MICROSOFT ACCESS CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

47 2.8K 0
MICROSOFT ACCESS CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Microsoft Access có khả năng tạo lập một tập tin cơ sở dữ liệu và khả năng tạo lập một chương trình quản lý cơ sở dữ liệu đó. Khả năng thao tác dữ liệu mạnh nhờ có công cụ truy vấn giúp việc tìm kiếm thông tin nhanh. Khả năng kết xuất dữ liệu, cho phép ta thiết kế những biểu mẫu và báo cáo phức tạp đáp ứng các yêu cầu quản lý.

Trường Đại Học Bách Khoa Bài giảng Microsoft Access CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU MICROSOFT ACCESS 1.1. GIỚI THIỆU Microsoft Access có khả năng tạo lập một tập tin cơ sở dữ liệu và khả năng tạo lập một chương trình quản lý cơ sở dữ liệu đó. Khả năng thao tác dữ liệu mạnh nhờ có công cụ truy vấn giúp việc tìm kiếm thông tin nhanh. Khả năng kết xuất dữ liệu, cho phép ta thiết kế những biểu mẫu và báo cáo phức tạp đáp ứng các yêu cầu quản lý. Có công cụ Wizard để nâng cao hiệu quả công việc và các lệnh có sẵn (Macro), ta có thể dễ dàng tự động hoá công việc mà không cần lập trình. Microsoft Access có 2 ứng dụng chính của Access là: + Dùng để xây dựng hệ cơ sở dữ liệu (chỉ là phần cơ sở dữ liệu, còn phần phát triển thành phần mềm là có thể dùng các công cụ khác để làm như: Visual Basic, Visual C, Delphi, .Net…) + Có thể dùng để xây dựng trọn gói những phần mềm quản lý qui mô vừa và nhỏ. 1.2. CÁC KHÁI NIỆM 1.2.1. KHÁI NIỆM VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU (CSDL- Database) Cơ sở dữ liệu là dữ liệu được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ theo một cấu trúc nào đó để có thể phục vụ cho nhiều người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. 1.2.2. HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU - Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một phần mềm điều khiển các truy nhập của người sử dụng đối với cơ sở dữ liệu. 1.3. KHỞI ĐỘNG VÀ THOÁT KHỎI ACCESS 1.3.1. Khởi động Cách 1: Vào Startprogram files Microsoft Office Microsoft office Access 2003 Cách 2: Vào Run gõ c:\Program files\Microsoft office\office11\MSACCESS.EXE Cách 3: Kích đúp chuột vào biểu tượng Microsoft Access trên màn hình Desktop Giáo viên: Nguyễn Quốc Vương Trang 1 Trường Đại Học Bách Khoa Bài giảng Microsoft Access 1.3.2. Throat Cách 1: Dùng lệnh File – Exit Cách 2: Dùng phím Alt + F4 Cách 3: Kích chuột vào nút Close (X) trên góc phải cửa sổ chương trình. 1.4. CÁC ĐỐI TƯỢNG TRONG MỘT CƠ SỞ DỮ LIỆU ACCESS Trong cơ sở dữ liệu Access có 7 đối tượng sau: 1. Bảng (Table): Bảng là thành phần quan trọng nhất trong cơ sở dữ liệu Access, bởi vì đây là khâu xác định các thông tin cần quản lý trên một đối tượng, là nơi lưu trữ những tác nghiệp cho ứng dụng. Một CSDL của Access có thể có nhiều bảng, trong một bảng gồm nhiều hàng và cột. Mỗi cột gọi là một trường (field), mỗi hàng gọi là một bản ghi (record). 