Tài liệu Phòng bệnh ung thư

8 264 0
Tài liệu Phòng bệnh ung thư

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phòng bệnh ung thư PGS. Đoàn Hữu Nghò Năm 1985, khi Giám đốc Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Mỹ (NCI), Giáo sư V. Devita viết: "Ung thư là một trong những bệnh mạn tính dễ chữa và phòng ngừa nhất", nhiều người đã hoài nghi. Càng ngày, theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những thành tựu trong phòng bệnh và điều trò ung thư càng cho thấy khả năng tin cậy của điều tiên đoán này. Bản đồ gen người gồm 300.000 gen đã được công bố, đã biết được 50 ổ gen ung thư, một số cơ chế cảm ứng hoạt hoá và ức chế các ổ gen đó. Thực nghiệm đã gây ung thư bằng nhiều loại hoá chất liên quan ung thư trên người. Dòch tễ học đã tìm ra hàng loạt các yếu tố sinh bệnh trong tự nhiên và ứng dụng công nghệ. Nhờ phát hiện sớm và những kỹ thuật hiện đại đã điều trò khỏi trên 50% các bệnh nhân ung thư. Tất cả những thành tựu ấy mang đến là những hiệu quả to lớn cho công tác phòng chống ung thư, đặc biệt nó tạo cơ sở khoa học, độ tin cậy và hiệu quả thực tế của công tác phòng bệnh ung thư mặc dù con đường chiến thắng ung thư sẽ còn dài hàng chục năm nữa. Phòng bệnh ung thư có lòch sử không phải ngắn. Cách đây hơn 200 năm BS. Percivall Pott đã mô tả ung thư da bìu trên những trẻ em nạo ống khói ở Anh và đề ra các phương pháp đề phòng. Phải qua 100 năm các biện pháp phòng ngừa đó mới được thực hiện đầy đủ và ngày nay không còn căn bệnh ấy nữa. 20 năm qua là chặng đường tiến bộ lớn trong nghiên cứu ung thư, nó được tính bằng cả một thế kỷ trước đó. Hiệp hội chống ung thư quốc tế đề ra 4 chương trình: Phòng bệnh ung thư; Phát hiện bệnh sớm; Chữa những ung thư có thể khỏi được và Chống đau ung thư ở giai đoạn muộn. Chương trình phòng bệnh ung thư chiếm vò trí ưu tiên quan trọng. Phòng bệnh ung thư có hai mục đích: Làm giảm tỷ lệ mắc bệnh do loại trừ những yếu tố nguy cơ gây ung thư gọi là phòng bệnh cấp 1 (Primary Prevention) và làm giảm tỷ lệ chết do ung thư thông qua phát hiện sớm, điều trò những tổn thương tiền ung thư gọi là phòng bệnh cấp 2 (Secondary Prevention). Hai đối tượng của phòng bệnh ung thư là: Phòng bệnh ở cấp độ quần thể (tránh nguồn gây bệnh. Ví dụ: phóng xa hay áp dụng các chương trình khám phát hiện trên nhóm dân số có nguy cơ ung thư cao ) hoặc trên cấp độ cá thể với những lối sống, thói quen, nghề nghiệp có nguy cơ riêng. (Có thể phòng được 30% các ung thư, phòng bệnh ung thư không tốn kém hiệu quả cao nhưng chưa được quan tâm đầy đủ; cần nghiên cứu nhiều hơn nhưng phải bắt tay ngay vào việc ứng dụng). In 1985, scepticism was raised when Professor V. Devita - Director of the US National Cancer Institute (NCI) wrote "Cancer is one of chronic diseases which is the most curable and preventable". Over the time, thanks to rapid science-technology development, achievements made in cancer prevention and treatment have proved the reliability of the above anticipation. Human genetic decoding map consisting of 300,000 genes has been publicised. As a result, 50 genetic focuses, activated reaction as well as inhi- bition mechanism of those genes are known by people. Many chemicals, through experimental studies, have been found to cause human cancer. A number of pathogenetic factors were found epidemiological- ly in the nature and techological applications. Thanks to early detection and modern treatment tech- niques, as many as 50% of cancer patients have been successfully recovered. Those recorded achieve- ments prove the effectiveness of cancer prevention, especially in creating scientific basis, reliability and practical efficiency for such work, regardless the fact that the final victory over cancer may last for dozens of years. Cancer prevention has a long history. Over 200 years ago, Dr Percivall Pott described cancer found on sarcotesta skin of chimney-sweeper children in England and proposed prevention methods. It took a hun- dred years to comprehensively conducted those prevention methods and eliminated that cancer. The past 20 years have seen a drammatical progress in cancer research, which can be compared to progress made in the whole past century. The International Cancer Association initiated 4 programs: Cancer preven- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2004, Số 2 (2) 11 12 Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2004, Số 2 (2) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | I. Phòng bệnh cấp 1 Là để loại trừ hoặc làm giảm sự ảnh hưởng của những yếu tố nguy cơ gây ung thư, và làm tăng sức chống đỡ của cơ thể với tác động của quá trình sinh ung thư. Để chọn khuynh hướng ưu tiên của phòng bệnh cấp 1 cần trả lời 3 câu hỏi chính: - Có khả năng phòng bệnh không? Cần có số liệu về các yếu tố có nguy cơ sinh ra các loại ung thư. - Phòng bệnh có hiệu quả không? Cần biết mức độ, vai trò tác động của các yếu tố gây ung thư. - Phòng bệnh ở quy mô nào? Cần biết tỷ lệ có thể phòng ngừa được của căn bệnh ung thư có lớn không. Dòch tễ học đã tìm ra hàng loạt các yếu tố nguy cơ sinh ung thư từ môi trường hoặc do thói quen sinh hoạt như: những chất hoá học, phóng xạ, tia cực tím, thuốc lá, rượu, virus viêm gan B, hoặc những yếu tố nội sinh từ di truyền Các yếu tố cần ưu tiên quan tâm để loại trừ là: 1- Chống hút thuốc Thời gian hút thuốc và số lượng thuốc hút hàng ngày liên quan chặt chẽ với ung thư phổi, họng, miệng, thực quản, tụy, bàng quang. Hàng năm thế giới có hơn 1 triệu người mắc ung thư phổi chiếm 24% các loại ung thư chung. Chính thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá chòu trách nhiệm gây ra 30% các trường hợp ung thư và 90% các ung thư phổi. Ở Anh và ở Phần Lan, chương trình phòng chống thuốc lá ở lứa tuổi trẻ và trung niên, sau 20 năm đã dẫn tới tỷ lệ chết do ung thư phổi ở lứa tuổi này giảm xuống được 50 - 70%. Ở Mỹ, phong trào bỏ thuốc đã làm giảm tỷ lệ mắc ung thư trong thập niên vừa qua. Ngừng hút thuốc không chỉ phòng ngừa ung thư, mà còn là biện pháp có hiệu quả nhất để phòng ngừa các bệnh khác. Ví dụ: đóng góp phòng ngừa 25% các bệnh tim mạch, 80% các trường hợp viêm phế quản, giãn phế nang mãn tính. Người ta ước tính thuốc lá hiện nay chòu trách nhiệm tới 5 triệu người chết hàng năm trên thế giới. Hiện nay thông tin về tác hại của thuốc lá còn chưa được phổ biến rộng rãi, nhất là cho tuổi trẻ. Ở châu Âu và Bắc Mỹ, nam giới đã ít hút thuốc đi, tỷ lệ ung thư phổi giảm xuống, trong khi đó, tỷ lệ phụ nữ hút thuốc lại tăng lên (coi như là mốt) kéo theo tỷ lệ ung thư phổi, bệnh phổi tăng. Các nước đang phát triển tăng sản xuất thuốc lá do chỉ quan tâm đến lợi nhuận trước mắt, tăng tiêu thụ thuốc lá do thói quen giao tiếp, sinh hoạt xấu. Các biện pháp hiệu quả để phòng chống thuốc lá hiện nay là tăng thuế thuốc lá, cấm tuyệt đối việc quảng cáo và khuyến mại các sản phẩm thuốc lá, có lời cảnh báo về nguy cơ bệnh tật và tử vong do thuốc lá rõ ràng trên bao bì các sản phẩm thuốc lá, cấm hút thuốc nơi công cộng và các chương trình hỗ trợ người cai nghiện thuốc lá. Trong công tác phòng chống thuốc lá cần quan tâm đến các nhóm đối tượng: §iỊu trÞ y häc 1% R- ỵu 4% NghỊ nghiƯp 5% S¶n phÈm c«ng nghiƯp 1% ¤ nhiƠm m«i tr- êng 2% Sinh ®Ỵ, t×nh dơc 8% Thc l¸ 36% Dinh d- ìng 43% Biểu đồ 1: Các yếu tố nguy cơ sinh ung thư (theo Doll và Peto). tion, early cancer detection, treatment of curable cancer and palliative care for cancer. Priority has been set for cancer prevention program. Cancer prvention has two purposes: to reduce the incident rate by eliminating pathogenetic factors/pathogens for cancer, which is called as primary prevention and to reduce the mortality rate by ealry detection, treatment of pre-cancerous trauma, ect., which is called as secondary prevention. The two targets of cancer prevention are as follows - prevention at the population level (by avoiding pathogens such as radiation, application of cancer high-risk population screening) or at individual level with issues such as life styles, habits, occupations at risk. (30% of all kinds of cancer can be prevented, cancer prevention is highly effective and inexpensive. However, it has not been paid adequate attention more research work should be done together with imme- diate application of those research findings). | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2004, Số 2 (2) 13 - Phụ nữ - Trẻ em và thiếu niên - Nhóm người có trình độ văn hoá, khoa học thấp - Các dân tộc thiểu số - Người nghèo Bởi họ là những nhóm đối tượng dễ bò tổn thương và là đối tượng đang được các công ty thuốc lá nhắm tới. 2. Tiết chế dinh dưỡng: Phần này chiếm tỷ trọng lớn nhất (35%) nguyên nhân gây ung thư, nhưng vì nhiều yếu tố thiếu ổn đònh và tính hiệu quả chưa cao nên được xếp hàng số 2. Chế độ ăn giầu calo từ mỡ và chất bột (nhất là mỡ động vật), ít rau, xơ đã gây nên tăng nguy cơ ung thư đại - trực tràng và ung thư vú nữ. Đường hướng chung phòng bệnh bằng tiết chế dinh dưỡng là: tăng thành phần thức ăn xơ sợi, giảm chất béo, tăng cường các vitamin để ngăn lại và làm đảo ngược quá trình sinh ung thư hiện nay. Cụ thể 6 lời khuyên: 1) Giảm phần calo chất béo từ 40% xuống 30% 2) Đưa hoa quả, rau, ngũ cốc nguyên hạt vào bữa ăn hàng ngày. 3) Hạn chế tiêu thụ thức ăn muối, lên men, hong khói Ví dụ: cá kho, xì dầu, cá ám khói 4) Hạn chế tiêu thụ những gia vò vô bổ có thể gây ung thư. Ví dụ: phẩm nhuộm, dầu thơm 5) Tiếp tục nghiên cứu xác đònh chất gây đột biến gen trong thức ăn nhất là thức ăn có hàm lượng thuốc trừ sâu, diệt cỏ: thuốc kích thích tăng trọng cao. 6) Không lạm dụng rượu, bia, các chất lên men rượu. Khuyến cáo cụ thể về dinh dưỡng và tiết chế: - Nên ăn hoa quả, rau xanh hàng ngày. - Hãy chọn loại ngũ cốc nguyên hạt và mới xay sát. - Ăn cá, thòt trắng, đạm thực vật tốt hơn ăn thòt đỏ. - Cân bằng năng lượng calo đầu vào và calo tiêu thụ, chống béo phì. - Hoạt động thể lực thường xuyên. Thể dục thể thao mỗi ngày ít nhất 30 phút. 3. Chống nghiện rượu: Có sự liên quan chặt chẽ giữa tiêu thụ rượu và ung thư khoang miệng, họng, hầu, thực quản và gan. Nghiên cứu ở Bretagne và Normandie (Pháp) thấy uống 0-40 ml rượu 1 ngày nguy cơ ung thư là 1 - Uống trên 121 ml rượu ngày nguy cơ tăng lên 101 lần - Nếu đàn ông uống rượu 50 ml/ngày kèm theo hút thuốc 20 - 30 điếu/ngày thì nguy cơ ung thư họng miệng tăng lên 9,6 lần nếu hút 40 điếu/ngày nguy cơ tăng tới 15,5. Rượu được tiêu thụ mạnh từ lâu và khắp nơi, dùng để kích thích khẩu vò, để ăn ngon và gây hưng phấn thần kinh. Lạm dụng rượu làm xơ teo thoái hoá niêm mạc miệng, họng, thực quản, dạ dày, sau đó là đầu độc hệ thần kinh, suy gan thận Vì vậy với rượu không chống mạnh như thuốc lá nhưng chống nghiện ngập lạm dụng, không dùng rượu mạnh, không uống thường xuyên, xô bồ dẫn tới say, nghiện Khuyến cáo: - Chọn đồ uống không có cồn, chọn nước quả, sôđa khi ăn cơm và ăn tiệc. - Tránh các cơ hội tụ tập rượu chè. - Hãy nói với bác só khi bạn không bỏ được rượu. 4. Sinh đẻ có kế hoạch và vệ sinh sinh dục: - Không đẻ sớm dưới 20 tuổi, không đẻ nhiều con làm giảm tỷ lệ ung thư cổ tử cung. - Không đẻ muộn trên 40 tuổi, tránh dùng thuốc chống thụ thai, cho con bú sữa mẹ sẽ giảm được nguy cơ ung thư vú. - Quan hệ tình dục điều độ, vệ sinh, chung thuỷ với bạn tình sẽ giảm nguy cơ nhiễm HPV và ung thư cổ tử cung. Cần ghi nhận ở châu Âu hiện nay ung thu cổ tử cung lại tăng sau thời gian dài giảm hẳn. Nguyên nhân trong thập kỷ 70 họ sinh đẻ giảm đi, tỷ lệ ung thư cổ tử cung giảm, nhưng sang thập kỷ 80 họ giải phóng tình dục, quan hệ nhiều đối tượng làm tăng tỷ lệ ung thư cổ tử cung. Khuyến cáo: - Không quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, tiết dục, bảo vệ sức khoẻ sinh sản. - Quan hệ tình dục chủ động thì cần chuẩn bò cho an toàn. 5. Phòng bệnh nghề nghiệp và môi trường xung quanh: Từ những quan sát dòch tễ học, người ta đã làm các thực nghiệm chứng minh được nhiều tác nhân gây ung thư từ tiếp xúc nghề nghiệp, từ môi trường và đề ra một quy trình nghiên cứu phòng ngừa gồm 5 bước: 1) Thống kê các chất gây ung thư có thể gặp khi 14 Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2004, Số 2 (2) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | hành nghề hoặc từ không khí, nước, chất thải công nghiệp 2) Phân lập những chất gây ung thư có thể phòng tránh được (Bảng 1). 3) Xác đònh các nguồn tiếp xúc 4) Lập các đề án nghiên cứu can thiệp 5) Tiến hành các phương pháp làm giảm nguy cơ gây ung thư Các phương pháp phòng bệnh do tiếp xúc nghề nghiệp hoặc ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm không khí: - Hạn chế khí thải của xe hơi, bằng kiểm tra máy móc, bỏ loại các công nghệ lạc hậu - Phát triển loại xăng ít khói - Kiểm tra, cải tiến các thiết bò đào mỏ - Đẩy xa khu chế tạo, tinh chế, công nghệ năng lượng ra khỏi khu dân cư - Cấm thải chất gây ung thư vào không khí - Cấm thuốc lá ở nơi công cộng - Đảm bảo thông khí, thông gió Ô nhiễm nước sinh hoạt: - Chỉ dùng nguồn nước sinh hoạt không ô nhiễm - Cấm nước thải công nghiệp hoá chất, năng lượng trực tiếp vào nguồn nước - Cấm hoặc hạn chế dùng thuốc diệt côn trùng thuốc diệt cỏ chứa yếu tố sinh ung thư - Giảm bớt dùng chloramine để tiệt trùng nước uống - Tăng cường kỹ thuật lọc nước tiến bộ và những kỹ thuật hấp thụ Chất thải: - Giảm tiêu hao nguyên liệu - Tái chế những chất thải - Hạn chế dùng bừa bãi chứa chất thải, để chất thải rơi vãi dọc đường tầu hoả, đường biển. - Cấm lưu trữ, để bãi thải có chứa yếu tố gây ung thư ở gần quần thể dân cư Tiếp xúc nghề nghiệp - Thay thế các chất thải, các công đoạn có yếu tố gây ung thư bằng tự động hoá, người máy, không cho tiếp xúc với người - Giảm công nghệ liên quan chất hoá học có gây ung thư, các chất phóng xạ, các tia cực tím - Làm tốt bảo hộ lao động: quần áo, trang bò hạn chế thời gian tiếp xúc với những công đoạn có chất gây ung thư. Khuyến cáo về phơi nắng: - Đừng phơi nắng trực tiếp từ 10 giờ đến 16 giờ. - Dùng mũ nón, áo dài tay hoặc che ô tránh nắng. - Không để cháy nắng. 6. Các điều trò y tế lạm dụng: Người ta bắt đầu nói đến những lạm dụng điều trò của bác só gây tăng nguy cơ ung thư. Ví dụ: - Ung thư buồng trứng, tinh hoàn điều trò hoá chất thấy tỷ lệ phát triển ung thư bạch cầu cấp cao - Các tia xạ chống viêm trong điều trò viêm khớp, viêm vú, u máu ở trẻ em có nguy cơ làm tăng ung thư phát triển tại chỗ nhất là ở tuyến giáp, hạch - Nối vò tràng, cắt dạ dày nối polyp dễ gây trào mật dạ dày làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày Biện pháp: Không chỉ đònh lạm dụng, không ỷ thế kỹ thuật mà làm những động tác thừa để mang nguy cơ có hại. 7. Gây miễn dòch với những virus sinh ung thư: Đây là hướng nghiên cứu còn mang tính chất thực nghiệm nhiều. Có thể làm vắc-xin virút viêm gan B dùng cho những vùng có tỷ lệ mang ung thư gan tiên phát cao. 8. Phòng bệnh thông qua tác động vào các yếu tố di truyền: Quá trình sinh ung thư là kết quả tác động tương hỗ giữa các yếu tố ngoại lai và nội sinh. Có một số quá trình ung thư có liên quan đến những hội chứng di truyền hiếm: - Bệnh giãn mao mạch telangectasie - Bệnh thiếu máu Fanconi - Xơ da nhiễm sắc - Hội chứng Blum - Đa polyp gia đình và hội chứng Garner - U xơ thần kinh lan toả( Recklinghousen) Phòng bệnh di truyền bao gồm cả cấp 1 và cấp 2, bao gồm cả bước làm giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách: 1) làm giảm sự xuất hiện hiện tượng di truyền xấu; phát hiện và làm giảm yếu tố cộng | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2004, Số 2 (2) 15 Nghề, chất gây ung thư Kết quả NC trên người Kết quả NC trên động vật Loại ung thư Sửa chữa, sản xuất giầy ủng cao su +++ Chưa nghiên cứu Hốc mũi, bàng quang Tinh lọc kền +++ Phổi, hốc mũi Aminobiphenyl +++ +++ Bàng quang Asbestose +++ +++ Phổi, màng phổi, họng và đường tiêu hoá Bensene +++ +++ Ung thư bạch huyết Befnindine +++ +++ Bàng quang Sút, nhựa than dầu +++ +++ Da, phổi, bàng quang, dạ dày Chloruavinyl +++ +++ Gan, não, ung thư hạch, ung thư bạch huyết 2- Napthylamine +++ +++ Bàng quang Acrlonitrile +++ +++ Phổi, đại tràng, tiền liệt tuyến Benzopyrene ? +++ Da, phổi Kền và phần tử có kền + +++ Hốc mũi, phổi, họng Beryle và phân tử có beryle + +++ Phổi Amitrole ? +++ Không đặc hiệu riêng loại ung thư não Cadmium và phân tử có cadmium + +++ Tiền liệt tuyến, phổi DDT ? +++ Phần mềm, ung thư hạch Dioxine ? +++ Phần mềm, gan, ung thư hạch Hơi formol ? +++ Da , tiền liệt tuyến Bảng 1. Ví dụ về hoá chất sinh ung thư do tiếp xúc nghề nghiệp (theo Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế) Chú thích: +++ bằng chứng đầy đủ; + tin cậy có giới hạn; ? bằng chứng chưa đủ 16 Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2004, Số 2 (2) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Gene Vò trí Năm phát hiện Loại ung thư Loại gen RB 13q 1986 Võng mạc và khác Ức chế P53 17p 1986 Saccoma và khác Ức chế NF1 17q 1990 Não & khác Ức chế ƯT1 11p 1990 Wilms’ & khác Ức chế APC 5q 1991 Đại tràng & khác Ức chế NF2 22q 1993 Não & Khác Ức chế VHL 3q 1993 Thận & khác Ức chế RET 10q 1993 Ung thư nội tiết nhiều ổ & khác Gen ung thư MLH1 2p 1993- 1994 Đại tràng & khác Gen mất đối xứng MSH2 3p 1993- 1994 Đại tràng & khác Gen mất đối xứng MSH6 2p 1997 Đại tràng & khác Gen mất đối xứng PMS1 2q, 7p 1994- 1995 Đại tràng & khác Gen mất đối xứng MTS1 9p 1994 Ung thư hắc tố Ức chế BRCA1 17q 1994 Vú & khác Ức chế BRCA2 13q 1995 Vú & khác Ức chế PTC 9q 1996 Ung thư tb đáy Ức chế E- Cadherine 16q 1998 Dạ dày Ức chế Bảng 3: Các gen ung thư có liên quan tới di truyền Tổn thương bẩm sinh Biện pháp phòng ngừa Bệnh Bò xơ da nhiễm sắc Đa polype gia đình Kiêng ra nắng Cắt đại tràng trước 10 tuổi Ung thư da, ung thư hắc tố, ung thư đại - trực tràng U xơ thần kinh lan toả Reckling housen Cắt những u phát triển nhanh, cọ sát nhiều Ung thư thần kinh Bệnh đao Tránh tia phóng xạ, tia X Ung thư máu, ung thư hạch Bảng 2: Tổn thương tiền ung thư liên quan tới ung thư và biện pháp phòng ngừa Vò trí Test Độ nhậy % Độ đặc hiệu% Cổ tử cung Tế bào học 67% 60 Vú Chụp X-quang vú 85% 80 Đại tràng Máu ở phân 50 ? Phổi Tế bào học đờm 42 99 Bảng 4: Test phát hiện sớm cho 4 loại ung thư chọn lọc | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2004, Số 2 (2) 17 Bảng 5: Tóm tắt về giáo dục phòng bệnh ung thư Loại ung thư Các nguy cơ sinh ung thư được biết rõ Các yếu tố có thể phòng được Dạng phòng bệnh Hành động phòng ngừa 1.Phổi Có Thuốc lá Cấp 1 Bỏ thuốc 2.Đầu cổ Có Thuốc lá rượu Cấp 1 Cấp 2 Bỏ thuốc, giảm rượu Khám miệng, điều trò bạch biến 3. Cổ tử cung Có Sinh đẻ và sinh dục Cấp 1 Cấp 2 Giảm các yếu tố nguy cơ cao theo dõi tế bào âm đạo 4. vú Tiết chế dinh dưỡng, dùng thuốc ngừa thai, tia xạ Cấp 2 Cấp 1 Giảm mỡ, tăng chất xơ; khám phát hiện: chụp vú, khám vú và tự khám vú 5.Đại- Trực tràng Có Tiết chế dinh dưỡng (nếu có thể) Cấp 2 Cấp 1 Ghi nhận yếu tố gia đình Giảm mỡ, tăng chất xơ Khám phát hiện thăm trực tràng XN máu, phân, soi trực tràng 6. Da Có Tiếp xúc với mặt trời Cấp 1 Cấp 2 Che nắng Khám bệnh, ghi nhận yếu tố gia đình 7.Tinh hoàn Có Hạ tinh hoàn lạc chỗ, thoát vò bẹn Cấp 1 Phẫu thuật Theo dõi, tự khám đồng với những hiện tượng di truyền xấu để phát triển thành ung thư; (2) xử lý những hội chứng di truyền xấu trước khi phát triển thành ung thư (xử lý tổn thương tiền ung thư) (Bảng 2 + 3). II. Phòng bệnh cấp 2 Mục đích phòng bệnh cấp 2 là làm giảm tỷ lệ chết cho loại ung thư được chú ý phòng bệnh. Chẩn đoán bệnh sớm sẽ cải thiện đáng kể tiên lượng ung thư. Tuy nhiên không phải tất cả các loại ung thư chẩn đoán sớm cũng đều có hiệu quả điều trò giống nhau. Ví dụ: ung thư phổi (có mức ác tính cao) phát hiện sớm không làm giảm tỷ lệ chết đáng kể gì mà chỉ làm cho chất lượng sống của bệnh nhân tốt hơn mà thôi. Đối tượng của chiến dòch phát hiện sớm là những người có nguy cơ cao bò ung thư nhưng bề ngoài vẫn còn khoẻ mạnh. Vì vậy phải chọn test nào đơn giản không tốn kém, đủ nhậy và đặc hiệu với bệnh (Bảng 4). Hướng dẫn phát hiện ung thư cổ tử cung - Tuổi 20 có hoạt động sinh dục, nếu thử tế bào âm đạo 2 lần (-) cứ 3 năm thử lại 1 lần . - Khám phụ khoa: 20 - 40 tuổi, 3 năm / lần. Trên 40 tuổi 1 năm / lần Hướng dẫn chụp X-quang vú để phát hiện sớm - 35- 39 tuổi: Chụp vú lần đầu - 40- 49 tuổi: Chụp vú 1-2 năm lần - 50 tuổi: Chụp vú 1 năm / lần. Hướng dẫn phát hiện sớm ung thư đại trực tràng - Thăm trực tràng hàng năm từ 40 tuổi - Thử máu ở phân hàng năm từ 50 tuổi - Soi trực tràng, sicma 3 - 5 năm / lần từ 50 tuổi III. Tổ chức phòng bệnh có hiệu quả 1. Tăng cường vai trò của thầy thuốc đa khoa ở khu vực chăm sóc sức khoẻ ban đầu - Cung cấp kiến thức về phòng bệnh ung thư và phát hiện sớm (Bảng 5). Loại ung thư Các nguy cơ sinh ung thư được biết rõ Các yếu tố có thể phòng được Dạng phòng bệnh Hành động phòng ngừa 18 Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2004, Số 2 (2) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | - Thông qua thầy thuốc đa khoa tuyên truyền việc thay đổi lối sống lành mạnh cho các quần thể dân cư. 2. Bổ sung phòng bệnh ung thư cho chương trình đào tạo bác só. 3. Giao nhiệm vụ cho chăm sóc y tế cộng đồng. 4. Chi phí cho phòng bệnh thoả đáng. - Tiền bỏ ra để giáo dục phòng bệnh có hiệu quả hơn chữa bệnh. - Lãi suất do bán thuốc lá cần đưa vào để quản lý ung thư. 5. Vai trò của những nghiên cứu. - Những nghiên cứu đang tiến hành chưa thoả mãn nhu cầu cần tăng lên gấp đôi. - Cần hạch toán giá thành phòng bệnh và phát hiện sớm so với điều trò để thuyết phục công chúng tham gia phòng bệnh. Tóm tắt: Một lần nữa cần nhấn mạnh rằng, ung thư không phải là đònh mệnh xấu, nó có thể chữa khỏi được, nó có thể đề phòng được. Khoa học đang đứng trước thời cơ lớn là đi những nước rút quyết đònh thanh toán nỗi đe dọa ung thư cho nhân loại. Trong khi rèn giũa các vũ khí để điều trò triệt căn ung thư, cũng rất cần một sự ưu tiên để chặn con đường phát triển của ung thư đó là phòng bệnh. Sự ưu tiên đó phải là thực sự và quan trọng vì đầu tư vào khu vực này sẽ có hiệu quả cao. Có thể phòng được 30% các loại ung thư trên người hiện nay. Tác giả: PGS. Đoàn Hữu Nghò, Giám đốc Bệnh viện E, Uỷ viên Thường vụ Hội PCUT Việt Nam; nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện K, nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật tiêu hoá Bệnh viện K. Đòa chỉ: Bệnh viện E - Đường 69, Nghóa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. Email: doanhuunghi@yahoo.com Tài liệu tham khảo: 1. Phạm Hoàng Anh, Nguyễn Mạnh Quốc, Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Chấn Hùng. Tình hình ung thư ở Việt Nam năm 2000. Tạp chí thông tin y dược học, số 2- 2001, 19- 26. 2. Nguyễn Bá Đức, Đặng Thế Căn, Đoàn Hữu Nghò và cộng sự. Sách "Lòch sử Bệnh viện K- 30 năm xây dựng và phát triển". NXB Y học, 1999, 161- 170. 3. Đoàn Hữu Nghò, Phòng bệnh ung thư, Sách: Những hiểu biết cần thiết về bệnh ung thư. Bộ Y tế - Bệnh viện K xuất bản 1989. 4. International Agency for Research on Cancer, WHO GLOBOCAN1: Cancer Incidence and Mortality Worldwide; ds: J. Ferlay, D.M Parkin, P. Pisani, 1998. 5. Jemal, A.Thomas, T. Murray, M Thun. Cancer Statistics, 2002, CA Cancer J Clin 2002, 52: 23- 47. 6. Perter Drucker, The next Society, a survey of the near future. The Ecomomist, November 2001, 3- 7. 7. D. Jolly & L. Gerbaud. The Hospital of Tomorrow. Document of WHO 1998. 8. Howard K. Koh, Christine Kannler, Alan C. Geller (2001), "Cancer Prevention" Cancer: principles and practice of oncology, 6th edition. Lippincott William & Wilkins 9. Graham A. Conditz, David Hunter. (2000) Cancer Prevention. Kluwer Harvard Academic Publishers . chống ung thư quốc tế đề ra 4 chương trình: Phòng bệnh ung thư; Phát hiện bệnh sớm; Chữa những ung thư có thể khỏi được và Chống đau ung thư ở giai đoạn muộn. Chương trình phòng bệnh ung thư chiếm. ban đầu - Cung cấp kiến thức về phòng bệnh ung thư và phát hiện sớm (Bảng 5). Loại ung thư Các nguy cơ sinh ung thư được biết rõ Các yếu tố có thể phòng được Dạng phòng bệnh Hành động phòng ngừa 18. điều trò những tổn thư ng tiền ung thư gọi là phòng bệnh cấp 2 (Secondary Prevention). Hai đối tượng của phòng bệnh ung thư là: Phòng bệnh ở cấp độ quần thể (tránh nguồn gây bệnh. Ví dụ: phóng

Ngày đăng: 13/08/2015, 16:45

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan