1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CTXH với nhóm phụ nữ bị bạo hành

22 2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 155 KB

Nội dung

Công tác xã hội ở nước ta lâu nay bị đánh đồng với hoạt động tự thiện: ai bỏ công đi hoạt động giúp người, từ ông tổ trưởng dân phố tới người đi cứu trọ cũng được cho là làm “Công tác xã hội”. Nhưng công tác xã hội không phải là thứ mà ai cũng có thể làm được – tức là phải được đào tạo, có chuyên môn mới có thể thực hành công tác xã hội được. Và đich thực công tác xã hội là một khoa học, một nghề chuyên môn. Công tác xã hội đã trở thành một môn khoa học xã hội ứng dụng để hình thành những giải phá cho các hậu quả xã hội tiêu cực tất yếu của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa: đó là sự thay đổ trong cấu trúc và khủng hoảng gia đình, khoảng cách giàu – nghèo, trẻ em cơ nhỡ, người gia lang thang, rượu chè, cờ bạc, mại dâm… Dựa trên các cơ sở khoa học về hành vi con người và các khoa học khác, công tác xã hội đã hình thành triết lý, các quy phạm đạo đức, các nguyên tắc và phương pháp hành động đặc thù để giúp cá nhân, nhóm, tập thể và cộng đồng gặp khó khăn, chịu tổn thương sâu sắc về cả thể chất lẫn tinh thần; đồng thời khơi dậy tiềm năng của chính họ để tìm ra những giải pháp và nguồn lực vượt khó, giúp họ hòa nhập cộng đồng. Công tác xã hội không chỉ giải quyết mà còn phòng ngừa các vấn đề xã hội, góp phần thực hiện an sinh xã hội, đẩy mạnh phát triển xã hội để hướng tới phát triển bền vững, “bình đẳng công bằng, tiến bộ xã hội và phát triển toàn diện con người” Những phụ nữ bị bạo hành (đặc biệt là bạo hành gia đình) là một trong những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Do vậy, các nhà công tác xã hội cần phải đi sâu tìm hiểu và thực hiện công tác xã hội đối với nhóm đối tượng này. Để làm được điều này, trước hết các nhà công tác xã hội cần phải tìm hiểu những khía cạnh sau: Bạo hành – bạo hành gia đình là gì? Phân loại bạo hành và đối tượng phải chịu sự bạo hành? Nguyên nhân của bạo hành xuất phát từ đâu? Những mong muốn, nhu cầu cơ bản của phụ nữ Thực trạng bạo hành phụ nữ ở Việt Nam hiện nay Hậu quả bạo hành đối với phụ nữ ở Việt Nam Bạo lực đối với trẻ em – khía cạnh liên thế hệ của bạo lực Phản ứng của chị em phụ nữ khi bị bạo hành Sau đó, các nhà công tác xã hội mới có thể tiến hành thực hành công tác xã hội với nhóm phụ nữ bị bạo hành này Trên đây là những vấn đề mà nhóm I sẽ đề cập tới trong bài tiểu luận của nhóm về đề tài: công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành. Trong đó, nhóm đi sâu vào tìm hiểu bạo hành phụ nữ trong gia đình

1Công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành – bạo hành gia đình Nhóm thực hiện: Nhóm I CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ BỊ BẠO HÀNH – BẠO HÀNH GIA ĐÌNH DẪN NHẬP Công tác xã hội ở nước ta lâu nay bị đánh đồng với hoạt động tự thiện: ai bỏ công đi hoạt động giúp người, từ ông tổ trưởng dân phố tới người đi cứu trọ cũng được cho là làm “Công tác xã hội”. Nhưng công tác xã hội không phải là thứ mà ai cũng có thể làm được – tức là phải được đào tạo, có chuyên môn mới có thể thực hành công tác xã hội được. Và đich thực công tác xã hội là một khoa học, một nghề chuyên môn. Công tác xã hội đã trở thành một môn khoa học xã hội ứng dụng để hình thành những giải phá cho các hậu quả xã hội tiêu cực tất yếu của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa: đó là sự thay đổ trong cấu trúc và khủng hoảng gia đình, khoảng cách giàu – nghèo, trẻ em cơ nhỡ, người gia lang thang, rượu chè, cờ bạc, mại dâm… Dựa trên các cơ sở khoa học về hành vi con người và các khoa học khác, công tác xã hội đã hình thành triết lý, các quy phạm đạo đức, các nguyên tắc và phương pháp hành động đặc thù để giúp cá nhân, nhóm, tập thể và cộng đồng gặp khó khăn, chịu tổn thương sâu sắc về cả thể chất lẫn tinh thần; đồng thời khơi dậy tiềm năng của chính họ để tìm ra những giải pháp và nguồn lực vượt khó, giúp họ hòa nhập cộng đồng. Công tác xã hội không chỉ giải quyết mà còn phòng ngừa các vấn đề xã hội, góp phần thực hiện an sinh xã hội, đẩy mạnh phát triển xã hội để hướng tới phát 2Công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành – bạo hành gia đình Nhóm thực hiện: Nhóm I triển bền vững, “bình đẳng công bằng, tiến bộ xã hội và phát triển toàn diện con người” Những phụ nữ bị bạo hành (đặc biệt là bạo hành gia đình) là một trong những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Do vậy, các nhà công tác xã hội cần phải đi sâu tìm hiểu và thực hiện công tác xã hội đối với nhóm đối tượng này. Để làm được điều này, trước hết các nhà công tác xã hội cần phải tìm hiểu những khía cạnh sau: - Bạo hành – bạo hành gia đình là gì? Phân loại bạo hành và đối tượng phải chịu sự bạo hành? Nguyên nhân của bạo hành xuất phát từ đâu? - Những mong muốn, nhu cầu cơ bản của phụ nữ - Thực trạng bạo hành phụ nữ ở Việt Nam hiện nay - Hậu quả bạo hành đối với phụ nữ ở Việt Nam - Bạo lực đối với trẻ em – khía cạnh liên thế hệ của bạo lực - Phản ứng của chị em phụ nữ khi bị bạo hành Sau đó, các nhà công tác xã hội mới có thể tiến hành thực hành công tác xã hội với nhóm phụ nữ bị bạo hành này Trên đây là những vấn đề mà nhóm I sẽ đề cập tới trong bài tiểu luận của nhóm về đề tài: công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành. Trong đó, nhóm đi sâu vào tìm hiểu bạo hành phụ nữ trong gia đình 3Công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành – bạo hành gia đình Nhóm thực hiện: Nhóm I NỘI DUNG ĐỀ CẬP I. Phụ nữ bị bạo hành – bạo hành gia đình 1. Bạo hành – Bạo hành gia đình là gì? Bạo hành gia đình là thuật ngữ dung để chỉ các hành vi bạo lực giữa các thành viên trong cùng một gia đình. Hành vi bạo lực thường thấy nhất là giữa vợ và chồng nhưng bạo lực giữa cha mẹ, con cái hay ông bà, anh em ruột, giữa mẹ chồng và con dâu cũng có xảy ra và được xếp vào nhóm các hành vi này. Nạn nhân của bạo lực thân thể thường là phụ nữ - vợ hoặc mẹ của đối tượng, nam giới thì ít xảy ra hơn. Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, tôn giáo không ngoại lệ giàu – nghèo và trình độ học vấn cao – thấp và thường chỉ được phát hiện bởi hàng xóm 2. Phân loại bạo hành và đối tượng bị bạo hành Bạo hành thể xác: những hành vi như đá, đấm, tát,… hay dùng hành động tác động trực tiếp đến nạn nhân ảnh hưởng đến sức khỏe nạn nhân Bạo hành thể xác có thể gồm: Tát, đấm, cấu, véo, kéo tóc, làm bỏng, bóp cổ, đánh, đe dọa hoặc tấn công bằng vũ khí hoặc bằng vật khác, ném đồ vật vào người, nhốt trong phòng hoặc trói, lột quần áo… Bạo hành tinh thần: là các hành vi tác động đến tinh thần của nạn nhân như: chửi bới, mắng nhiếc, sỉ nhục, im lặng không nói chuyện trong thời gian dài. Đôi khi bạo hành tinh thần còn dẫn tới bạo hành xã hội bởi nạn nhân bị ngăn không cho tiếp xúc với bạn bè, gia đình, xã hội, bị bao vây kinh tế, hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng 4Công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành – bạo hành gia đình Nhóm thực hiện: Nhóm I Bạo hành tình dục: là hành vi ép buộc quan hệ tình dục khi nạn nhân không muốn. Người phụ nữ có thể phải chịu đựng những lạm dụng này ngay tại nhà họ, tại nơi làm việc hay trường học. Những kẻ lạm dụng thường là những người quen biết Ở Việt Nam, nhiều người không cho rằng có bạo lực tình dục giữa vợ và chồng. Họ cho rằng người phụ nữ có nghĩa vụ phải quan hệ tình dục khi người chồng muốn, nhưng quan hệ tình dục không bao giờ là một nghĩa vụ. Mọi phụ nữ đều có quyền chỉ quan hệ tình dục khi nào cô ấy muốn Bạo hành tình dục gồm: đánh đạp để bắt quan hệ tình dục, sờ vào chỗ kín mà không được cho phép, dùng những lời nói tục tĩu thô bạo để bắt người khác quan hệ tình dục, cho thuốc vào đồ uống để dễ dàng quan hệ tình dục với người khác, từ chối không sử dụng biện pháp tránh thai hoặc bao cao su khi quan hệ tình dục Đối tượng bị bạo hành ở đây chủ yếu là những người phụ nữ đã có chồng hoặc đang quan hệ với bạn tình, những trẻ em gái trong tuổi vị thành viên hoặc chưa đủ tuổi vị thành niên,…. 3. Nguyên nhân của bạo hành Hoàn cảnh xảy ra bao hành, đặc biệt là bạo hành thân thể thường là khi nam giới say rượu nhưng rượu không phải là nguyên nhân cơ bản, nó là cái cớ cho những vướng mắc tồn đọng trước đó. Bạo hành được nhận thấy có tỉ lệ cao ở cá gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trình độ văn hóa thấp, người chồng không có việc làm,… 5Công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành – bạo hành gia đình Nhóm thực hiện: Nhóm I Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là giàu có hay học hành đầy đủ lại không có bạo hành. Ở những gia đình như vậy, bạo hành lại xảy ra với hình thức tinh vi hơn, phức tạp hơn mà người ngoài khó nhận biết được. Bạo hành giữa cha mẹ và con cái cũng không hiếm và được biện hộ theo mục đích răn đe giáo dục “thương cho roi cho vọt”. Có những hành vi rất thậm tệ như đánh đập, không cho ăn uống, bỏ mặc và hậu quả rất là nghiêm trọng: một số trẻ bỏ học, bỏ nhà, vướng vào tệ nạn xã hội. Gái mại dâm (ở trẻ nữ) thường có liên quan trực tiếp đến tuổi thơ bất hạnh 4. Những mong muốn, nhu cầu cơ bản của phụ nữ Nhu cầu về mái ấm gia đình: đó là tình thương yêu của người chồng, người con, và những người thân cho gia đình…Gia đình là chỗ dựa vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội chứ không riêng gì phụ nữ Nhu cầu về tình cảm, được thừa nhận, được tôn trọng: phụ nữ có công việc và có năng lực của riêng mình, họ cần được thừa nhận, được tôn trọng chứ không phải bị chỉ trích, chê bai hay phản đối Nhu cầu tình dục: phụ nữ không có nghĩa vụ phải quan hệ tình dục khi người chồng muốn, mọi phụ nữ đều có quyền chỉ quan hệ tình dục khi nào cô ấy muốn 5. Thực trạng bạo hành phụ nữ ở Việt Nam hiện nay Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Việt Nam năm 2010 thu nhập thông tin chi tiết về tỷ lệ bạo lực, tần suất, những yếu tố nguy cơ và hậu quả của bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Đây là nghiên 6Công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành – bạo hành gia đình Nhóm thực hiện: Nhóm I cứu đầu tiên trên phạm vi toàn quốc cũng như 6 vùng kinh tế - xã hội. Kết quả cho thấy: Thứ nhất, bạo lực đối với phụ nữ do chồng gây ra: Tại Việt Nam, 99% phụ nữ từng có bạn tình đều thuộc nhóm những phụ nữ "từng kết hôn" và chỉ có 1% cho biết có hình thức bạn tình khác (hẹn hò, sống chung như vợ chồng). 1% này được đưa chung vào kết quả của báo cáo, để thuận tiện cho việc sử dụng thuật ngữ "đã từng kết hôn" và "chồng" để chỉ tất cả phụ nữ có bạn tình trong nghiên cứu. Bạo lực về thể xác: Có 32% phụ nữ từng kết hôn cho biết họ đã phải chịu bạo lực thể xác trong đời và 6% đã từng trải qua trong vòng 12 tháng trở lại đây. Kết quả nghiên cứu cho thấy bạo lực thể xác – được đo lường bởi tỷ lệ bạo lực hiện tại – bắt đầu sớm trong mối quan hệ và giảm dần theo độ tuổi. Có sự khác biệt giữa các khu vực và trình độ học vấn và với phụ nữ có trình độ học vấn thấp hơn thì tỷ lệ bị bạo lực thể xác cao hơn so với phụ nữ có trình độ học vấn cao hơn và trong số những phụ nữ bị bạo lực cao hơn thì mức độ nghiêm trọng của những hành vi bạo lực cũng cao hơn. Trong số những phụ nữ đã từng mang thai, tỷ lệ bị bạo lực thể xác trong ít nhất một lần mang thai là 5% và tỷ lệ bị bạo lực khi đang mang thai cao nhất ở những phụ nữ chưa từng đến trường. Bạo lực tình dục: Phụ nữ gặp khó khăn hơn khi tiết lộ những trải nghiệm bạo lực tình dục so với những trải nghiệm bạo lực thể xác. Tương tự như vậy, việc nói về bạo lực tình dục trong hôn nhân được xem như một chủ đề không phù 7Công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành – bạo hành gia đình Nhóm thực hiện: Nhóm I hợp. Tuy nhiên, trong các phỏng vấn có 10% phụ nữ từng kết hôn cho biết họ đã từng bị bạo lực tình dục trong đời và 4% trong 12 tháng qua. Đáng chú ý là bạo lực tình dục hiện tại không thay đổi nhiều ở những nhóm tuổi khác nhau (tới 50 tuổi) và trình độ học vấn của phụ nữ. Bạo lực tinh thần và kinh tế: Bạo lực tinh thần và kinh tế cũng không kém phần quan trọng so với bạo lực tình dục và thể xác và thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn bạo lực tình dục và thể xác. Kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ bị bạo lực tinh thần rất cao: 54% phụ nữ cho biết đã phải chịu bạo lực tinh thần trong đời và 25% cho biết đã bị bạo lực tinh thần trong 12 tháng qua. Tỷ lệ bị bạo lực về kinh tế trong đời là 9%. Kết hợp bạo lực thể xác, tình dục và tinh thần: Tỷ lệ bạo lực thể xác và tình dục là chỉ tiêu quan trọng về bạo lực do chồng gây ra và được sử dụng để so sánh quốc tế. Các chỉ tiêu về tỷ lệ bạo lực hiện tại và trong cuộc đời tương ứng là 9% và 34%. Tỷ lệ bạo lực trong cuộc đời khác nhau theo vùng và giữa các nhóm dân tộc và thay đổi từ 8% đến 38%. Khi kết hợp ba loại bạo lực chính: thể xác, tình dục và tinh thần do chồng gây ra đã có hơn nửa phụ nữ (58%) trả lời từng bị ít nhất một trong ba loại bạo lực này trong cuộc đời. Tỷ lệ này trong 12 tháng qua là 27%. Thứ hai, bạo lực đối với phụ nữ do đối tượng khác không phải chồng gây ra: Bạo lực thể xác đối với phụ nữ sau tuổi 15: 8Công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành – bạo hành gia đình Nhóm thực hiện: Nhóm I Khoảng 10% phụ nữ cho biết đã từng bị bạo lực thể xác bởi một người khác không phải là chồng kể từ khi 15 tuổi, tuy nhiên có sự khác biệt khá lớn giữa các vùng với khoảng dao động từ 3% đến 12%. Người gây bạo lực chủ yếu là các thành viên trong gia đình (65% phụ nữ bị bạo lực là do thành viên trong gia đình gây ra). Bạo lực tình dục đối với phụ nữ sau tuổi 15: Khoảng 2% tổng số phụ nữ cho biết bị bạo lực tình dục kể từ sau 15 tuổi. Hầu hết phụ nữ cho biết rằng người gây bạo lực là người lạ và bạn trai và hiếm khi là các thành viên gia đình. Lạm dụng tình dục trước tuổi 15: Khoảng 3% tổng số phụ nữ cho biết bị lạm dụng tình dục trước khi đến tuổi 15. Hầu hết phụ nữ nói rằng người lạm dụng là người lạ và một số trường hợp là thành viên gia đình và "người khác". Khi so sánh bạo lực do chồng gây ra và bạo lực không phải do chồng gây ra, thì điều có thể thấy rõ là phụ nữ tại Việt Nam có khả năng bị bạo lực do chồng cao gấp ba lần so với bạo lực do một người khác gây ra. 6. Hậu quả của bạo hành đối với phụ nữ Thương tích do bạo lực: Trong khảo sát, 26% phụ nữ từng bị chồng gây bạo lực thể xác hoặc tình dục cho biết đã bị thương tích do hậu quả trực tiếp từ hành vi bạo lực. Trong số này, 60% cho biết họ bị thương tích hai lần trở lên và 17% bị thương tích 5 lần trở lên. Mối liên hệ giữa bạo lực thể xác hoặc tình dục với hậu quả về sức khỏe: Tất cả phụ nữ trong khảo sát đã trả lời một số câu hỏi về sức khỏe 9Công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành – bạo hành gia đình Nhóm thực hiện: Nhóm I chung, sức khỏe tâm thần và sức khỏe sinh sản. Trong phần phân tích tình trạng sức khỏe, những hậu quả này được so sánh giữa những phụ nữ từng bị bạo lực thể xác hoặc tình dục với những phụ nữ chưa bao giờ bị bạo lực thể xác hoặc tình dục. Phụ nữ bị bạo lực do chồng gây ra thường trả lời là tình trạng sức khỏe của họ là "kém" hoặc "rất kém" nhiều hơn. Họ cũng gặp phải nhiều hơn những vấn đề về đi lại hoặc thực hiện những hoạt động thường ngày, bị đau và mất trí nhớ, căng thẳng tinh thần và suy nghĩ tiêu cực, sảy thai, nạo thai và thai chết lưu. Phụ nữ có con từ 6 đến 11 tuổi từng bị bạo lực do chồng gây ra cho biết con cái họ cũng có những vấn đề về hành vi (như ác mộng, đái dầm, hành vi hung hăng và kết quả học tập kém) so với những phụ nữ không bị bạo lực do chồng gây ra. 7. Bạo lực đối với trẻ em – khía cạnh liên thế hệ của bạo lực Có khoảng 1/4 phụ nữ có con dưới 15 tuổi cho biết con của mình đã từng bị bạo lực về thể xác do chồng gây ra. Hình thức bạo lực thể xác trẻ em phổ biến thường là tát, xô, đẩy trẻ. Khảo sát cũng cho thấy bạo lực đối với trẻ em có mối liên hệ chặt chẽ với bạo lực đối với phụ nữ do cùng một đối tượng gây ra. Phụ nữ có chồng bạo hành có nguy cơ trả lời rằng con của mình cũng bị đánh đập cao gấp hai lần và thậm chí là cao hơn nếu người chồng bạo hành vợ nghiêm trọng. Hơn nữa, số phụ nữ bị chồng gây bạo lực thể xác cũng cho biết con cái họ đã từng chứng kiến ít nhất một lần cảnh bạo lực này. Phụ nữ từng bị bạo lực do chồng gây ra có nguy cơ mẹ mình cũng từng bị cha đánh đập cao gấp hai lần so với những phụ nữ khác. Nguy cơ này tăng gấp ba lần nếu họ có mẹ chồng bị bố chồng đánh hoặc bản thân chồng cũng bị đánh đập khi còn nhỏ. Trải 10Công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành – bạo hành gia đình Nhóm thực hiện: Nhóm I nghiệm thơ ấu của người chồng là một yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn tới việc anh ta trở thành người gây bạo lực trong đời sống sau này. 8. Phản ứng của chị em phụ nữ khi bị bạo hành Vụ tra tấn, đánh đập vợ như thời trung cổ đã từng xuất hiện trên báo chí, nhiều bài báo về hiện thực bạo hành phụ nữ đã khiến xã hội giật mình thảng thốt. Giật mình vì tính chất nghiêm trọng của vụ việc và giật mình vì sự im lặng nhẫn nhịn đến mức khó tin của người vợ. Thế nhưng, có rất nhiều những người phụ nữ Việt Nam đều chọn cách im lặng khi bị bạo hành. Và, họ có lý do để làm việc này. Tại sao gần 87% số phụ nữ bị bạo hành giữ im lặng Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam được tiến hành trên phạm vi cả nước với sự tham gia của gần 5.000 phụ nữ ở độ tuổi 18-60. Kết quả cho thấy, 58% số phụ nữ Việt Nam đã từng là nạn nhân của ít nhất một trong ba hình thức bạo lực gia đình (thể xác, tình dục và tinh thần). Cứ 3 phụ nữ có gia đình hoặc từng có gia đình được hỏi thì 1 người đã từng bị chồng bạo hành về thể xác hoặc tình dục. Độ tuổi bị bạo hành chiếm tỷ lệ cao nhất là 18-24 tuổi. Đặc biệt, các chuyên gia báo động tình trạng bạo lực gia đình hiện nay diễn ra ở các vùng đều ở mức cao. Chẳng hạn, ở khu vực Đông Nam Bộ là trên 42%, ở Tây Nguyên gần 40%, còn tỷ lệ này ở đồng bằng sông Hồng cũng chiếm khoảng 37% Ngay cả phụ nữ đang mang thai cũng có tới 5% từng bị bạo lực thể xác. 10% phụ nữ từng kết hôn cho biết họ đã từng bị bạo lực tình dục do chính chồng mình

Ngày đăng: 20/08/2015, 10:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w