2. Truy vấn (Query): là công cụ truy vấn thông tin và thực hiện các thao tác trên dữ liệu từ một hoặc nhiều bảng, ngoài ra còn được dùng để tạo ra các số liệu tổng hợp có đặc tính cao hơn bảng. 3. Biểu mẫu (Form): Làm tăng khả năng giao tiếp giữa người sử dụng (NSD) và hệ thống. 4. Báo biểu (Report): Dùng in ấn hay thể hiện các báo cáo dưới nhiều hình thức khác nhau, với nguồn số liệu là các bảng và truy vấn. 5. Tập lệnh (Macro): là một tập hợp một hoặc nhiều hành động (Action) nhằm tự động hoá những thao tác thường nhật thay vì phải lặp đi lặp lại một cách nhàm chán. Khi cho thực hiện một Macro, MS Access thực hiện một loạt các Action đã qui định trước. 6. Đơn thể (Module): là một dạng tự động hoá cao cấp hơn Macro. Thực chất đơn thể là các đoạn mã chương trình được viết bằng ngôn ngữ Access Basic (Visual Basic cho Access), và hoàn toàn do NSD tự làm để tự động hoá một số thao tác phức tạp mà Macro không đảm trách nỗi. Phần này dùng trong các yêu cầu quản lý dữ liệu phức tạp. 7. Các trang Web dữ liệu (Pages) Cho phép chúng ta có thể tạo ra các trang Web dữ liệu mà trên đó có chứa dữ liệu động lấy từ một cơ sở dữ liệu nào đó. Người sử dụng có thể cập nhật dữ liệu trực tiếp vào cơ sở dữ liệu thông qua các trình duyệt Web (Microsoft Internet Explorer) Giáo viên: Nguyễn Quốc Vương Trang 2 Trường Đại Học Bách Khoa Bài giảng Microsoft Access 1.5. CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN CỬA SỔ DATABASE 1.5.1. Tạo mới cơ sở dữ liệu - Khởi động Microsoft Access, - Kích vào Create a new file Blank Database - Sau đó chọn vị trí cần lưu và đặt tên cho cơ sở dữ liệu. Lưu ý: Tập tin CSDL có phần mở rộng là .MDB (Microsoft Database) 1.5.2. Mở File cơ sở dữ liệu đã có Khởi động Access thực 1 trong các cách sau: Cách 1: Sử dụng lệnh File- Open trên menu của chương trình Cách 2: Sử dụng phím Ctrl + O Cách 3: Sử dụng nút Open trên thanh Standard để mở tập tin 1.5.3. Thao tác trên cửa sổ Database 1.5.3.1. Tạo mới một đối tượng Cách 1: Chọn đối tượng  New (trên thanh Database) Cách 2: Vào menu Insert  Table (Query/Form/Report/Macro/Page). 1.5.3.2 Mở một đối tượng ở chế độ hiển thị: Cách 1: Chọn đối tượng  kích vào biểu tượng Open trên thanh Database Cách 2: Kích đúp chuột vào đối tượng đó. Cách 3: Chọn đối tượng kích chuột phải chọn Open 1.5.3.3. Thay đổi thiết kế một đối tượng: Cách 1: Chọn đối tượng  kích vào biểu tượng Design trên thanh Database Cách 2: Chọn đối tượng ấn tổ hợp phím Ctrl + Enter. Cách 3: Chọn đối tượng kích chuột phải chọn Design View 1.5.3.4. Sao chép một đối tượng: Bước 1: Chọn đối tượng cần sao chép Bước 2: Thực hiện việc sao chép đối tượng 1 trong các cách sau: + Vào menu Edit chọn Copy + Kích chuột phải chọn Copy + Dùng tổ hợp phím Ctrl + C Bước 3: Di chuyển đến vị trí đích cần sao chép Giáo viên: Nguyễn Quốc Vương Trang 3 Trường Đại Học Bách Khoa Bài giảng Microsoft Access Bước 4: Thực hiện việc dán đối tượng đến vị trí mới thực hiện 1 trong các cách sau: + Vào menu Edit chọn Paste + Kích chuột phải chọn lênh Paste + Dùng tổ hợp phím Ctrl+ V Sau đó đặt