giảm khoảng cách giàu- nghèo, hỗ trợ vùng sâu vùng xa, miền núi; phát triển nguồn nhân lực; phát triển y tế giáo dục; hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý; cải cách hành chính, tư pháp.

Đến nay EU luôn là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Kể

từ năm 1995 đến nay, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và EU

đã tăng 7,4 lần, đạt gần 10 tỷ USD năm 2006. EU là khu vực thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, sau Hoa Kỳ, với các nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng cao như thuỷ sản, đồ gỗ, dệt may, thủ công mỹ nghệ... Chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mai hai chiều Việt Nam-EU

đã tăng với con sốấn tượng, đạt xấp xỉ 10 tỉ USD, dự kiến cả năm đạt gần 12 tỉ USD. Tính đến tháng 9/2007, các nước EU có 640 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với số vốn đăng ký 8,35 tỷ USD. EU cũng là một trong những đối tác viện trợ ODA hàng đầu cho Việt Nam với tổng số viện trợ từ

năm 1995 đến nay là 6,7 tỷ USD; riêng năm 2007 là 940 triệu USD. Viện trợ

của EU được sử dụng chủ yếu vào các lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, phát triển bền vững, đào tạo nhân lực, hỗ trợ hội nhập và đạt hiệu quả tốt. Để tăng cường hơn nữa quan hệ mọi mặt với Liên minh châu Âu, tháng 6/2005, Chính phủ Việt Nam đã thông qua Đề án tổng thể Quan hệ

Việt Nam - EU và Chương trình Hành động của Chính phủ về phát triển quan hệ Việt Nam - EU đến 2010 và định hướng tới 2015, với mục tiêu đưa hợp tác Việt Nam-EU lên tầm cao mới theo phương châm ''Quan hệ đối tác bình đẳng, hợp tác toàn diện, lâu dài và tin cậy vì hoà bình và phát triển'' Tháng 10/2007, vừa qua Liên minh Châu Âu đã chính thức đề nghị Việt Nam tiến hành đàm phán Hiệp định Đối tác và Hợp tác thay thế cho Hiệp

triển toàn diện và lâu dài quan hệ Việt Nam và EU trong thập kỷ. Có thể nói các chương trình hợp tác phát triển của EC dành cho Việt Nam đang ngày càng phát huy hiệu quả. Các chương trình hợp tác mới ngày càng đi vào chiều sâu để giúp Việt Nam thúc đẩy cải cách toàn diện và phát triển bền vững.

Sự phát triển quan hệ tốt đẹp Việt Nam và EU trong thời gian qua đã đáp

ứng nguyện vọng của nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước thành viên EU vì hoà bình, hợp tác và phát triển ở mỗi khu vực, là đóng góp thiết thực vào quá trình hợp tác Á-Âu. Quan hệ tốt đẹp với EU đã góp phần mở rộng quan hệđối ngoại của Việt Nam, thực hiện đường lối "Việt Nam là bạn, là

đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế", đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ ngoại giao, tạo ra thế và lực mới cho Việt Nam trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Quá trình ra đời của EU (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)