1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp Thiết kế cao áp

87 215 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 3,17 MB

Nội dung

Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Cao Áp GVHD: Nguyễn Tùng Lâm CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRẠM BIẾN ÁP 110KV DIÊN SANH 1.1 Nhiệm vụ, đặc điểm của trạm biến áp 110kV Diên Sanh trong HTĐ: 1.1.1 Nhiệm vụ: Trạm biến áp 110kV Diên Sanh có nhiệm vụ cung cấp điện cho các phụ tải huyện Hải Lăng và các phụ tải lân cận. Trạm biến áp 110kV Diên Sanh được xây dựng theo kiểu nửa ngoài trời, hệ thống phân phối 110kV, 35kV lắp đặt ngoài trời, hệ thống phân phối 22kV sử dụng các tủ hợp bộ và hệ thống điều khiển bảo vệ lắp đặt trong nhà. Trạm được thiết kế lắp đặt 02 máy biến áp (2 x 25MVA); Giai đoạn đầu lắp đặt 01 máy: 1x 25MVA điện áp 110/35/22kV. Ở cấp điện áp 35kV có 02 xuất tuyến và đã đóng điện vận hành ngay từ ban đầu, 01 xuất tuyến 371 đi Diên Sanh và 01 xuất tuyến 373 đi Mỹ Chánh. Ở cấp điện áp 22kV có 04 xuất tuyến, đã được vận hành là 471, 473, 475 và 477 1.1.2 Đặc điểm: Do nhu cầu phát triền phụ tải của tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn điện lực Việt Nam đã phê duyệt dự án xây dựng công trình Trạm Biến áp 110kV Diên Sanh. Trạm Biến áp 110kV Diên Sanh được xây dựng nằm trên khu đất trồng cây bạch đàn thuộc địa phận thôn Tân Diên, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Tổng diện tích đất toàn trạm biến áp là 3.762,5m 2 và diện tích trạm theo trục hàng rào là 3.645 m 2 . + Phía Tây gần khu dân cư. + Phía Nam giáp với rừng cây bạch đàn. + Phía Đông cách quốc lộ 1A khoảng 200m. + Phía Bắc giáp với nghĩa trang liệt sỹ huyện Hải Lăng. Trước đây, Trạm biến áp 110kV Diên Sanh là đơn vị trực thuộc Truyền Tải điện Quảng Trị - Công Ty Truyền Tải điện 2. Do sự phân cấp quản lý lưới điện của Tập đoàn điện lực Việt Nam nên kể từ ngày 01/4/2007 Trạm biến áp 110kV Diên Sanh chịu sự quản lý trực tiếp của Chi nhánh điện cao thế Quảng Trị -Công ty Điện cao thế Miền Trung. Chi nhánh Điện cao thế Quảng Trị được thành lập từ năm 2007, trước đó gọi là Đội quản lý vận hành lưới Điện Quảng trị. Các đơn vị trực thuộc chi nhánh Điện cao thế Quảng Trị đến thời điểm hiện tại gồm có: - Trạm Biến áp 110kV Đông Hà dung lượng 2x25 MVA - Trạm Biến áp 110kV Vĩnh Linh dung lượng 1x25 MVA - Trạm biến áp 110kV Khe Sanh dung lượng 1x25 MVA - Trạm biến áp 110kV Diên Sanh dung lượng 1x25 MVA - Trạm biến áp 110kV Lao Bảo dung lượng 1x25 MVA - Trạm biến áp 110kV Tà Rụt dung lượng 1x25MVA - Trạm biến áp 110kV Quán Ngang dung lượng 1x25MVA - Hai tổ quản lý vận hành đường dây, quản lý vận hành 146,71 km đường dây 110 kV bao gồm: + Đường dây mạch đơn Lệ Thuỷ - Đông Hà dài 43,04 km + Đường dây mạch đơn Đông Hà – Khe Sanh – Lao Bảo dài 68,43 km SVTH : Nguyễn Tuấn Vũ Trang 1 Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Cao Áp GVHD: Nguyễn Tùng Lâm + Đường dây mạch kép rẽ nhánh thuỷ điện Rào Quán dài 2,779 km + Đường dây mạch kép Đông Hà – Huế dài 30,63 km + Đường dây mạch rẽ nhánh đi trạm 110 kV Diên Sanh dài 1,292 km - Ba phòng Chức năng: Phòng Tổng hợp, Phòng Quản lý thiết bị - vật tư, Phòng Kỹ thuật. 