1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng nông nghiệp và thương mại điện tử trong ngành nông nghiệp việt nam

24 1,9K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 127 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ1.1 Khái niệm thương mại điện tử E- Commerce E-commerce Electronic commerce - thương mại điện tử là hình thái hoạt động thương mại bằng

Trang 1

MỞ ĐẦULý do chọn đề tài:

Thương mại điện tử là con đường thành công của nhiều quốc gia trên thế giới, với cách mua bán này sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí cũng như quảng cáo dễ dàng hơn, rộng rãi hơn Một nước nông nghiệp có tiềm lực xuất khẩu như Việt Nam, tiếng tăm về xuất khẩu gạo và cà phê của chúng ta trên thị trường thế giới là không nhỏ nhưng một nơi chúng ta có thể quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, giới thiệu thông tin…như chợ điện tử thực sự thì còn hạn chế, sơ sài Với mong muốn sản phẩm nông nghiệp của chúng ta được biết rộng rãi, được mua bán dễ dàng và được quảng bá rộng rãi nên tôi chọn đề tài: ứng dụng thương mại điện tử trong nông nghiệp Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu:

- Tổng quát hóa việc ứng dụng thương mại điện tử cho nông nghiệp VN nói chung và ngành lúa gạo nói riêng

- Đề xuất, cụ thể hóa một số giải pháp khả thi cho việc ứng dụng thuơng mại điện tử cho lúa gạo VN

- Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của việc ứng dụng thương mại điện tử

Phạm vi nghiên cứu:

- Vấn đề cơ bản của việc sử dụng Internet, ứng dụng thương mại điện tử trong nông nghiệp ở Việt Nam trong những năm gần đây

Đối tượng nghiên cứu:

- Ứng dụng thương mại điện tử giúp được gì cho nông nghiệp Việt Nam

- Những thuận lợi, khó khăn cũng như những mặt tích cực- hạn chế khi ứng dụng thương mại điện tử

Bố cục:

Chuyên đề gồm có 3 chương:

Trang 2

Chương 1: Cơ sở lý luận về thương mại điện tử và thương mại điện tử trong nông nghiệp.

Chương 2: Thực trạng nông nghiệp và tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong nông nghiệp ở Việt Nam Nhận xét, đánh giá, kiến nghị, giải pháp để thương mại điện tử được ứng dụng rộng rãi

Chương 3: Nhận xét, đánh giá môn học cũng như giáo trình, cơ cấu tổ chức của việc giảng dạy môn học

Trang 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1 Khái niệm thương mại điện tử (E- Commerce)

E-commerce (Electronic commerce - thương mại điện tử) là hình thái hoạt động thương mại bằng phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất

cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (còn được gọi là “thương mại không giấy tờ”)

TMĐT theo nghĩa hẹp được hiểu là hoạt động thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng Internet

TMĐT theo nghĩa rộng là toàn bộ quy trình và các hoạt động kinh doanh sử dụng các phương tiện điện tử và công nghệ xử lý thông tin số hóa, liên quan đến các tổ chức hay cá nhân

1.2 Vai trò của thương mại điện tử:

 Giúp cho các Doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường và đối tác

 Giảm chi phí sản xuất

 Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị

 Thông qua Internet giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chí phí giao dịch

 Thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành phần tham gia vào quá trình thương mại

 Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hóa

1.3 Phân loại thương mại điện tử:

Thương mại điện tử có thể được phân loại theo tính cách của người tham gia:

• Người tiêu dùng

o C2C (Consumer-To-Comsumer) Người tiêu dùng với người tiêu dùng

o C2B (Consumer-To-Business) Người tiêu dùng với doanh nghiệp

o C2G (Consumer-To-Government) Người tiêu dùng với chính phủ

• Doanh nghiệp

o B2C (Business-To-Consumer) Doanh nghiệp với người tiêu dùng

Trang 4

o B2B (Business-To-Business) Doanh nghiệp với doanh nghiệp

o B2G (Business-To-Government) Doanh nghiệp với chính phủ

o B2E (Business-To-Employee) Doanh nghiệp với nhân viên

• Chính phủ

o G2C (Government-To-Consumer) Chính phủ với người tiêu dùng

o G2B (Government-To-Business) Chính phủ với doanh nghiệp

o G2G (Government-To-Government) Chính phủ với chính phủ

1.4 Lợi ích và hạn chế của TMĐT

1.4.1 Lợi ích của TMĐT

1.4.1.1 Lợi ích đối với tổ chức doanh nghiệp

Giảm chi phí: chi phí giấy tờ chi phí chia sẽ thông tin , chi phí in ấn….đặc biệt có thể tiết kiệm rất lớn chi phí quản lý hành chính, không phải tốn kém nhiều cho việc thuê cửa hàng, mặt bằng, kho, nhân viên…các doanh nghiệp có thể ngồi ở nhà và tìm kiếm khách hàng qua mạng, không cần phải tốn kém nhiều cho nhiều chuyển xuất ngoại

Mô hình kinh doanh mới: các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá trị mới cho khách hàng Doanh nghiệp có thể lôi kéo khách hang thông qua khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng Doanh nghiệp còn cải thiện đáng kể hệ thống phân phối nhờ giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng

Mở rộng thị trường: với các chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận nhà cung ứng, khách hàng và đối tác trên thế giới Việc mở rộng nhà cung ứng và khách hàng cũng cho phép các doanh nghiệp có thể mua với giá thấp hơn Mặc khác, thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng và các biến hóa sản phẩm, dịch vụ, mối quan hệ với khách hàng được cũng

cố thường xuyên

Trang 5

Việc kinh doanh trên mạng còn là một sân chơi cho sự sáng tạo, nơi doanh nghiệp

áp dụng cho những ý tưởng hay nhất, mới nhất về dịch vụ hỗ trợ, chiến lược tiếp thị… phần thắng sẽ nghiêng về những doanh nghiệp nào sáng tạo nhất trong việc thu hút và giữ chân khách hàng, mở rộng thị trường

Cập nhật thông tin với nguồn thông tin khổng lồ trên Internet và nhiều cách tiếp nhận thông tin phong phú, các doanh nghiệp có cơ hội rất thuận lợi để nắm bắt và cập nhật thông tin, nhất là những thông tin có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, giá cả, các đối thủ cạnh tranh…

Các lợi ích khác: nâng cao uy tín công ty, hình ảnh doanh nghiệp, cải thiện dịch vụ khách hàng, đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch,tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh…những lợi ích đó tất yếu sẽ dẫn đến hệ quả tăng nhanh doanh thu và kinh doanh của doanh nghiệp

1.4.1.2 Lợi ích đối với người tiêu dung

Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao: người tiêu dùng có thể cập nhật thường xuyên giá cả cũng như thông tin về sản phẩm mới, thông tin của doanh nghiệp, thông tin khuyến mãi…

Đáp ứng các nhu cầu: không cần đi lại, không mất nhiều chi phí khi tìm kiếm thông tin, không lo ngại về cách biệt địa lý

Vượt giới hạn về không gian và thời gian

Giá thấp hơn so với giá mua trực tiếp vì không mất nhiều chi phí cho việc lưu kho, thực hiện giao dịch…

Giao hàng nhanh hơn với các sản phẩm số hóa: với các loại sản phẩm này, dù ở bất kì đâu, khách hàng cũng nhận được chỉ trong vòng vài phút

Đấu giá

Cộng đồng mạng

Trang 6

1.4.1.3 Lợi ích đối với xã hội.

Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử là động lực kích thích phát triển ngành công nghệ thông tin và các ngành công nghiệp liên quan.Thương mại điện tử còn tạo môi trường làm việc mua sắm, giao dịch…từ xa nên góp phần làm giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn…

Nâng cao mức sống: nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá, dẫn đến khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, góp phần nâng cao mức sống cho mọi người

Lợi ích cho các nước nghèo: các nước nghèo có thể tiếp cận tốt hơn các sản phẩm, dịch vụ…

Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: khi thương mại điện tử phát triển tất yếu các dịch vụ công như y tế, giáo dục cũng phát triển theo

1.4.2 Hạn chế của TMĐT

1.4.2.1 Hạn chế về kỹ thuật

Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy

Tốc độ đường truyền internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng, nhất là trong thương mại điện tử

Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn phát triển

Khó khăn khi kết hợp các phần mềm thương mại điện tử với các phần mềm ứng dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống

Cần có máy chủ về thương mại điện tử đặc biệt, đòi hỏi thêm chi phí đầu tư

Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao

Thực hiện các đơn đặt hàng trong giao dịch B2B đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn

Trang 7

Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ, tạo điều kiện để thương mại điện tử phát trriển.

