Giới thiệu Bò tót ở Việt Nam

14 558 2
Giới thiệu Bò tót ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI : GIỚI THIỆU LOÀI BÒ TÓT Ở VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn: TS Hoàng Thu Hương. Tên các thành viên trong nhóm 6 Tên MSSV Bùi Như Hiển 20123112 Trần Quang Mạnh (Nhóm trưởng) 20123294 Lê Văn Thanh 20123496 Trần Thị Hoài Ngân 20123345 Bảng phân công công việc Tên Mục Bùi Như Hiển I. Giới thiệu loài bò tót ở Việt Nam Trần Quang Mạnh IV. Một số hoạt động và đề suất bảo tồn bò tót ở Việt Nam; Kết Luận Lê Văn Thanh Mở đầu; III. Vai trò của bò tót trong hệ sinh thái Trần Thị Hoài Ngân IV. Hiện trạng bò tót ở Việt Nam MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG MỞ ĐẦU Họ Trâu bò ( Bovidae), thuộc bộ Thú móng guốc ngón chẵn (Artiodactyla), bao gồm nhiều lòai thú ăn thực vật có kích thước lớn. Các giống trong họ Trâu bò có phân bố tự nhiên ở Việt Nam đã được thống kê gồm có: giống Bò hoang, giống Trâu rừng, giống Sơn dương và giống Sao la và giống Bò sừng xoắn. Đây là các loài thú đặc hữu và có giá trị bảo tồn cao của vùng Nam và Đông Nam Á. Bò tót là một trong những loài thú có kích thước và trọng lượng lớn trong họ Trâu bò và là một trong nhiều loài đặc trưng cho các khu vực rừng nhiệt đới. Bò tót phân bố rộng, có mặt ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau, từ rừng thường xanh, rừng bán thường xanh, rừng khô và các khu trảng cỏ ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Ở nhiều khu vực bò tót được chọn là biểu tượng về sức mạnh và vẻ đẹp của thiên nhiên. Ở Việt Nam, bò tót luôn được đánh giá là loài thú quý hiếm và có tiềm năng kinh tế phục vụ con người. Chính vì những giá trị đó loài bò tót đã bị săn bắn và vùng sồng của chúng bị phá hủy dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng, hiện nay bò tót chỉ được ghi nhận ở những dạng quần thể nhỏ, sống rải rác ở các khu vực rừng bị chia cắt thuộc các vùng Tây Bắc , Bắc Trung Bộ, Tây nguyên và Đông Nam Bộ. Bò tót được xếp vào loài SẮP BỊ ĐE DỌA (VU) trong danh mục Đỏ của IUCN (2008). Sách Đỏ Việt Nam (1992, 2002, 2007) xếp bò tót vào nhóm NGUY CẤP (EN) và nhóm IB – nghiêm cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại, trong Nghị định số 32/2006/ND-CP. Nhằm giới thiệu cho các bạn về loài bò tót ở Việt Nam, được sự hướng dẫn của cô giáo TS. Hoàng Thu Hương nhóm 6 chúng em thực hiện đề tài tiểu luận “Giới thiệu loài bò tót ở Việt Nam”. Trong quá trình thực hiện nhóm chúng em không thể tránh khỏi những sai sót mong cô giáo và các bạn thông cảm. I. Giới thiệu bò tót ở Việt Nam I.1 Đặc điểm bò tót VN 1. Phân loài Bò tót tại Việt Nam thuộc loại bò tót Đông Nam Á, tên quốc tế là Bos gaurus laosiensis hay Bos gaurus reade (có mặt ở Myanma và Trung Quốc), Việt Nam, Lào và Campuchia. 