1.2 Công tác vận hành trạm biến áp: Trạm biến áp 110kV Diên Sanh là trạm có người trực thường xuyên, số lượng CBCNV là 11 người gồm có 1 trạm trưởng, 5 trực chính và 5 trực phụ được sắp xếp trực theo chế độ 3 ca 5 kíp. Quyền điều khiển thiết bị của trạm thuộc về Trung tâm điều độ hệ thống điện Miền Trung( A3 ) và điều độ lưới Điện Quảng Trị( B33 ). - Trung Tâm điều độ hệ thống điện Miền Trung điều khiển các thiết bị có cấp điện áp 110kV, các máy cắt tổng, hệ thống điện tự dùng và các dao cách ly dính kèm thanh cái ở cấp 35-22kV, các thiết bị điều khiển, bảo vệ rơ le tự động và các tín hiệu tương ứng với thiết bị nhất thứ. - Điều độ Điện lực Quảng Trị điều khiển các thiết bị tuyến 35-22kV, các thiết bị điều khiển, bảo vệ rơle tự động, đo lường và các tín hiệu tương ứng với các thiết bị nhất thứ. Việc cắt điện để sửa chữa, thí nghiệm định kỳ, hay cắt điện đột xuất, cắt điện bảo dưỡng, vệ sinh thiết bị do trạm đăng ký với Chi nhánh Điện cao thế Quảng Trị và các cấp điều độ tương ứng. Việc đảm bảo thông tin liên lạc xuyên suốt quá trình vận hành là rất quan trọng vì vậy trạm được sử dụng nhiều kênh thông tin khác nhau như điện thoại Bưu Điện, điện thoại Viễn Thông Điện Lực, điện thoại nội bộ SCADA, và kênh vô tuyến điện ICOM. 1.2.1 Quy trình xử lý sự cố của trưởng kíp trạm biến áp 110 kV Diên Sanh • Khi có sự cố nhảy các máy cắt xuất tuyến 35-22kV, trưởng kíp trạm nhanh chóng kiểm tra tình hình, báo cáo sự cố cho ĐĐV-B33 và thao tác theo mệnh lệnh của ĐĐV- B33. • Khi có tín hiệu chạm đất phía 35kV, trưởng kíp trạm nhanh chóng kiểm tra tình hình, báo cáo sự cố cho KSĐH- A3, ĐĐV- B33 và thao tác theo mệnh lệnh của KSĐH- A3, ĐĐV- B33(đối với thiết bị thuộc quyền chỉ huy của từng cấp điều độ). • Khi có sự cố nhảy máy cắt 431, trong vòng 5 phút kể từ khi xảy ra sự cố, trưởng kíp trạm nhanh chóng thao tác: -Cắt tất cả các máy cắt xuất tuyến 22kV -Điều chỉnh nấc phân áp MBAT1 về nấc thích hợp -Kiểm tra tình hình báo cáo sự cố với KSĐH- A3 và thao tác theo mệnh lệnh của KSĐH – A3. • Khi có sự cố nhảy máy cắt 331, trong vòng 5 phút kể từ khi xảy ra sự cố, trưởng kíp trạm nhanh chóng thao tác: - Cắt tất cả các máy cắt xuất tuyến 35kV - Điều chình nấc phân áp MBAT1 về nấc thích hợp - Kiểm tra tình hình báo cáo sự cố với KSĐH- A3 và thao tác theo mệnh lệnh của KSĐH – A3. • Khi có sự cố nhảy máy cắt 171, trong vòng 5 phút kể từ khi xảy ra sự cố, trưởng kíp trạm nhanh chóng thao tác: SVTH : Nguyễn Tuấn Vũ Trang 2 Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Cao Áp GVHD: Nguyễn Tùng Lâm a. Nếu thanh cái C11 vẫn có điện: - Điều chỉnh nấc phân áp MBAT1 về nấc thích hợp - Kiểm tra tình hình báo cáo sự cố với KSĐH- A3 và thao tác theo mệnh lệnh của KSĐH – A3. b. Nếu thanh cái C11 mất điện: - Cắt tất ả các máy cắt xuất tuyến 22, 35kV - Cắt các máy cắt 431, 331. - Cắt máy cắt 173. - Điều chỉnh nấc phân áp MBAT1 về nấc thích hợp - Kiểm tra tình hình báo cáo sự cố với KSĐH- A3 và thao tác theo mệnh lệnh của KSĐH – A3 • Khi có sự cố nhảy máy cắt 173, trong vòng 5 phút kể từ khi xảy ra sự cố, trưởng kíp trạm nhanh chóng thao tác: a. Nếu thanh cái C11 vẫn có điện: - Điều chỉnh nấc phân áp MBAT1 về nấc thích hợp - Kiểm tra tình hình báo cáo sự cố với KSĐH- A3 và thao tác theo mệnh lệnh của KSĐH – A3. b. Nếu thanh cái C11 mất điện: - Cắt tất cả các máy cắt xuất tuyến 22, 35kV - Cắt các máy cắt 431, 