1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Hóa học lớp 10 - Tiết 35 - Bài 22 HÓA TRỊ VÀ SỐ OXI HÓA

3 633 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 98,5 KB

Nội dung

Trường THPT Thạnh Hóa Gv: Nguyễn Hải Long. 10NC Tiết 35 - Bài 22: HÓA TRỊ VÀ SỐ OXI HÓA I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS biết được: - Khái niệm điện hóa trị và cách xác định điện hóa trị trong hợp chất ion. - Khái niệm cộng hóa trị và cách xác định cộng hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị. - Khái niệm số oxi hóa, cách xác định số oxi hóa. 2. Kỹ năng: Xác định được điện hóa trị, cộng hóa trị, số oxi hóa của nguyên tố trong phân tử trong phân tử đơn chất và hợp chất cụ thể. 3. Trọng tâm: - Điện hóa trị. - Cộng hóa trị. - Số oxi hóa. 4. Thái độ, tình cảm: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. II. Chuẩn bị: GV Bảng phụ: xác định điện hóa trị, xác định số oxi hóa. III. Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại gợi mở, phát huy tính tích cực của HS. IV. Tổ chức hoạt động dạy – học: 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Thế nào là liên kết kim loại? Tính chất của tinh thể kim loại? Do đâu mà tinh thể kim loại có những tính chất đó? Kim loại có những kiểu mạng tinh thể phổ biến nào? Cho ví dụ minh họa. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: ? Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion được gọi là gì? Và được xác định như thế nào? ? Cho biết điện hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau: NaCl, BaO, Al 2 O 3 , CaCl 2 , K 2 S, MgCl 2 ? - Lưu ý học sinh cách ghi điện hóa trị: số trước, dấu sau. - Tích cực phát biểu. - Tích cực phát biểu. - Chú ý I. Hoá trị 1. Hoá trị trong hợp chất ion Hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất ion gọi là điện hoá trị và bằng điện tích của ion đó. Điện hoá trị = điện tích của ion VD: Hợp chất NaCl được hình thành bởi ion Na + và − Cl → ng.tố Na có điện hóa trị là 1+. → ng.tố Cl có điện hóa trị là 1- Hợp chất Nguyên tố ĐHT BaO Ba O 2+ 2- Al 2 O 3 Al O 3+ 2- Trường THPT Thạnh Hóa Gv: Nguyễn Hải Long. 10NC CaCl 2 Ca Cl 2+ 1- K 2 S K S 1+ 2- MgCl 2 Mg Cl 2+ 1- - Cách ghi điện hóa trị: Ghi trị số điện tích trước, dấu của điện tích sau. Hoạt động 2: ? Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị được gọi là gì? Và được xác định như thế nào? - Cho học sinh quan sát các mô hình phân tử: CH 4 , CO 2 , N 2 , NH 3 , H 2 O. ? Cho biết cộng hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất trên? - Lưu ý học sinh: cộng hóa trị = số liên kết của mỗi nguyên tử trong phân tử= số cặp electron chung nên cộng hóa trị không có dấu. - Tích cực phát biểu. - Quan sát. - Tích cực phát biểu. - Chú ý 2. Hoá trị trong hợp chất cộng hoá trị Hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất cộng hoá trị gọi là cộng hoá trị và bằng số liên kết cộng hoá trị mà nguyên tử của nguyên tố đó tạo ra được với các nguyên tử khác trong phân tử. VD: Phân tử CH 4 có CTCT là: * Nguyên tử C có 4 liên kết CHT → nguyên tố C có CHT là 4. * Nguyên tử H có 1 liên kết CHT → nguyên tố H có CHT là 1. Hợp chất Nguyên tố CHT CO 2 C O 4 2 N 2 N 3 NH 3 N H 3 1 H 2 O H O 1 2 Hoạt động 3: - Để thuận tiện cho việc nghiên cứu phản ứng oxi hóa khử, người ta dùng khái niệm số oxi hóa. - Cung cấp cho HS khái niệm số oxi hóa. - Lưu ý: cách ghi số oxi hóa. - Chú ý - Chú ý - Chú ý II. Số oxi hoá 1. Khái niệm: Số oxi hoá của một nguyên tố trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử, nếu giả định rằng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử là lên kết ion. 2. Cách ghi: H H C H H | H Trường THPT Thạnh Hóa Gv: Nguyễn Hải Long. 10NC - Lần lượt nêu từng quy tắc, lấy ví dụ cụ thể. - Hướng dẫn HS xác định số oxi hóa. ? Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các chất và ion sau: S, Cl 2 , − Br , Fe 2 (SO 4 ) 3 , − 4 ClO . - Chú ý - Chú ý - Tích cực phát biểu. 0 S , 0 2 Cl , 1− − Br , )( 2 4 63 2 −++ OSFe 3 , 2 4 7 − − + OCl - Số oxi hóa được đặt phía trên kí hiệu của nguyên tố. - Ghi dấu trước, số sau. 3. Quy tắc xác định: 4 quy tắc Quy tắc 1: Số oxi hóa của nguyên tố trong các đơn chất bằng không. VD: 0 Fe , 0 C , 0 2 O , 0 3 O Quy tắc 2: Trong hầu hết các hợp chất số oxi hóa của: * H là +1 ( trừ 1+ Na 1− H , 1 2 2 −+ HCa ) * O là -2 ( trừ 1 2 2 −+ FO 1 2 1 2 −+ OM ) * F là -1 * Kim loại nhóm IA là +1 * Kim loại nhóm IIA là +2 VD: 21 2 −+ OH , 21 2 −+ ONa , 11 −+ FH Quy tắc 3 : Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tố bằng không. VD: 2 2 4 −+ OS , 2 3 51 −++ ONH , 2 3 3 2 −+ OFe , 1 2 2 −+ SFe Quy tắc 4: Số oh của ion (đơn, đa) bằng điện tích của ion đó. VD: 2 2 + + Ca , 2 2 − − S , 1 4 3 + + − HN , 2 3 5 − − + ON , 2 2 4 6 − − + OS 4. Củng cố: BT 1, 2 SGK trang 90 5. Bài tập về nhà: BT 3, 4, 5, 6 SGK trang 90 . niệm cộng hóa trị và cách xác định cộng hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị. - Khái niệm số oxi hóa, cách xác định số oxi hóa. 2. Kỹ năng: Xác định được điện hóa trị, cộng hóa trị, số oxi hóa của. Thạnh Hóa Gv: Nguyễn Hải Long. 10NC Tiết 35 - Bài 22: HÓA TRỊ VÀ SỐ OXI HÓA I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS biết được: - Khái niệm điện hóa trị và cách xác định điện hóa trị trong hợp chất ion. -. động 3: - Để thuận tiện cho việc nghiên cứu phản ứng oxi hóa khử, người ta dùng khái niệm số oxi hóa. - Cung cấp cho HS khái niệm số oxi hóa. - Lưu ý: cách ghi số oxi hóa. - Chú ý - Chú ý - Chú

Ngày đăng: 13/08/2015, 15:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w