1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP Dịch vụ Kiến trúc Xây dựng Amore

65 270 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 850 KB

Nội dung

Chi phí NVL là một trong những yếu tố đầu tiên được các nhà quản trị đặc biệt quan tâm. Nó mang ý nghĩa quan trọng trong quá trình sản xuất của các Doanh nghiệp xây lắp nói chung, vì chi phí NVL thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá trị sản phẩm. Do đó việc quản lý và sử dụng hiệu quả NVL có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Quản lý tốt NVL còn giúp Công ty sẽ xây dựng lên các công trình đảm bảo chất lượng, đúng tiêu chuẩn. Từ đó nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế biến động khôn lường chỉ cần một biến động nhỏ về chi phí NVL cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp. Vì vậy, việc hạch toán chặt chẽ và chính xác chi phí NVL sẽ giúp Công ty chủ động hơn trong các quyết định kinh doanh. Công ty CP Dịch vụ Kiến trúc Xây dựng Amore với những đặc điểm riêng biệt của ngành xây dựng cũng không nằm ngoài qui luật đó. Với đặc điểm lượng NVL sử dụng vào các công trình khá lớn thì vấn đề tiết kiệm triệt để có thể coi là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho Công ty. Hạch toán và quản lý NVL một cách hiệu quả, tiết kiệm là yêu cầu bắt buộc. Trong thời gian thực tập, nhận được sự giúp đỡ tận tình của các chị trong phòng kế toán, em đã được làm quen và tìm hiểu công tác kế toán thực tế tại Công ty. Em nhận thấy kế toán vật liệu trong Công ty giữ vai trò đặc biệt quan trọng và có nhiều vấn đề cần được quan tâm. Vì vậy em đã đi sâu tìm hiểu về phần hành kế toán vật liệu trong phạm vi chuyên đề này, em xin trình bày đề tài: “Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP Dịch vụ Kiến trúc Xây dựng Amore”. Mục đích của em khi chọn chuyên đề này là: Dựa trên những kiến thức đã được học trong trường kết hợp với thực tiễn để có thêm sự hiểu biết, so sánh giữa lý luận với thực tiễn để tìm ra những điểm giống và khác nhau. Từ đó, đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác kế toán, nâng cao hiệu quả kinh tế,phục vụ cho việc quản lý doanh nghiệp được tốt hơn.

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Chi phí NVL là một trong những yếu tố đầu tiên được các nhà quản trị đặc biệt quan tâm. Nó mang ý nghĩa quan trọng trong quá trình sản xuất của các Doanh nghiệp xây lắp nói chung, vì chi phí NVL thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá trị sản phẩm. Do đó việc quản lý và sử dụng hiệu quả NVL có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Quản lý tốt NVL còn giúp Công ty sẽ xây dựng lên các công trình đảm bảo chất lượng, đúng tiêu chuẩn. Từ đó nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế biến động khôn lường chỉ cần một biến động nhỏ về chi phí NVL cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp. Vì vậy, việc hạch toán chặt chẽ và chính xác chi phí NVL sẽ giúp Công ty chủ động hơn trong các quyết định kinh doanh. Công ty CP Dịch vụ Kiến trúc Xây dựng Amore với những đặc điểm riêng biệt của ngành xây dựng cũng không nằm ngoài qui luật đó. Với đặc điểm lượng NVL sử dụng vào các công trình khá lớn thì vấn đề tiết kiệm triệt để có thể coi là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho Công ty. Hạch toán và quản lý NVL một cách hiệu quả, tiết kiệm là yêu cầu bắt buộc. Trong thời gian thực tập, nhận được sự giúp đỡ tận tình của các chị trong phòng kế toán, em đã được làm quen và tìm hiểu công tác kế toán thực tế tại Công ty. Em nhận thấy kế toán vật liệu trong Công ty giữ vai trò đặc biệt quan trọng và có nhiều vấn đề cần được quan tâm. Vì vậy em đã đi sâu tìm hiểu về phần hành kế toán vật liệu trong phạm vi chuyên đề này, em xin trình bày đề tài: “Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP Dịch vụ Kiến trúc Xây dựng Amore”. Mục đích của em khi chọn chuyên đề này là: Dựa trên những kiến thức đã được học trong trường kết hợp với thực tiễn để SVTH: Ngô Thị Mai Hương MSSV: LT113081 1 Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp có thêm sự hiểu biết, so sánh giữa lý luận với thực tiễn để tìm ra những điểm giống và khác nhau. Từ đó, đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác kế toán, nâng cao hiệu quả kinh tế,phục vụ cho việc quản lý doanh nghiệp được tốt hơn. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, chuyên đề này gồm 3 chương: Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Công ty CP Dịch vụ Kiến trúc Xây dựng Amore. Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP Dịch vụ Kiến trúc Xây dựng Amore Chương 3: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP Dịch vụ Kiến trúc Xây dựng Amore. Mặc dù đã rất cố gắng tìm hiểu và nhận được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong phòng kế toán Công ty, nhưng do nhận thức và trình độ bản thân có hạn nên bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót và những hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng toàn thể các anh chị phòng Tài chính - Kế toán của Công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của Cô giáo Th.s Đặng Thị Thúy Hằng cùng toàn thể các anh chị phòng Tài chính - Kế toán của Công ty CP Dịch vụ Kiến trúc Xây dựng Amore giúp em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập cuối khóa này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2012 Sinh viên thực hiện Ngô Thị Mai Hương SVTH: Ngô Thị Mai Hương MSSV: LT113081 2 Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KIẾN TRÚC XÂY DỰNG AMORE 1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty CP Dịch vụ Kiến Trúc Xây Dựng Amore. NVL là những đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và sẽ bị biến dạng hoặc tiêu hao hoàn toàn để cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Như thế giá trị của NVL sẽ dịch chuyển toàn bộ vào giá trị của sản phẩm mới trong chu kỳ SXKD đó. Do đặc điểm này mà vật liệu được xếp vào loại tài sản lưu động của doanh nghiệp. Hiện nay, do đặc điểm của Công ty là xây dựng các công trình hoàn và thiện nội thất. Do vậy công ty sử dụng một lượng lớn NVL liên quan đến ngành xây dựng như: Cát, đá, xi măng, thép…Vì dùng số lượng lớn nên công ty đã phân loại chi tiết để dễ dàng trong việc quản lý và hạch toán. 1.1.1 Phân loại nguyên vật liệu. Trong các doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gồm rất nhiều loại khác nhau, đặc biệt là trong ngành xây dựng. Vì thế, để có thể quản lý chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết tới từng loại vật liệu phục vụ cho kế hoạch quản trị … cần thiết phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu. Trước hết đối với vật liệu, căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò của chúng trong quá trình thi công xây lắp, căn cứ vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp thì nguyên vật liệu được chia thành các loại sau: + NVL chính: "Là đối tượng lao động chủ yếu của công ty, là cơ sở vật chất hình thành nên sản phẩm xây dựng cơ bản. Nó bao gồm hầu hết các loại vật liệu mà công ty sử dụng như: xi măng, sắt, thép, gạch, ngói, vôi ve, đá, gỗ. NVL chính là những loại nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể, vật chất, thực thể chính của sản phẩm xây lắp. NVL SVTH: Ngô Thị Mai Hương MSSV: LT113081 3 Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp chính bao gồm cả những bán thành phẩm với mục đích sử dụng trong thi công ví dụ: Bê tông tươi … + NVL phụ: Là những vật liệu cần có trong quá trình xây lắp nhưng không phải là vật liệu chủ yếu tạo nên sản phẩm: Đinh ốc, bản lề, hafle… Đây là những loại vật liệu không cấu thành lên thực thể chính của sản phẩm mà nó kết hợp với vật liệu chính để tạo ra sản phẩm. + Nhiên liệu: Là loại vật liệu khi sử dụng có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho các loại máy móc, xe cộ như xăng, dầu. + Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết phụ tùng của các loại máy móc thiết bị mà công ty sử dụng bao gồm phụ tùng thay thế các loại máy móc, máy cẩu, máy trộn bê tông và phụ tùng thay thế của xe ô tô như: các mũi khoan, săm lốp ô tô. Đây là những loại vật tư cần dự trữ vì trong quá trình xây dựng có thể máy móc sẽ bị hỏng hóc. + Phế liệu thu hồi: bao gồm các đoạn thừa của thép, tre, gỗ không dùng được nữa, vỏ bao xi măng. Hoặc có thể là vật liệu loại ra từ quá trình thanh lý TSCĐ. 1.1.2. Danh mục NVL và mã hóa NVL tại Công ty. Do khối lượng vật tư nhiều, khối lượng lớn và yêu cầu quản lý trên máy tính nên cần phải lập sổ danh điểm vật tư trong đó NVL được chia thành từng nhóm, từng loại, từng thứ chi tiết. Trên sổ này phải ghi một cách thống nhất tên gọi, kí hiệu mã số cho từng nhóm, từng vật liệu. Dưới đây em xin trích 1 phần sổ danh điểm vật tư. SVTH: Ngô Thị Mai Hương MSSV: LT113081 4 Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bảng 1-1. Sổ danh điểm vật tư SỔ DANH ĐIỂM VẬT TƯ SVTH: Ngô Thị Mai Hương MSSV: LT113081 5 Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.1.3 Đánh giá giá nguyên vật liệu trong quá trình thi công, xây lắp. Đánh giá giá nguyên vật liệu là xác định giá trị của chúng theo những nguyên tắc nhất định về nguyên tắc kế toán nhập xuất tổng hợp, nhập xuất tồn kho vật liệu phản ánh trên giá thực tế. Nguồn vật liệu của ngành xây dựng nói chung và của Công ty CP Dịch vụ Kiến trúc Xây dựng Amore nói riêng là rất lớn, công ty chưa đảm nhiệm được việc chế biến và sản xuất ra nguyên vật liệu mà nguồn vật liệu chủ yếu do mua ngoài. 1.1.3.1 Tính giá thực tế NVL nhập kho: Hiện nay, Công ty đang áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên tính giá NVL nhập kho được xác định như sau: Giá trị thực tế NVL mua vào = Trị giá mua ghi trên hóa đơn của người bán (Chưa thuế VAT) + Các chi phí liên quan như: Vận chuyển, bốc dỡ (Chưa thuế VAT) + Thuế nhập khẩu (nếu có) - Các khoản chiết khấu giảm giá (nếu có) VD: Theo hóa đơn ngày 05/05/2012 (Biểu 1-1 trang 7) Công ty mua 9 tấn xi măng Nghi Sơn về nhập kho công trình Ngân Sơn với đơn giá 1.720.000 đồng/ tấn, VAT 10%, chi phí vận chuyển là 150.000 đồng. Vậy giá trị thực tế nhập kho của 9 tấn xi măng trên được tính như sau: Giá trị thực tế xi măng mua vào = Trị giá mua ghi trên hóa đơn của người bán (Chưa thuế VAT) + Các chi phí liên quan như: Vận chuyển, bốc dỡ (Chưa thuế VAT) = 15.480.000 + 150.000 = 15.630.000 (đồng) SVTH: Ngô Thị Mai Hương MSSV: LT113081 6 Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Biểu 1-1: Hóa đơn mua xi măng của công ty TNHH TM & VT Trường Hải HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2: Giao khách hàng Ngày 05/05/2012 Mẫu số: 01GTKT3/001 Kí hiệu: AA/12P Số: 0013457 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & VẬN TẢI TRƯỜNG HẢI Mã số thuế: 2300267281 Địa chỉ: Thôn Mông Nội, Xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Điện thoại: 0214 3 001 341 Fax: 0214 3 8364 Số tài khoản: 10201 0000 70594 tại NH Công Thương Việt Nam, KCN Tiên Sơn, Bắc Ninh. Đơn vị mua hàng: CÔNG TY CP DỊCH VỤ KIẾN TRÚC XÂY DỰNG AMORE Mã số thuế: 0500597112 Địa chỉ: Số 142, Tổ 4, Mỗ Lao, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội. Điện thoại: 04 224 68663 Fax: 04 626 91907 Số tài khoản: 10201 000080 7890 tại NH Viettin Bank chi nhánh Ba Đình. Phương thức thanh toán: Tiền mặt. Stt Tên hàng hóa dịch vụ ĐVT Đơn giá Số lượng Thành tiền 1 Xi măng Nghi Sơn Tấn 1.720.000 9 15.480.000 Cộng tiền hàng: 15.480.000 Thuế suất GTGT: 10 % Tiền thuế GTGT: 1.548.000 Tổng cộng thanh toán: 17.028.000 Số tiền viết bằng chữ: Mười bảy triệu không trăm hai mươi tám nghìn đồng./. Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Người bán hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) 1.1.3.2. Tính giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho. SVTH: Ngô Thị Mai Hương MSSV: LT113081 7 Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Vật liệu, công cụ dụng cụ được thu mua và nhập kho thường xuyên từ nhiều nguồn khác nhau, do đó giá thực tế của từng lần, đợt nhập kho không hoàn toàn giống nhau. Khi xuất kho kế toán phải tính toán xác định được giá xuất kho cho từng nhu cầu, đối tượng sử dụng khác nhau. Theo phương pháp tính giá thực tế xuất kho đã đăng ký áp dụng và phải đảm bảo tính nhất quán trong niên độ kế toán. Hiện tại do Công ty có quy mô lớn, khối lượng, chủng loại vật liệu nhiều, tình hình nhập xuất diễn ra thường xuyên. Nên việc xác định giá thực tế của vật liệu, công cụ dụng cụ hàng ngày rất khó khăn. Do đó Công ty đã sử dụng giá hạch toán để tính giá xuất kho vật liệu. Giá hạch toán là loại giá ổn định được sử dụng thống nhất trong doanh nghiệp, trong thời gian dài có thể là giá kế hoạch của vật liệu. Giá hạch toán là giá mà doanh nghiệp tự xây dựng để hạch toán trong suốt một kỳ kế toán trên tài khoản tồn kho. Nhưng vì giá hạch toán chỉ là giá dùng để ghi chép trên sổ kế toán nên nó không có tác dụng đánh giá giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ và nó cũng không có tác dụng dùng để xây dựng giá trị vật liệu thực tế được sử dụng trong quá trình sản xuất. Do đó trong kỳ, doanh nghiệp có thể hạch toán theo giá cố định nhưng cuối kỳ phải điều chỉnh theo giá thực tế. Có thể đánh giá vật liệu xuất dùng theo giá hạch toán qua các bước sau: - Hàng ngày sử dụng giá hạch toán để ghi sổ chi tiết giá vật liệu nhập xuất. - Cuối kỳ, điều chỉnh giá hạch toán theo trị giá thực tế để có số liệu ghi vào tài khoản, sổ tài khoản tổng hợp và báo cáo hạch toán theo công thức sau: Hệ số giá vật liệu = Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ + Giá thực tế vật liệu nhập trong kỳ SVTH: Ngô Thị Mai Hương MSSV: LT113081 8 Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Giá hạch toán vật liệu tồn đầu kỳ + Giá hạch toán vật liệu nhập trong kỳ Khi đó: Giá thực tế vật liệu xuất dùng trong kỳ = Giá hạch toán vật liệu xuất trong kỳ x Hệ số giá vật liệu 1.2. Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu của Công ty CP Dịch vụ Kiến Trúc Xây Dựng Amore. Nguyên vật liệu của Công ty mang đặc thù của ngành xây dựng, nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại vì vậy đỏi hỏi công việc quản lý, theo dõi, bảo quản vật tư phục vụ việc thi công là rất phức tạp. Vật tư của Công ty chủ yếu nhập xuất thẳng đến chân công trình không qua kho. Tuy nhiên nếu số lượng vật tư mua nhiều mà sử dụng không hết thì Công ty vẫn tiến hành nhập kho, hoặc NVL dư thừa của công trình này sẽ nhập trở lại kho Công ty và xuất dùng cho các công trình khác khi cần thiết. Mặt khác xây dựng là một ngành sản xuất vật chất mang tính chất công nghiệp, sản phẩm của ngành xây dựng là những công trình, hạng mục công trình có quy mô lớn, kết cấu phức tạp và thường cố định ở nơi sản xuất (thi công) còn các điều kiện khác đều phải di chuyển theo địa điểm xây dựng. Từ đặc điểm đó làm cho công tác quản lý, sử dụng vật liệu phức tạp hơn các ngành khác. Do đó đòi hỏi chúng ta phải quản lý chặt chẽ ở mọi khâu từ thu mua, bảo quản tới khâu dự trữ và sử dụng. 1.2.1 Phương thức hình thành NVL tại Công ty. • Quá trình thu mua NVL: - Sản phẩm xây lắp có thời gian sử dụng lâu dài và giá trị lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp xây lắp trong quá trình xây lắp phải kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên vật liệu để đảm bảo chất lượng công trình. Với đặc trưng của SVTH: Ngô Thị Mai Hương MSSV: LT113081 9 Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngành xây dựng sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu nên doanh nghiệp xây lắp phải hình thành được một quy trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng, số lượng NVL chặt chẽ, phù hợp. - Trong kỳ Công ty căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất của công trình, dự toán công trình và tiến độ thi công đã giao cho các đội để lập kế hoạch cung ứng vật tư cho phù hợp với từng thời điểm. Nhưng vẫn phải đảm bảo khâu thu mua cần phải quản lý tốt về mặt khối lượng, qui cách chủng loại nguyên vật liệu sao cho phù hợp với yêu cầu sản xuất, cần phải tìm được nguồn thu mua nguyên vật liệu, sao cho giá mua phù hợp, hợp lý với giá trên thị trường, chi phí thu mua thấp. Điều này góp phần vào việc giảm thiểu chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm. - Công ty không áp dụng chế độ khoán gọn vật tư cho các đội thi công. Đối với những loại vật tư chính (như sắt, thép, xi măng….) đều do công ty trực tiếp ký hợp đồng với người bán sau đó nhân viên của đội sẽ đi lĩnh vật tư theo hợp đồng. Đối với những loại vật tư phụ (như ve, sơn, đinh, thép ly….) thì do đội tự mua bằng tiền tạm ứng và đem vào công trình. Xét về tổng thể thì lượng vật tư do đội mua chiếm không quá 10% tổng chi phí mỗi công trình. - Sau khi ký hợp đồng mua vật tư Công ty thông báo cho đội sản xuất. Khi vật liệu về đến chân công trình người bán và nhân viên đội căn cứ vào hợp đồng mua bán đã ký kết cùng lập biên bản giao nhận hàng đồng thời nhân viên kế toán đội ghi vào bảng theo dõi chi tiết vật tư và mang biên bản giao nhận hàng hoá lên phòng kế toán của Công ty. Công ty căn cứ vào biên bản giao nhận hàng hoá thanh toán với người bán. - Do đặc trưng của ngành xây dựng là địa bàn hoạt động rộng, nên công ty có khá nhiều các đối tác cung cấp vật tư tùy theo địa điểm công trình để tiết kiệm chi phí vận chuyển NVL. Tại Hà Nội thì Công ty quy định sử dụng các đối tác vật tư theo khu vực. Hiện tại, trong khu vực nội thành Công ty mua vật SVTH: Ngô Thị Mai Hương MSSV: LT113081 10 [...]... liên, liên 1 lưu tại cuốn, liên 2 giao thủ kho ghi thẻ sau đó chuyển cho kế toán vật tư ghi sổ, liên 3 người nhận vật tư giữ 2.1.3 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty CP Dịch vụ Kiến Trúc Xây Dựng Amore Kế toán chi tiết nguyên vật liệu là việc kế toán chi tiết theo từng nhóm, loại vật liệu cả về mặt giá trị và hiện vật, được tiến hành ở cả kho và bộ phận kế toán trong quá trình xây lắp Đây là... giao cho kế toán vật tư để làm căn cứ ghi sổ kế toán, 1 liên ( chứng từ gốc) lưu tại phòng vật tư Ở Công ty CP Dịch vụ Kiến trúc Xây dựng Amore vật liệu xuất kho chủ yếu là dùng cho thi công các công trình Nguyên vật liệu của công ty gồm nhiều chủng loại, việc xuất dùng diễn ra thường xuyên trong ngành cho từng bộ phận sử dụng là các đội công trình Việc xuất vật liệu được căn cứ vào nhu cầu thi công và... cầu về trình độ quản lý của Công ty CP Dịch vụ Kiến trúc Xây dựng Amore thì Công ty áp dụng phương pháp thẻ song song 2.1.3.1 Phương pháp ghi sổ chi tiết VL (Phương pháp thẻ song song) Hạch toán chi tiết: Công ty CP Dịch vụ kiến trúc xây dựng Amore áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp Khấu trừ, và ghi chép tăng giảm NVL, CDCD theo Phương pháp thẻ song song Do đó hạch toán chi tiết bao gồm: thẻ kho... hàng ngày được thủ kho sắp xếp phân loại riêng theo từng loại và định kỳ gửi lên phòng kế toán để kế toán nguyên vật liệu ghi sổ Tại phòng kế toán : Kế toán vật liệu sử dụng sổ kế toán chi tiết để theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho Sổ kế toán chi tiết do kế toán vật liệu lập được mở cho từng thứ, từng loại vật liệu Sổ này cũng phản ánh tính hình nhập - xuất - tồn kho nhưng theo cả chỉ tiêu số lượng... thì kế toán phải hoàn nhập dự phòng, ghi giảm số dự phòng giảm giá NVL vào TK 159 và ghi giảm giá vốn hàng bán vào TK 632 số chênh lệch SVTH: Ngô Thị Mai Hương MSSV: LT113081 17 Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CP DỊCH VỤ KIẾN TRÚC XÂY DỰNG AMORE 2.1 Chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ: 2.1.1 Chứng từ sử dụng: Kế toán. .. tiêu chuẩn của vật tư khi xuất kho Bộ phận sử dụng là khâu cuối cùng trước khi tạo ra sản phẩm, lúc này bộ phận kỹ thuật cùng với công nhân và máy thi công sản xuất tính toán hợp lý sao cho phù hợp với chất lượng sản phẩm Tránh lãng phí dư thừa, mất mát gây lãng phí cho Nhà nước và làm giảm lợi nhuận của Công ty 1.3 Tổ chức quản lý nguyên vật liệu của Công ty CP Dịch vụ Kiến Trúc Xây Dựng Amore Nhận thấy... vật tư cho xây dựng tại công trình Dựa vào nhu cầu vật tư để thi công công trình Các bộ phận sử dụng nguyên, vật liệu căn cứ vào kế hoạch sử dụng nguyên, vật liệu và dự toán của các công trình do Phòng kỹ thuật thi công lập, sau đó lên phòng kế toán đề nghị viết Phiếu xuất vật tư Phiếu xuất vật tư được lập thành 2 liên trong đó ghi rõ số lượng, đơn vị Liên 1 giao cho đội thi công sử dụng, liên 2 giao... các đội có nhu cầu sử dụng vật tư cho công trình, thì đội trưởng làm giấy đề nghị xuất vật tư, gửi lên phòng kế toán và xin Giám đốc ký duyệt Kế toán NVL sẽ có trách nhiệm kiểm tra số lượng vật tư trong kho, nếu thiếu thì sẽ đề nghị phòng kỹ thuật thi công mua vật tư phục vụ nhu cầu thi công Sau khi giấy đề nghị xuất vật tư được Giám Đốc ký duyệt, kế toán phụ trách nguyên vật liệu sẽ ghi chứng từ, thủ... kho, kế toán xuống dưới kho để lấy phiếu nhập - xuất vật liệu, khi xuống dưới kho kế toán kiểm tra các hoá đơn nhập xuất Căn cứ vào các phiếu nhập, xuất để đối chiếu với thẻ kho của thủ kho rồi ký xác nhận vào thẻ kho Kế toán vật liệu căn cứ vào sổ kế toán chi tiết của từng loại vật liệu, sau đó tiến hành ghi vào sổ tổng hợp nhập - xuất – tồn để tính ra số vật liệu tồn cuối tháng và đối chiếu số liệu. .. xuất vật liệu, đúng trong sản xuất kinh doanh Định kỳ tiến hành việc phân tích tình hình sử dụng vật liệu nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến tăng hoặc giảm chi phí vật liệu cho một đơn vị sản phẩm, khuyến khích việc phát huy sáng kiến cải tiến, sử dụng tiết kiệm vật liệu, công cụ dụng cụ, tận dụng phế liệu Tóm lại, quản lý vật liệu, công cụ dụng cụ từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ, sử dụng vật liệu là . lý nguyên vật liệu tại Công ty CP Dịch vụ Kiến trúc Xây dựng Amore. Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP Dịch vụ Kiến trúc Xây dựng Amore Chương 3: Hoàn thiện kế toán nguyên. 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KIẾN TRÚC XÂY DỰNG AMORE 1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty CP Dịch vụ Kiến Trúc Xây Dựng Amore. NVL là những đối tượng. sâu tìm hiểu về phần hành kế toán vật liệu trong phạm vi chuyên đề này, em xin trình bày đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP Dịch vụ Kiến trúc Xây dựng Amore . Mục đích của

Ngày đăng: 15/08/2015, 10:00

w