Hàng năm, mỗi sinh viên chuyên ngành được nhà trường tạo điều kiện để các cá nhân sinh viên đi thực tập cọ sát với môi trường thực tế. Đó là một cơ hội rất tốt để mỗi sinh viên có thể áp dụng những kiến thức đã học trên sách vở, những kiến thức được học từ các thầy cô áp dụng vào thực tế, và vận dụng những kiến thức đó vào hoạt động kinh doanh, quá trình quản lý của cơ quan, đơn vị thực tập mà sinh viên đã chọn. Riêng cá nhân em là một sinh viên của khoa Đầu Tư, việc được thực tập tại công ty TNHH MTV Máy kéo và Máy nông nghiệp thì đây thực sự là một cơ hội rất tốt để em có thể tiếp xúc với môi trường thực tế để tích lũy những kinh nghiệm cho bản thân. Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH MTV Máy kéo và Máy nông nghiệp, em cũng đã nghiên cứu, tìm hiểu khá nhiều thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung và hoạt động đầu tư của công ty nói riêng, đây là một trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Nó giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, phải có hình thức đầu tư phát triển phù hợp doanh nghiệp để kích thích quá trình sản xuất đem lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp nói riêng và mang lại lợi ích cho đất nước nói chung. Chính vì điều đó, em đã lựa chọn tên đề tài chuyên đề tốt nghiệp là: “Hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty TNHH MTV Máy kéo và Máy nông nghiệp. Thực trạng và giải pháp”.
trờng đại học kinh tế quốc dân KHOA ĐầU TƯ o0o CHUYÊN Đề THựC TậP TốT NGHIệP Đề tài: HOT NG U T PHT TRIN TI CễNG TY TNHH MTV MY KẫO V MY NễNG NGHIP. THC TRNG V GII PHP Sinh viên thực hiện : PHạM MINH ANH Lớp : kinh tế ĐầU TƯ K51F MSV : cq514029 Giáo viên hớng dẫn : ts. NGUYễN THị áI LIÊN Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên Hµ Néi, 2013 SV: Phạm Minh Anh MSV: CQ514029 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên MỤC LỤC Hµ Néi, 2013 2 MỤC LỤC 3 DANH MỤC BẢNG 4 LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở CÔNG TY TNHH MTV MÁY KÉO VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP 2 Tên gọi: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Máy kéo và Máy nông nghiệp 2 Ngày thành lập: 22/10/1960 2 Trụ sở chính: Tại số 4 Đường Chu Văn An - Phường Yết Kiêu - Quận Hà Đông - Thành Phố Hà Nội 2 Điện thoại: 04.8.542747 – 034 826093 – 034 824506 2 Fax: 04 8 542747 2 Email: Mk-mnnCoht@hn.Vnn.vn 2 (Nguồn: Phòng tài vụ) 7 Ngân hàng giao dịch chính: Ngân hàng đầu tư và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Đông 13 Tổng vốn công ty quản lý: 57 246 157 000 đồng 13 Trong đó: Vốn cố định: 40 785 352 000 đồng 13 Vốn lưu động: 16 487 805 000 đồng 13 SV: Phạm Minh Anh MSV: CQ514029 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên DANH MỤC BẢNG Hµ Néi, 2013 2 MỤC LỤC 3 DANH MỤC BẢNG 4 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ 5 LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở CÔNG TY TNHH MTV MÁY KÉO VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP 2 Tên gọi: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Máy kéo và Máy nông nghiệp 2 Ngày thành lập: 22/10/1960 2 Trụ sở chính: Tại số 4 Đường Chu Văn An - Phường Yết Kiêu - Quận Hà Đông - Thành Phố Hà Nội 2 Điện thoại: 04.8.542747 – 034 826093 – 034 824506 2 Fax: 04 8 542747 2 Email: Mk-mnnCoht@hn.Vnn.vn 2 (Nguồn: Phòng tài vụ) 7 Ngân hàng giao dịch chính: Ngân hàng đầu tư và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Đông 13 Tổng vốn công ty quản lý: 57 246 157 000 đồng 13 Trong đó: Vốn cố định: 40 785 352 000 đồng 13 Vốn lưu động: 16 487 805 000 đồng 13 Bảng 1.1: Cơ cấu lao đông của công ty TNHH MTV Máy kéo và Máy nông nghiệp 13 (Đơn vị: Người) 13 Bảng 1.2: Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của công ty 16 Để tiết kiệm vốn đầu tư cho công ty, có thể tìm kiếm những thiết bị đã qua sử dụng, giá những thiết bị này rẻ hơn rất nhiều thiết bị mua mới. Tuy nhiên phải thận trọng để tránh những thiết bị quá cũ, công nghệ lạc hậu. Trước khi mua phải tìm hiểu kỹ càng về các thông tin liên quan đến thiết bị cần mua, hãng bán và lí do vì sao họ bán 61 Công ty phải định kì làm công tác đánh giá tình hình biến động và sử dụng máy móc thiết bị, từ đó lập kế hoạch đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới, có kế hoạch sửa chữa máy móc đảm bảo cho hệ thống máy móc thiết bị luôn đạt hiệu quả cao nhất 61 Đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, đồng bộ giúp cho công ty có đủ khả năng đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của chủ đầu tư về kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, giảm chi phí. Qua đó uy tín cũng như sức cạnh tranh của công ty sẽ được nâng cao, khẳng định vị trí của mình trên thương trường 61 SV: Phạm Minh Anh MSV: CQ514029 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH MTV Máy kéo và máy nông nghiệp. Error: Reference source not found Biểu đồ 1.1: Lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2008-2012 Error: Reference source not found Biểu đồ 1.2: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2009-2012 Error: Reference source not found Biểu đồ 1.3: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2009-2012 Error: Reference source not found Biểu đồ 1.4: Tình hình thực hiện vốn đầu tư vào nhà xưởng giai đoạn 2009-2012. Error: Reference source not found Biểu đồ 1.5: Lượng lao động trực tiếp, lao động gián tiếp trong giai đoạn 2019-2012. Error: Reference source not found Biểu đồ 1.6: Số lượng các khóa đào tạo của Công ty giai đoạn 2009 – 2012 Error: Reference source not found DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên. - QLDA : Quản lý dự án. - Công ty TNHH MTV Máy kéo và Máy nông nghiệp gọi tắt là Công ty Máy kéo và Máy nông nghiệp. SV: Phạm Minh Anh MSV: CQ514029 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên LỜI MỞ ĐẦU Hàng năm, mỗi sinh viên chuyên ngành được nhà trường tạo điều kiện để các cá nhân sinh viên đi thực tập cọ sát với môi trường thực tế. Đó là một cơ hội rất tốt để mỗi sinh viên có thể áp dụng những kiến thức đã học trên sách vở, những kiến thức được học từ các thầy cô áp dụng vào thực tế, và vận dụng những kiến thức đó vào hoạt động kinh doanh, quá trình quản lý của cơ quan, đơn vị thực tập mà sinh viên đã chọn. Riêng cá nhân em là một sinh viên của khoa Đầu Tư, việc được thực tập tại công ty TNHH MTV Máy kéo và Máy nông nghiệp thì đây thực sự là một cơ hội rất tốt để em có thể tiếp xúc với môi trường thực tế để tích lũy những kinh nghiệm cho bản thân. Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH MTV Máy kéo và Máy nông nghiệp, em cũng đã nghiên cứu, tìm hiểu khá nhiều thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung và hoạt động đầu tư của công ty nói riêng, đây là một trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Nó giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, phải có hình thức đầu tư phát triển phù hợp doanh nghiệp để kích thích quá trình sản xuất đem lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp nói riêng và mang lại lợi ích cho đất nước nói chung. Chính vì điều đó, em đã lựa chọn tên đề tài chuyên đề tốt nghiệp là: “Hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty TNHH MTV Máy kéo và Máy nông nghiệp. Thực trạng và giải pháp”. Bài chuyên đề tốt nghiệp gồm 2 chương: Chương 1: Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển của công ty TNHH MTV máy kéo và máy nông nghiệp trong giai đoạn 2009-2012. Chương 2: Một số định hướng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của công ty. Trong quá trình hoàn thành chuyên đề thực tập này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Ái Liên và sự giúp đỡ của các anh (chị), cô (chú) tại cơ sở thực tập. Em xin chân thành cảm ơn! SV: Phạm Minh Anh MSV: CQ514029 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở CÔNG TY TNHH MTV MÁY KÉO VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP 1.1. Tổng quan về công ty Máy kéo và Máy nông nghiệp 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 1.1.1.1. Tên gọi, trụ sở của Công ty Tên gọi: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Máy kéo và Máy nông nghiệp. Ngày thành lập: 22/10/1960. Trụ sở chính: Tại số 4 Đường Chu Văn An - Phường Yết Kiêu - Quận Hà Đông - Thành Phố Hà Nội. Các chi nhánh: + Đường Nguyễn Trãi, phường Lê Lợi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Ki-ốt của Nhà máy cơ khí xây dựng). Tel: 038-843573 . + Phường Trần Quang Diệu, thành phố Quy Nhơn, Bình Định (Ki-ốt của Nhà máy cơ khí Quang Trung). Tel: 056-841260. Điện thoại: 04.8.542747 – 034 826093 – 034 824506. Fax: 04 8 542747. Email: Mk-mnnCoht@hn.Vnn.vn 1.1.1.2. Quá trình hình thành của Công ty Nhằm đáp ứng nhu cầu trang bị cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp của đất nước, ngày 19/10/1959, Ông Lê Thanh Nghị- Cựu Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng đã ký quyết định xây dựng một xí nghiệp cơ khí chế tạo dụng cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp trên cơ sở tiếp quản 2000m 2 nhà xưởng do nhà máy Thuốc lá Thăng long bàn giao lại tại khu phố Yết Kiêu (nay là phường Yết kiêu)-Quận Hà Đông- TP Hà Nội. Lúc đó gọi là nhà máy Cơ khí Nông cụ. Sau hơn 11 tháng khởi công xây dựng, ngày 22/10/1960 “Nhà máy Cơ khí SV: Phạm Minh Anh MSV: CQ514029 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên Nông cụ” nay là “Công ty Máy kéo và máy nông nghiệp” thuộc Tổng cụng ty Máy động lực và Máy nông nghiệp - Bộ Công nghiệp khánh thành và bàn giao đi vào sản xuất, đánh dấu sự ra đời của nhà máy cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đầu tiên của đất nước ta thời bấy giờ. 1.1.1.3. Các giai đoạn phát triển *)Thời kỳ từ 1960-1965: Khi mới thành lập, trên cơ sở sát nhập năm tập đoàn sản xuất nhỏ của cán bộ miền Nam tập kết chuyên sản xuất các loại nông cụ cải tiến, cày bừa, cuốc bàn, đồ mộc và cơ khí nhỏ, lúc đó chỉ có 130 công nhân viên chủ yếu là công nhân quân giới và 37 thiết bị cũ của Pháp bỏ lại. Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là đáp ứng nhu cầu về nông cụ cho sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn xây dựng và phát triển Hợp tác xã nông nghiệp với các sản phẩm chính là: cày chìa vôi, cày 51, bừa xạ, bừa đinh, bàn trang, các loại cuốc bàn, máy bơm chống hạn 6K18. Ngoài ra, Công ty còn sản xuất các loại cày treo 3 lưỡi, 5 lưỡi, bừa đĩa, trục lăn đất lắp vào máy kéo MTZ50 phục vụ cho chương trình khai hoang của đất nước. *)Thời kỳ từ 1966- 1975: Đây là thời gian cả nước đang thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 2, cũng là thời kỳ giặc Mỹ bắn phá ác liệt nhất trên miền Bắc. Công ty có nhiệm vụ là “vừa sản xuất, vừa chiến đấu”, hoàn thành nhiệm vụ sản xuất nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngày 16/7/1966, đổi tên “Nhà máy Cơ khí Nông cụ” thành “Nhà máy Cơ khí Nông nghiệp”. Trong thời kỳ này, Công ty có sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. Ngoài việc duy trì các sản phẩm đã có đồng thời còn hợp tác sản xuất máy kéo Tháng tám 50 CV, máy kéo mang nhãn hiệu Bình giã, động cơ DIESEL8,5 CV. Ngoài ra Công ty còn tham gia chế tạo một số sản phẩm khác như: bừa đĩa, trục lăn, phay đất bùn 1,6m lắp cho máy kéo 50CV phục vụ sản xuất nông nghiệp, xới sâu, gom rễ, lưỡi ủi DT100, Đ492 đáp ứng cho nhu cầu của các hợp tác xã và nông trường quốc doanh tham gia chương trình khai hoang. Công ty cũng chế tạo xích tải chai phục vụ cho các nhà máy thực phẩm, xích tàu cá cho các tàu đánh cá. Trong thời kỳ đánh Mỹ, Công ty đã sản xuất hàng vạn bộ gá phóng lựu gửi vào chiến trường để hỗ trợ các chiến sĩ bộ đội đánh giặc. Năm 1973, sau khi đoàn cán bộ sang Trung quốc nghiên cứu máy kéo nhỏ về, đã thiết kế và chế tạo thành công máy kéo nhỏ 2 bánh 12 mã lực mang tên máy kéo Bông sen. Đó được xác định là sản phẩm chính, được đầu tư sản xuất lâu dài của SV: Phạm Minh Anh MSV: CQ514029 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên công ty. Trong thời kỳ này, Công ty cũng tham gia chế tạo các sản phẩm hàng rào bằng đồng đặc biệt, có chất lượng cao để trang trí cho lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ về quy mô sản xuất, Công ty đã được Đảng, Nhà nước đầu tư lớn về thiết bị công nghệ và mở rộng mặt bằng sản xuất. *)Thời kỳ từ 1976- 1994: Với sự đầu tư của Nhà nước, Công ty đã tập trung thiết kế, chế tạo các máy móc, thiết bị chuyên dùng, khuôn mẫu, gá lắp, trang bị công nghệ để tổ chức sản xuất đạt số lượng hàng ngàn máy kéo mỗi năm. Năm 1976 Công ty được tiếp nhận dây truyền sản xuất Bình bơm thuốc trừ sâu của Trung quốc có sản lượng 120.000 chiếc mỗi năm. Nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải nhỏ nông thôn, năm 1981 Công ty đã thiết kế, chế tạo thành công xe vận chuyển nông thôn VC1000 trên cơ sở máy kéo 12CV. Xe vận chuyển nông thôn này phù hợp với khả năng vận chuyển của nông thôn và được bà con nông dân rất ưa chuộng. Đồng thời, Công ty còn hợp tác sản xuất máy kéo bốn bánh MTZ 50 mã lực theo mẫu của Liên xô. Trong chương trình hàng xuất khẩu, Công ty đã chế tạo, xuất khẩu hàng vạn chiếc Êtô E60 sang các thị trường châu Âu và Đông Á. Ngày 27/4/1994, theo quyết định số 175QĐ/TCCBĐT của Bộ Công nghiệp, “Nhà máy Cơ khí nông nghiệp” đổi tên thành “Công ty Máy kéo và máy nông nghiệp”. Ngay trong thời gian đầu khi nền kinh tế cả nước có những bước chuyển biến đầu tiên sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, Công ty Máy kéo và Máy nông nghiệp đã chủ trương đầu tư thêm thiết bị và đa dạng hoá sản phẩm nhằm phục vụ cho nền sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn cả nước. Thời kỳ này, Công ty kiên trì với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường trong nước, đa dạng hoá sản phẩm. Công ty đã tăng cường them nguồn lực, tiếp thu công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, nâng cao thiết bị hiện đại và tổ chức sắp xếp mô hình sản xuất kinh doanh. Ngày 24/6/ 2004 Bộ Công nghiệp ra quyết định số 55/2001/QĐ-BCN đổi tên SV: Phạm Minh Anh MSV: CQ514029 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên từ “Công ty Máy kéo và Máy nông nghiệp” thành “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Máy kéo và Máy nông nghiệp”. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức 1.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Xuất phát từ chức năng nhiệm vụ riêng của từng công ty, Công ty TNHH MTV Máy kéo và Máy nông nghiệp có hình thức quản lý theo cách riêng của mình. Tại công ty Máy kéo và Máy nông nghiệp tổ chức quản lý theo phương pháp trực tiếp chức năng. Ban Giám đốc trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo đến các phòng ban, phân xưởng nhằm quản lý chặt chẽ về kinh tế, kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc có nhiệm vụ phụ trách chung toàn công ty, là chủ tài khoản và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi mặt hoạt động của công ty, phụ trách các phòng ban. Phó giám đốc kỹ thuật hỗ trợ cho giám đốc các công việc về mặt kỹ thuật, chỉ đạo kỹ thuật. Phó giám đốc sản xuất hỗ trợ cho giám đốc về mặt sản xuất, điều chỉnh công tác đồng bộ, lập kế hoạch cung ứng vật tư, chỉ đạo sản xuất. Phó giám đốc hành chính có nhiệm vụ phụ trách xây dựng cơ bản và điều hành công tác hành chính của Công ty. SV: Phạm Minh Anh MSV: CQ514029 5 [...]... Vì thế, Công ty Máy kéo và Máy nông nghiệp luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực Chiếm tỉ trọng lớn thứ 3 sau vốn đầu tư dành cho nhà xưởng và máy móc thiết bị, khối lượng vốn đầu tư vào nguồn nhân lực được dùng để đầu tư cho 2 hoạt động chính là tuyển dụng và đào tạo Nhìn chung trong giai đoạn 2009 – 2012, hoạt động đầu tư phát triển nhân lực tại Công ty thu... hình hoạt động kinh doanh của Công ty có thể thấy có thể thấy vốn tự có của Công ty Máy kéo và Máy nông nghiệp có thể đáp ứng được 10% - 15% nhu cầu về vốn đầu tư của công ty Tuy nhiên, Công ty đã không dùng tất cả số vốn này cho hoạt động đầu tư phát triển mà giữ lại một phần Phần lợi nhuận còn lại này được công ty sử dụng trong hoạt động đầu tư tài chính Mục đích là để đa dạng hóa cơ cấu đầu tư, phân... chuyển thiết bị sản xuất, công nhân viên làm việc được thuận lợi và đảm bảo an toàn lao động Công ty Máy kéo và Máy nông nghiệp là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vì vậy đầu tư vào hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc là một trong những hoạt động được thực hiện đầu tiên của hoạt động đầu tư nhằm mở rộng quy mô của Công ty Hàng năm, công ty đều đầu tư nâng cấp nhà máy cho phù hợp với nhu cầu... vốn đầu tư 4 Tốc độ tăng liên hoàn % - 4.932 9.830 5.094 5 Tốc độ tăng định gốc % - 4.932 15.247 21.118 (Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư) Đầu tư vào nhà xưởng, công trình kiến trúc luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của công ty Đầu tư vào nhà xưởng của công ty bao gồm 2 nội dung chính là: đầu tư xây dựng mới và đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công trình kiến trúc Đầu tư xây dựng mới là hoạt động. .. cấu vốn đầu tư của Công ty Điều này cho thấy tầm quan trọng của hoạt động đầu tư vào máy móc thiết bị đối với Công ty Theo như số liệu bảng 1.11, ta thấy khối lượng vốn đầu tư dành cho hoạt động đầu tư vào máy móc luôn giữ ở mức cao và nhìn chung là tăng dần theo từng năm Tuy nhiên năm 2010 có khối lượng vốn đầu tư giảm so với năm 2009 Nếu như năm 2009, khối lượng vốn đầu tư vào máy móc thiết bị đạt... tư phát triển của công ty Máy kéo và Máy nông nghiệp trong giai đoạn 2009-2012 1.2.1 Vốn và nguồn vốn đầu tư phát triển 1.2.1.1 Quy mô vốn đầu tư Cũng giống như nhiều doanh nghiệp khác, trong cơ cấu vốn đầu tư của công ty thì nguồn vốn tự có và vốn vay thường chiếm chủ yếu Trong đó, nguồn vốn tự có của công ty được hình thành từ lợi nhuận giữ lại từ các năm trước Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, ... giữa khách hàng và công ty 1.1.2.3 Danh sách cán bộ công nhân viên Công ty TNHH MTV Máy kéo và Máy nông nghiệp là một doanh nghiệp sản xuất nên công ty tiến hành phân loại lao động theo vai trò và theo tác động của lao động đến quá trình sản xuất, kinh doanh Theo số liệu thống kê năm 2012, tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 420 người Trong đó: -Lao động hành chính: 129 người -Công nhân trực... cho hoạt động đầu tư phát triển của Công ty nhìn chung là đã có sự tăng trưởng liên tục, mức tăng trưởng của 2011 so với 2009 là 34%, của năm 2012 so với năm 2009 là 55.65%, đây là một sự tăng trưởng khá ấn tư ng Với hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả tốt, lợi nhuận liên tục tăng theo các năm nên số vốn tự có dành cho hoạt động đầu tư phát triển ngày càng tăng cao 1.2.2 Hoạt động đầu tư phát triển. .. 2011 và 15.846 tỷ đồng năm 2012 Tính chung cho cả giai đoạn 2009-2012, vốn đầu tư nhà xưởng là 47.57%, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn đầu tư 1.2.2.2 Đầu tư máy móc thiết bị Công ty Máy kéo và Máy nông nghiệp là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Do vậy, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị là một điều tất yếu Công ty luôn luôn ý thức rằng, chất lượng sản phẩm phải luôn đi kèm với công nghệ và là... 98.04% ( Nguồn : Phòng kế hoạch đầu tư) Qua bảng 1.5 ta thấy công ty đã có những dự đoán khá tốt trong việc đầu tư, bằng chứng là lượng vốn đầu tư thực hiện không chênh lệch quá lớn so với vốn đầu tư kế hoạch Mặt khác, lượng vốn đầu tư kế hoạch và vốn thực hiện luôn gia tăng mỗi năm Điều này cho thấy công ty đang phát triển theo đúng hướng Năm 2009, lượng vốn đầu tư thực hiện lớn hơn 1.646 tỷ đồng . nghiệp là: Hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty TNHH MTV Máy kéo và Máy nông nghiệp. Thực trạng và giải pháp . Bài chuyên đề tốt nghiệp gồm 2 chương: Chương 1: Thực trạng hoạt động đầu tư. 4 LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở CÔNG TY TNHH MTV MÁY KÉO VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP 2 Tên gọi: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Máy kéo và Máy nông nghiệp. đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở CÔNG TY TNHH MTV MÁY KÉO VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP 1.1. Tổng quan về công ty Máy kéo và Máy nông nghiệp 1.1.1.