1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

NGHIỆP vụ CHIẾT KHẤU

5 319 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 19,93 KB

Nội dung

NGHIỆP VỤ CHIẾT KHẤU, TÁI CHIẾT KHẤU CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG 1. Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của các ngân hàng là nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước mua ngắn hạn các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán, mà các giấy tờ có giá này đã được các ngân hàng giao dịch trên trên thị trường sơ cấp hoặc mua lại trên thị trường thứ cấp. Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước ưu tiên chiết khấu, tái chiết khấu cho các ngân hàng. 2. Đối tượng áp dụng của quy chế: Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu với các ngân hàng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng. Các trường hợp không được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận chiết khấu, gồm: - Ngân hàng đã sử dụng hết hạn mức chiết khấu; - Các giấy tờ có giá không đủ điều kiện theo qui định của Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước với các ngân hàng; - Giấy đề nghị chiết khấu gửi Ngân hàng Nhà nước có nội dung không phù hợp với qui định, người ký không đúng thẩm quyền. 3. Lãi suất chiết khấu: Là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước áp dụng để tính số tiền thanh toán khi thực hiện chiết khấu giấy tờ có giá. Lãi suất chiết khấu do Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố, phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. 4. Hình thức chiết khấu: - Chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá: Theo hình thức này, Ngân hàng Nhà nước mua hẳn giấy tờ có giá của các ngân hàng theo giá chiết khấu - Chiết khấu có kỳ hạn: Ngân hàng Nhà nước chiết khấu các giấy tờ có giá, đồng thời yêu cầu ngân hàng cam kết mua lại toàn bộ giấy tờ có giá đã chiết khấu sau một thời gian nhất định. Kỳ hạn chiết khấu tối đa là 91 ngày. 5. Các loại giấy tờ có giá được chiết khấu: 1 Các giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước chiết khấu gồm tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các loại giấy tờ có giá khác được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước qui định trong từng thời kỳ 6. Điều kiện để các giấy tờ có giá được sử dụng trong giao dịch chiết khấu, tái chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước: Các loại giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước chiết khấu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Thuộc danh mục các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong nghiệp vụ Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước qui định. - Được phát hành bằng đồng Việt Nam (VNĐ) và có thể chuyển nhượng được. - Trường hợp chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá: Thời hạn còn lại tối đa của giấy tờ có giá phải là 91 ngày. - Trường hợp chiết khấu có kỳ hạn: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải dài hơn thời hạn Ngân hàng Nhà nước chiết khấu. 7. Hạn mức chiết khấu: Hạn mức chiết khấu được xác định theo quý, là số dư tối đa mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện chiết khấu đối với các giấy tờ có giá cho một ngân hàng tại mọi thời điểm trong quý. Căn cứ tổng hạn mức mức chiết khấu và mục tiêu ưu tiên đầu tư tín dụng trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước phân bổ hạn mức chiết khấu đối với từng ngân hàng. Chậm nhất vào ngày 15 tháng đầu tiên của quý tiếp theo, các ngân hàng gửi hồ sơ đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu giấy tờ có giá tới Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tín dụng) để Ngân hàng Nhà nước có cơ sở xác định và thông báo hạn mức chiết khấu cho từng ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước chỉ phân bổ và thông báo hạn mức chiết khấu cho các ngân hàng có đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu gửi tới Ngân hàng Nhà nước đúng thời gian qui định (theo dấu bưu điện hoặc fax). 8. Phương thức giao dịch nghiệp vụ: Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá với các ngân hàng theo phương thức trực tiếp và gián tiếp. Theo phương thức trực tiếp, các ngân hàng giao dịch trực tiếp với Ngân hàng Nhà nước thông qua Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp cần thiết, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước có thể trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước uỷ quyền cho Ngân hàng 2 Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiệp vụ này với các ngân hàng có trụ sở chính trên địa bàn. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm thông báo cho các ngân hàng có hội sở chính trên các địa bàn về việc uỷ quyền này. Phương thức gián tiếp là phương thức các ngân hàng giao dịch thông qua hệ thống nối mạng vi tính với Ngân hàng Nhà nước hoặc qua fax. 9. Ngày giao dịch: Ngày giao dịch trong nghiệp vụ chiết khấu là ngày làm việc, không tính ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ và nghỉ tết. 10. Thủ tục tham gia nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá - Ngân hàng lập và gửi Giấy đăng ký tham gia nghiệp vụ chiết khấu về Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và Cục Công nghệ tin học ngân hàng để làm căn cứ cấp mã khoá truy cập, mã chữ ký điện tử và phân quyền trong giao dịch chiết khấu; - Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước tiếp nhận, lưu giữ Giấy đăng ký tham gia nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá và thực hiện việc cấp quyền giao dịch đối với các chức danh tham gia nghiệp vụ chiết khấu theo đăng ký của các ngân hàng. - Các ngân hàng thực hiện giao dịch trực tiếp với Ngân hàng Nhà nước hoặc thông qua hệ thống mạng vi tính với Ngân hàng Nhà nước, hoặc qua FAX. 11. Trình tự thực hiện nghiệp vụchiết khấu giấy tờ có giá 11.1. Đề nghị và thông báo hạn mức chiết khấu: - Chậm nhất là vào ngày 25 của thàng cuối quý, các ngân hàng gửi Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tín dụng) giấy đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu kèm theo bảng cân đối tài khoản kế toán của tháng gần nhất và bảng kê giấy tờ có giá đủ điều kiện chiết khấu mà ngân hàng nắm giữ. - Hàng quý, trên cơ sở hạn mức chiết khấu chung trong quý, Ngân hàng Nhà nước phân bổ hạn mức và thông báo cho các ngân hàng có nhu cầu chiết khấu và Sở Giao dịch (đơn vị thực hiện nghiệp vụ chiết khấu). 11.2 Thủ tục chiết khấu giấy tờ có giá - Khi có nhu cầu chiết khấu giấy tờ có giá, các ngân hàng căn cứ hạn mức chiết khấu được thông báo và số dư chiết khấu còn lại đến thời điểm xin chiết khấu lập và gửi Giấy đề nghị chiết khấu theo Mẫu quy định về Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được uỷ quyền; - Chậm nhất sau 1 ngày làm việc, kể từ khi nhận được Giấy đề nghị chiết khấu của các ngân hàng, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được uỷ quyền lập và gửi các ngân hàng Thông báo chấp nhận chiết khấu hoặc không chấp nhận chiết khấu; 3 - Sau khi nhận được Thông báo chấp nhận chiết khấu của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được uỷ quyền, các ngân hàng thực hiện xác thực Thông báo chấp nhận chiết khấu. Trong trường hợp chiết khấu giấy tờ có giá có kỳ hạn, chậm nhất 15h00 cùng ngày các ngân hàng phải lập và gửi Giấy cam kết mua lại giấy tờ có giá về Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được uỷ quyền; - Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được uỷ quyền thực hiện việc xác thực, kiểm soát và duyệt Giấy cam kết mua lại giấy tờ có giá đối với chiết khấu có kỳ hạn. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước đã gửi thông báo chấp nhận chiết khấu nhưng đến 15h00 cùng ngày, ngân hàng được chấp nhận chiết khấu không gửi Giấy cam kết mua lại giấy tờ có giá (đối với chiết khấu có kỳ hạn) thì Thông báo chấp nhận chiết khấu đó không còn giá trị. Căn cứ Thông báo chấp nhận chiết khấu, Giấy cam kết mua lại giấy tờ có giá của các ngân hàng, Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chuyển tiền cho các ngân hàng và hạch toán giấy tờ có giá theo quy định. 11 3 Giao nhận giấy tờ có giá và thanh toán khi chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước: - Sau khi nhận được thông báo về việc chấp nhận chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng đề nghị chiết khấu thực hiện thủ tục giao nộp giấy tờ có giá và nhận tiền thanh toán của Ngân hàng Nhà nước tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được uỷ quyền trong vòng 1 ngày kể từ ngày được thông báo. Trường hợp chiết khấu có kỳ hạn, ngân hàng đề nghị chiết khấu cần phải thực hiện việc cam kết mua lại giấy tờ có giá với Ngân hàng Nhà nước trước khi giao nộp giấy tờ có giá và nhận tiền thanh toán. - Khi hết thời hạn chiết khấu (đối với trường hợp chiết khấu có kỳ hạn), các ngân hàng thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước tiền mua lại giấy tờ có giá và nhận lại giấy tờ có giá theo cam kết. Nếu sau 01 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn chiết khấu mà ngân hàng không thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước để nhận lại giấy tờ có giá thì Ngân hàng Nhà nước sẽ trích tiền gửi của ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước để thanh toán. Trường hợp tài khoản của ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước không đủ tiền thì Ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển số tiền còn thiếu sang nợ quá hạn và ngân hàng đó phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất chiết khấu. Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét bán các giấy tờ có giá mà Ngân hàng Nhà nước đang nắm giữ trên thị trường tiền tệ để thu hồi số tiền còn thiếu. - Trường hợp ngân hàng đề nghị chiết khấu không giao nộp giấy tờ có giá đúng danh mục và đúng thời hạn theo thông báo chấp nhận chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước, sẽ bị coi như đã huỷ bỏ đề nghị chiết khấu. Một ngân hàng bỏ đề nghị chiết khấu 2 lần sẽ không được tiếp tục tham gia nghiệp vụ chiết khấu với Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày vi phạm lần thứ 2. 4 12. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước - Vụ Chính sách tiền tệ phối hợp với các đơn vị liên quan của Ngân hàng Nhà nước xác định tổng hạn mức chiết khấu trong từng quý, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt; tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố lãi suất chiết khấu. - Vụ Tín dụng căn cứ vào tổng hạn mức chiết khấu đã được phê duyệt, phân bổ hạn mức chiết khấu của các ngân hàng chậm nhất vào ngày 05 của tháng đầu quý; thông báo hạn mức chiết khấu của các ngân hàng có nắm giữ giấy tờ có giá đủ điều kiện chiết khấu cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng; thông báo hạn mức bổ sung cho các ngân hàng; bố sung, điều chỉnh danh mục các giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước chiết khấu khi cần thiết. - Sở Giao dịch có trách nhiệm hướng dẫn qui trình thực hiện nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá tại Sở Giao dịch và tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước được uỷ quyền; thực hiện nghiệp vụ chiết khấu đối với các ngân hàng theo hạn mức chiết khấu đã được thông báo. Tổ chức hạch toán, giao nhận, lưu giữ và bảo quản giấy tờ có giá theo qui định; tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước việc uỷ quyền các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện toàn bộ hoặc một phần nghiệp vụ chiết khấu với các ngân hàng; định kỳ hàng quý tổng hợp kết quả thực hiện nghiệp vụ chiết khấu của toàn hệ thống để báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. - Vụ Kế toán – tài chính hướng dẫn thực hiện hạch toán nghiệp vụ chiết khấu tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước các chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được uỷ quyền. - Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được uỷ quyền có trách nhiệm thực hiện nghiệp vụ chiết khấu với các ngân hàng theo phạm vi được uỷ quyền; định kỳ hàng quý báo cáo Ngân hàng Nhà nước về kết quả thực hiện nghiệp vụ trên địa bàn được giao. Văn bản tham khảo: - Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng ban hành theo Quyết định 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/8/2003 . - Quyết định số 12/2008/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng ban hành theo Quyết định số 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/8/2003. - Quyết định số 11/2010/QĐ-NHNN ngày 6/01/2010 về danh mục giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước. 5 . NGHIỆP VỤ CHIẾT KHẤU, TÁI CHIẾT KHẤU CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG 1. Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của các ngân hàng là nghiệp vụ Ngân hàng Nhà. cầu chiết khấu và Sở Giao dịch (đơn vị thực hiện nghiệp vụ chiết khấu) . 11.2 Thủ tục chiết khấu giấy tờ có giá - Khi có nhu cầu chiết khấu giấy tờ có giá, các ngân hàng căn cứ hạn mức chiết khấu. chiết khấu gửi tới Ngân hàng Nhà nước đúng thời gian qui định (theo dấu bưu điện hoặc fax). 8. Phương thức giao dịch nghiệp vụ: Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu

Ngày đăng: 19/08/2015, 10:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w