Các phươg pháp đánh giá hiệu quả của thương mại điện tử còn chưa đầy đủ hoàn thiện

Cần thời gian để chuyển đổi thói quen tiêu dùng và mua sắm của khách hàng thực qua ảo

Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô( hòa vốn và có lãi)

Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của thương mại điện tử Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn hơn sau sự sụp đổ hàng loạt của công ty

1.5 Điều kiện phát triển thương mại điện tử:

Song song với các lợi ích rõ rệt, trước mắt cũng như lâu dài; Thương mại điện tử

đã, đang, và còn tiếp tục đặt ra hàng loạt các đòi hỏi phải đáp ứng, và các vấn đề cần phải giải quyết, trên tất cả các bình diện bao gồm: doanh nghiệp, quốc gia và quốc tế Những đòi hỏi của thương mại điện tử là một tổng thể của hàng chục vấn đề phức tạp đan xen vào nhau trong một mối quan hệ hữu cơ và bao gồm:

Hạ tầng cơ sở công nghệ

Chỉ có thể tiến hành thực tế và một cách có hiệu quả thương mại điện tử khi đã có một hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin đủ năng lực, bao gồm hai nhánh: tính toán

Trang 8

(computing) và truyền thông (communications), hai nhánh này ngoài công nghệ thiết bị còn cần phải có một nền công nghiệp điện tử vững mạnh làm nền; và hiện nay đang có xu hướng đưa cả công nghệ bảo mật và an toàn vào cơ sở hạ tầng công nghệ của thương mại điện tử Đòi hỏi về hạ tầng cơ sở công nghệ bao gồm hai mặt: một là tính tiên tiến, hiện đại về công nghệ và thiết bị, hai là tính phổ cập về kinh tế (đủ rẻ tiền để đông đảo con người có thể thực tế tiếp cận được).

Hạ tầng cơ sở nhân lực

Hoạt động thương mại, theo đúng nghĩa của chữ "thương mại" trong "thương mại

điện tử", liên quan tới mọi người, từ người tiêu dùng đến doanh nghiệp, phân phối, Chính phủ, các nhà công nghệ, nên việc áp dụng thương mại điện tử tất yếu đòi hỏi đa số con người phải có kỹ năng thực tế ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả, có thói quen làm việc trên máy tính, trên mạng máy tính, và cần phải có một đội ngũ chuyên gia thông tin đủ mạnh

Bảo mật, an toàn

Giao dịch thương mại qua các phương tiện điện tử, trong đó mọi dữ liệu (kể cả chữ

ký) đều ở dạng số hoá, đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về tính bảo mật, an toàn, tránh mất tiền, lừa gạt, thay đổi thông tin, xâm nhập dữ liệu, v.v là các rủi ro ngày một lớn, không chỉ với người buôn bán, mà cả với người quản lý, với từng quốc gia, vì các hệ thống điện

tử có thể bị "hacker" xâm nhập, đòi hỏi phải có các hệ thống bảo mật, an toàn được thiết

kế trên cơ sở kỹ thuật mã hóa hiện đại, và một cơ chế an ninh hữu hiệu (nhất là đối với các hệ thống có liên quan tới an ninh quốc gia) Ngoài ra, còn có nhu cầu ngày càng tăng

vì giữ gìn bí mật riêng tư

Hệ thống thanh toán tự động

Thương mại điện tử chỉ có thể thực hiện thực tế và có hiệu quả khi đã tồn tại một

hệ thống thanh toán tài chính ở mức độ phát triển đủ cao, cho phép tiến hành thanh toán

tự động (trong đó "thẻ thông minh") có vai trò đặc biệt quan trọng trong kinh doanh bán

Trang 9

lẻ; khi chưa có hệ thống này, thì thương mại điện tử chỉ giới hạn trong khâu trao đổi tin tức, còn việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ vẫn phải kết thúc bằng trả tiền trực tiếp hoặc qua các phương tiện thanh toán truyền thông; hiệu quả sẽ thấp, rất có thể không đủ bù đắp chi phí trang bị phương tiện thương mại điện tử.

Bảo vệ sở hữu trí tuệ

Giá trị của sản phẩm ngày nay tập trung ở "chất xám"; tài sản của con người, của quốc gia, đang quy dần về "tài sản chất xám", thông tin trở thành tài sản, và bảo vệ tài sản

cuối cùng sẽ trở thành bảo vệ sở hữu trí tuệ Vì thế trong việc truyền gửi các dữ liệu qua mạng nổi lên vấn đề bảo vệ sở hữu chất xám và bản quyền của các thông tin (hình thức quảng cáo, nhãn hiệu thương mại, cấu trúc cơ sở dữ liệu, các nội dung truyền gửi), ở các khía cạnh phức tạp hơn nhiều so với việc bảo vệ sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế vật thể

Bảo vệ người tiêu dùng

Bảo vệ người tiêu dùng là mục tiêu ngày càng được đề cao trong thương mại Quy cách phẩm chất hàng hóa, và các thông tin liên quan trong thương mại điện tử đều ở dạng

số hóa, nên người mua chịu rủi ro lớn hơn so với giao dịch thương mại vật thể; để bổ cứu, phải có cơ chế trung gian đảm bảo chất lượng, là một khía cạnh đang nổi lên trước thực tiễn rủi ro đang ngày càng gia tăng trong giao dịch thương mại điện tử, xâm phạm vào quyền lợi của người tiêu dùng

Môi trường kinh tế và pháp lý

Mỗi một quốc gia, thương mại điện tử chỉ có thể tiến hành khi tính pháp lý của nó được thừa nhận (biểu hiện cụ thể bằng sự thừa nhận pháp lý giá trị của các giao dịch điện

tử, chữ ký điện tử, chữ ký số hóa, các thanh toán điện tử, các dữ liệu có xuất xứ từ các cơ quan nhà nước, sở hữu trí tuệ hàm chứa trong thông tin trên Website, bí mật đời tư, và bảo vệ pháp lý đối với mạng thông tin chống tội phạm xâm nhập), và có các cơ quan xác thực hoặc chứng nhận chữ ký điện tử, v.v ; Ngoài ra, còn đòi hỏi mọi doanh nghiệp, hàng hóa và dịch vụ đều đã được mã hóa thống nhất; một hệ thống thuế thích hợp để xử

Trang 10

lý các dữ liệu và các dịch vụ mua bán qua mạng; nói cách khác, đòi hỏi phải có một môi trường kinh tế đã tiêu chuẩn hóa ở mức cao, với các khía cạnh của thương mại điện tử được phản ánh đầy đủ trong quan hệ nội luật Trên bình diện quốc tế, vấn đề môi trường pháp lý còn phức tạp hơn nữa, vì các trao đổi là xuyên quốc gia, đòi hỏi phải có sự hài hòa giữa các hệ thống pháp luật và hệ thống chính trị khác nhau.

Tác động văn hoá xã hội

Tác động văn hóa xã hội của thương mại điện tử xuất hiện khi sử dụng Internet làm công cụ giao tiếp, như khi tiến hành thương mại điện tử qua biên giới (với nước khác), hoặc nếu trong một quốc gia nhưng sử dụng Iternet, Web làm công cụ mạng

Internet có thể trở thành "hộp thư" giao dịch mua bán dâm, ma tuý, và buôn lậu; các lực

lượng phản xã hội đưa lên Internet phim con heo, các tuyên truyền kích dục có mục đích đối với trẻ em, các hướng dẫn làm bom thư, làm chất nổ phá hoại, các loại tuyên truyền kích động bạo lực, phân biệt chủng tộc, kỳ thị tôn giáo, v.v ; Internet cũng có thể trở thành một phương tiện thuận lợi cho các lực lượng chống đối sử dụng để tuyên truyền, kích động lật đổ Chính phủ và hoặc gây rối làm loạn trật tự xã hội; ngoài ra phải tính tới tác động về cuốn hút thanh niên theo các lối sống không phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc (nếu chỉ làm thương mại điện tử trong nước, thông qua nối mạng các doanh nghiệp, sử dụng mạng quốc gia, mà không dùng Internet, thì không cần tính tới tác động tiêu cực này; nhưng nếu không lợi dụng Internet làm công cụ giao tiếp chung, mà thiết lập các mạng riêng thì không có tính kinh tế, và việc làm thương mại điện tử với nước ngoài sẽ bị hạn chế)

Lệ thuộc công nghệ

Công nghệ còn phụ thuộc nhiều vào những nước công nghiệp lớn

Thương mại điện tử bao trùm một phạm vị rộng lớn các hoạt động kinh tế xã hội,

và hạ tầng cơ sở của nó là một tổng hòa phức hợp của hàng chục mặt vấn đề; cho nên, tuyệt đối không nên nhìn nhận thương mại điện tử đơn thuần chỉ là việc dùng phương tiện điện tử để thực hiện các hành vi buôn bán truyền thống, mà nên hiểu rằng một khi chấp

Trang 11

nhận và áp dụng thương mại điện tử thì toàn bộ hình thái hoạt động của một đất nước sẽ thay đổi, cả hệ thống giáo dục, cả tập quán làm việc và sinh hoạt hàng ngày.

CHƯƠNG 2:

ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP

VIỆT NAM

2.1 Sơ lược về nền nông nghiệp Việt nam những năm gần đây

Trong thời kỳ đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đạt những thành tựu nổi bật, duy trì tốc độ tăng trưởng đều và ổn định, thể hiện được lợi thế so sánh của Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới Nông nghiệp đã thực sự trở thành chỗ dựa nền tảng cho công nghiệp và dịch vụ, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm ổn định xã hội ở nước ta

Không chỉ tăng về sản lượng, chất lượng các mặt hàng nông sản cũng đang được nâng lên Nhiều năm qua, chúng ta đã tạo ra được bộ giống cây trồng phong phú, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu của sản xuất ở các vùng sinh thái, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước Nhiều giống cây trồng được bắt đầu nghiên cứu một cách hệ thống, tính xã hội hóa của ngành giống cây trồng được phát huy tốt Chính những nông dân sản xuất giỏi đã tham gia tích cực để có được bộ địa chỉ sưu tập cây đầu dòng, cùng với cán bộ khoa học tâm huyết đã tạo ra những giống cây ghép có chất lượng không thua kém các nước trong khu vực, bằng chứng là chúng ta đã xuất khẩu được hạt giống ngô lai

Gạo là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, sản lượng và chất lượng gạo của Việt Nam, vì thế, đã có những bước cải tiến đáng kể Mặc dù diện tích gieo trồng lúa trong những năm gần đây mỗi năm một giảm (trung bình mỗi năm giảm khoảng

40 ngàn - 50 ngàn ha) do chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp và đất nông nghiệp được thu hồi để làm đường, làm nhà phục vụ công nghiệp, nhưng sản lượng lúa của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng đều qua từng năm, mỗi năm sản lượng lúa tăng trung bình 600 ngàn -

Trang 12

700 ngàn tấn Việc nghiên cứu tạo nhiều giống lúa lai ngắn ngày, phù hợp với điều kiện đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã mang lại năng suất, chất lượng cao Chiến lược thành công nhất của ĐBSCL trong 20 năm qua là tạo được giống lúa cực sớm nên đã “bội thu” nhờ diện tích lúa vụ hè - thu tăng lên 1,4 triệu - 1,5 triệu ha và năng suất tăng từ 2 tấn lên 10 tấn Nông nghiệp ĐBSCL đã đóng góp 50% sản lượng cho an ninh lương thực quốc gia và chiếm tới 80% sản lượng gạo phục vụ xuất khẩu.

Sản lượng lúa Việt Nam (nghìn tấn)

Tổng cục thống kê-2009

Cà phê cho chúng ta những giá trị nội hàm, giá trị thặng dư và giá trị sáng tạo rất cao không chỉ về mặt kinh tế mà nhiều mặt khác nữa Việt Nam đã xuất khẩu càphê đến

88 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 2 thế giới

Niên vụ cà phê 2008 – 2009 của tỉnh Đắk Lắk vừa kết thúc với sản lượng đạt 415.494 tấn, cao nhất trong vòng 5 năm qua Sở Công thương Đắk Lắk cho biết, lượng cà phê xuất khẩu đạt 326.738 tấn, tăng 6%, nhưng kim ngạch chỉ đạt gần 500 triệu USD, giảm hơn 21% so với niên vụ trước

Năm 2009, Việt Nam có nhiều mặt hàng nông sản, thủy sản nổi trội như vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), cam Hà Giang, quýt Lạng Sơn, hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), sâm Ngọc Linh (Quảng Nam), nho Ninh Thuận, bơ Đắc Lắc, cá lăng Bắc Mê (Hà Giang) Riêng lúa gạo mỗi năm đóng góp 50% sản lượng nông sản các loại và 80% sản lượng XK; nghề nuôi trồng thủy sản đã phát triển mạnh trên cả ba vùng sinh thái: ngọt, lợ, mặn với hơn 750.000ha, tăng gần gấp đôi so với năm 2000 và nâng sản lượng đạt trên 1,3 triệu tấn Riêng nhóm mặt hàng cây ăn trái, Bộ NN&PTNT đã chọn 9 loại trái cây đặc sản như bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, vú sữa Lò Rèn để mở rộng trong năm 2010 lên 79.000ha,

Ngày đăng: 18/08/2015, 08:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w