2. Đặc điểm sinh học Tại Việt Nam, bò tót được người dân tộc thiểu số gọi là con min, nghĩa là trâu rừng, do chúng có hình dáng tương tự loài trâu( giống như trâu ở phía trước và giống như bò ở phía sau). Bò tót là loài thú có tầm vóc khổng lồ. Một con bò đực trưởng thành cao trung bình 1,8-1,9m, dài trung bình khoảng 3 m, khối lượng trung bình khoảng 1,5 tấn. Những con to có thể cao tới 2,1 - 2,2m, dài 3,6 - 3,8m và nặng hơn 1,7 tấn. Với vóc dáng này, bò tót là loài thú lớn thứ hai trên cạn về tầm vóc và chiều cao, chỉ xếp sau voi, chúng cao hơn cả 5 loài tê giác. Về khối lượng, bò tót đứng thứ tư trên cạn, sau voi, tê giác trắng và tê giác Ấn Độ. Con cái thấp hơn con đực khoảng 20 cm và nặng khoảng 60 - 70% khối lượng con đực. Hình 1: Một con bò tót ở Việt Nam Nguồn(1) Bò đực có màu đen bóng, lông ngắn và gần như trụi hết khi về già. Bò cái có màu nâu sẫm, những cá thể sống ở địa hình khô và thưa còn có màu hung đỏ. Bò đực và cái đều có sừng. Sừng to, chắc, và uốn cong về phía trước. Chiều dài trung bình của sừng thường từ 80 – 85 cm ở bò đực, sừng bò cái ngắn, nhỏ hơn và uốn cong hơn. Trên trán, giữa 2 gốc sừng là 1 chỏm lông, thường có màu vàng. Mũi sừng có màu xanh xám, chuyền dần sang xám đen rồi đen bóng ở những chú bò già. Gốc sừng có màu xám đen, và có những lằn rãnh nằm ngang, gọi là răng. Phần giữa gốc sừng và mũi sừng có màu vàng nhạt. Đuôi chỉ dài ngang đến khuỷu chân sau. Ở cả 4 chân, từ khuỷu chân trở xuống có màu trắng, trông giống như đi tất trắng. Con đực còn có 1 luống cơ bắp chạy dọc sống lưng đến quá bả vai, và một cái yếm lớn trước ngực, tạo ra một dáng vẻ rất kỳ vĩ. Về mặt di truyền, trước đây người ta cho rằng chúng có quan hệ họ hàng gần với trâu, nhưng các phân tích gen gần đây cho thấy chúng gần với bò hơn, với bò chúng có thể sinh ra con lai có khả năng sinh sản. Người ta cho rằng họ hàng gần nhất của chúng là bò banteng và cho rằng chúng có thể sinh ra con lai có khả năng sinh sản. a) Số Lượng cá thể trong đàn Trong tự nhiên, bò tót sống thành từng đàn từ 8-10 cá thể. Những con thường bò đực già sống đơn độc hoặc hợp với nhau thành từng nhóm nhỏ từ 1-3 cá thể. Các đàn bò tót ở phía nam có số lượng cá thể nhiều hơn các đàn Bò tót ở phía Bắc. b) Thức ăn Bò tót thích ăn lá non, mầm tre non, cỏ non mới mọc ở nương rẫy cháy. Thống kê có thấy đã xác định được 125 loài thuộc 42 họ thực vật là thức ăn của bò tót. Đó là : họ Hoà Thảo (Gramineae) gồm 28 loài, họ Đậu( Leguminnosae) gồm 11 loài, họ Thầu Dầu( Euphorbiaceae) gồm 6 loài, họ Ô rô (Acanthaceae) gồm 5 loài và họ Cỏ roi ngựa (Verbenacaea) gồm 5 loài. c) Nhu cầu nước và muối khoáng Bên cạnh sự phù hợp về thức ăn, địa hình và thảm thực vật, các địa điểm nước và muối khoáng cũng là những yếu tố quan trọng trong sự lựa chọn vùng sống của bò tót - Các địa điểm nước của bò tót thường nhiều hơn 2 điểm trong vùng đàn sinh sống và thường cách nơi nghỉ ngơi ngủ khoảng 1km. Ở các vùng địa lý bị chia cắt mạnh thì các địa điểm nước thường cách xa nơi sống. - Thường chỉ có 1 địa điểm muối khoáng trong vùng sinh sống ít hơn so với điểm nước và khoảng cách từ nơi ngủ đến điểm muối khoáng thường là ~ 1,5km xa hơn điểm nước. d) Sinh Cảnh sống và vùng sống Bò tót thường sống ở 5 kiểu sinh cảnh chính là: Rừng thường xanh; rừng bán thường xanh; rừng rụng lá; rừng tre nứa/ hỗn giao tre nứa; trảng cỏ và cây bụi; Trong đó kiêu sinh cảnh rừng thường xanh; rừng tre nứa; tràng cỏ và cây bụi là những sinh cảnh bò tót xuất hiện và hoạt động nhiều nhất. Vùng sống của bò tót trong năm không có sự khác biệt nhiều vào khoảng 3100 ha. e) Sinh Sản Bò tót dường như không sinh sản giới hạn vào một khoảng thời gian nhất định mà rải rác ở nhiều tháng trong năm. Bò tót có thai khoảng 270 ngày, đẻ mỗi năm một lứa, mỗi lứa một con. Ngoài sự kết hợp cùng loài một số con bò tót còn mò về giao phối với bò nhà, Năm 2008, tại Việt Nam người dân địa phương phát hiện con bò tót đực cường tráng từ đại ngàn về làng, đuổi theo những con bò cái nhà ở khu vực nương rẫy dưới chân núi Tà Nin. Đến mùa động dục, con bò đó lại mò về. Nó sẵn sàng chiến đấu với đối thủ là những chú bò đực nhà đi chung bầy, nó đã hạ gục 7 bò đực trưởng thành, đồng thời cho ra đời hơn 12 con bò tót lai vượt trội về thể trọng và có các đặc điểm về lông, sừng. Hình 2:Bò tót đuổi theo bò nhà vào thời kỳ động dục Nguồn(2) 3. Kẻ thù Với vóc dáng khổng lồ và sức mạnh của mình, bò tót hầu như không có kẻ thù trong tự nhiên, ngoại trừ hổ. Hổ là loài thú săn mồi duy nhất có thể đánh hạ một con bò tót trưởng thành, tuy nhiên chỉ những con hổ trưởng thành có kích thước lớn và giàu kinh nghiệm mới dám đối đầu với chúng. I.2 Phân bố bò tót ở Việt Nam Hiện nay bò tót còn ghi nhận được ở 27 khu vực thuộc 15 tỉnh là : Tây Bắc- Điện Biên: Mường Nhé (Mường Tè); Bắc Trung Bộ- Thanh Hoá: Pù hu (Mường Lát); Xuân Liên (Thường Xuân); Nghệ An: Pù Hoạt (Quế Phong), Pù Mát (Con Cuông); Hà Tĩnh:Vũ Quang (Vũ Quang); Quảng Bình: Thượng Hoá (Minh Hoá), U Bò (Quảng Ninh); Quảng Trị: Vĩnh Ô (Vĩnh Linh), Triệu nguyên (ĐaKrông); Tây Nguyên- Kon Tum: Chư Mom Rây (Sa Thầy); Gia Lai: Chư Prong; Đắk Lawsk: Yok Đôn (Buôn Đôn, Cư Jút), Ea Sô (Ea Kar), Chư Yang Sin (Krông Bông, Lắk); Đăk Nông: Tà Đùng (Đắk R’lấp). Nam Nung (Đak Min); Lâm Đồng: Bì Đúp- Núi Bà (Lac Dương), Bảo Lộc, Cát Lộc; Đông Nam Bộ- Bình Phướng: Tân Lập. Nghĩa Trung( Đồng Phú), Bù Gia Mập (Phước Long), Lộc Ninh; Đồng Nai: Cát Tiên (Tân Phú), Vĩnh Cửu, La Ngà; Ninh Thuận: Phước Bình (Bác Ái), Ninh Sơn. Nguồn(3) Ở Miền Bắc, cùng phân bố tự nhiên của bò tót giới hạn phía hữu ngạn sông Đà và các tỉnh biên giới Việt Nam- Lào, từ miên Trung đến miền Nam, Bò tót phân bố ở các tỉnh biên giới Việt Nam- Lào và Cam-pu-chia. Ghi nhận xa nhất về phía Bắc là Lai Châu; ghi nhân xa nhất về phía Tây nam là tỉnh Bình Phước. Giới hạn cực Bắc vùng phân bố của bò tót là vĩ tuyến22 o 24’10’’ tại Mường Nhé (Điện Biên); giới hạn cực Đông Nam là vĩ tuyến 11 o 07’52’’ tại Vĩnh Cửu (Đồng Nai); và giới hạn ở cực Tây Nam là vĩ tuyến 11 o 40’54’’ ở Lộc Ninh (Bình Phước). II. Vai trò của bò tót trong hệ sinh thái II.1 Mối quan hệ của bò