331. - Cắt máy cắt 171. - Điều chỉnh nấc phân áp MBAT1 về nấc thích hợp - Kiểm tra tình hình báo cáo sự cố với KSĐH - A3 và thao tác theo mệnh lệnh của KSĐH - A3. • Khi có sự cố nhảy máy cắt 171, 173 trong vòng 5 phút kể từ khi xảy ra sự cố, trưởng kíp trạm nhanh chóng thao tác: a. Nếu máy cắt nhảy không phải do bảo vệ chóng hư hỏng bên trong máy biến áp tác động, tình trạng MBAT1 tốt: - Cắt tất cả các máy cắt xuất tuyến 35-22kV. - Cắt máy cắt 431,331. - Điều chỉnh nấc phân áp MBAT1 về nấc thích hợp - Kiểm tra tình hình báo cáo sự cố với KSĐH- A3 và thao tác theo mệnh lệnh của KSĐH – A3. b. Nếu máy cắt 171 và 173 tác động do bảo vệ chóng hư hỏng bên trong máy biến áp T1 tác động : - Cắt tất cả các máy cắt xuất tuyến 22-35kV. - Cắt các máy cắt 431, 331. - Thực hiện các xử lý tiếp theo phù hợp với quy trình vận hành và sửa chửa máy biến áp của các cấp có thẩm quyền. - Kiểm tra tình hình báo cáo sự cố với KSĐH- A3 và thao tác theo mệnh lệnh của KSĐH – A3. • Khi có sự cố nhảy máy cắt 171, 173, 331, 431 trong vòng 5 phút kể từ khi xảy ra sự cố, trưởng kíp trạm nhanh chóng thao tác: a. Nếu máy cắt 171, 173, 331, 431 nhảy không phải do bảo vệ chóng hư hỏng bên trong máy biến áp T1 tác động , tình trạng MBAT1 tốt: - Cắt tất cả các máy cắt xuất tuyến 35 – 22 kV . - Điều chỉnh nấc phân áp về nấc thích hợp . SVTH : Nguyễn Tuấn Vũ Trang 3 Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Cao Áp GVHD: Nguyễn Tùng Lâm - Kiểm tra tình hình, báo cáo sự cố cho KSĐH- A3 và thao tác theo mệnh lệnh của KSĐH- A3. b. Nếu máy cắt 171, 173, 331, 431 nhảy do bảo vệ chóng hư hỏng bên trong máy biến áp T1 tác động : - Cắt tát cả các máy cắt xuất tuyến 35-22kV. - Thực hiện xử lý tiếp theo phù hợp với quy trình vận hành và sửa chửa máy biến áp của các cấp có thẩm quyền. - Kiểm tra tình hình báo cáo sự cố cho KSĐH- A3, và thao tác theo mệnh lệnh của KSĐH- A3. • Khi có sự cố mất điện toàn trạm. Trong vòng 5 phút kể từ khi xảy ra sự cố, trưởng kíp trạm nhanh chóng thao tác: - Cắt tất cả các máy cắt xuất tuyến 35-22kV. - Cắt máy cắt tổng 431, 331. - Cắt các máy cắt 171, 173. - Điều chỉnh nấc phân áp của MBA T1 về nấc thích hợp. - Kiểm tra tình hình, báo cáo sự cố cho KSĐH- A3 và thao tác theo mệnh lệnh của KSĐH- A3. 1.2.2 Quản lý vận hành máy biến áp ở trạng thái làm việc bình thường: - Nhân viên trực ca phải căn cứ vào các đồng hồ đặt ở bảng điện để kiểm tra vận hành máy biến áp, và mỗi giờ ghi các chỉ số đồng hồ một lần. Nếu máy vận hành quá tải thì cứ nửa giờ ghi chỉ số một lần và kiểm tra hệ thống làm mát. - Máy biến áp làm việc bình thường, toàn bộ hệ thống rơle bảo vệ luôn luôn phải ở trạng thái sẵn sàng tác động. - Để chỉ thị mức dầu của máy biến áp, máy được trang bị đồng hồ chỉ thị mức dầu ở bình dầu phụ và đồng hồ chỉ thị nhiệt độ lớp dầu trên lắp ở thân máy Trong vận hành, đồng hồ báo mức dầu phải luôn luôn chỉ đúng với đồng hồ chỉ thị nhiệt độ dầu của máy. - Mỗi lần đi kiểm tra máy biến áp phải theo nội dung sau: + Kiểm tra tiếng kêu của máy biến áp, không có tiếng kêu bất thường + Kiểm tra mức dầu trong bình dầu phụ, chỉ số của đồng hồ nhiệt ngẫu. + Kiểm tra màu sắc của silicagen trong bộ thở. Silicagen khô có màu xanh da trời. Nếu có ¾ hạt silicagen chuyển sang màu đỏ thì phải thay hoặc làm khô. + Kiểm tra thiết bị làm mát • Vị trí các van phù hợp với vị trí vận hành. • Độ rung của bộ làm mát. • Các mặt bích không bị rò rỉ. • Tình trạng làm việc của các động cơ. • Kiểm tra hoạt động của các đồng hồ đo lường.Đảm bảo làm việc chính xác. • Kiểm tra trang bị chửa cháy có đầy đủ hoàn hảo hay không. • Kiểm tra tình trạng của các thanh cái, cáp nhị thứ, tiếp địa. SVTH : Nguyễn Tuấn Vũ Trang 4 Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Cao Áp GVHD: Nguyễn Tùng Lâm • Kiểm tra máy biến áp trong đêm một lần trong một đêm. Đặc biệt chú ý đến hiện tượng phóng điện trên các bộ phận dẫn điện, các đầu nối. • Kiểm tra bất thương máy biến áp trong các trường hợp sau: + Khi có thay đổi lớn của nhiệt độ của môi trường làm mát và khi có mưa rào bão tố. Chú ý kiểm tra mức dầu trong bình giãn nở, kiểm tra sứ đầu vào. + Khi có các bảo vệ tác động. - Khi máy biến áp đang làm việc chuyển sang tình trạng dự phòng, rơ le hơi vẫn để vị trí phát tín hiệu để phát hiện kịp thời mức dầu trong máy hạ thấp mà bổ sung thêm. 1.2.7 Xử lí máy biến áp vận hành không bình thường và khi bị sự cố: - Trong vận hành khi thấy máy biến áp có những hiện tượng khác thường như chảy dầu, mức dầu ở bình dầu phụ không đủ, máy bị nóng quá mức, máy có tiếng kêu khác thường…nhân viên trực ca tìm mọi biện pháp để giải quyết, đông thời báo lên cấp trên và ghi những hiện tượng đó vào sổ nhật ký vận hành. - Những trường hợp sau đây phải tách máy biến áp ra khỏi vận hành: + Có tiếng kêu mạnh và rung chuyển ở bên trong. + Sự phát nóng của máy tăng lên bất thường và liên tục trong điều kiện phụ tải định mức và có làm mát. + Dầu tràn ra bình dầu phụ hoặc ống phòng nổ làm việc. + Mức dầu hạ thấp dưới mức quy định và còn tiếp tục hạ thấp + màu sắc của dầu thay đổi đáng kể, hay có mùi hắc. + Các đầu sứ bị vỡ, rạn nứt hay phóng điện bề mặt. + Trong dầu có nhiều nước, tạp chất cơ học, có phản ứng oxi hóa, độ cách điện của dầu thấp, độ chớp cháy tụt xuống quá 5 0+ C so với lần thử trước. - Trường hợp đưa ra khỏi vận hành do một trong những nguyên nhân trên thì sau khi sửa chữa phải thí nghiệm đặc tính cách điện của máy. - Khi máy biến áp bị quá tải thì nhân viên vận hành phải thông báo cho cấp điều độ tương ứng để tìm biền phát điều chỉnh và giảm bớt phụ tải của máy. - Khi nhiệt độ dầu trong máy tăng đến 80 0 C nhân viên trực ca phải: + Báo ngay trạm trưởng. + Kiểm tra phụ tải của máy biến áp và nhiệt độ môi tường làm mát. + Kiểm tra hệ thống làm mát. Trong trường hợp nhiệt độ của máy biến áp tăng cao do hệ thống làm mát hỏng, nếu có điều kiện cắt máy để sửa chữa thì yêu cầu cắt máy để sửa chữa. Khi điều kiện vận hành không cho phép thì chỉ ngừng riêng thiết bị làm mát đồng thời giảm bớt phụ tải của máy biến áp để vận hành theo chế độ vận hành không có thiết bị làm mát. - Khi mức dầu hạ thấp dưới mức quy định nhiều thì phải bổ sung vào máy biến áp. trước khi bổ sung phải tìm và khắc phục những chổ rò rỉ dầu. Vì nhiệt độ dầu tăng cao mà mức dầu trong máy cao hơn mức quy định thì phải tháo bớt dầu. SVTH : Nguyễn Tuấn Vũ Trang 5 Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Cao Áp GVHD: Nguyễn Tùng Lâm - Rơ le hơi tác động có 2 trường hợp: + Phát tín hiệu cảnh báo + Cắt náy cắt 3 phía máy biến áp. - Rơ le hơi phát tín hiệu nhầm do các lý do sau: + Lọt khí vào máy biến áp do có sơ hở trong hệ thống làm mát cưỡng bức hoắc không khí vào trong dầu khi lọc dầu hoặc bơm dầu mới chưa khử khí. + Thiếu dầu, mức dầu hạ thấp. + Xung động do ngắn mạch trên lưới làm dầu bị đẩy ngược lên bình dầu phụ. + Chênh lệch áp suất trong bình dầu phụ và ống phòng nổ + Sự cố, chạm chập mạch nhị thứ. - Khi rơ le hơi báo tín hiệu, phải báo ngay với cấp trên đồng thời tiến hành xử lý như sau: + Kiểm tra bên ngoài nếu có thấy dấu vết hư hỏng sứ, thùng dầu bị chảy phải cắt máy cắt để xử lý. + Kiểm tra khí thấy cháy được hoặc khí có mùi hăng khét thì phải tách máy ngay để xử lý. + Kiểm tra chất khí có thể cháy được hay không thì phải hết sức thận trọng, không để lửa quá gần phía trên lỗ van xả khí của rơ le hơi mà phải cách 5 - 6cm và hơi lệch về một phía. - Nếu kiểm tra không thấy hiện tượng nêu trên thì có thể để máy biến áp tiếp tục làm việc nhưng phải theo dõi thường xuyên nếu có sự xuất hiện khí trong rơle và bảo vệ tiếp tục báo tín hiệu thì phải báo ngay cấp trên. trường hợp này phải kiểm tra lại độ chớp cháy của dầu. - Trong các trường hợp sau đây rơ le hơi sẽ tác động đi cắt máy biến áp: + Có sự cố bên trong máy biến áp. + Có hư hỏng mạch nhị thứ của bảo vệ + Có sự va đập mạnh với máy biến áp từ bên ngoài. - Máy biến áp bị cắt do bảo vệ chóng sự cố bên trong máy biến áp ( như bảo vệ rơle hơi, bảo vệ so lệch…) làm việc thì phải kiểm tra xem xét, thử nghiệm máy và phân tích khí để tìm nguyên nhân. Chỉ cho phép đóng lại máy biến áp sau khi đã hiểu rỏ nguyên nhân cắt và khắc phục xong các hư hỏng. - Trong trường hợp máy biến áp bị cắt do chỉ một trong hai bảo vệ hoặc rơle hơi hoặc rơle so lệch thì cho phép đóng lại máy biến áp 01 lần sau khi kiểm tra máy mà không thấy rõ dấu hiệu bên ngoài chứng tỏ máy hư hỏng. - Khi máy biến áp bị tách ra khỏi vận hành do các bảo vệ khác không liên quan đến các hư hỏng bên trong máy biến áp, trực trạm nhanh chóng kiểm tra tìm nguyên nhân để khắc phục và đóng lại máy sau đó. - Đưa máy biến áp trở lại vận hành sau khi bị tách ra khỏi vận hành bởi bảo vệ chống sự cố bên trong của máy phải được sự đồng ý của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật công ty. - Khi máy biến áp đang ở trạng thái dự phòng đều phải ở tư thế sẵn sàng đưa vào vận hành lúc cần thiết. Nếu thời gian ngừng vận hành kéo dài trên một tháng thì phải kiểm SVTH : Nguyễn Tuấn Vũ Trang 6 Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Cao Áp GVHD: Nguyễn Tùng Lâm tra lại một số nội dung cần thiết như: Đo điện trở cách điện các cuộn dây, điện trở một chiều tất cả các nấc phân áp, hệ thống rơle bảo vệ. 1.2.8 Đặc điểm và quy trình vận hành máy cắt khí SF6: - Là loại máy cắt dùng khí SF6 để cách điện và dập hồ quang, khí SF6 là loại khí trơ, không mùi, không cháy và không độc hại. Ở nhiệt độ môi trường bình thường và áp suất 1bar, khí SF6 có cường độ điện môi và mật độ bằng 2,6-5 lần không khí. Do đó khả năng cách điện và dập hồ quang lớn hơn rất nhiều lần không khí. Máy cắt có thể thao tác từ xa hay tại chỗ tùy theo việc chọn chế độ khóa Remote/Local. - Máy cắt có trang bị bộ sấy đặt ở tủ truyền động có bộ cảm biến nhiệt để điều khiển việc tự động đưa mạch sấy vào làm việc khi nhiệt độ môi trường nhỏ hơn 10 0 C. - Trước khi đưa máy cắt vào vận hành lần đầu thì phải tiến hành kiểm tra: • Kiểm tra sự lắp ráp có phù hợp với các chỉ dẫn trong sơ đồ không. • Dùng máy kiểm tra để đo độ kín của máy cắt • Kiểm tra phần cấp nguồn của mạch làm việc, của bộ truyền động. • Nối mô tơ cho nó nạp lò xo đóng, tiến hành đóng cắt thử 5 lần. • Kiểm tra thiết bị sấy liên tục và thiết bị sấy có điều khiển đảm bảo chắc chắn làm việc tốt • Ghi chú ở các thông số ở bộ đếm hoạt động . • Kiểm tra áp lực khí SF6 • Kiểm tra toàn bộ các biên bản thí nghiệm, đảm bảo máy cắt đủ điều kiện mang điện vận hành. • Tất cả mọi người có mặt trong suốt các hoạt động đầu tiên phải ở chỗ trú ẩn hoặc giữ một khoảng cách tối thiểu 50m. - Trong quá trình vận hành phải kiểm tra như sau: Trong một ca trực ít nhất phải kiểm tra máy cắt 1 lần với các hạng mục sau: • Trị số dòng điện và điện áp có vượt quá định mức không. • Vị trí của máy cắt tương ứng với đèn tín hiệu ở trong tủ bảng không. • Tính nguyên vẹn của các trụ sứ, không có hiện tượng phóng điện, nứt vỏ • Kiểm tra mạch sấy, cơ cấu thao tác • Kiểm tra thiết bị chỉ thị áp lực khí SF6 • Kiểm tra áp lực khí SF6. • Đầu dây nối không bị nóng đỏ, đổi màu • Kiểm tra hệ thống tiếp địa. • Kiểm tra nguồn điều khiển. • Kiểm tra tình trạng tích năng đủ của các lò xo đóng, cắt. - Xử lý máy cắt khi có hiện tượng bất thường, sự cố: • Khi máy cắt báo tín hiệu thiếu khí SF6 cấp 1, trực ca báo cáo cho lãnh đạo và điều đọ hệ thống cho kiểm tra áp suất khí SF6. Xác định nguyên nhân giảm áp suất và tiến hành nạp khí theo quy trình nạp khí hoặc xác định tín hiệu chỉ thị nhầm. • Khi phát tín hiệu thiếu khí cấp 2 làm cho mạch bảo vệ, mạch thao tác máy cắt bị khóa tự động. trực ca báo cáo gấp cho lãnh đạo để có biện pháp xử lý SVTH : Nguyễn Tuấn Vũ Trang 7 Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Cao Áp GVHD: Nguyễn Tùng Lâm thích hợp với các thiết bị khác trong hệ thống và biện pháp xử lý ngay đối với máy cắt. • Khi máy cắt bị rò rỉ khí SF6, nhân viên vận hành không được đứng dưới buồng khí bị rò rỉ để tránh bị ngạt vì bụi, sản phẩm của khí SF6 phân hủy sau khi dập hồ quang. SVTH : Nguyễn Tuấn Vũ Trang 8 Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Cao Áp GVHD: Nguyễn Tùng Lâm 1.3. THIẾT BỊ TRẠM : CHỦNG LOẠI THIẾT BỊ, NƯỚC SẢN XUẤT, CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA THIẾT BỊ : 1.3.1 MÁY BIẾN ÁP LỰC T1 1. Kiểu : PT5W 43000/115. 2. Chủng loại : Máy biến áp lực 3 pha 3 cuộn dây 3. 3. Số pha : 3 pha 4. Số chế tạo : 4611931. 5. Nhà chế tạo/Nước sản xuất : TIRA THAI CO,LTD 6. Năm sản xuất : 06/2004 7. Năm lắp đặt : 2004 8. Năm vận hành : 2006 9. Tần số định mức : 50 Hz 10. Công suất định mức: - Cao áp (CA) : 25 MVA - Trung áp (TA) : 25 MVA - Hạ áp (HA) : 25 MVA 11. Điện áp định mức: - Cao áp (CA) : 115 + 9 x 1.78 % kV. - Trung áp (TA) : 38,5 + 2 x 2.5% kV. - Hạ áp (HA) : 24 kV. 12. Dòng điện định mức: - Cao áp : 126 A - Trung áp : 375 A - Hạ áp : 601 A 13.Điện áp và dòng điện tương ứng các phía ở các nấc phân áp: Nấc Phân áp Cao áp Trung áp Hạ áp U (V) I (A) U (V) I (A) U (V) I (A) 1 133.400 108.2 40.425 357.1 24.000 601.4 2 131.356 109.9 39.463 365.8 3 129.311 111.6 38.500 374.9 4 127.267 113.4 37.538 384.5 5 125.222 115.3 36.575 394.6 6 123.178 117.2 7 121.133 119.2 8 119.089 121.2 9 117.044 123.3 10 115.000 125.5 11 112.956 127.8 12 110.911 130.1 13 108.867 132.6 14 106.822 135.1 15 104.788 137.8 16 102.733 140.5 17 100.689 143.4 18 98.644 146.3 19 96.600 149.4 SVTH : Nguyễn Tuấn Vũ Trang 9 Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Cao Áp GVHD: Nguyễn Tùng Lâm 14. Hệ thống làm mát : ONAN/ONAF Công suất cuộn dây Kiểu hệ thống làm mát ONAN ONAF Cao áp 20 25 Trung áp 20 25 Hạ áp 20 25 15. Tổ đấu dây : Y 0 /∆/Y 0-11-0 16. Sự gia tăng nhiệt độ: - Trung bình cuộn dây : 55 0 C. - Lớp dầu trên : 60 0 C. 17. Nhiệt độ làm việc cho phép lớn nhất - Nhiệt độ lớp dầu trên : ≥70 0 C. - Nhiệt độ cuộn dây cao áp : ≥82 0 C. - Nhiệt độ cuộn dây trung áp : ≥80 0 C. - Nhiệt độ cuộn dây hạ áp : ≥79 0 C. 18. Sứ đầu vào MBA: - Cao áp : PNO 123/550-800 - Trung tính cao áp : PNO 72,5/325-800 - Trung áp : 52 Nf 1000 - Hạ áp : 30 Nf 630 - Trung tính hạ áp : 30 Nf 630 19. Biến dòng chân sứ đầu vào MBA: - TI phía 110 kV: + Số pha : 3 pha + Số cuộn dây : 5 cuộn + Tỷ số biến : 200-100/1, 126/1-5 Cấp chính xác 0,5 5P20 5P20 10P20 Công suất (VA) 30 30 15 10 - TI trung tính phía 110 kV: + Số pha : + Số cuộn dây : 1 cuộn + Tỷ số biến : 200-100/1 Cấp chính xác 5P20 Công suất (VA) 30 - TI phía 38,5 kV: + Số pha : 3 pha + Số cuộn dây : 3 cuộn + Tỷ số biến : 600-300/1; 375/1 Cấp chính xác 5P20 10P20 Công suất (VA) 30 15 - TI phía 24 kV: SVTH : Nguyễn Tuấn Vũ Trang 10 [...]... Trọng lượng cả máy : SVTH : Nguyễn Tuấn Vũ Trang 15 Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Cao Áp GVHD: Nguyễn Tùng Lâm 1.5 TÌM HIỂU VỀ SƠ ĐỒ NHẤT THỨ CỦA TRẠM BIẾN ÁP 1.5.1 PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ NHẤT THỨ a SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN PHÍA 110KV: Trạm biến áp 110kV Diên Sanh được thiết kế với sơ đồ cầu trong gồm 2 máy biến áp với công suất mỗi máy 25MW với 2 máy cắt tổng phía cao áp 110kV và một máy cắt phân đoạn trên thanh cái C11... độ cao bằng cột C2 cách cột thu sét C2 một đoạn 11,05(m) Từ mặt bằng sơ đồ bố trí thiết bị ta thấy các xà đều nằm trong phạm vi bảo vệ của các cột thu sét nên các cột thu sét đã bố trí đảm bảo yêu cầu bảo vệ (như hình vẽ) SVTH : Nguyễn Tuấn Vũ Trang 29 Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Cao Áp GVHD: Nguyễn Tùng Lâm Hình 2.4 Sơ đồ phạm vi bảo vệ của công trình SVTH : Nguyễn Tuấn Vũ Trang 30 Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết. .. Trang 34 Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Cao Áp Rtn = GVHD: Nguyễn Tùng Lâm R tn1 ⋅ R tn2 0,84 ⋅ 3,675 = = 0,684 (Ω) R tn1 + R tn2 0,84 + 3,675 3.4.1.2 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ NỐI ĐẤT NHÂN TẠO Khi thiết kế nối đất nhân tạo phải thỏa mãn các yêu cầu sau: - Khoảng cách về điện giữa các điểm nối đất kết cấu có đặt cột thu sét và điểm nối đất của máy biến áp phải lớn hơn 15m - Mạch vòng nối đất phải bao bọc thiết bị... bảo vệ - ha =h- hx là độ cao hiệu dụng của cột thu lôi, là phần vượt cao hơn so với mức cao của công trình (hx) - rx là bán kính bảo vệ của cột thu lôi ứng với độ cao của công trình hx Hình 2.1: Phạm vi bảo vệ của một cột thu sét Bán kính bảo vệ của cột thu lôi đối với công trình có độ cao hx được xác định như sau: SVTH : Nguyễn Tuấn Vũ Trang 20 Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Cao Áp GVHD: Nguyễn Tùng Lâm... các thiết bị có điểm trung tính không nối đất trực tiếp thì yêu cầu: R≤ 250 Ω I nếu như hệ thống nối đất ấy chỉ dùng cho các thiết bị cao áp Nếu hệ thống có điểm trung tính cách điện và hệ thống nối đất cho cả các thiết bị cao áp và hạ áp thì yêu cầu: R≤ 125 Ω I nhưng không được quá 10Ω Dòng điện I tùy theo mỗi trưòng hợp sẽ có trị số khác nhau: SVTH : Nguyễn Tuấn Vũ Trang 32 Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế. .. tạo bởi các cột thu lôi có chiều cao hiệu dụng : D ≤ 8ha Với : D : Bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác C1C2C3 h = hx + ha : Độ cao cột thu sét hx : Độ cao của vật được bảo vệ ha : Độ cao kim thu sét a.Tính toán phạm vi bảo vệ của các nhóm cột * Xét tam giác C1C3C4 - Nửa chu vi của tam giác C1C3C4 là: SVTH : Nguyễn Tuấn Vũ Trang 23 Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Cao Áp p= GVHD: Nguyễn Tùng Lâm C1C 3... 2-1 sách “ Hướng dẫn thiết kế tốt nghiệp kỹ thuật điện cao áp ) ρtt = ρđ Kmùa = 100.1,6 = 160 (Ω.m) - L: Chu vi mạch vòng Ta chôn thanh nối cách tường rào trạm về mỗi phía là 1m nên: L = (79+44).2 = 246 (m) - K: Là hệ số phụ thuộc và hình dạng của hệ thống nối đất, ở đây ta chôn thanh nối theo hình chữ nhật nên có: SVTH : Nguyễn Tuấn Vũ Trang 35 Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Cao Áp l1 79 = = 1,795 l2... - Điện áp U50% bé nhất của máy biến áp U50% = 460kV - Dòng điện chạm đất cực đại đi qua hệ thống nối đất: I = 5.4kA - Điện trở suất của lớp đá dăm rải trên nền trạm: ρs = 3000 Ω.m - Độ dày lớp đá dăm hs = 0,15m 3.4 TRÌNH TỰ TÍNH TOÁN 3.4.1 TÍNH TOÁN NỐI ĐẤT TRẠM BIẾN ÁP 110 kV DIÊN SANH THEO TCVN 4756 - 1989 3.4.1.1 NỐI ĐẤT TỰ NHIÊN SVTH : Nguyễn Tuấn Vũ Trang 33 Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Cao Áp GVHD:.. .Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Cao Áp GVHD: Nguyễn Tùng Lâm + Số pha + Số cuộn dây + Tỷ số biến Cấp chính xác Công suất (VA) : : : 5P20 30 - TI trung tính phía 24 kV: + Số pha + Số cuộn dây + Tỷ số biến Cấp chính xác Công suất (VA) : : : 5P20 30 - TI dùng để đo nhiệt độ cuộn dây: Cao áp (Pha A) Tỷ số biến 126/1.5 20 Điện áp ngắn mạch %: - Cao - Trung - Cao - Hạ - Trung - Hạ 21 Tổn... 19  - Để bảo vệ phần công trình cao 10m phía 35kv thì bán kính bảo vệ của cột 2 đối với độ cao công trình 10m này ít nhất là 5(m).Vậy ta phải tính chiều cao h của cột SVTH : Nguyễn Tuấn Vũ Trang 24 Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Cao Áp GVHD: Nguyễn Tùng Lâm -Giả sử h x . kV. 12. Dòng điện định mức: - Cao áp : 126 A - Trung áp : 375 A - Hạ áp : 601 A 13.Điện áp và dòng điện tương ứng các phía ở các nấc phân áp: Nấc Phân áp Cao áp Trung áp Hạ áp U (V) I (A) U (V) I (A). định mức: - Cao áp (CA) : 25 MVA - Trung áp (TA) : 25 MVA - Hạ áp (HA) : 25 MVA 11. Điện áp định mức: - Cao áp (CA) : 115 + 9 x 1.78 % kV. - Trung áp (TA) : 38,5 + 2 x 2.5% kV. - Hạ áp (HA) : 24. Vũ Trang 8 Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Cao Áp GVHD: Nguyễn Tùng Lâm 1.3. THIẾT BỊ TRẠM : CHỦNG LOẠI THIẾT BỊ, NƯỚC SẢN XUẤT, CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA THIẾT BỊ : 1.3.1 MÁY BIẾN ÁP LỰC T1 1. Kiểu : PT5W

Ngày đăng: 20/08/2015, 20:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w