1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hướng dẫn cài đặt và sử dụng orcad 9 2

112 863 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 6,56 MB

Nội dung

Để tạo một folder mới trong Orcad ta làm theo trình tự các bước sau: Click chuột vào Browse  cửa sổ Select Directory hiện ra  Vào Drives chọn ổ D  Click chuột chọn nút Creat Directory

Trang 1

CHƯƠNG 1 CÀI ĐẶT ORCAD 9.2 Bước 1: Cài đặt

Cho đĩa Orcad vào ổ CD, đĩa tự chạy (Autorun) hoặc bạn có thể mở đĩa và click vào file

"Setup.exe" Khi chạy xong khởi động, giao diện cài đặt 'Orcad Family Release 9.2 Setup' hiện ra Click chuột vào nút 'Next'

Bạn tiếp tục nhấn vào nút 'Yes' và 'Next' ở các cửa sổ kế tiếp

Trang 2

Đến đây, bạn sẽ cài các ứng dụng Bạn chỉ cần chọn a (ứng dụng vẽ nguyên lý), chọn e (ứng

dụng vẽ Layout) Tiếp tục click chuột vào nút nhấn 'Next'

Tiếp tục điền một chuỗi số bất kỳ vào ô trống "Authorization codes" và nhấn 'Next'

Trang 3

Sau khi bạn chọn Next ở cửa sổ trên, chương trình sẽ cài đặt

Trang 4

Mở folder Crack, bạn chạy file PDXORCAD.exe (xem cửa sở dưới)

Phần mềm này yêu cầu bạn chỉ đường dẫn chứa thư mục (Folder) orcad Thường thì khi cài đặt, Folder Orcad nằm theo đường dẫn: C:\program files\ orcad Khi chọn xong đường dẫn này, bạn click chuột vào nút 'Apply' và chọn 'ByeBye' (Xem các cửa sổ ở dưới)

Trang 5

Quá trình cài đặt hoàn thành Bạn có thể vào Start\programs\Orcad Family release 9.2\Capture (Layout) để chạy chương trình

Trang 6

CHƯƠNG 2 VẼ SƠ ĐỒ MẠCH NGUYÊN LÝ

Dưới sự hỗ trợ của máy tính, công việc thiết kế mạch ngày càng trở nên dể dàng hơn Để thiết kế một mạch in trên ORCAD chúng ta có thể thực hiện bằng hai cách

Cách 1: Ta vẽ mạch nguyên lý (Orcad\Capture) và dịch Netlist và kế tiếp vẽ mạch in (Orcad\Layout) bằng cách cho chạy Layout liên kết linh kiện Bước này thường hay trở cho

người thiết kế vì một linh kiện (parts) ở bên sơ đồ Schematic có nhiều kiểu chân (footprint)

khác nhau để chọn lựa Ta phải chọn footprint nào cho phù hợp Cuối cùng cho sắp xếp linh kiện và vẽ mạch Cách này người ta thường chọn hơn

Cách 2: Ta vẽ mạch in thủ công bằng cách mở trực tiếp chươngtrình Orcad\Layout Dựa

trên sơ đồ nguyên lý có sẵn, ta chọn footprint tương ứng và sắp xếp cho phù hợp Bước kế tiếp,

ta nối dây và cho chạy mạch in tự động hoặc vẽ tay Với cách này, người thiết kế ít chọn và chỉ

Sau đây là một số ví dụ Các ví dụ này, bắt buộc bạn phải làm xuyên suốt các bước cho đến khi hòan chỉnh một mạch in

Trang 7

Ví dụ 1: Vẽ một mạch nguồn ổn áp đơn giản

Sau khi thiết kế xong mạch nguồn này, bạn có thể thi công cho mình một mạch nguồn để thí nghiệm sau này

Các bước để hòan tất một bản vẽ (nguyên lý):

1 Đặt linh kiện lên bản vẽ, sắp xếp hợp lý, chỉnh sửa linh kiện và vẽ dây  2 Chạy Anotate (Update)  3 Kiểm tra lỗi  4 Dịch netlist

Qua 5 bước này xem như hòan chỉnh Nếu các bạn chưa thực hiện đủ thì phải xem lại

Bước 1: Mở Project mới

Khởi động chương trình, Click chuột vào Start\Orcad Release\Capture ta có được giao diện như hình dưới

Bạn mở một dự án mới như sau Chọn file\new\project

Cửa sở 'new project' hiện ra Theo thứ tự, bạn gõ tên project ở ô 'name' Chọn Schematic  Vào ô 'Location' chọn nơi lưu project (click chuột vào browse để chọn hoặc tạo Folder mới)

Trang 8

Cửa sổ trên, bạn thấy Location là:  D:\THAYKHAI\day orcad Nhóm bạn nên chọn một folder riêng, lấy tên của các bạn Ví dụ: 05E1_NHOM1

Để tạo một folder mới trong Orcad ta làm theo trình tự các bước sau:

Click chuột vào Browse  cửa sổ Select Directory hiện ra  Vào Drives chọn ổ D

 Click chuột chọn nút Creat Directory  Đánh tên 05E1_NAM  OK

 Tiếp tục chọn lại 05E1_NAM  OK

Tiếp theo, chọn 'OK' bạn nhận được giao diện vẽ mạch nguyên lý như sau:

Trang 9

Sau khi chọn Ok bạn nhận được giao diện như sau:

Chọn vào nút Project manager để đóng giao diện vẽ nguyên lý (trở về trang Project)

Thanh công cụ

Khảo sát thanh công cụ

Select: Chọn lựa Bạn có thể click chuột vào đây khi bạn muốn kết thúc

một lệnh nào đó hoặc click chuột phải chọn End command

Place part: Lấy một linh kiện ra bản vẽ

Trang 10

Place net alias: Đặt tên cho đường vẽ (Net) hoặc tên Bus

Place bus: Vẽ đường bus

Place junction: Đặt dấu nối cho 2 đường dây cắt nhau (nếu cần)

Place bus entry: Đặt đường rẽ nhánh bus

Place power: Đặt nguồn

Place ground: Đặt đất

Place hierarchiecal block: Đặt thứ tự các khối, chú thích cho khối

Place port: Đặt ngõ vào/ra port

Place no connect: Đặt dấu không kết nối cho những chân linh kiện

không dùng trong sơ đồ nguyên lý

Place text: Đặt nhãn cho khối, sơ đồ mạch … Phím R Phím nóng R: Xoay linh kiện

Vẽ mạch in theo sơ đồ nguyên lý sau:

Để làm bài này, ta thực hiện theo trình tự như sau:

Bước 2: Lấy linh kiện đặt lên trang vẽ

D1 DIODE BRIDGE

D2 LED

C3 104

R1 4K7

U2 79SR1

C5 103

C4 104

R2 4K7

C1 2200UF

Trang 11

Đây là lần đầu tiên bạn cài đặt vẽ mạch in nên trước khi lấy linh kiện ra bạn phải lấy thư viện ra trước (Add library) Hiện tại thư viện linh kiện nằm trong file orcad ở nơi bạn cài đặt

Những lần vẽ sau thư viện này vẫn tồn tại, không cần thực hiện bước này

Bây giờ, các bạn bắt đầu vẽ mạch

Chọn công cụ Place part (hình dưới)

 Cửa sổ Place part hiện ra  Bạn click chuột vào nút Add Library , cửa sổ Browse file sẽ mở ra

 Chọn file thư viện Discrete.olb click chuột chọn Open

Trên cửa sổ Place part bạn thấy ngay thư viện Discrete nằm trong ô Library Click chuột chọn thư viện Discrete

Trang 12

 Đưa chuột vào ô Part list hoặc đánh đúng tên linh kiện vào ô Part (ví dụ Diode Bridge) nếu bạn biết trước tên Lập tức, cầu diode hiện ra  Chọn OK

 Click chuột để đặt linh kiện lên trang vẽ

 Tương tự, cũng trong thư viện Discrete, ta chọn linh kiện tụ điện C (có cực), Cap NP (không cực), điện trở R, Led và đặt linh kiện lên bản vẽ

Trang 13

 Tiếp theo là bước lấy IC ổn áp Ðể thực hiện bước này, click chuột chọn Add Library,

cửa sổ

Browse File hiện ra  Chọn thư viện REGULATOR  click chuột chọn OPEN

 Chọn thư viện REGULATOR trong ô Library  Gõ tên 78HT2 vào ô Part  Linh kiện ổn áp 78(78XX) hiện ra  Chọn OK và linh kiện này dính theo con trỏ Bạn hãy đặt nó

lên bản vẽ ở vị trí phù hợp  Tương tự, ta chọn linh kiện ổn áp âm 79SR1 (79XX)

 Bước kế tiếp, ta lấy linh kiện CON3 (đây là đầu nối 3 chân để đưa nguồn AC vào và nguồn DC ra Linh kiện này nằm trong thư viện CONNECTOR Bạn hãy tự lấy thêm thư viện CONNECTOR và trong thư viện này chọn CON3

Trang 14

 Sau khi nối mạch xong, cho hiện các chân nguồn còn thiếu của IC, việc này ta có thể làm trước khi đi nối dây

Để hiện chân nguồn, ta thực hiện các bước sau (đây cũng là cách chung để chỉnh sửa linh kiện):

 Chọn linh kiện cần chỉnh sửa chân  Click chuột phải chọn Edit Part

 Cửa sổ Edit Part hiện ra, ta thấy có một chân linh kiện kích cở = Zero  Double_Click chuột vào chân này, cửa sổ Pin Properties xuất hiện  Click chuột vào các

nhãn và chọn theo như hình vẽ

Trang 15

Sau khi chọn xong click chuột chọn OK, ta có được kết quả như hình dưới

 Để cập nhật linh kiện này lên bản vẽ, click chuột chọn dấu Close(x) bên dưới

 Cửa sở mới hiện ra: Chọn UPDATE CURRENT để cập nhật cho linh kiện vừa chọn

để chỉnh sửa Nếu chọn UPDATE ALL, nó sẽ làm cho tất cả các linh kiện giống nhau cùng cập nhật mới theo linh kiện đang sửa Nếu chọn Dicard, việc chỉnh sửa được loại bỏ

Trang 16

 Đặt GND (Ground) và vẽ dây

Bước 4: Đổi tên, giá trị linh kiện theo sơ đồ cho trước

 Công đoạn cuối cùng để hoàn tất bản vẽ đó là đặt giá trị linh kiện Mỗi một linh kiện

có đi kèm nhiều thuộc tính khác nhau Trong đó bạn chú ý 2 thuộc tính quan trọng đó là tên và giá trị Tên có đi kèm với số để chỉ thứ tự của linh kiện trong bản vẽ ( ví dụ C1, C2, C3…R1,R2,R3) Giá trị linh kiện được biểu diễn bằng một tên (ví dụ: Tụ C, điện trở R…)

Để chỉnh sửa tên và giá trị của linh kiện bạn 'Duoble_click' vào tên/giá trị và điền tên, giá trị cần thay đổi

Trang 17

Sau khi chỉnh sửa tên xong, công việc vẽ nguyên lý xem như hòan tất

Bước 5 Cập nhật bản vẽ (U?)

 Click chuột chọn biểu tượng ‘U?’ (xem hình vẽ), cửa sổ Annote hiện ra Các khai báo theo mặc định như trên hình  Click chuột chọn OK Bước này hòan tất

Bước 6 Kiểm Tra Lỗi (DRC)

 Click chuột chọn biểu tượng ‘DRC’ (xem hình vẽ), cửa sổ Design Rules Check hiện

ra Các khai báo theo mặc định như trên hình  Click chuột chọn OK Bước này hòan tất Trong trường hợp này, mạch in không có lỗi nên ở ngõ ra (Output) trong cửa sổ Project Manager cho ra một file ‘Ve Mach Nguon.drc’

Trang 18

Bước 7 Dịch NETLIST

Mục đích của dịch netlist là liên kêt đường dây nối với chân linh kiện

Trong bước này, bạn phải nhớ đường dẫn nơi chứa file mnl để dùng trong phần vẽ mạch in

(Trong ví dụ này file 've mach nguon.mnl' nằm theo đường dẫn D:\thay khai\day orcad\ve mach nguon.mnl)

Bước 8 Dịch BILL (Danh mục linh kiện)

Để tiện việc kiểm tra cũng như mua linh kiện, ta cần phải in danh mục linh kiện (Bill of materials)

 Click chuột chọn biểu tượng có chữ Bill of materials

Trang 19

Danh mục linh kiện hiện ra có đưôi là '.BOM' Mở file này ta thấy được danh mục linh kiện rất rõ ràng

Trang 20

CHƯƠNG 3 VẼ MẠCH IN Công việc này được tiến hành qua 5 bước: 1 Chạy Auto Eco để liên kết linh kiện

từ sơ đồ nguyên lý (parts) với sơ đồ chân (footprints)  2 Sắp xếp linh kiện  3 Chọn lớp và kích thước đường mạch in 4 Chạy mạch in (tự động hoặc vẽ thủ công)  5 Chỉnh sửa tên linh kiện và giá trị cho phù hợp, đặt tên cho bo mạch  6 Vẽ đường bao cho bo mạch  7 Phủ đồng (nếu cần thiết)

Bước 1 Chạy Auto Eco

Chạy Auto Eco để liên kết linh kiện từ sơ đồ nguyên lý (parts) với sơ đồ chân (footprints)

Bước liên kết linh kiện sẽ tự động thực hiện cho những lần vẽ sau đối với những linh kiện cũ

 Click chuột vào Start\Programs\Orcad Family \Layout

 Click chuột chọn File\New

 Chọn file '_DEFAULT.TCH'\ Chọn Open Chú ý: Khi chọn File\New file _Default.tch xuất hiện theo cửa sổ Load Template File Tuy nhiên, nếu không thấy file này, bạn click chuột vào ô Look in và trỏ theo đường dẫn C:\Program files\ Orcad\ Layout\ Data

 Khi chọn Open, cửa sổ Load Netlist Source xuất hiện Bạn cần chọn file 'Ve Mach Nguon mnl' (Hãy nhớ lại file này nằm ở đâu) Click chuột vào ô Look in và chỉ đường dẫn chứa file 'Ve Mach Nguon mnl'

Trang 21

Sau khi tìm thấy 've mach nguon.mnl', bạn hãy chọn và click chuột vào Open

 Sau khi click nút OPEN (hình trên) bạn thấy cửa sổ Save File As hiện ra và file 've mach nguon.max' Mời bạn click chuột vào nút Save để chạy Auto Eco

Dưới đây là giao diện Auto Eco và đang yêu cầu liên kết chân linh kiện (footprint) cho

cầu diode (DIODE_BRIDGE) Để liên kết với linh kiện có sẵn trong thư viện, bạn chọn vào nút 'LINK EXISTING FOOTPRINT TO COMPONENT…' Bây giờ bạn lần lược liên kết các linh kiện theo yêu cầu hiện trên cửa sổ

 Liên kết cho Diode: Chọn nút 'LINK EXISTING FOOTPRINT TO COMPONENT…'

Trang 22

Việc chọn và liên kết linh kiện hết sức đơn giản Ta chỉ việc đọc dòng yêu cầu liên kết linh kiện nào Ví dụ như hình trên, ECO đang yêu cầu liên kết D1 (Cầu Diode) Tiếp theo, ta chọn nút lệnh " LINK EXITING FOOTPRINT TO COMPONENT" và cửa sổ linh kiện hiện

ra, tìm kiếm linh kiện trong thư viện tương ứng và chọn (Cầu diode có thể chọn CON4 trong thư viện BCON 156T) Đến đây công việc liên kết đã hòan thành

Cái khó trong bước này là linh kiện đang cần chứa trong thư viện nào và kích thước giữa các chân là bao nhiêu Dưới đây là một số thư viện thường dùng

Khảo sát thư viện trong Orcad Layout

Khi sử dụng thư viện để liên kết linh kiện, ta cần phải biết rỏ kích thước, hình dạng linh kiện

Sau đây ta khảo sát một số thư viện linh kiện thông dụng có sẵn trong ORCAD LAYOUT

1 Thư viện IC

Footprint cho ic loại chân cắm chứa trong thư viện Dip100T

Ví dụ: DIP.100/14/W.300/L.700 là kiểu chân cắm cho IC 14 chân, bề rộng 300mils và dài 700 mils

Ví dụ: DIP.100/40/W.600/L.2025 là kiểu chân cắm cho IC 40 chân, bề rộng 600mils và dài 2025 mils

2 Thư viện cầu nối (Jumper)

Các cầu nối dùng để nối các đường mạch không nối trực tiếp với nhau

Ví dụ: JUMPER200 là cầu nối có kích cở 200mils

Trang 23

3 Thư viện rơ_le

Trong thư viện RELAY chứa các loại Rơ_le thông dụng Một số linh kiện không có trong thư viện thì ta phải tạo

4 Thư viện connector

Ta có thể vào thư viện SIP để lấy các đầu nối (connector) Ngoài ra, một số thư viện khác như PCON100T, LCON100T, BCON 156T

Ví dụ: SIP/TM/L.800/8 có chiều dài 800, số chân là 8

Ví dụ: POLCON.100/VH/TM1SQS/W.300/3 có chiều rộng là 300, số chân là 3

Trang 24

6 Thư viện TM_AXIAL

Trong thư viện TM_AXIAL chứa các kiểu chân cho điện trở

Ví dụ: AX/.300X.100/.028 là điện trở có chiều dài 300mils và rộng 100mils, kiểu chân 028

7 Thư viện TM_CAP_P và TM_CYLND

Trong thư viện chứa TM_CAP_P chứa các chân của loại tụ có chân ở hai đầu Ví dụ: CPAX/.600X.200/.034 là tụ có chiều dài 600mils, rộng 200mils và loại chân 034

Thư viện TM_CYLND chứa các loại kiểu chân cho tụ có chân nối bên đưới thân tụ.Ví dụ: CYL/D.300/LS.100/.031 là tụ có đường kính 300mils, khoảng cách chân 100mils và kiểu

chân là 031

8 Thư viện TM_DIODE

Trong thư viện TM_DIODE chứa các kiều chân cho Diode và Zener Ta phải chú ý rằng, khi linh kiện bên sơ đồ nguyên lý (part) có các chân được khai báo thuộc tính Number là '1,2' thì bên mạch in (footprint) phải chọn đúng là 1,2 (Xem hình) Nếu linh kiện bên sơ đồ nguyên

lý có thuộc tính Number là A,C thì bên mạch in phải chọn đúng là 'A và C' (Xem hình dưới)

Trang 25

9 Thư viện TM_RAD

Trong thư viện TM_RAD chứa các kiểu chân linh kiện led

Ví dụ: RAD/.100X.050/LS.100/.031 là kiểu chân Led có khoảng cách chân là 100 mils

11 Thư viện TO

Thư viện TO chứa các kiểu chân cho Transistor, Transistor công suất, Transistor trường, SCR, Triac, ổn áp … (xem hình)

Trang 26

12 Thư viện VRES

Thư viện VRES chúa các kiểu chân cho biến trở

13 Thư viện DBUST

Thư viện DBUS chứa các kiểu chân của cổng kết nối máy tính

Mặc dù có rất nhiều thư viện và linh kiện, nhưng ta nên tạo riêng một thư viện để tiện sử dụng trong thiết kế

Sau khi chọn và liên kết tất cả các linh kiện, một giao diện mới được tạo ra và chứa tất cả các linh kiện trong sơ đồ nguyên lý Các đường dây nối giữa các chân linh kiện chúng ta thấy đó là đường tiền nối Bước tiếp theo, ta đi sắp xếp linh kiện

Bước 2 Sắp xếp linh kiện

Sau khi liên kết tất cả các linh kiện, một giao diện vẽ mạch in được hiện ra cùng với tất

cả linh kiện bạn vừa khai báo Linh kiện phải được sắp xếp sao cho họp lý

Trước khi sắp xếp linh kiện, ta khảo sát một số công cụ trên giao diện (Xem hình vẽ)

Trang 27

Khảo sát các công cụ

Component tool: Dùng để thao tác trên linh kiện

Pin tool: Dùng để thao tác trên chân linh kiện

Obstacle tool: Dùng để vẽ đường bao, phủ đồng …

Text tool: Dùng để đặt text…

Connection tool: Dùng để kết nối dây giữa các chân footprint trong

phương pháp vẽ thủ công…

Color settings: Ẩn hiện màu sắc cho các lớp

Online Design Rule Check: Kiểm tra lỗi khi vẽ

Reconnect mode: Ẩn hiện đường dây nối / đường mạch in

Autopath Route mode: Tự động vẽ đường mạch được chọn

Shove track mode: Chỉnh sửa dây, vẽ dây thủ công

Edit segment mode: Chỉnh sửa dây,

Add/Edit route mode: Chỉnh sửa dây

Design Rule Check: Kiểm tra lỗi

Trang 28

Sau khi khảo sát qua các công cụ, chúng ta tiến hành công việc sắp xếp linh kiện

 Chọn DRC để loại bỏ kiểm tra lỗi "online"  Click chuột chọn Component Tool để sắp xếp linh kiện Trong quá trình thao tác, bạn nhấn phim nóng R để xoay linh kiện

Khi chọn DRC, bạn thấy biểu tượng không còn hiển thị màu đỏ => Lúc này phần mềm không kiểm tra lỗi Trước khi sắp xếp linh kiện, bạn nên ẩn đi một số lớp để cho dễ nhìn  Ở

đây, ta cần ẩn lớp màu xanh trên trang vẽ:  Click chuột chọn biểu tượng Color Settings (có

4 màu), cửa sổ Color hiện ra

 Trong cửa sổ Color, bạn chọn lớp Default ASYTOP và nhấn phím dấu '-' để ẩn/hiện

 Chọn công cụ Component Tool , click chuột chọn vào linh kiện để di chuyển và sắp

xếp (Bấm phím R để xoay linh kiện nếu cần)

Trang 30

 Tương tự, bạn đổi ROUTING thành UNUSE cho các lớp Inner1, Inner2 và Top Như vậy ta chỉ cho phép vẽ mạch in một lớp (lớp dưới)

Bước 4 Chọn lớp chọn kích thước đường vẽ

 Click chuột chọn biểu tượng View Spreadsheet  chọn Net

Cửa sổ Net xuất hiện, bạn xem cột có tiêu đề Width (Min Con Max) thấy kích cở đường

vẽ mặc định là 12 mils (1 mils =1/1000 inches) Kích cở này hơi nhỏ, nếu như bạn tự rửa mạch thì sẽ khó Bây giờ ta phải chỉnh sửa lại kích cở đường vẽ này

 Click chuột chọn tên đường mạch cần sửa  Click chuột phải, chọn Properties

 Cửa sổ Edit Net hiện ra, click chuột lần lược vào 3 ô và sửa 20, 40, 60  Click chuột chọn OK để chấp nhận Đường GND cần phải chọn lớn (30 – 50) để đảm bảo cho Ground

Trang 31

 Tương tự như bước trên, dùng chuột chọn tất cả các rên đường vẽ còn lại

 Click chuột phải chọn Properties, trong cửa sổ Edit Net click chuột điền lần lược 10,35,60  Click chuột chọn OK Đây là mạch nguồn nên đường mạch phải lớn Kích thước các đường này có thể bằng hoặc nhỏ hơn GND

Chú ý: Nếu là đường tín hiệu thì bạn chỉ cần chọn 15 – 20 là vừa Nếu làm thủ công, bạn

nên chọn cở 25 -30

Bước 5 Vẽ mạch in tự động

 Click chuột chọn Auto  Chọn AutoRoute  Chọn Board

Khi chọn Autoroute, phần mềm sẽ chạy mạch in Công việc này thực hiện nhanh hay

chậm là do độ phức tạp của mạch Đô khi chạy không được nếu như bạn chọn 1 lớp

Trang 32

Bước 6 Vẽ đường bao cho board mạch

Đối với các bo có hình dạng góc cạnh phức tạp thì bước này phải thực hiện trước khi vẽ mạch in Nếu thực hiện sau khi vẽ sẽ rất khó chỉnh lại đường mạch Nếu bo là là hình đơn giản (Bo mạch hình vuông, chữ nhật) thì bước này có thể thực hiện sau khi vẽ

 Click chuột chọn biểu tượng Ostacle Tool  Đưa con trỏ vào trong, click chuột phải chọn New…

 Tiếp tục click chuột phải, chọn Properties

 Cửa sổ Edit Obstacle hiện ra, click chuột vào ô Obstacle Type chọn Board outline

 Vào ô Obstacle Layer chọn lớp Global layer  Vào ô Width chọn cở 20  Chọn nút

OK để chấp nhận

Trang 33

 Click, giử chuột và kéo một khối bao bo mạch Đây chình là đường bao của Bo mạch

in Đường này là đường viền để máy có thể định vị và cắt theo Tại cơ sở mạch in, người ta dựa vào kích thước đường viền này để tính tiền cho bo mạch

Bước 7 Đặt Text và chỉnh kích cở tên linh kiện

Để chỉnh sửa tên, giá trị cho linh kiện, kích cở chữ…, đặt Text cho bo mạch ta chọn công

cụ Text tool

 Đặt Text cho bo mạch: Chọn Text tool

 Click phải chuột chọn new

 Cửa sổ Text Edit hiện ra, ta điền vào các ô nội dung như hình dưới Sau khi chọn xong, click chuột chọn OK bạn sẽ thấy ngay chữ 'VE MACH NGUON' Click chuột đặt đoạn

text này xuống bo mạch

Trang 34

Khi đặt Text xuống bo mạch, bạn sẽ thấy Text nằm đúng chiều Nhưng nếu in mạch layout này lên lớp dưới (bottom) của bo mạch in bạn sẽ thấy chữ sẽ bị ngược Vậy để dòng chữ nằm thuận chiều khi làm bo, bạn phải đảo nó lại (mirror)

 Để đảo chữ lại, ta làm như sau: Click chuột chọn chữ cần sửa  Click chuột phải chọn

Trang 35

 Khi chọn Properties, cửa sổ Text Edit hiện ra  ta tạm thử thay đổi cở chữ là 10 và

80, so voi ban đầu là 8 và 60  Chọn OK để kết thúc

 Trở lại cửa sổ linh kiện, ta thấy ngay được kích cở các chữ tăng lên Nhấn chuột vào một điểm bất kỳ trên màn hình để kết thúc

Bước 8 Chỉnh chân linh kiện

Thực tế, chân linh kiện trong thư viện có độ rộng rất nhỏ (pad), Khi hàn linh kiện, phần chì bám vào là rất ít Chính vì vậy sau mỗi lần chạy mạch in xong, công việc tiếp theo là phải chỉnh chân linh kiện cho lớn lên Các bước thực hiện như sau:

 Chọn công cụ PIN TOOL  Chọn linh kiện cần sửa  Nhấn tổ hợp phím 'SHIFT+T'

 Một cửa sổ thuộc tính chân linh kiện hiện ra

Trang 36

 Click chuột đánh dấu khối vào lớp bottom (hoặc cả top và bottom)  Click chuột phải chọn PROPERTIES

 cửa sổ EDIT PADSTACK hiện ra  Khai báo như hình dưới

 Chọn OK ta được chân linh kiện lớn hơn

 Chỉnh cho chân còn lại

 Chọn chân linh kiện  làm tương tự các bước trên

Trang 37

 cửa sổ EDIT PADSTACK hiện ra  Khai báo như hình dưới

 Chọn OK để chấp nhận và ta được kiểu chân vuông lớn hơn

 Lần lược thưc hiện cho các chân còn lại

 Chân led sau khi chỉnh theo kiểu chân OBLONG

Trang 38

 Chân linh kiện cho cả bo mạch sau khi chỉnh Chú ý khi chỉnh chân linh kiện sẽ xảy ra trường hợp chân chạm vào đường mạch Ta phải đẩy đường mạch ra khỏi chân linh kiện bị dính:

 Click chuột bỏ chế độ kiểm tra lỗi (DRC) Chọn công cụ Edit Segment Mode

 Click chuột vào đường dây và kéo nó ra khỏi chân linh kiện đang dính Kết quả được như hình vẽ

 Hòan thành bước này, ta có một mạch in tốt và hòan chỉnh hơn

Trang 39

Bước 9 Phủ đồng

Để mạch in bền đẹp, khả năng chống nhiễu tốt hơn, khi vẽ mạch in xong bạn phải thực hiện bước phủ đồng

 Chọn công cụ Obstacol Tool

 Click phải chuột vào trang vẽ, chọn New…

Click phải chuột chọn Properties

 Cửa sổ Edit Obstacle hiện ra, trong ô Obstacle Type chọn Copper pour, ô Obstacle Layer chọn Bottom, ô Width chọn 20 (mils)bạn và ô Clearance chọn 30 (đây là khoảng cách giữa lớp phủ đồng tới đường mạch/ chân linh kiện  Chọn OK để chấp nhận

Trang 40

 Click chuột vào trong trang vẽ để đánh khối phủ đồng

Đây là bài tập đơn giản, giúp bạn hoàn thiện các bước để vẽ một bo mạch in Để hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho vẽ mạch bạn cần thao tác thật nhiều và có một kiến thức

cơ bản về điện tử

Ngày đăng: 15/08/2015, 14:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w