tót với động vật khác trong vùng sống Ghi nhận được nhiều loài thú móng guốc lớn như bò rừng, nai, hoẵng, lợn rừng, các loài thú ăn thịt nhỏ như cầy và một số loài chim như cò ruồi, sáo nâu sống và kiếm ăn trong vùng hoạt động của bò tót. Dường như không có xung đột giữa bò tót và các loài sinh vật khác và bò tót cũng không coi sự có mặt của các loài động vật khác trong vùng sống là mối đe dọa đối với chúng. II.2 Ký sinh trùng ở bò tót Các kết quả nghiên cứu về nội ký sinh trùng cho thấy, các loài cầu trùng, sán lá gan, sán lá dạ cỏ, giun đũa, giun kết hạt là các loài ký sinh trùng được ghi nhận phổ biến ở bò tót. Kết quả nghiên cứu về ngoại ký sinh trùng ở cá thể bò tót tại Thảo Cầm Viên cho thấy, các loài ve và côn trùng ký sinh là ngoài ký sinh trùng đã ghi nhận được. III. Hiện trạng bò tót ở Việt Nam III.1 Quần thể bò tót ở Việt Nam 1. Số lượng cá thể Bảng 1: Số lượng cá thể bò tót theo các vùng STT Vùng địa lý 1980-1999 2000-2007 Tỉ lệ giảm % 1 Tây Bắc 52 10 81 2 Bắc Trung Bộ 67-111 63 43 3 Nam Trung Bộ 56-61 0 100 4 Tây Nguyên 184-286 112 39-61 5 Đông Nam Bộ 130 159 +22 Tổng số 489-630 344 32-45 Nguồn (3) Hiện có 344 cá thể bò đã được thống kê ở các vùng phân bố của bò tót ở Việt Nam. So sánh các ghi nhận về bò tót trước và sau năm 2000 cho thấy, với số lượng cá thể như hiện tại (344) đã giảm 32-45% so với số lượng đã ước tính năm 2000 (489-630). So sánh sự suy giảm cá thể theo vùng địa lý cho thấy, các khu vực có tốc độ giảm mạnh là: Nam Trung Bộ (100%), Tây Bắc (81%) và khu vực Tây Nguyên (39-61%) Hình 3: Đàn bò tót ở vườn quốc gia Cát Tiên Nguồn (4) 2. Mật độ cá thể So sánh mật độ cá thể bò tót ở 21 khu vực phân bố cho thấy, mật độ cao nhất ở Cát Tiên với 11,6 cá thể/10000ha, thấp nhất ở Pù Mát 0,5 cá thể/10000ha.Mật độ trung bình của 21 khu vực phân bố là 3 cá thể/ 10000ha (296 cá thể/ 1017162 ha). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, các khu vực phân bố cả bò tót ở phía Bắc có mật độ thấp hơn các khu vực phía Nam. Có lẽ, các quần thể bò tót ở Việt Nam đang bị suy giảm, làm cho mật độ của chúng đều thấp ở các vùng phân bố. 3. Hiện trạng quần thể Kết quả nghiên cứu cho thấy, quần thể bò tót của Việt Nam có số lượng là 344 cá thể, giảm so với các thống kê từ năm 1980-1999 (489-630).Tốc độ suy giảm của bò tót ở Việt Nam trong 20 năm là 32,4-45,4%. Do bị suy giảm số lượng cá thể ở hầu hết các vùng phân bố của bò tót (trừ Cát Tiên và Ea Sô), bò tót đều có số lượng và mật độ thấp, hơn thế, vùng sống của chúng ngày càng bị thu hẹp.Chính vì nững suy giảm đó, bò tót được đánh giá là một trong những loài động vật bị đe dọa tuyệt chủng cao ở Việt Nam và trên thế giới. Bò tót được xếp trong nhóm Nguy cấp (EN) trong Sách ĐỎ Việt Nam (2007) và thuộc nhóm Sắp bị đe dọa của IUCN. So sánh hiện trạng quần thể bò tót ở Việt Nam với các tiêu chí đe dọa của IUCN năm 2001 cho thấy, quần thể bò tót của Việt Nam đang ở mức nguy cấp. Tương tự như vậy , so sánh các tiêu chí của IUCN cho các quần thể nhỏ ở các khu vực cho thấy các quần thể bò tót ở Việt Nam đều đang ở trong tình trạng CỰC KỲ NGUY CẤP. III.2 Các mối đe dọa sự tồn tại của bò tót ở Việt Nam Có 6 yếu tố đang đe dọa sự tồn tại và phát triển của quần thể bò tót tại Việt Nam là: - Săn bắn bất hợp pháp - Quần thể bị cô lập về di truyền - Suy giảm vùng sống - Nguy cơ từ gia súc nuôi - Dịch bệnh tự nhiên - Thú săn mồi Đánh giá theo mức độ ảnh hưởng của từng mối đe dọa cho thấy, săn bắt bất hợp pháp, quần thể bị cô lập về di truyền, suy giản vùng sống là 3 mối đe dọa nghiêm trọng nhất đang đe dọa sự tồn tại và phát triển của quần thể bò tót ở Việt Nam. 1. Săn bắn bất hợp pháp Săn bắn và buôn bán trái phép các sản phẩm từ bò tót luôn là nguyên nhân làm suy giảm quần thể bò tót ở tất cả các vùng phân bố của chúng trong khu vực. do bò tót là loài có hình dáng đẹp, trọng lượng lớn, nên luôn là đối tượng bị săn bắn để phục vụ cho các nhu cầu của con người. Kết quả nghiên cứu về ăn, bầy bò tót ở 27 vùng phân bố của bò tót cho thấy, ít nhất 22 cá thể bò tót bị săn và bẫy bất hợp pháp từ năm 2003 đến 2007, trong 4 năm (2004-2007), hoạt động săn bắn đã làm giảm 6.4% (22/344) quần thể bò tót ở Việt Nam. Hình 4: Bò tót bị bắn chết ở Quảng Nam Nguồn (5) 2. Nguy cơ quần thể nhỏ và giới hạn trao đổi di truyền. Ở các khu vực phân bố của bò tót, hiện tượng các quần thể nhỏ bò tót tồn tại ở dạng chỉ gồm một đàn với số lượng cá thể rất thấp được ghi nhận phổ biến. Tổng cộng có 16/27 (59%) quần thể nhỏ được ghi nhận ở dạng chỉ có 1 đàn và có 11/27 (41%) quần thể nhỏ có nhiều hơn hai đàn. Các khu vực phân bố của bò tót ở phía Bắc và Trung Bộ à khu vực các quần thể nhỏ bò tót bị cô lập nhiều nhất. Quần thể nhỏ và sự cô lập là nguy cơ tiềm năng làm suy giảm quần thể bò tót ở Việt Nam do dịch bệnh và khả năng suy thoái di truyền do giao phối cận huyết. 3. Suy giảm vùng sống Sự suy giảm diện tích và chất lượng vùng sống của bò tót do các hoạt động của con người được ghi nhận phổ biến ở các vùng phân bố của bò tót. Beeb cạnh các nguyên nhân làm suy giảm vùng sống, hoạt động khai thác lâm sản như khai thác gỗ, mấy, cá… làm mất tính yên tĩnh tự nhiên ở các khu vực bò tót hoạt động. Các hoạt động khai thác diễn ra thường xuyên trong vùng sống của bò tót buộc chúng phải đi nơi khác. Tại khu vực rừng giáp ranh Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai, đán bò tót đang bị đe dọa bởi rừng tự nhiên bị chuyển đổi khiến sinh cảnh sống của loài bò tót bị thu hẹp. Theo điều tra hiện nay, trên các cánh rừng quanh khu vực Khu Dự trữ dinh quyển Đồng Nai hiện đang có khoảng hơn 100 cá thể bò tót sinh sống. Trong đó điều đáng mừng là các đàn bò tót đều có những con đực, con cái và con non. Điều đó chững tỏ loài thú móng guốc này vẫn sinh trưởng. Nhưng do sinh cảnh sống của loài bò tót bị thu hẹp, nguồn thức ăn khan hiếm và tình trạng săn bắn đã khiến loài thú được xếp vào Sách đổ thế giới này đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa giảm đàn và tình trạng lây chéo bệnh giữa bò nhà và bò tót. Hình 5: Bò tót tại sân bay Phú Bài Nguồn (5) 4. Các ảnh hưởng từ gia súc Hoạt động chăn thả gia súc như bò, trâu, dê trong các khu vực sinh sống của bò tót cũng được ghi nhận ở nhiều nơi, đặc biệt là ở Ea Sô, Cát Tiên, Yok Đôn, Tân Lập, Lộc Ninh và ĐaKrông. Ngoài khả năng gây truyền nhiễm bênh, còn có khả năng xẩy ra sự lai ghép của bò tót và bò nhà, có thể gây suy thoái gen của bò tót. 5. Ảnh hưởng của dịch bệnh và thú săn mồi. Rất ít các thông tin và ghi nhận về dịch bệnh của bò tót ở Việt Nam trong 50 năm gần đấy. Có thể nói do mật đọ thú săn mồi ở Việt Nam rất thấp, nên không còn là mối đe dọa lớn đối với bò tót. IV. Một số hoạt động và đề suất bảo tồn Bò tót ở Việt Nam IV.1 Các giải pháp về kỹ thuật 1. Bảo tồn nguyên vị Bảo tồn nguyên vị luôn là một biện pháp tốt nhất được đề suất. Cụ thể cần tăng cường các hoạt động chống săn bắt bò tót ở các vùng phân bố quan trọng của bò tót [...]... hoạt động của bò tót để quản lý chăn thả gia súc ở các khu vực đó Hình 6: Khu dự trữ sinh quyển Đồng nai Nguồn (6) 2 Bảo tồn chuyển vị Ở Việt Nam, có 2 cá thể bò tót được nuôi thành công ở Thảo Cầm Viên (> 16 năm) Đây có thể là kinh nghiệm tốt là tiền đề cho các hoạt động bảo tồn bò tót ở Việt Nam hơn thế sự đồn nhất di truyền của quần thể bò tót ở Việt Nam cho thấy không có sự cản trở nào về di truyền... thể bò tót ở Việt Nam Hiện nay quần thể bò tót của Việt Nam có số lượng là 344 cá thể, giảm so với các thống kê từ năm 1980-1999 (489-630) Tốc độ suy giảm của bò tót ở Việt Nam trong 20 năm là 32,4-45,4% Do bị suy giảm số lượng cá thể ở hầu hết các vùng phân bố của bò tót (trừ Cát Tiên và Ea Sô), bò tót đều có số lượng và mật độ thấp, hơn thế, vùng sống của chúng ngày càng bị thu hẹp Để bảo tồn loài bò. .. thể bò tót ở Việt Nam cũng được quan tâm thực hiện bằng cách, thu thu thập và lưu giữ các vật liệu di truyền như phôi, trứng, tinh trùng, mô… Việc lưu giữu cần được thực hiện ở cả Việt Nam và ở Ngân hàng Gien quốc tế để đảm bảo các vật liệu di truyền của quần thể bò tót ở Việt Nam luôn được bảo vệ trong điều kiện an toàn nhất IV.2 Các biện pháp về chính sách Bò tót là một trong các loài được ưu tiên ở. .. sự quan tâm của cộng đồng đối với hoạt động bảo vệ và phát triển quần thể bò tót ở Việt Nam Cần gắn các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ loài bò tót với hoạt động giáo dục môi trường trong trường học ở các vùng phân bố của bò tót KẾT LUẬN Sau hổ và tê giác, bò tót – loài thú dũng mãnh nhất còn lại trong những cánh rừng Việt Nam – đã bước chân vào “nhóm CỰC KỲ NGUY CẤP “ đứng trước bờ vực tuyệt chủng... động bẫy và săn bắt bò tót như vùng Tây Nguyên Cần quy hoạch vùng sống của bò tót cho phù hợp Ví dụ, sinh cảnh ưu thích của bò tót không phải rừng nguyên sinh mà là các rừng thưa, rừng thứ sinh và các khu vực tràng cây bụi/trảng cỏ, do đó quy hoạch các vùng sống cho bò tót phải tính ở mức độ phù hợp tỷ lệ của các kiểu sinh cảnh là nơi kiếm ăn và hoạt động chính của bò tót Hoạt động mở rộng đất canh tác... hiện các công trình xây dựng ở trong vùng sống của bò tót làm thu hẹp và gây ra sự chia cắt vùng sống, do đó để bảo vệ và phát triển được quần thể của loài bò tót đang bị nguy cấp ở Việt Nam, cần phải quản lý nghiêm túc các tác động như trên lên vùng sống của bò tót Cần quản lý và hạn chế các hoạt động chăn thả gia súc trong vùng hoạt động của động vật hoang dã đặc biệt là bò tót, phải xác định khoanh... động nuôi bảo tồn bò tót Nuôi bảo tồn sẽ là cơ hội để tái thả nhằm hạn chế nguy cơ giao phối cận huyết co các quần thể nhỏ bị cô lập Đối với các vùng mà bò tót có số lượng cá thể ít, vùng sống bị thu hẹp cô lập hoàn toàn như ở Lộc Ninh, Tân Lập, Pù Hu, Ninh Sơn, cần xem di chuyển gộp các đàn bò tót này vào khu vực phân bố có điều kiện phát triển tốt hơn hoặc di chuyển các cá thể bò tót đó đến các trung... liệt kê các hoạt động bị cấm và hạn chế trong vùng hoạt động sống của bò tót IV.3 Biện pháp tuyên truyền và giáo dục cộng đồng Các hoạt động tuyên truyền và bảo tồn bò tót, thú móng guốc nguy cấp hiện tại vẫn chưa được thực hiện và quan tâm đúng mức ở Việt Nam, vì thế sự hiểu biết và quan tâm của xã hội đối với những hoạt động bảo về bò tót còn ít Do đó cần có các hoạt động giáo dục tuyên truyền, nhằm... một trong các loài được ưu tiên ở Việt Nam (Nghị định 39/CP, 18/HĐBT, 48/2002/NĐ-CP, 32/2006/NĐ-CP, 32/2006/NĐ-CP, Sách đỏ Việt Nam (1992, 2000, 2007) Vi phạm về săn bắt trái phép, phá hủy vùng sống của bò tót cần phải được xử lý nghiêm khắc, mang tính răn đe mạnh thì mới làm giảm các hoạt động buôn bán bất hợp pháp Cần phải xây dựng quy chế quản lý vùng bảo tồn bò tót, trong đó liệt kê các hoạt động... độ thấp, hơn thế, vùng sống của chúng ngày càng bị thu hẹp Để bảo tồn loài bò tót Việt Nam nhà nước cần có những phương án, chính sách bảo tồn quyết liệt hơn Bên cạnh đó cần tăng cường giáo dục và tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết và sự quan tâm của cộng đồng đối với hoạt động bảo vệ và phát triển quần thể bò tót ở Việt Nam TÀI LIỆU KHAM KHẢO 1 http://dongnaireserve.org.vn/tintucsukien/tabid/175/isd_news_news/235/lan . tót Các kết quả nghiên cứu về nội ký sinh trùng cho thấy, các loài cầu trùng, sán lá gan, sán lá dạ cỏ, giun đũa, giun kết hạt là các loài ký sinh trùng được ghi nhận phổ biến ở bò tót. Kết quả. tháng trong năm. Bò tót có thai khoảng 270 ngày, đẻ mỗi năm một lứa, mỗi lứa một con. Ngoài sự kết hợp cùng loài một số con bò tót còn mò về giao phối với bò nhà, Năm 2008, tại Việt Nam người. bò tót ở Việt Nam Trần Quang Mạnh IV. Một số hoạt động và đề suất bảo tồn bò tót ở Việt Nam; Kết Luận Lê Văn Thanh Mở đầu; III. Vai trò của bò tót trong hệ sinh thái Trần Thị Hoài Ngân IV.

Ngày đăng: 21/08/2015, 17:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC HÌNH

  • DANH MỤC BẢNG

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan