Với yêu cầu trên, kỹ năng mềm của SV cần được tìm hiểu đánh giá và được xem như là một trong những năng lực đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng.. Như vậy, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụ
Trang 1KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
Lê Thị Hồng Hạnh1
1
CN Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học An Giang
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 09/06/14
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
27/08/14
Ngày chấp nhận đăng: 03/14
Title:
Soft skills of last year students
in An Giang University
Từ khóa:
Kỹ năng mềm, sinh viên;
Trường Đại học An Giang
Keywords:
Soft skills, student, An Giang
University
ABSTRACT
The research aims to recommend orientations and programs to enhance soft skills among students at An Giang University (AGU), particularly 12 skills Quantitative study was conducted with the participation of 294 seniors from 2012-2013 and 75 employers working in different fields in An Giang province The study has shown that although these seniors of AGU have achieved soft skills appropriately, they have not met the requirements of the employers yet
TÓM TẮT
Mục đích của nghiên cứu nhằm đưa ra những định hướng, kế hoạch nâng cao năng lực về kỹ năng mềm (12 kỹ năng phục vụ công việc) cho sinh viên Trường Đại học An Giang Nghiên cứu định lượng được thực hiện với sự tham gia của
294 sinh viên năm cuối (năm học 2012 – 2013) và 75 nhà tuyển dụng hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau trên địa bàn tỉnh An Giang Nghiên cứu cho thấy, mặc dù năng lực kỹ năng mềm của sinh viên được đánh giá chủ yếu ở mức cao (8
kỹ năng đạt ở mức cao và 4 kỹ năng đạt ở mức trung bình), song vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu của nhà tuyển dụng
1 GIỚI THIỆU
Với yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao
động cùng với những yêu cầu của cuộc sống thực
tế cho thấy kỹ năng mềm chiếm một vị trí quan
trọng đối với sự thành bại của mỗi người Các
nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, thị trường lao
động Việt Nam đang trông chờ vào những thế hệ
sinh viên (SV) với đầy đủ kiến thức, tố chất và kỹ
năng phù hợp để đáp ứng được yêu cầu của thời
kỳ hội nhập Lẽ đương nhiên, khi Ngân hàng Thế
giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa
vào kỹ năng Điều này, cũng được cụ thể hóa
trong Nghị quyết 14 về “Đổi mới cơ bản và toàn
diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 –
2020”, theo đó, yêu cầu trong thời kỳ mới là phát
triển tiềm năng nghiên cứu sáng tạo, kỹ năng nghề
nghiệp, năng lực hoạt động trong cộng đồng và
khả năng lập nghiệp của người học” (Chính phủ,
2005)
Với yêu cầu trên, kỹ năng mềm của SV cần được
tìm hiểu đánh giá và được xem như là một trong
những năng lực đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng Vậy, hiện nay kỹ năng mềm của SV năm cuối Trường Đại học An Giang (ĐHAG) như thế nào? Và kỹ năng mềm của SV mới tốt nghiệp có đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng hay không? Để trả lời câu hỏi trên, cũng như góp phần thực hiện thành công mục tiêu chung của giáo dục đại học và chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo tại Trường ĐHAG, việc quan tâm nghiên cứu đề tài “Kỹ năng mềm của SV năm cuối Trường Đại học An Giang” là thật sự cần thiết trong việc cung cấp cho trường những cứ liệu thực tiễn Từ đó, nhà trường có cơ sở để đề ra những định hướng, giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và uy tín trong thời gian tới
2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU 2.1 Kỹ năng mềm
Khác với kỹ năng “cứng” (kỹ năng chuyên môn, chuyên ngành), kỹ năng “mềm” đề cập nhiều hơn
Trang 2đến những kỹ năng thực hành xã hội, hay còn gọi
là kỹ năng con người Việc phân loại các nhóm kỹ
năng cũng có nhiều cách khác nhau, trong báo cáo
phát triển Việt Nam của Ngân hàng Thế giới
(2014) thì bộ kỹ năng của người lao động bao
gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: Kỹ năng nhận
thức, kỹ năng xã hội và hành vi, kỹ năng kỹ thuật
Trong đó, kỹ năng xã hội và hành vi được đo
lường bằng: kỹ năng mềm, kỹ năng xã hội, kỹ
năng sống, đặc điểm tính cách; cởi mở để trải
nghiệm, tận tâm, hướng ngoại, biết cách tán đồng,
ổn định về cảm xúc; kiểm soát bản thân, kiên trì,
kỹ năng ra quyết định, kỹ năng tương tác cá nhân
Tác giả Huỳnh Văn Sơn (2013) cho rằng: “kỹ
năng mềm không đồng nhất với kỹ năng sống
nhưng không phải là một phạm trù tách biệt với
kỹ năng sống Kỹ năng mềm là một bộ phận của
kỹ năng sống” Điều này cũng được tác giả
Nguyễn Thanh Bình (2011) khẳng định: “kỹ năng
sống, trong đó có kỹ năng mềm được coi như một
hợp phần quan trọng trong nhân cách và năng lực
của con người sống trong xã hội hiện đại”
Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về “kỹ
năng mềm” Theo Trường Đại học Danvenport
của Hoa Kỳ, “kỹ năng mềm”(soft skill) là những
kỹ năng đề cập đến một nhóm các phẩm chất cá
nhân như thói quen, thái độ để một nhân viên nào
đó trở nên tốt hơn và thích ứng với công việc
Không giống như kỹ năng cứng, kỹ năng mềm
được áp dụng rộng rãi cho các loại công việc Còn
theo Trung tâm Đào tạo Kỹ năng mềm của
Trường Đại học Lạc Hồng thì kỹ năng mềm (soft
skills) – trí tuệ cảm xúc, là thuật ngữ dùng để chỉ
các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con
người - thường không được học trong nhà trường,
không liên quan đến kiến thức chuyên môn,
không thể sờ nắm, càng không phải là kỹ năng cá
tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính
của từng người Nhưng, kỹ năng mềm lại quyết
định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu
quả cao trong công việc Cũng theo tác giả,
Huỳnh Văn Sơn (2/2013):
Kỹ năng mềm là khả năng thiên về mặt tinh thần
của cá nhân nhằm đảm bảo cho quá trình thích
ứng với người khác, công việc nhằm duy trì tốt
mối quan hệ tích cực và góp phần hỗ trợ thực hiện
công việc một cách hiệu quả
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng nhìn
chung thuật ngữ “kỹ năng mềm” có thể được hiểu
là kỹ năng quan trọng, không phải là kiến thức chuyên môn mà thiên về khả năng tiếp xúc, thiết lập quan hệ, tương tác hiệu quả khi đặt nó vào trong những nghề nghiệp cụ thể Nói cách khác,
kỹ năng mềm là những kỹ năng quan trọng giúp
SV tiếp cận và thích ứng với môi trường xung quanh, trong đó có môi trường làm việc (kỹ năng phục vụ công việc/kỹ năng làm việc), trong đó kỹ năng mềm phục vụ công việc là những kỹ năng cần thiết không chỉ để có được việc làm mà còn
để tiến bộ và thành đạt trong tổ chức Những kỹ năng này không liên quan hoặc phụ thuộc vào kiến thức chuyên môn và nó là một phần của kỹ năng sống Trong nghiên cứu này, kỹ năng mềm phục vụ công việc được tìm hiểu thông qua 12 kỹ năng: (1) Kỹ năng học và tự học, (2) Kỹ năng xây dựng mối quan hệ, (3) Kỹ năng giao tiếp ứng xử, (4) Kỹ năng tự quản lý bản thân, (5) Kỹ năng làm việc nhóm, (6) Kỹ năng thuyết trình, (7) Kỹ năng lãnh đạo, (8) Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định, (9) Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc, (10) Kỹ năng tư duy sáng tạo, (11) Kỹ năng làm hồ sơ xin việc, (12) Kỹ năng phỏng vấn xin việc Đồng thời, thang đo đánh giá các kỹ năng trên sẽ được xây dựng chủ yếu dựa vào Từ điển Năng lực (Competency Dictionnary) của Halton Housing Trust (2010) và Từ điển Năng lực hành vi (Behavioural Competency Dictionnary) của Trường Đại học Guelph - Canada (2010) Trong từ điển này, mỗi kỹ năng sẽ được đánh giá với các cấp bậc từ thấp đến cao (từ bậc 1 – bậc 5)
2.2 Yêu cầu và đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng
Theo Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý (1998), yêu cầu là “đòi hỏi, đề nghị, tỏ ý muốn và cần gì đó” Cũng theo từ điển này, đáp ứng là
“đem lại đúng các yêu cầu, đòi hỏi” Đồng thời, Trung tâm từ điển Vietlex (2007), cũng cho rằng đáp ứng là “đáp lại theo đúng như đòi hỏi, yêu cầu”
Như vậy, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng được hiểu là đáp lại những đòi hỏi, yêu cầu về kỹ năng mềm của cơ quan sử dụng lao động dựa trên năng lực kỹ năng mềm mà SV đạt được sau 4 năm học đại học
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, phương pháp nghiên cứu định tính chỉ được sử dụng để thu thập thêm thông
Trang 3tin và bổ sung cho nghiên cứu
3.1 Thiết kế nghiên cứu
Các thành phần định lượng sử dụng các công cụ
thu thập số liệu sau đây: (1) Tự đánh giá kỹ năng
mềm và các yếu tố tác động của SV năm cuối
Trường ĐHAG; (2) Yêu cầu của nhà tuyển dụng
về kỹ năng mềm của SV mới tốt nghiệp Trong
đó, phiếu hỏi thu thập thông tin từ 294 SV năm
cuối được xây dựng trên một thang đo Likert Mỗi
điểm trong thang đo Likert tương ứng với một
mức đánh giá cụ thể: 1 – Rất thấp, 2 – Thấp, 3 –
Trung bình, 4 – Cao và 5 – Rất cao Giá trị trung
bình đối với thang đo được tính theo giá trị
khoảng cách (Maximum-minimum)/n =
(5-1)/5=0.8 giữa các mức đánh giá Với thang đo 5
mức độ có thể cho biết các mức đánh giá như sau:
1,00 – 1,80: Rất thấp; 1,81 - 2,60: Thấp; 2,61 –
3,40: Trung bình; 3,41 – 4,20: Cao; 4,21 – 5,00:
Rất cao Còn phiếu hỏi thu thập thông tin từ nhà
tuyển dụng (75 cơ quan sử dụng lao động) cũng
được thiết kế với một thang Likert 5 điểm, từ 1
đến 5 theo các mức độ: Rất thấp, thấp, trung bình,
cao và rất cao Giá trị khoảng cách giữa các mức
độ đánh giá cũng được tính theo công thức
(Maximum-minimum)/n = (5-1)/5=0.8 như thang
đo likert được sử dụng để đo lường kỹ năng mềm
của SV năm cuối
Các thành phần định tính của nghiên cứu bao
gồm: (1) Phỏng vấn sâu 08 cán bộ quản lý
(CBQL) và 12 giảng viên chủ chốt của các khoa
nhằm thu thập các thông tin về tình hình giảng
dạy và giáo dục kỹ năng mềm cho SV, nhận định
về kỹ năng mềm (phục vụ công việc) của SV cũng
như những chính sách, kế hoạch cải thiện và nâng
cao kỹ năng mềm cho SV của khoa (2) Phỏng
vấn 02 nhóm SV năm cuối để tìm hiểu nhu cầu
đào tạo kỹ năng mềm, nhận thức chung về kỹ
năng mềm, các yếu tố tác động đến việc hình
thành và rèn luyện kỹ năng mềm của SV trong
thời gian theo học tại trường cũng như những
nhận xét, đánh giá, đề nghị của SV về việc giảng
dạy và học tập tại trường Ngoài ra, đề tài cũng
quan tâm đến việc thu thập thêm những ý kiến
phản hồi từ nhà tuyển dụng lao động nhằm làm rõ
thêm những yêu cầu và đánh giá của họ về kỹ
năng mềm của SV tốt nghiệp từ ĐHAG
3.2 Xử lý và phân tích dữ liệu
Khi thu thập thông tin, tất cả các dữ liệu sẽ được
kiểm tra trong ngày Những dữ liệu không phù
hợp sẽ được điều chỉnh trên đối tượng hoặc thay bằng đối tượng khác nếu gặp khó khăn Sau đó, những thông tin định tính sẽ được gỡ băng, làm sạch, nhập trên phần mềm Excel và tổng hợp, hệ thống để sử dụng theo chủ điểm Còn các thông tin định lượng sẽ được mã hóa, làm sạch trước và sau khi nhập trên phần mềm SPSS 11.5 Riêng với thang đo Likert 5 điểm sẽ được đánh giá độ tin cậy trước khi tiến hành các phân tích mô tả dưới dạng điểm trung bình của tất cả mẫu nghiên cứu
và tương quan giữa các biến thông qua chạy T- test và Anova với độ tin cậy 95%
4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Độ tin cậy của thang đo
Kỹ năng mềm của SV năm cuối được đo lường bởi 12 thành phần (kỹ năng), tương ứng với 55 thành tố (biến quan sát) được sử dụng Qua phân tích Cronbach’s alpha cho thấy các thành phần của thang đo kỹ năng mềm của SV đều đạt hệ số tin cậy và có thể chấp nhận được, đó là alpha = 0,77
Bảng 1 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo kỹ năng mềm của SV
Kỹ năng mềm: Alpha = 0,77
Tương quan biến tổng
Cronbach alpha nếu loại biến này
Kỹ năng xây dựng mối quan
hệ
Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc
Kỹ năng giải quyết vấn đề và
ra quyết định
Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc
Bên cạnh đó, kết quả Cronbach’s alpha của thang
đo yêu cầu về kỹ năng mềm của nhà tuyển dụng cũng cho thấy các thành phần của thang đo đều có
hệ số tin cậy lớn hơn 0,8 Như vậy, thang đo về kỹ
Trang 4năng mềm của SV và thang đo yêu cầu về kỹ năng
mềm của nhà tuyển dụng trong nghiên cứu là phù
hợp, đáng tin cậy và thỏa mãn điều kiện thống kê
4.2 Thực trạng kỹ năng mềm của SV năm cuối
Trường Đại học An Giang
Với giá trị trung bình của thang đo là 0.8 giữa các
mức đánh giá Theo đó, tất cả SV năm cuối tham
gia cung cấp thông tin đều tự đánh giá bản thân
mình có 12 kỹ năng mềm đạt ở mức từ trung bình
đến cao Trong đó, có 4 kỹ năng được đánh giá ở
mức trung bình, bao gồm: kỹ năng trả lời phỏng
vấn xin việc; kỹ năng làm hồ sơ xin việc; kỹ năng
thuyết trình và kỹ năng tư duy sáng tạo Đồng thời
kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, trong 4 kỹ
năng được đánh giá ở mức trung bình thì kỹ năng
trả lời phỏng vấn xin việc được đánh giá ở mức
thấp nhất
Bảng 2 Hiện trạng kỹ năng mềm của SV năm cuối
Trường ĐHAG
Kỹ năng mềm
Trị trung bình
Bên cạnh đó, các kỹ năng được SV đánh giá ở mức cao cũng chỉ có tổng điểm trung bình cao nhất là 3,76 ở kỹ năng quản lý bản thân, kế đến là 3,68 ở kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định, thấp nhất là kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc với 3,48 điểm
Xét trong mối tương quan với các khoa đào tạo (P≤0,05) cho thấy, SV năm cuối khoa Lý luận chính trị (LLCT) có kỹ năng học và tự học, kỹ năng giao tiếp và ứng xử, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc cao hơn so với các khoa còn lại Trong đó, với kỹ năng học và tự học, SV năm cuối khoa LLCT đạt điểm trung bình cao nhất (4,08), kế đến là khoa Văn hoá Nghệ thuật (VHNT) với 3,68 điểm, khoa Sư phạm (SP) với 3,53 điểm, khoa Nông nghiệp – Tài nguyên thiên nhiên (NN – TNTN) với 3,45 điểm, khoa Kinh tế
- Quản trị kinh doanh (KT – QTKD) với 3,42 điểm và thấp nhất là khoa Kỹ thuật – Công nghệ - Môi trường (KT – CN - MT) với 3,45 điểm
Bảng 3 Tương quan giữa các khoa đào tạo và kỹ năng mềm của SV
Khoa
Kỹ năng học và tự học (sig = 0,021)
Kỹ năng giao tiếp và ứng xử (sig
= 0,011)
Kỹ năng thyết trình (sig = 0,000)
Kỹ năng làm việc nhóm (sig = 0,033)
Kỹ năng lập
KH (sig = 0,002)
Còn với kỹ năng giao tiếp và ứng xử, SV năm
cuối khoa LLCT cũng đạt điểm trung bình cao
nhất (3,92), thứ hai là khoa SP (3,77), thứ ba là
khoa VHNT (3,73), kế đến là khoa KT - QTKD
(3,56), thấp nhất là khoa KT - CN - MT (3,45) và
NN - TNTN (3,36) Kết quả này là tương đối phù
hợp với tình hình thực tiễn và đặc thù của các ngành học khi mà khoa KT - CN - MT và NN - TNTN chủ yếu nghiêng về đào tạo các kỹ sư, kỹ thuật viên làm việc với máy móc và thực vật , còn các ngành học khác nghiêng về đào tạo các cử nhân với tính chất làm việc chủ yếu với con
Trang 5Thực tế cho thấy, kỹ năng thuyết trình là một kỹ
năng cần thiết cho sự thành công của tất cả SV
năm cuối ở các khoa Tuy nhiên, SV của các khoa
lại khá yếu kỹ năng này so với các kỹ năng còn
lại Đặc biệt là SV khoa NN - TNTN (3,09); khoa
KT - QTKD (3,14) có kỹ năng này chỉ ở mức
trung bình Điều này cũng cần được SV các khóa
học trong tương lai, giảng viên và cố vấn học tập
của trường quan tâm chú ý
Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng lập kế hoạch – tổ chức công việc của SV năm cuối khoa KT - CN - MT
là thấp nhất trong 6 khoa (với 3,48 điểm ở kỹ năng làm việc nhóm và 3,24 điểm ở kỹ năng lập
kế hoạch và tổ chức công việc) Bên cạnh đó, SV năm cuối khoa KT - QTKD và khoa NN - TNTN cũng có kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng lập kế hoạch – tổ chức công việc hạn chế so với SV của khoa SP, khoa VHNT và khoa LLCT
Bảng 4 Tương quan giữa các khoa đào tạo và kỹ năng mềm của SV (tt)
Khoa
Kỹ năng tư duy sáng tạo (sig = 0,001)
Kỹ năng quản
lý bản thân (sig = 0,002)
Kỹ năng làm
hồ sơ xin việc (sig = 0,002)
Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc (sig = 0,021)
Đối với kỹ năng tư duy sáng tạo, SV năm cuối
khoa VHNT có điểm trung bình cao nhất với 3,82
điểm, kế đến là khoa LLCT (3,54), khoa SP
(3,47) và thấp nhất là khoa NN - TNTN (3,09)
Tuy nhiên, SV năm cuối khoa LLCT có kỹ năng
quản lý bản thân đạt mức rất cao với tổng điểm
trung bình 4,23 điểm, cao hơn hẳn so với các khoa
còn lại Đây cũng là kỹ năng mà SV của tất cả các
khoa có năng lực tốt nhất trong số 12 kỹ năng
nghiên cứu đưa ra
Riêng với hai kỹ năng: làm hồ sơ xin việc và kỹ
năng trả lời phỏng vấn xin việc, SV năm cuối của
khoa VHNT lại có tổng điểm trung bình cao nhất,
lần lượt là: 3,55 và 3,50 điểm SV của khoa KT -
CN - MT có kỹ năng làm hồ sơ xin việc thấp nhất
và SV của khoa NN - TNTN có kỹ năng trả lời
phỏng vấn xin việc thấp nhất so với 5 khoa còn
lại
Bảng 5 Kỹ năng tự tin nhất và yếu nhất của SV các
khoa
chức công việc
ra quyết định
KN trả lời phỏng vấn xin việc
vấn xin việc
KT-CNMT
việc
NN-TNTN
trình
QTKD
vấn xin việc
Xét trên bình diện chung, SV năm cuối của khoa LLCT có kỹ năng học và tự học, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập kế hoạch và ra quyết định, kỹ năng quản lý bản thân cao hơn so với 5 khoa còn lại của trường Còn SV năm cuối của khoa VHNT lại có kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm hồ sơ xin việc và kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc cao hơn khoa LLCT và các khoa khác Bên cạnh đó,
SV năm cuối của hai khoa KT - CN - MT và khoa
NN - TNTN cũng được coi là có kỹ năng mềm yếu nhất Điều này được thể hiện cụ thể qua các
kỹ năng sau: kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng thuyết trình và kỹ năng
Trang 6trả lời phỏng vấn xin việc (khoa NN - TNTN); kỹ
năng học và tự học, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ
năng lập kế hoạch và tổ chức công việc, kỹ năng
quản lý bản thân và kỹ năng làm hồ sơ xin việc
(khoa KT - CN - MT) Kết quả này cũng cần được
nhà trường, các khoa và các bạn SV quan tâm, lưu
ý
4.3 Yêu cầu và mức độ đáp ứng yêu cầu của
nhà tuyển dụng
4.3.1 Yêu cầu của nhà tuyển dụng
Trong tổng số 75 cơ quan/doanh nghiệp tham gia
cung cấp thông tin thì phần lớn là các doanh
nghiệp/xí nghiệp làm việc trong lĩnh vực kinh
doanh, dịch vụ (45,3%) Điều này hoàn toàn hợp
lý bởi các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và
dịch vụ chiếm đa số so với các nhóm lĩnh vực
khác trên địa bàn tỉnh An Giang
Kết quả khảo sát cho thấy, trong 12 kỹ năng mềm,
10 kỹ năng được các nhà tuyển dụng yêu cầu ở
mức khá cao và 2 kỹ năng được yêu cầu ở mức
trung bình Cụ thể là: yêu cầu ở mức cao đối với
các kỹ năng: (1) kỹ năng giao tiếp và ứng xử; (2)
kỹ năng xây dựng mối quan hệ; (3) kỹ năng học
và tự học, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công
việc; (4) kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết
định; (5) kỹ năng tư duy sáng tạo; (6) kỹ năng
quản lý bản thân; (7) kỹ năng làm việc nhóm; (8)
kỹ năng thuyết trình; (9) kỹ năng trả lời phỏng
vấn xin việc Và yêu cầu ở mức trung bình đối với
các kỹ năng: (1) kỹ năng làm hồ sơ xin việc; (2)
kỹ năng lãnh đạo
Như vậy, kỹ năng giao tiếp và ứng xử là kỹ năng
mà các nhà tuyển dụng có yêu cầu cao nhất, còn
thấp nhất là kỹ năng lãnh đạo Hai lý do được khá
nhiều nhà tuyển dụng đưa ra là kỹ năng giao tiếp
ứng xử rất cần thiết để làm việc hiệu quả cũng
như có lối ứng xử văn hóa, thông minh trong công
sở, đặc biệt là đối với những công việc thường
xuyên tiếp xúc với khách hàng hoặc người dân,
còn kỹ năng lãnh đạo thì chưa thật sự cần thiết đối
với một SV mới tốt nghiệp bởi những vị trí tuyển
dụng thường là nhân viên Kết quả này cũng
tương đồng với kết quả nghiên cứu từ phía SV và
nhà tuyển dụng trong một nghiên cứu của Phan
Thái Bích Thủy (2013) về “Mức độ đáp ứng yêu
cầu thị trường lao động của SV tốt nghiệp Trường
ĐHAG” Theo đó, tác giả đã có phát hiện rằng, kỹ
năng giao tiếp và ứng xử là kỹ năng được yêu cầu
cao nhất đối với SV tốt nghiệp theo sự đánh giá
của nhà tuyển dụng và của chính những SV đã tốt nghiệp và tham gia vào thị trường lao động
Bảng 6 Yêu cầu về kỹ năng mềm của các loại hình/tổ chức
Loại hình/tổ chức
KN đƣợc yêu cầu cao nhất
KN đƣợc yêu cầu thấp nhất
Hành chính
sự nghiệp
KNhọc và tự học (4,00)
KN làm HS xin việc (3,40) và KN lãnh đạo (3,40)
xử (3,91)
(3,18) Ngân hàng
– tài chính
KN giao tiếp ứng
xử (4,30) và kỹ năng làm việc nhóm (4,30)
KN làm hồ sơ xin việc (3,40)
Doanh nghiệp kinh doang – TM
- DV
KN giao tiếp ứng
xử (4,32)
KN làm HS xin việc (3,24) và KN lãnh đạo (3,24)
Trong mối tương quan với các loại hình tổ chức, doanh nghiệp, các kết quả kiểm định cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các loại hình tổ chức, doanh nghiệp và yêu cầu về
kỹ năng mềm của SV mới tốt nghiệp Các khác biệt chủ yếu xuất hiện trong một số kỹ năng cụ thể Cụ thể là có sự khác biệt rõ nét về yêu cầu kỹ năng làm việc nhóm giữa các đơn vị hành chính
sự nghiệp, giáo dục, tài chính ngân hàng và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Lĩnh vực tài chính ngân hàng đặt yêu cầu rất cao về kỹ năng làm việc nhóm (4,30) trong khi các đơn vị hành chính, sự nghiệp; giáo dục và doanh nghiệp kinh doanh chỉ yêu cầu ở mức cao Đồng thời, đối với kỹ năng xây dựng mối quan hệ, các doanh nghiệp kinh doanh – dịch vụ lại có yêu cầu cao hơn ngành tài chính ngân hàng, giáo dục và đơn vị hành chính sự nghiệp (lần lượt có trị trung bình là: 4,15; 3,90; 3,73 và 3,65)
Các đơn vị hành chính sự nghiệp thì yêu cầu cao hơn đối với kỹ năng học và tự học; kỹ năng quản
lý bản thân so với các loại hình tổ chức, doanh nghiệp khác Tương tự ngành giáo dục lại có yêu cầu cao hơn trung bình đối với kỹ năng làm hồ sơ xin việc so với các loại hình tổ chức, doanh nghiệp khác Tuy nhiên, ngành tài chính – ngân hàng lại có lại kỳ vọng cao hơn các loại hình tổ chức, doanh nghiệp khác ở nhiều kỹ năng, như: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc, kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định, kỹ năng lãnh
Trang 7đạo, kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc Cuối
cùng thì các doanh nghiệp kinh doanh – dịch vụ
lại kỳ vọng vào các kỹ năng như: kỹ năng xây
dựng mối quan hệ, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ
năng tư duy sáng tạo
Nhìn chung, ngành tài chính – ngân hàng có yêu
cầu về kỹ năng mềm (kỹ năng phục vụ công việc)
cao hơn so với loại hình kinh doanh – dịch vụ,
đơn vị hành chính sự nghiệp và ngành giáo dục
Điều này là phù hợp với đặc điểm và tính chất
công việc cũng như cơ chế tuyển dụng nhân sự
của các tổ chức, doanh nghiệp, khi mà ngành tài
chính - ngân hàng và doanh nghiệp kinh doanh -
dịch vụ thường nghiêng về phỏng vấn tuyển dụng
và môi trường làm việc năng động, cạnh tranh
4.3.2 Mức độ đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển
dụng về kỹ năng mềm của SV Trường Đại học An
Giang
Mức độ đáp ứng yêu cầu tuyển dụng về kỹ năng
mềm được đánh giá dựa trên việc so sánh năng
lực kỹ năng mềm của SV năm cuối và yêu cầu của
nhà tuyển dụng Ngoài ra đề tài cũng xem xét về
những nhận định của nhà tuyển dụng đối với SV
tốt nghiệp từ ĐHAG, để làm cơ sở cho việc so
sánh mức độ đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của SV
tốt nghiệp từ Trường
Kết quả nghiên cứu cho thấy, SV năm cuối
Trường ĐHAG có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu
của nhà tuyển dụng ở 4 kỹ năng sau: kỹ năng làm
việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý bản
thân và kỹ năng làm hồ sơ xin việc Qua tìm hiểu,
các kỹ năng này đã được bồi dưỡng dưới nhiều
hình thức và mức độ khác nhau như làm bài tập
nhóm, tham gia vào các hoạt động Đoàn, Đảng và
được một số giảng viên tâm huyết chia sẻ kinh
nghiệm Đồng thời, đây cũng là những kỹ năng
mà đa số nhà tuyển dụng yêu cầu ở mức độ vừa
phải và thấp Có thể nói, SV Trường ĐHAG có
năng lực về các kỹ năng trên và đáp ứng được yêu
cầu của nhà tuyển dụng là xác đáng Tuy nhiên,
đối với 8 kỹ năng còn lại, SV năm cuối Trường
ĐHAG chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển
dụng Cụ thể là kỹ năng giao tiếp và ứng xử (nhà
tuyển dụng yêu cầu với điểm trung bình là 4,15,
trong khi đó năng lực của SV chỉ là 3,64); kỹ
năng xây dựng mối quan hệ (nhà tuyển dụng yêu
cầu: 3,91 điểm, SV chỉ đáp ứng được 3,66 điểm);
tương tự ở kỹ năng học và tự học (nhà tuyển dụng
yêu cầu 3,83 điểm, trong khi đó SV chỉ đáp ứng
được ở mức 3,51 điểm) Kết quả này cũng diễn ra tương tự ở kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc, kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định,
kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc
Bảng 7 Mức độ đáp ứng yêu cầu tuyển dụng về kỹ năng mềm của SV năm cuối
Kỹ năng mềm
Năng lực của
SV
Yêu cầu của nhà tuyển dụng
Kỹ năng lập kế hoạch và tổ
Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra
Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin
Kết quả trên, cũng được tác giả Phan Thái Bích Thủy (2013) khẳng định “ năng lực đáp ứng yêu cầu công việc của SV tốt nghiệp từ Trường ĐHAG chưa cao ” bởi lẽ “có đến 80,8% SV tốt nghiệp cho rằng kỹ năng cá nhân cũng chỉ đáp ứng được một phần công việc được giao” Đồng thời, tác giả Nguyễn Thanh Ngọc (2012) cũng có phát hiện rằng “kỹ năng mềm cũng được coi là một trong những điểm yếu của người lao động có trình độ đại học theo đánh giá của nhà tuyển dụng (35,8%)”
Bên cạnh đó, kết quả phỏng vấn những CBQL cũng góp phần khẳng định đánh giá trên Một số nhận xét của nhà tuyển dụng sẽ cho thấy rõ sự đánh giá của họ đối với lao động được tuyển dụng
từ Trường ĐHAG “Còn yếu trong giao tiếp”;
“Yếu về kỹ năng nên phải đào tạo lại”; “Kiến thức tương đối khá nhưng kỹ năng giao tiếp, ứng xử, lập kế hoạch và tổ chức công việc chưa tốt”; “Khả năng thích ứng với công việc không cao”; “ so với SV các trường khác, SV ĐHAG chậm phát huy năng lực bản thân, kỹ năng lãnh đạo, điều
Trang 8hành”; “SV ĐHAG còn thiếu và yếu về trình độ,
cũng như năng lực tư duy và sáng tạo trong công
việc”; “Khả năng phân tích và giải quyết vấn đề
cần được học hỏi thêm”; “ Kỹ năng sống còn
khá yếu, đôi khi không thực tế”; “SV chưa có kiên
nhẫn, bền bỉ, khả năng chịu đựng và thích ứng với
môi trường thấp, dễ nản”
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng, SV khoa
LLCT và VHNT đáp ứng khá tốt yêu cầu tuyển
dụng về kỹ năng mềm (đã đáp ứng tốt yêu cầu
tuyển dụng ở 8 kỹ năng) Riêng đối với khoa SP,
SV năm cuối của khoa mới chỉ đáp ứng khá tốt
yêu cầu tuyển dụng ở 5 kỹ năng Đáng chú ý là
SV năm cuối của các khoa: KT - CN - MT, NN -
TNTN và khoa KT – QTKD chỉ đáp ứng được 1
kỹ năng so với yêu cầu của nhà tuyển dụng, đó là
kỹ năng lãnh đạo Trong khi đó, kỹ năng lãnh đạo
là kỹ năng mà nhà tuyển dụng có yêu cầu ở mức
trung bình và là kỹ năng được yêu cầu ở mức thấp
nhất so với 12 kỹ năng mà đề tài thực hiện khảo
sát
Như vậy, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của
SV năm cuối Trường ĐHAG tồn tại khó khăn trên
8 kỹ năng cơ bản phục vụ công việc Đây cũng
chính là những kỹ năng mà nhà lao động thường
quan tâm và coi trọng Đồng thời, trong số 8 kỹ
năng đó, cũng có nhiều kỹ năng mà cả SV và nhà
tuyển dụng ưu tiên hàng đầu, chẳng hạn như: kỹ
năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng học và tự học, kỹ
năng lập kế hoạch và tổ chức công việc, kỹ năng
xây dựng mối quan hệ
5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Có thể thấy rằng, SV năm cuối Trường ĐHAG có
kỹ năng mềm ở mức cao, song vẫn còn nhiều
điểm yếu chưa đáp ứng được đa số yêu cầu của
nhà tuyển dụng Điều này cũng có nghĩa là người
sử dụng lao động có yêu cầu cao hơn năng lực
hiện tại về kỹ năng mềm của SV năm cuối Trường
ĐHAG Những phát hiện trên đây, phần nào phản
ánh được những thách thức mà Trường ĐHAG,
SV và nhà tuyển dụng đang gặp phải Đó cũng
chính là tình trạng chung của nhiều trường đại học
ở Việt Nam, được báo động từ rất lâu thông qua
nhiều nghiên cứu ở trong và ngoài nước Tuy
nhiên, nó vẫn chưa thật sự được quan tâm và giải
quyết triệt để Do vậy, rất cần thiết có những
nghiên cứu qui mô lớn hơn về đối tượng nghiên
cứu, vấn đề nghiên cứu, bộ công cụ đánh giá kỹ
năng mềm để có hướng tiếp cận và giải quyết vấn
đề một cách thấu đáo, hoàn chỉnh hơn
5.2 Khuyến nghị
5.2.1 Xem xét xây dựng tài liệu/giáo trình về các
kỹ năng mềm mang tính đặc thù của từng ngành đào tạo và xem xét chương trình đào tạo, phương pháp dạy cũng như bồi dưỡng thêm các kỹ năng cần thiết cho SV ngay từ khi còn ngồi trên nghế nhà trường
Qua tìm hiểu, hiện nay tài liệu/giáo trình về kỹ năng mềm còn rất thiếu Để đáp ứng nhu cầu học tập và rèn luyện kỹ năng mềm của SV, nhà trường nên xem xét đầu tư xây dựng các tài liệu giáo trình về từng kỹ năng mềm cụ thể Đặc biệt là các tài liệu này nên xem xét sự phù hợp với từng ngành học và mang tính thực tế cao Đồng thời, để đào tạo được những SV có khả năng thích ứng tốt, trường nên xem xét hướng giảm tải lý thuyết hàn lâm và tăng kiến thức thực tế cũng như các tình huống thực hành trên các môn học chuyên ngành
và kỹ năng trong thời gian tới
Bên cạnh đó, để đảm bảo mục tiêu huấn luyện kỹ năng, việc đưa một số kỹ năng mềm cơ bản thành những môn học chính thống là cần thiết Tuy nhiên các lớp học này nên tổ chức ở quy mô nhỏ với từ khoảng 15 – 25 SV, nhằm tăng cơ hội thực hành cho mỗi cá nhân Thêm vào đó, không gian học tập không nên bó hẹp trong phòng học mà nên có những buổi ngoại khóa hoặc áp dụng vào các hoạt động xã hội để SV cọ xát và áp dụng những kiến thức nền tảng của kỹ năng vào thực tế Hình thức lồng ghép giảng dạy kỹ năng mềm trong các môn học khác cũng cần được quan tâm trong điều kiện hiện tại, khi chương trình học chưa thể giảm tải và bổ sung thêm các môn học mới Tuy nhiên hình thức lồng ghép này chỉ giúp
bổ sung thêm kiến thức và một chút kinh nghiệm thực tế cho SV mà không thể đem lại hiệu quả cao cho cả môn học kỹ năng và môn học chính thức Song, có thể khuyến khích áp dụng việc thực hành các kỹ năng mềm một cách hợp lý trong việc thảo luận các môn học chuyên ngành Trong cùng một phân môn, SV vừa phải lên lớp nghe giảng, làm việc nhóm, thuyết trình kế hoạch, viết bài luận cá nhân, đi thực tế Sự tổng hòa của tất cả các phương pháp giảng dạy và đánh giá năng lực này giúp các SV phát triển toàn diện kỹ năng mềm cần thiết để thích nghi tốt nhất với môi trường làm việc Đây cũng là điều mà đề tài ghi nhận được từ
Trang 9hầu hết SV tham gia khảo sát khi cho rằng việc
lồng ghép vào môn học sẽ đem lại lợi ích cho SV
như: có cơ hội để rèn luyện kỹ năng mềm một
cách thường xuyên, hứng thú và say mê môn học
chuyên ngành, được học kỹ năng mềm mà không
phải đăng ký bên ngoài
Ngoài ra, nhà trường cũng cần xem xét soạn thảo
tiêu chuẩn đánh giá năng lực về những kỹ năng
mềm mà trường tiến hành đào tạo và có tham
khảo ý kiến của nhà tuyển dụng Có như vậy, kỹ
năng mềm mới được đo lường và đánh giá khách
quan, từ đó có thể giúp SV định hướng rèn luyện
những kỹ năng còn thiếu và yếu Đồng thời, tăng
cường mức độ đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của
các cơ quan, doanh nghiệp
5.2.2 Xây dựng và cải thiện đội ngũ hướng dẫn/
giảng dạy kỹ năng mềm bằng cách nâng cao năng
lực cho họ
Hiện tại, Trường ĐHAG không có nhiều giảng
viên chuyên về kỹ năng mềm Trong khi đó, giảng
dạy kỹ năng mềm đòi hỏi người hướng dẫn phải
có nhiều kinh nghiệm thực tế, có phương pháp
giảng dạy phù hợp Một trong những giải pháp để
cải thiện kỹ năng mềm cho SV là nâng cao năng
lực giảng dạy cho đội ngũ giảng viên Điều này là
thật sự cần thiết trong bối cảnh hiện nay, khi có
nhiều nhà tuyển dụng có cách nhìn nhận chưa thật
sự đúng về đội ngũ giảng viên của trường Do đó,
chỉ khi năng lực của giảng viên được nâng cao thì
khả năng về kỹ năng mềm của SV tốt nghiệp mới
được cải thiện Từ đó, các cơ quan/doanh nghiệp
sẽ thay đổi cách nhìn, cách hiểu về Trường
ĐHAG và vị thế của trường cũng được nâng cao
Bên cạnh đó, nhà trường và các khoa cũng cần
chủ động liên hệ với các chuyên gia để tập huấn
hoặc chia sẻ những kỹ năng, kinh nghiệm thực tế
nhằm tạo thêm môi trường thuận lợi cho SV trong
việc học hỏi, rèn luyện những kỹ năng mềm phục
vụ cho công việc và có thể đáp ứng ngay yêu cầu
của đơn vị tuyển dụng lao động
5.2.3 Nâng cao chất lượng của các hoạt động
ngoại khóa với nhiều hình thức thiết thực để thu
hút sự tham gia của SV
Bên cạnh việc đào tạo kỹ năng mềm theo môn học
cụ thể cũng như lồng ghép vào các môn học khác
Nhà trường và các khoa nên tạo thêm điều kiện để
SV rèn luyện kỹ năng mềm thông qua các hội
thảo chuyên đề, sermina, các câu lạc bộ, hoạt
động đoàn, hoạt động thực tiễn xã hội, bản tin lớp, các hội thi viết dự án với nội dung và hình thức mới mẻ, hấp dẫn Đồng thời, các hoạt động này cần được tổ chức thường xuyên và cho tất cả SV tham gia Đặc biệt là khuyến khích sự tham gia của SV năm 1, năm 2 để các em có thời gian rèn luyện cũng như có những định hướng đúng đắn trong việc chủ động hình thành các kỹ năng bằng cách cho các em thực hiện tổ chức các hoạt động ngoại khóa (lập kế hoạch, phân công, họp nhóm, vận động, thực hiện, báo cáo ), trong đó, thầy cô
là người hướng dẫn, tư vấn và giám sát
Tuy nhiên khi tổ chức thực hiện các hoạt động này khoa và nhà trường nên tìm hiểu tâm lý của
SV và tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả SV được tham gia thay vì chỉ tập trung ở một số SV nổi trội Đây cũng là kết quả mà nghiên cứu ghi nhận được từ các nhóm SV Mặt khác, các bạn SV cũng cần phải năng động hơn, tham gia tích cực các hoạt động mà nhà trường, khoa tổ chức cũng như tận dụng các cơ hội có được để rèn luyện kỹ năng mềm Chỉ có thế, các hoạt động ngoại khoá mới thật sự đem lại kết quả như mong muốn và thông qua đó, tạo thêm động lực cho người tổ chức, hướng dẫn
5.2.4 Tăng cường mối liên kết giữa nhà trường, nhà tuyển dụng và SV
Việc nắm bắt những thông tin từ nhà tuyển dụng không những cung cấp thông tin hữu ích cho nhà trường mà còn cho cả SV trong việc định hướng
và cải thiện tính phù hợp của các kỹ năng Vì vậy, tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường
và các cơ quan/doanh nghiệp luôn là một bước đi quan trọng để tạo ra những sản phẩm giáo dục chất lượng cao và đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động
Các hình thức liên kết, hợp tác giữa nhà trường và các cơ quan/ doanh nghiệp có thể là: Trao đổi về yêu cầu tuyển dụng, phản hồi – đánh giá chất lượng đào tạo thông qua các cuộc khảo sát, thu thập ý kiến, ngày hội việc làm; tạo điều kiện cho
SV thực tập, góp ý cho chương trình đào tạo của trường, tham gia giảng dạy một số chuyên đề chuyên môn hoặc các buổi tọa đàm giữa các khoa và nhà tuyển dụng
Đồng thời, các thông tin có liên quan cần được phổ biến sâu rộng cho tất cả SV, để họ có thể tham gia cũng như có những định hướng cụ thể cho việc tích luỹ kiến thức và kỹ năng trong quá
Trang 10trình học đại học
Trên đây là những giải pháp cơ bản để cải thiện
và nâng cao năng lực kỹ năng mềm cho SV
ĐHAG cũng như đáp ứng được yêu cầu của thị
trường lao động Tuy nhiên, các giải pháp cần
phải được thực hiện đồng bộ với sự tham gia tích
cực từ nhiều phía
Ngoài ra, nhu cầu của thị trường lao động là một
yếu tố động, thay đổi và biến chuyển theo thời
gian và tình hình thực tế nên nhà trường cũng cần
có sự thay đổi thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu
của nhà tuyển dụng trên cơ sở xây dựng chuẩn
đầu ra về kỹ năng mềm phù hợp làm nền tảng cho
chất lượng giáo dục trong thời gian tới
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chính phủ (2005) Nghị quyết 14/2005/NQ-CP về việc
đổi mới căn bản và toàn diện GDĐH Việt Nam đến
năm 2020
Halton Housinh Trust (2010) Competency Dictionary
Huỳnh Văn Sơn (2/2013) Phân biệt kỹ năng sống và
kỹ năng mềm Tạp chí Đại học Sài Gòn 13, 46 –
52 ISSN 1859 – 3208
Huỳnh Văn Sơn (2013) Thử nghiệm một vài biện pháp phát triển kỹ năng mềm cho SV Đại học Sư
phạm Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh 50, 68 - 77
http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_ content&view=article&id=16171&lang=vi&site=0
Ngân hàng Thế giới (2014) Phát triển kỹ năng: xây dựng lực lượng lao động cho một nền kinh tế thị trường hiện đại ở Việt Nam Báo cáo phát triển Việt
Nam
Nguyễn Như Ý (1998) Đại từ điển Tiếng Việt Nhà
xuất bản Văn hóa
Nguyễn Thanh Bình (2011) Giáo trình chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống Nhà xuất bản Đại học Sư
Phạm
Nguyễn Thanh Ngọc (2012) Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ năng cơ bản đối với SV tốt nghiệp đại học Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn
Phan Thái Bích Thuỷ (2013) Mức độ đáp ứng yêu cầu thị trường lao động của SV tốt nghiệp Trường ĐHAG Trung tâm Nghiên cứu
KHXH&NV-ĐHAG
Trung tâm từ điển Vietlex (2007) Từ điển Tiếng Việt
Đà Nẵng: Nhà xuất bản Đà Nẵng
University of Guelph (2010) Behavioural Competency Dictionary Canada