Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
1,28 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH MÔN HỌC: TÍNH TOÁN LƯỚI BÁO CÁO SEMINAR ĐỀ TÀI GRID MIDDLEWARE GVGD: Phạm Trần Vũ Thực hiện: Tăng Thị Thúy Duyên – 09070430 Trần Công Đời – 09070432 Trần Công Thanh – 09070463 Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 06 năm 2010 Báo cáo Seminar – Grid Middleware MỤC LỤC Giới thiệu: 1.1. Môi trường lưới Một số đặc điểm thường thấy trên hệ thống lưới như: - Tính không đồng nhất (Heterogeneity): tài nguyên trên lưới là đa dạng, thuộc nhiều loại khác nhau từ kiến trúc phần cứng (CPU, các loại thiết bị lưu trữ, thiết bị truyền thông,…) đến phần mềm (hệ điều hành, các thư viện, công cụ), ngôn ngữ. - Tính quy mô lớn (large-scale): một hệ thống lưới kết hợp nhiều dạng tài nguyên trên phạm vi cả thế giới cho nên một hệ thống lưới sẽ rất phức tạp và khó mà có thể biết được một hình thù cụ thể của nó tại một thời điểm - Một hệ thống lưới phải có tính thích nghi, đáp ứng cao và có khả năng mở rộng: hệ thống lưới phát triển trên môi trường không đồng nhất đương nhiên phải có khả năng xử lý ngoại lệ, chịu đựng lỗi tốt, có thể bắt tay với một số hệ thống khác để thực hiện tác vụ nhưng vẫn đảm bảo vấn đề an toàn thông tin. Bên cạnh đó, hệ thống lưới phải có khả năng mở rộng, hệ thống phải đảm bảo là khi gia tăng hay giảm đi các phần tử trên lưới (tăng giảm quy mô) thì hệ thống không cần phải điều chỉnh lớn lao làm ảnh hưởng đến hoạt động của cả hệ thống như là cả hệ thống phải sụp đổ tạm thời khi thêm, bớt một đơn vị lưới nào đó sau đó mới hoạt động trở lại. Từ đó, cho thấy tính cấp thiết của một thành phần của hệ thống lưới có thể đáp ứng được các yêu cầu, một nhóm chương trình có chức năng, nhiệm vụ làm trung gian để tương tác giữa các ứng dụng lưới từ phía người dùng và môi trường lưới bên dưới, gọi là middleware Trang 2 Báo cáo Seminar – Grid Middleware Hình 1. Người dùng chỉ cần cắm và sử dụng dịch vụ mà không cần quan tâm đến phía sau đó là gì. 1.2. Định nghĩa Grid Middleware: - Grid middleware là gói phần mềm nằm giữa lớp ứng dụng và hệ điều hành. - Grid middleware quản lý sercurity, truy cập và trao đổi thông tin: • Cung cấp khả năng kết nối số lượng lớn user • Che dấu các tài nguyên chia sẽ rời rạc như máy tính, trung tâm dữ liệu,các thiết bị khác… • Cung cấp các công cụ để quản lý,khởi tạo các liên kết trao đổi thông tin. 1.3. Nhiêm vụ và lợi ích của grid middleware: Có 3 mục đích: • Xây dựng các giao tiếp, và các giao thức có tính mục đích chung, tính mở và tính chuẩn. Bởi vì hệ thống lưới được xây dưng trên những giao tiếp và giao thức với rất nhiều mục đích khác nhau. Những giao tiếp và giao thức này điều chỉ ra được các kết quả cơ bản, mang tính nền tảng như về việc xác nhận, xác thực, khám phá tài nguyên, truy xuất tài nguyên. Do đó, việc xây dựng các giao tiếp, giao thức chuẩn và mở là rất quan trọng, nếu không, chúng ta chỉ xây dựng được những ứng dụng mang tính đặc thù mà thôi. • Định nghĩa các giao thức chuẩn: Nó định nghĩa nội dung và chuỗi các sự kiện trao đổi thông điệp sử dụng các thao tác yêu cầu từ xa. Điều này rất quan trọng và thiết để thực hiện tính interoperability (nghĩa là khả năng mà 2 thực thể khác nhau có thể làm việc với nhau, và được thực hiện bởi các giao thức thông thường) mà hệ thống lưới phụ thuộc vào. Trang 3 Báo cáo Seminar – Grid Middleware • Cung cấp các API chuẩn: đó là các giao diện lập trình ứng dụng chuẩn, định nghĩa các giao tiếp chuẩn để viết mã thư viện, và cấu trúc các thành phần của Grid bằng cách cho phép các thành phần mã được sử dụng lại. Khi có grid middleware thì giúp: • Tránh cho các nhà phát triển ứng dụng không cần lập trình các mức thấp, tránh error-prone flatform như việc lập trình mạng mức socket. • Giảm chi phí thời gian phát triển phần mềm khi tập trung phát triển chuyên môn trước rồi mới phát triển ứng dụng bằng cách tái sử dụng framework chứ không cần xây dựng lại từ đầu. • Cung cấp các trừu tượng hướng mạng ở mức cao gần với yêu cầu ứng dụng cho việc phát triển hệ thống rời rạc. • Cung cấp nhiều dịch vụ phát triển, như đăng nhập và bảo mật giúp cho việc hoạt động hiệu quả trong môi trường mạng. 1.4. Kiến trúc Grid Middleware : Hình 2. Các thành phần của middleware nằm giữa Application và Fabric. Grid Middleware nằm giữa hai lớp: • Lớp ứng dụng (application): chứa các ứng dụng của người dùng, như việc mô phỏng hay các vấn đề đòi hỏi sức mạnh tính toán, truy cập dữ liệu từ xa, và kết nối với các thiết bị khoa học. Lớp ứng dụng cung cấp các dich vụ ứng dụng dạng web cho phép người dùng cung cấp thông số, và thu thập các kết quả cho những công việc trên những tài nguyên từ xa thông qua web. Trang 4 Báo cáo Seminar – Grid Middleware • Lớp kết cấu (fabric): bao gồm các giao thức, các giao diện ứng dụng và các toolkit cho phép phát triển các ứng dụng cùng những thành phần cho phép truy cập, điều khiển các tài nguyên như máy tính, tài nguyên lưu trữ, các thiết bị khoa học…Tài nguyên tính toán có rất nhiều cấu trúc như clusters, siêu máy tính, server, PC chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau (UNIX, Windows…) Các thiết bị khoa hoc như kính hiểm vi, cảm biến cung cấp dữ liệu thời gian thực được truyền trực tiếp qua bộ phận tính toán hay được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Grid middleware gồm 2 lớp chính: • Lớp các dịch vụ tập hợp – Collective services: Có khả năng quản lý 1 tập các tài nguyên trong khi lớp tài nguyên chỉ tập trung vào việc tương tác giữa các tài nguyên đơn lẻ. Và nó dựa trên lớp kết nối và lớp tài nguyên để hiện thực rất nhiều hành vi chia sẽ mà không cần phải thay thế những yêu cầu mới ứng với mỗi tài nguyên được chia sẽ. Chẳng hạn: o Directory service cho phép các thành viên tham gia vào tổ chức ảo có thể khám phá ra tài nguyên hay các thuộc tính của tài nguyên. Nó cho phép user truy vấn về tài nguyên bằng tên hoặc các thuộc tính như kiểu, sự sẵn sàng, hay tải. o Coallocation-allocation, scheduling, and brokering services cho phép các thành viên của tổ chức ảo yêu cầu việc định vị cho 1 hay nhiều tài nguyên và phân bổ các task cho các tài nguyên thích hợp. o Monitoring and diagnotics services hỗ trợ việc theo dõi các tài nguyên của tổ chức ảo về lỗi, việc tấn công hay việc quá tải. o Data replication services hỗ trợ quản lý việc lưu trữ tài nguyên để tối đa hiệu quả truy xuất như thời gian đáp ứng, khả năng tin cậy, chi phí,… o Grid-enabled programming systems cho phép các mô hình lập trình thân thiện, chẳng hạn như MPI (Message-passing Interfaces),… o Workload management systems and collaboration frameworks o Software discovery service o Community authorization servers o Community accounting and payment services o Collaboratory services • Lớp các giao thức kết nối tài nguyên – Resource and Connectivity Protocols: Đây là lớp có chức năng giao tiếp một cách dễ dàng và an toàn. Trang 5 Báo cáo Seminar – Grid Middleware Lớp kết nối định nghĩa giao thức giao tiếp (communication) và giao thức xác thực (authentication). Giao thức giao tiếp cho phép các thông điệp có thể được trao đổi với nhau giữa các tài nguyên của lớp Fabric. Giao thức xác thực xây dựng trên các dịch vụ giao tiếp bằng cách cung cấp cơ chế bảo mật mã hóa cho việc xác định user và tài nguyên. Các giải pháp xác thực cho môi trường tổ chức ảo (VO – Virtual Organization) có thể có 4 đặc tính sau: o Single sign-on: User có thể được xác thực chỉ 1 lần bằng cách đăng nhập vào hệ thống và có thể truy xuất vào nhiều tài nguyên lưới. o Việc ủy quyền: User có khả năng ủy quyền cho 1 chương trình khác để thực thi giống như những hành vi của user khi user đã được xác thực. Đến lượt chương trình có thể ủy quyền cho nhưng chương trình khác 1 cách tùy chọn. o Việc tích hợp với nhiều giải pháp bảo mật cục bộ: Đó là việc mỗi tổ chức, mỗi tài nguyên đã có nhưng giải pháp bảo mật riêng cho mình. Do đó, các giải pháp bảo mật của hệ thống lưới sẽ tận dụng các giải pháp bảo mật cục bộ có sẵn này mà không cần phải thay thế 1 giải pháp bảo mật mới, và chỉ cần cho phép ánh xạ vào môi trường cục bộ. o Mối quan hệ đáng tin cậy dựa trên user: Để user có khả năng truy xuất vào tài nguyên từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, thì hệ thống bảo mật không cần phải yêu cầu các nhà cung cấp tài nguyên phải liên lạc với nhau để cấu hình cho môi trường mạng. Chẳng hạn, nếu user có quyền truy xuất vào tài nguyên của tổ chức A và B, thì user có thể truy xuất vào cả 2 tài nguyên của tổ chức A và B với nhau mà không cần sự liên lạc giữa những nhà quản trị bảo mật của tổ chức A và B . Cũng trong lớp này, các tài nguyên đơn lẻ có khả năng chia sẻ. Nó định nghĩa các giao thức về sự thương lượng an toàn, khởi tạo, theo dõi, điều khiển, tài khoản và sự trả chi phí cho việc chia sẽ các thao tác trên những tài nguyên đơn lẻ. Lớp tài nguyên sẽ được hiện thực bởi các giao thức để truy xuất và điều khiển các tài nguyên cục bộ, bao gồm 2 lớp chính: o Giao thức thông tin (Information protocol) được sử dụng để rút ra thông tin về cấu trúc và trạng thái của tài nguyên chẳng hạn như cấu hình của tài nguyên, tải hiện thời, hay chính sách sử dụng,… o Giao thức quản lý (Management protocol) được sử dụng để thỏa thuận việc truy xuất vào tài nguyên chia sẽ, chẳng hạn về yêu cầu tài nguyên (bao gồm việc đặt chỗ và chất lượng dịch vụ) và các thao tác thực hiện như khởi tạo, truy xuất tài nguyên,… 2. Một số middleware Trang 6 Báo cáo Seminar – Grid Middleware 2.1. Globus Toolkit 2.1.1. Giới thiệu Globus là phần mềm nguồn mở được dùng để xây dựng các hệ thống lưới và các ứng dụng trên nền tảng lưới. Tookit này cung cấp các dịch vụ và thư viện điểu khiển, khám phá và quản lý tài nguyên, quản lý tập tin, cung cấp các cơ chế bảo mật dữ liệu cho người dùng trong hệ thống lưới. Các dịch vụ, giao tiếp và giao thức của nó cho phép người dùng có thể dễ dàng truy xuất tới các tài nguyên ở xa ngay trên máy cục bộ của mình. Globus được phát triển bởi tổ chức Globus Alliance, phiên bản 1.0 ra đời vào năm 1998, phiên bản gần đây nhất là phiên bản 5.0 ra đời vào tháng 1 năm 2010. 2.1.2. Kiến trúc Cấu trúc của Globus gồm 3 nhóm dịch vụ chính, các dịch vụ này được truy xuất thông qua một tầng bảo mật (security layer). Ba nhóm dịch vụ đó là: dịch vụ quản lý tài nguyên (Resource Management), dịch vụ quản lý thông tin (Information Service), dịch vụ quản lý dữ liệu (Data Management). Globus đóng gói các dịch vụ này lại với nhau, chúng có thể được sử dụng một cách độc lập hoặc kết hợp chung với nhau để phát triển ứng dụng. Hình 3: Kiến trúc của Globus Toolkit Trang 7 Báo cáo Seminar – Grid Middleware Tầng local-service chứa các dịch vụ của hệ điều hành, dịch vụ mạng như là TCP/IP, … Tầng chính chứa các công cụ để xây dựng các cơ chế bảo mật, gửi các công việc để thực thi (job submission), quản lý tài nguyên, quản lý thông tin tài nguyên. Tầng cao hơn cung cấp các dịch vụ và công cụ để tương tác với các dịch vụ bên dưới và hiện thực các chức năng còn thiếu. 2.1.2.1. Tầng bảo mật GSI Tầng này cung cấp các phương thức xác thực của người dùng trong môi trường lưới và cơ chế bảo một trong trao đổi dữ liệu. Nó dựa trên nền tảng SSL, PKI và chuẩn X.509. Tầng GSI cung cấp các dịch vụ, giao thức và thư viện để thực thi các vấn đề bảo mật trong môi trường lưới như: - Xác thực một lần (single sign-on) trong việc sử dụng các dịch vụ của hệ thống lưới thông qua chứng nhận (certificate) của người dùng. - Xác thực việc sử dụng tài nguyên thông qua certificate của host - Mã hóa dữ liệu - Ủy quyền Người dùng muốn truy cập vào các tài nguyên của hệ thống lưới cần phải có một certificate subject ánh xạ với một tài khoản trên máy ở xa được cung cấp bởi người quản trị của hệ thống. Chứng thực này cần phải được ký bởi một tổ chức (CA) mà hệ thống tin tưởng. Hầu hết các dịch vụ đòi hỏi người dùng phải được xác thực trước khi sử dụng các chức năng của nó. Điều này đảm bảo việc chống thoái thác trách nhiệm và bảo mật dữ liệu cho cả người sử dụng lẫn hệ thống. 2.1.2.2. Quản lý tài nguyên (resource management) Gói này gồm các thành phần chính sau: - Globus resource allocation manager (GRAM): GRAM cung cấp khả năng thực thi các công việc trên các máy ở xa, và trả kết quả thực hiện lại cho trình khách. Khi người dùng gửi một công việc lên gatekeeper deamon trên máy ở xa, thì gatekeeper deamon sẽ kiểm tra xem người dùng này đã được xác thực hay chưa. Nếu người dùng này đã được xác thực thì nó sẽ tạo một job manager để quản lý và điều khiển việc thực thi công việc này. Tùy thuộc vào biểu thời gian (scheduler) của hệ thống mà job manager có được tao ra ngay lập tức hay không. Có nhiều Trang 8 Báo cáo Seminar – Grid Middleware loại biểu thời gian như: Portable batch system (PBS), Load sharing facility (LSF), và Load Leveler. Trong GRAM chứa Globus resource specification language (RSL) dùng để chứa các thông tin về tài nguyên mà một công việc cần để thực thi như số lượng CPU, kích thước tối thiểu của bộ nhớ,… - Globus access to secondary storage (GASS): GASS là cơ chế truy cập tới các tập tin trong hệ thống, nó cho phép ứng dụng có thể đọc, ghi các tập tin trên hệ thống từ xa. GASS sử dụng GSI để đảm bảo đúng quyền hạn khi đọc ghi dữ liệu trên hệ thống. 2.1.2.3. Dịch vụ cung cấp thông tin của tài nguyên (Information services) Gói này cung cấp thuộc tính của các nút (node) tham gia vào hệ thống lưới. Monitoring and dscovery service (MDS) cung cấp các hổ trợ để thông báo và truy vấn các thông tin tài nguyên của hệ thống. MDS gồm ba tầng: tầng dưới cùng là Information providers (IPs), nó chịu trách nhiệm tập hợp dữ liệu về thông tin, trạng thái của tài nguyên; tầng thứ hai là Grid resource information service (GRIS), nó chịu trách nhiệm trả lời các truy vấn về thông tin của tài nguyên và cập nhật vào cache; tầng trên cùng là Grid information index service (GIIS), nó làm đề mục (index) cho thông tin tài nguyên được cung cấp bởi GRIS và GIIS khác mà đăng ký với nó. 2.1.2.4. Quản lý dữ liệu (Data management) Gói này cung cấp các tiện ích và thư viện để truyền tải, lưu trữ và quản lý các tập dữ liệu lớn. Nó gồm 2 thành phần chính: - GridFTP: Đây là giao thức mở rộng của giao thức FTP nhằm đảm bảo dữ liệu được chuyển đổi trong môi trường lưới được bảo mật, đáng tin cậy và hiệu quả. Ngoài ra, nó được chạy trên tầng GSI nhằm đảm bảo quá trình truyền nhận được xác thực đúng người, đúng quyền. - Replica location and management: thành phần này hỗ trợ một file có thể được lưu trữ nhiều nơi trong môi trường lưới. Replica location service (RLS) chịu trách nhiệm tạo và xóa các bản sao (replica) 2.2. UNICORE 2.2.1. Giới thiệu Trang 9 Báo cáo Seminar – Grid Middleware UNICORE cung cấp một môi trường lưới bao gồn client và server. UNICORE hỗ trợ việc truy cập tới các tài nguyên tính toán và dữ liệu trong môi trường lưới một cách dễ dàng, liền mạch và an toàn. 2.2.2. Kiến trúc Hình 4: Kiến trúc của UNICORE UNICORE được thiết kế theo kiến trúc ba tầng (Hình 4). Theo cách nhìn từ phía người dùng đầu cuối, UNICORE là hệ thống khách-chủ được xây dựng theo mô hình ba tầng gồm: - Tầng người dùng: người dùng chạy UNICORE client trên máy trạm hoặc máy cá nhân. - Tầng máy chủ: Mỗi trung tâm máy tính tham gia định nghĩa một hoặc một vài Usite (UNICORE Grid site) để trình khách có thể kết nối vào. - Tầng hệ thống: Usite cung cấp cơ chế truy cập đến các tài nguyên tính toán và tài nguyên dữ liệu. Chúng được tổ chức thành một hoặc một vài Vsite (Virtual site). Vsite có thể xem như là một hệ thống thực thi và lưu trữ tại các máy trung tâm. UNICORE client bao gồm hai thành phần: JPA (job preparation agent) và JMC (job monitor component). JPA dùng để khởi tạo các công việc, JMC điều khiển việc nhận kết quả thực thi công việc. Các công việc, trạng thái của một yêu cầu và kết quả thực thi được mô tả trong AJO (abstract job object). Trình khách kết nối với UNICORE Usite gateway và gửi công việc thông qua các AJO. Trang 10 [...]... Seminar – Grid Middleware Tài liệu tham khảo [1] Fran Berman and Anthony J G Hey, 2003, Grid computing: Making the Global Infrastructure a Reality, John Wiley & Sons Ltd, 1060pages [2] G von Laszewski & K Amin, 2004 ,Grid Middleware, Edited by Quasay H.Mahmoud, Middleware for Communications, John Wiley and Sons Lt.d, 2004 [3] Jamie M Robinson and Bharat V Bedi, 2005, Sensor Networks and Grid Middleware. .. triển cho dự án EU DataGrid, dựa trên ngôn ngữ Condor ClassAd WMS User Interfaces Sau khi đã tạo được phần mô tả ứng dụng, người dùng mong muốn có thể lờ đi tính phức tạp của tài nguyên Grid và có thể xem xét chúng đến Workload Management System và giám sát quá trình phát triển của chúng trên Grid Các chức năng của WMS bao gồm như sau: Trang 17 Báo cáo Seminar – Grid Middleware - Đề trình Job (bao gồm... thiệu một vài Middleware Dựa trên kiến trúc tổng quát của lưới, có thể nói rằng Middleware đã giảm đi độ phức tạp khi thao tác trên lưới, giúp người dùng có một cách nhìn thân thiện, đơn giản về kiến trúc hạ tầng phức tạp của lưới Trang 20 Báo cáo Seminar – Grid Middleware Hình 10 3 lớp trung gian giữa Application và Fabric trong kiến trúc lưới được đưa vào Middleware Qua việc trình bày một số Middleware. .. trả kết quả lại người dùng 2.4 So sánh giữa các Middleware: Bảng thống kê đặc điểm trên như một tóm tắt về các Middleware thông dụng Trong phạm vi hạn hẹp về kiến thức của tác giả báo cáo (chưa sử dụng qua hết các Middleware trên) nên tác giả chỉ đưa ra một số nhận xét chứ không đánh giá Trang 19 Báo cáo Seminar – Grid Middleware Hình 9 So sánh giữa các Middleware Một số nhận xét chỉ mang tính tham khảo:... Proceedings of the First International Conference on e-Science and Grid Computing, IEEE Computer Society Washington, DC, USA, pp 562 - 569 [4] Parvin Asadzadeh and Srikumar Venugopal, 2004, Global Grids and Software Toolkits: A Study of Four Grid Middleware Technologies, Grid Computing and Distributed Systems Laboratory, University of Melbourne, GRIDS-TR-2004-4, , 19 pages [5] Globus homepage, http://www.globus.org/,... Management System (WMS) bao gồm một tập các thành phần Grid middleware đáp ứng được các tác vụ quản trị và phân tán qua tài nguyên Grid, theo đó các ứng dụng sẽ được xử lý một cách hiệu quả Loại đặc trưng của các tác vụ mà yêu cầu tính toán thì thường được nói đến như các job Trong WMS, phạm vi của các tác vụ cần được mở rộng để đưa vào sổ kế toán các loại tài nguyên khác chẵn hạn như việc lưu trữ hay khả... giải quyết các vấn đề hợp tác và các mục đích khác trong nhiều lĩnh vực từ khoa học đến công nghiệp 2.3.2 Kiến trúc gLite hoạt động theo hướng dịch vụ (SOA), tùy theo ngữ cảnh mà có thể có một hoặc nhiều dịch vụ tham gia để xử lý công việc Trang 12 Báo cáo Seminar – Grid Middleware Hình 5 Kiến trúc gLite Các dịch vụ trên gLite được chia làm 5 nhóm chính, cụ thể như sau: - Phương thức Grid Access hỗ trợ... thời cho phép việc kết nối mạng bên ngoài lẫn bên trong đến tài nguyên B7.c Cung cấp sự bảo vệ thêm của các ủy quyền bởi việc sử dụng Active Credential Store Nó hữu dụng trong trường hợp sử dụng dài hạn một tài nguyên, nơi mà một sự khôi phục ủy quyền có thể cần thiết 2.3.3.2 Information and monitoring services: Trang 15 Báo cáo Seminar – Grid Middleware gLite sử dụng cấu trúc R-GMA cho dịch vụ thông... Globus, Hệ thống Grid với gLite hợp, quản trị các tài nguyên và dịch vụ trong phạm vi những Tổ chức ảo VO (Virtual Organization), là một cách tổ chức hệ thống lưới mô phỏng theo dạng tổ chức thật, giúp cho nhà quản trị có thể dễ dàng quản trị hệ thống cũng như quản trị người dùng Một VO bao gồm một tập các cá nhân hoặc tổ chức mà có quyền truy cấp đến máy tính, dữ liệu, phần mềm và các tài nguyên khác... truyền file thì GT4 và gLite đều sử dụng GridFTP - Về thư viện thì gLite chỉ dùng ngôn ngữ C, trong khi UNICORE sử dụng Java, còn GT4 có khả năng hỗ trợ cả C,Java, Python - Đặc trưng riêng của gLite là chỉ chạy trên 1 nền hệ điều hành duy nhất đó là Scientific Linux, do đó gLite chủ yếu là dùng cho nghiên cứu khoa học 3 Kết luận: Báo cáo tập trung vai trò cần thiết phải có Middleware trong môi trường . là middleware Trang 2 Báo cáo Seminar – Grid Middleware Hình 1. Người dùng chỉ cần cắm và sử dụng dịch vụ mà không cần quan tâm đến phía sau đó là gì. 1.2. Định nghĩa Grid Middleware: - Grid middleware. động hiệu quả trong môi trường mạng. 1.4. Kiến trúc Grid Middleware : Hình 2. Các thành phần của middleware nằm giữa Application và Fabric. Grid Middleware nằm giữa hai lớp: • Lớp ứng dụng (application):. liệu. Grid middleware gồm 2 lớp chính: • Lớp các dịch vụ tập hợp – Collective services: Có khả năng quản lý 1 tập các tài nguyên trong khi lớp tài nguyên chỉ tập trung vào việc tương tác giữa các tài