tên cho đối tượng đã sao chép. Lưu ý: Đối sao chép bảng dữ liệu khi thực hiện lệnh Paste còn có chọn kiểu dữ liệu cần sao chép (chỉ sao chép cấu trúc hay dữ liệu hay thêm các dòng dữ liệu vào cuối bảng đã tồn tại). Ví dụ: Ta thực hiện lệnh sao chép bảng dữ liệu khi ta thực hiện lệnh dán sẽ xuất hiện: Trong đó: - Nếu ta chọn Structure Only: Chỉ cho phép ta sao chép cấu trúc - Nếu ta chọn Structure and Data:Cho phép sao chép cả hai cấu trúc và dữ liệu - Nếu ta chọn Append Data to Existing Table: Cho phép thêm các dòng dữ liệu của bảng sao chép vào cuối bảng dữ liệu đã tồn tại. 1.5.3.5. Xóa một đối tượng Bước 1: Chọn đối tượng cần xóa. Bước 2: Ấn phím Delete từ bàn phím hoặc Vào menu Edit Delete Lưu ý: Khi xóa một đối tượng khi đối tượng đối phải đóng lại. 1.5.3.6. Đổi tên một đối tượng: Bước 1: Chọn đối tượng Bước 2: Kích chuột phải chọn Rename hoặc ấn phím F2 hoặc vào menu EditRename Lưu ý: Khi đổi tên thì các đối tượng phải đóng lại, sau khi đã đổi tên muốn trả về tên cũ thì ấn phím ESC. Giáo viên: Nguyễn Quốc Vương Trang 4 Trường Đại Học Bách Khoa Bài giảng Microsoft Access CHƯƠNG 2 BẢNG DỮ LIỆU (TABLE) 2.1. CÁC KHÁI NIỆM Sau khi đã phân tích và thiết kế một ứng dụng tin học thì bước đầu tiên khi bắt tay vào công việc cài đặt một ứng dụng thì người lập trình phải tạo ra cơ sở dữ liệu và bên trong đó tạo ra cấu trúc các bảng để chứa thông tin của các đối tượng mà người lập trình cần quản lý. 2.1.1. BẢNG - Dùng để lưu trữ thông tin của một đối tượng gồm các cột và các hàng. 2.1.2. CỘT HOẶC TRƯỜNG Trường là dùng để xác định thông tin của một đối tượng Trong 1 bảng không tồn tại 2 trường trùng tên. Khi khai báo một trường thì ta phải chọn kiểu dữ liệu và khai báo thuộc tính. 2.1.3. DÒNG HOẶC MẪU TIN Là một thể hiện thông tin của một đối tượng có trong bảng. 2.1.4. KHÓA CHÍNH (Primary Key) Là tập hợp một hoặc nhiều trường mà dữ liệu trên đó là duy nhất không trùng lặp và không được phép rỗng trong một bảng. 2.1.5. KHÓA NGOẠI (Foreign key) Là một hay nhiều trường mà các trường này là khóa chính của một bảng khác. Do vậy, dữ liệu lưu trong các trường khóa ngoại này phải được lưu trên các trường dữ liệu của khóa chính 2.2. TẠO MỚI MỘT BẢNG - Chọn đối tượng TableNew hay vào menu Insert  Table - Sau đó chọn 1 trong các kiểu sau: - Datasheet View - Design View - Table Wizard - Import Table - Link Table Giáo viên: Nguyễn Quốc Vương Trang 5 Trường Đại Học Bách Khoa Bài giảng Microsoft Access 2.2.1. MÀN HÌNH THIẾT KẾ BẢNG - Chọn đối tượng TableNew (trên thanh Database), xuất hiện hộp thoại: - Chọn Design View – OK, xuất hiện màn hình thiết kế bảng: Trong đó: - Field name: Là tên trường - Data Type: Là kiểu dữ liệu - Description : Mô tả, giải thích thêm cho trường - Field Properties: Thuộc tính của trường dữ liệu Để thiết kế cấu trúc cho bảng dữ liệu thì chúng ta phải khai báo các thông tin: - Nhập tên trường - Chọn kiểu dữ liệu cho trường, - Khai báo thuộc tính cho trường Sau đó đặt khóa cho bảng nếu có và lưu lại cấu trúc bảng. 2.2.2. CÁC KIỂU DỮ LIỆU CỦA ACCESS a. Kiểu Text: Kiểu chuỗi, hay kí tự: Dùng để lưu trữ các kí tự và các ký số. Lưu đối tối đa 255 ký tự. b. Kiểu số (Number): Kiểu số, dùng để lưu dữ liệu kiểu số. Giáo viên: Nguyễn Quốc Vương Trang 6 Trường Đại Học Bách Khoa Bài giảng Microsoft Access Kiểu số gồm các kiểu chi tiết sau: Chọn kiểu Độ lớn Số số lẻ sau dấu chấm Bộ nhớ Byte 0 đến 255 None 1 byte Integer -32768 đến 32767 None 2 bytes Long Integer -2.147.483.647 đến 2.147.483.648 None 4 bytes Single -3.4x10 38 đến 3.4x10 38 7 4 bytes Double -1.797 x 10 308 đến 1.798 x 10 308 15 8 bytes c. Kiểu Date/Time: Lưu trữ dữ liệu về thời gian ( từ năm 100 đến 9999) d. Kiểu Currency: Lưu trữ dữ liệu kiểu tiền tệ. e. Kiểu AutoNumber: Tự động tăng 1 đơn vị khi thêm mới một bản ghi vào bảng. f. Kiểu Yes/No: Kiểu logic, lưu trữ dữ liệu chỉ mang một trong 2 giá trị: Đúng hoặc sai, có/ không. (Yes/ No, True/ False, or On/ Off). g. Kiểu Memo: Dữ liệu kiểu văn bản dài, có thể chứa tối đa 64000 ký tự . h. Kiểu OLE Object: Kiểu đối tượng nhúng, liên kết ( Oject Linking Embeding) dùng để kết nối dữ liệu tạo ra từ các môi trường khác như một bảng tính Excel, một tập tin văn bản, một tập tin đồ hoạ, âm thanh…. i. Kiểu HyperLink: Kiểu siêu liên kết, dùng để tạo một mối liên kết để mở các tập tin trên các chương trình ứng dụng khác nhau. j. Kiểu Lookup Wizard: Kiểu dữ liệu được cập nhật bằng cách tham chiếu dữ liệu từ một bảng khác hay một danh sách đã có sẵn dữ liệu. 2.2.3. CÁC THUỘC TÍNH CỦA TRƯỜNG DỮ LIỆU Sau khi nhập tên trường và chọn kiểu dữ liệu tiếp theo ta khai báo thuộc tính cho trường dữ liệu. * Khai báo các thuộc tính tại phiếu General: a. Field size: Độ rộng tối đa của trường dữ liệu. b. Format: Định dạng hiển thị cho dữ liệu Ví dụ: >: Tự động chuyển đổi dữ liệu sang kiểu in hoa. <: Tự động chuyển đổi dữ liệu sang kiểu in thường >[Red]: In hoa và chuyển tất cả các dòng dữ liệu của trường sang màu đỏ. c. Decimal places: Số chữ số thập phân. d. Input Mask: Khung nạ nhập liệu Nếu mọi giá trị nhập vào một trường có cùng dạng thức, Giáo viên: Nguyễn Quốc Vương Trang 7 Trường Đại Học Bách Khoa Bài giảng Microsoft Access Để đơn giản quá trình nhập dữ liệu thì ta tạo ra khung nhập nạ cho trường dữ liệu. Ví dụ 1: Để nhập giá trị cho trường ngày sinh được định dạng hiển thị là: dd/mm/yyyy Thì ta khai báo input mask là: 99/99/9999 hoặc 00/00/0000 hoặc ##/##/#### Ví dụ 2: Input Mask Khi nhập dữ liệu có dạng sau : (000) 000.000 (090) 313.411 Khi khai báo input Mask thì ta phải dùng các kí tự chỉ qui ước cho Input Mask. Các kí tự qui ước trong Input Mask : 0: Vị trí dành cho một kí số từ 0 dến 9 và bắt buộc nhập dữ liệu. 9: Vị trí dành cho một kí số từ 0 đến 9, không bắt buộc nhập dữ liệu. #: Vị trí dành cho một kí tự số (0-9), dấu |, -, trống. L: Vị trí dành cho ký tự chữ bắt buộc nhập dữ liệu. ?: Vị trí dành cho kí tự chữ hoặc là trống không bắt buộc nhập giá trị A: Vị trí dành cho kí tự chữ hoặc số (bắt buộc) a: Vị trí dành cho kí tự chữ hoặc số ( không bắt buộc) &: Dành cho kí tự bất kỳ (bắt buộc nhập) C: Dành cho kí tự bất kỳ ( không bắt buộc) /: Phân cách ngày. e. Caption: Nhãn của trường. f. Default Vallue: Giá trị mặc định cho trường dữ liệu g. Validation Rule: Giới hạn ràng buộc dữ liệu Do vậy khi nhập dữ liệu ta phải nhập đúng theo ràng buộc dữ liệu nếu không thì không nhập được dữ liệu. Trong biểu thức điều kiện để ràng buộc dữ liệu ta có thể dùng các toán tử sau: - Toán tử so sánh: <, >, <= , >=,<>, Between and - Toán tử Logic: Or, And, Not. - Toán tử chuỗi: Like. Đối với trị kiểu ngày thì phải đặt giữa hai dấu # ( number sign) Ví dụ: Validation Rule Ý nghĩa hợp lệ của dữ liệu <> 0 Dữ liệu phải nhập vào trường phải khác 0 0 or > 100 Dữ liệu phải nhập vào trường =0 hoặc lớn hơn 100 Like “K???” Dữ liệu phải nhập có bốn ký tự và kí tự bắt đầu bằng K <#01/11/2007# Dữ liệu phải nhập trước ngày: 01/11/2007 Giáo viên: Nguyễn Quốc Vương Trang 8 Trường Đại Học Bách Khoa Bài giảng Microsoft Access h. Validation Text: Nội dung thông báo lỗi khi người sử dụng nhập sai giới hạn ràng buộc. Do vậy khi nhập sai giới hạn tại Validation Rule thì nội dung tại Validation Text sẽ xuất hiện trên màn hình. i. Requied: Có bắt buộc phải nhập liệu hay không Nếu chọn Yes: Bắt buộc nhập dữ liệu cho trường Nếu chọn No: Không bắt nhập dữ liệu cho trường j. Allow Zero Length: Cho phép nhập chuỗi rỗng hay không Chỉ dùng cho trường dữ liệu kiểu text Có 2 giá trị chọn lựa: Yes/ No Nếu chọn Yes: Cho phép nhập giá trị rỗng Nếu chọn No: Không cho phép nhập giá trị rỗng. k. Index: Trường chỉ mục Dùng để thiết lập 1 chỉ số cho mỗi bản ghi trong trường đó. Khi được lập chỉ số, các bản ghi sẽ được tự động sắp xếp lại theo thứ tự tăng dần. Thuộc tính có 3 giá trị để chọn lựa: - No: Không thiết lập chỉ số - Yes (Duplicates OK): có thiết lập chỉ số và cho phép nhập trùng lặp dữ liệu -Yes (No Duplicates) có thiết lập chỉ số và không cho phép nhập trùng lặp dữ liệu * Khai báo các thuộc tính tại phiếu Lookup: Đối với một số trường ta không cần nhập dữ liệu từ bàn phím, mà phải tham chiếu để lấy từ giá trị từ nguồn dữ liệu khác. Khi tham chiếu để lấy giá trị thì ta phải khai báo các thuộc tính tại phiếu Lookup: a. Display control: Điều khiển hiển thị dữ liệu Có 3 giá trị để lựa chọn: + Text box: Chỉ hiển thị một giá trị (không dùng trong tham chiếu) + List box: Cho phép hiển thị danh sách gồm một cột + Combo box: Cho phép hiển thị danh sách một hoặc nhiều cột Nếu Display Control chọn List box sẽ xuất hiện các thuộc tính sau: Giáo viên: Nguyễn Quốc Vương Trang 9 Trường Đại Học Bách Khoa Bài giảng Microsoft Access + Row Source Type: Chọn nguồn dữ liệu để đưa vào Có 3 giá trị để lựa chọn: Table/Query: Nguồn dữ liệu là bảng hay truy vấn Value List: Nguồn dữ liệu là danh sách giá trị Field List: Nguồn dữ liệu là danh sách trường. + Row Source: Chỉ rõ nguồn dữ liệu Lưu ý: Đối với Row Source Type: chọn Table/Query thì Row Source phải chọn tên Table hay Query. Đối với Row Source Type: chọn Value list thì Row Source phải nhập giá trị cho danh sách. + Bound Column: Cột được lấy giá trị để đưa vào trường được tham chiếu + Column Heads: Dùng để hiển thị hay ẩn tiêu đề trường Chọn Yes: Hiển thị tiêu đề trường Chọn No: Không hiển thị tiêu đề trường. + Column Count: Số cột hiển thị khi chọn giá trị khi tham chiếu. + Column Width: Độ rộng của mỗi cột khi hiển thị để chọn lựa Nếu Display Control chọn Combo box sẽ xuất hiện các thuộc tính sau: + List Row: Số dòng hiển thị các giá trị khi lựa chọn Giáo viên: Nguyễn Quốc Vương Trang 10 [...]... Trường Đại Học Bách Khoa Bài giảng Microsoft Access c Left(s,n): Hàm trả về một chuổi con với n ký tự được trích từ bên trái của chuỗi s Ví dụ: Left( Microsoft Access , 9)  Microsoft d Right(s,n): Hàm trả về một chuổi con với n ký tự được trích từ bên phải của chuỗi s Ví dụ: Right( Microsoft Access ,6)  Access e Len(s): Hàm trả về độ dài của một chuỗi s Ví dụ: Len( Access )  6 f InStr: Hàm trả về... Khoa Bài giảng Microsoft Access Bước 2: - Nhấn nút Ok Xuất hiện hộp thoại: Chọn các trường cần hiển thị trên Form Bước 3: - Nhấn nút Next Xuất hiện hộp thoại: - Chọn các dạng hiển thị dữ liệu cho Form Bước 4: - Nhấn nút Next Giáo viên: Nguyễn Quốc Vương Trang 33 Trường Đại Học Bách Khoa Bài giảng Microsoft Access Bước 5: - Chọn mẫu nềnhiển thị cho Form Bước 6: - Nhấn nút Next Đặt tên cho Form Hiển thị... Vương Trang 11 Trường Đại Học Bách Khoa Bài giảng Microsoft Access Chọn Next xuất hiện hộp thoại, lần lượt gõ tên các giá trị để lựa chọn cho trường DVTINH - Ta chọn Next - Chọn Finish để hoàn thành Ví dụ 2: Tạo tham chiếu cho trường MAHH của bảng T_NHAPXUAT; nghĩa là tại Giáo viên: Nguyễn Quốc Vương Trang 12 Trường Đại Học Bách Khoa Bài giảng Microsoft Access trường MAHH của bảng T_NHAPXUAT Không cần...Trường Đại Học Bách Khoa Bài giảng Microsoft Access + List Width: Độ rộng của các cột khi hiển thị hay độ rộng của danh sách tham chiếu + Limit to List: Cho phép nhập giá trị từ bàn phím hay không Nếu chọn Yes: Không cho phép nhập các giá trị không có trong danh sách Nếu chọn No: Cho phép nhập giá trị ngoài danh sách Ngoài ra: Ta có thể tạo ra các trường tham... Tính GTLN Tìm giá trị đầu tiên Tìm giá trị cuối cùng Biểu thức tính toán từ các trường dữ liệu khác Điều kiện lọc dữ liệu cho truy vấn Lưu ý: Thường khi tạo truy vấn nhóm thì tiêu đề của các cột thực hiện phép tính: Sum, Count, First sẽ do Microsoft Access tự tạo với tên là: Sum of, Count of Nếu chúng ta muốn thay đổi các tiêu đề cột này thì chúng ta có hai cách: + Ghi tiêu đề mới ngay trên cột + Ghi... Bách Khoa In Bài giảng Microsoft Access dùng khi so sánh hai đối tượng Chỉ dùng trong ngôn ngữ Query Nằm trong SQL Between …And… Like • Toán tử xác định ! Nằm khoảng giữa … và… Như là… Sử dụng cho đối tượng [Forms] ![Nhaplieu]! Trường [Hoten] của (dấu than) định nghĩa [Hoten] Sử dụng cho đối tượng [Hoten].Visible (dấu chấm) 3.1.2 Biểu thức Form [Nhaplieu] Thuộc tính [Visible] thuộc Access của trường [Hoten]... Bài giảng Microsoft Access Ta chọn bảng T_DMHHOA để lấy giá trị của trường MAHH để đưa vào trường Mahh của bảng T_NHAPXUAT Sau đó ta chọn số chọn hiển thị khi tham chiếu tại trường Mahh của T_NHAPXUAT Ví dụ ở đâu ta chọn 3 trường hiển thị khi lựa chọn Ở đây ta chọn một hoặc nhiều trường để sắp xếp dữ liệu Giáo viên: Nguyễn Quốc Vương Trang 14 Trường Đại Học Bách Khoa Bài giảng Microsoft Access Ta bỏ... Vương Trang 16 Trường Đại Học Bách Khoa Bài giảng Microsoft Access 2.4.2 CÁC LOẠI QUAN HỆ a Quan hệ một - nhiều (1 -n): Cho hai tập thực thể A và B Hai tập thực thể A và B được gọi là quan hệ 1 – n khi và chỉ khi: 1 mẫu tin trên A sẽ có 0 hoặc nhiều mẫu tin trên B và ngược lại 1 mẫu tin trên B chỉ có duy nhất 1 mẫu tin trên A b Quan hệ một - một (1 - 1): Cho hai tập thực thể A và B Hai tập thực thể A... tiếp Ví dụ: STRING$(5, “A”) = “AAAAA” j SPACE (n): Trả về kết quả là một chuổi gồm n ký tự trống k LCASE (Chuỗi): Đổi chuỗi ban đầu thành chuỗi thường l UCASE (Chuỗi): Đổi chuỗu ban đầu thành chuổi hoa m Mid: Hàm trả về một chuỗi được trích từ chuỗi khác Cú pháp: Mid([vị trí bắt đầu] , chuỗi 1, chuỗi 2) Ví dụ: Mid(9, “Software Development Centre”, “re”)  26 3.2.2 Hàm xử lý ngày tháng - Date(): Hàm trả... HÌNH TRUY VẤN QBE Gồm 2 vùng: - Vùng chứa các bảng làm dữ liệu nguồn cho truy vấn - Vùng lưới: nơi chứa các trường hiển thị trên truy vấn Giáo viên: Nguyễn Quốc Vương Trang 25 Trường Đại Học Bách Khoa Bài giảng Microsoft Access Dòng Ý nghĩa Field Thể hiện tên trường chọn lọc Table Tên bảng của trường tương ứng trên dòng Field Sort Cho phép sắp xếp dữ liệu tăng hay giảm Show Hiện hoặc ẩn trường đó khi . Trường Đại Học Bách Khoa Bài giảng Microsoft Access CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU MICROSOFT ACCESS 1.1. GIỚI THIỆU Microsoft Access có khả năng tạo lập một tập tin cơ sở dữ liệu và khả. THOÁT KHỎI ACCESS 1.3.1. Khởi động Cách 1: Vào Startprogram files Microsoft Office Microsoft office Access 2003 Cách 2: Vào Run gõ c:Program filesMicrosoft officeoffice11MSACCESS.EXE Cách. ĐỐI TƯỢNG TRONG MỘT CƠ SỞ DỮ LIỆU ACCESS Trong cơ sở dữ liệu Access có 7 đối tượng sau: 1. Bảng (Table): Bảng là thành phần quan trọng nhất trong cơ sở dữ liệu Access, bởi vì đây là khâu xác định

Ngày đăng: 20/08/2015, 08:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1. GIỚI THIỆU

  • 1.2. CÁC KHÁI NIỆM

  • 1.2.1. KHÁI NIỆM VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU (CSDL- Database)

  • Cơ sở dữ liệu là dữ liệu được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ theo một cấu trúc nào đó để có thể phục vụ cho nhiều người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.

  • 1.2.2. HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU

  • 1.4. CÁC ĐỐI TƯỢNG TRONG MỘT CƠ SỞ DỮ LIỆU ACCESS

  • 1.5. CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN CỬA SỔ DATABASE

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan