1 1) , 2) 1) 2) Mô- Vùng duyên hải miền Trung là một dải đất ven biển hẹp và dài, bị chia cắt bởi các cồn cát và đầm, phá. Khu vực này chịu ảnh hưởng hoàn toàn của chế độ khí hậu nhiệt đới với các đặc trưng như nhiệt độ cao, khí hậu nóng ẩm, cường độ ánh sáng mạnh và mưa nhiều. Nhu cầu sử dụng nước trung bình hàng năm ước tính vào khoảng 24,19 tỷ m 3 , tương đương với 30,54% khả năng cung cấp của tài nguyên nước sẵn có trong khu vực (khoảng 79,20 tỷ m 3 ). Trong đó, nước sử dụng cho tưới tiêu trong nông nghiệp chiếm đến 90% tổng nhu cầu. Vào mùa mưa, lượng mưa lớn kèm theo lụt bão thường gây ngập úng trên diện rộng khiến cho các nguồn nước ngọt bị nhiễm bẩn. Ngược lại vào mùa khô, hầu như năm nào cũng có nắng nóng dài ngày và khô hạn trên diện rộng gây ra hạn hán và hoang mạc hóa. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ như Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận khi lượng mưa trung bình hàng năm ở một số nơi chỉ đạt khoảng 700 mm. Để đối phó với tình hình này, một số giải pháp công trình như xây dựng thêm các hồ chứa nước lớn và nhỏ, kiên cố hóa kênh mương, xây thêm các nhà máy cấp nước đã được thực hiện. Tuy nhiên, cách giải quyết này mới chỉ là một vế phương trình của bài toán khan hiếm nước. Vế còn lại là công tác quản lý nhu cầu dùng nước cũng quan trọng không kém. Phương thức quản lý này là sự kết hợp các giải pháp giáo dục, khuyến khích tiết kiệm nước, xây dựng các quy định về sử dụng nước, thay đổi cách tính giá nước, quyền sử dụng nước nhằm giảm áp lực về cung cấp nước sạch. Đây là một phương thức giúp tiết kiệm và sử dụng nước rất hiệu quả ở những vùng thiếu nước nhưng hiện còn đang ít được quan tâm nghiên cứu và thực hiện ở khu vực duyên hải miền Trung. Chính vì vậy, việc đầu tư đúng mức và tăng cường áp dụng quản lý nhu cầu dùng nước trong các lĩnh vực nhất là trong tưới tiêu nông nghiệp sẽ giúp giải quyết được vấn nạn thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô, đồng thời gia tăng sự thích ứng với tình trạng khan hiếm nước ngọt ở khu vực nghiên cứu trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu. 2 Abstract RAMPING UP DEMAND SIDE MANAGEMENT FOR ADAPTING TO THE FRESH WATER SCARCITY IN THE CENTRAL COAST OF VIETNAM Tran Anh Tuan 1) , Le Van Thang 2) 1) Department of Environmental Science, College of Sciences, Hue University 2) Institute of Resources, Environment and Biotechnology - Hue University Being a narrow and long coastal strip of land split by sand dunes and lagoons, the Central Coast of Vietnam is dramatically affected by the tropical climate with some such characteristics as high temperature, humid and hot weather, strong light intensity and high rainfall. The Central Coast’s annual total water demand is estimated at 24.19 billion m 3 , accounting for 30.54% of the total available water reserve. Of which, the total water volume used for agriculture amounts to 90% of the total water demand (approximately 79.20 billion m 3 ). In the wet season, the extremely high rainfall, accompanied by floods and typhoons, often causes extensive inundation and the contamination of fresh water resources as a consequence. In contrast, there is a long-lasting hot and sunny climate present on a large scale in the dry season resulting in drought and desertification. This situation is much more serious in several South Central Coast provinces, namely Phu yen, Ninh Thuan and Binh Thuan with an average annual rainfall of only 700mm in some locations. In a bid to cope with these natural hazards, there have been in place a couple of structural measures such as the construction of multi-sized reservoirs and water supply plants, the soloidification of irrigation systems, etc. However, this approach is merely a left-hand side of the water scarcity equation. The right-hand side of the water demand management has not yet been taken into full account in the study region. This management method is a combination of different measures such as education, encouragement of water saving, development of water use regulations, water price change, water rights, etc. with an aim of minimizing the water supply pressure. Hence, a due consideration and a strict implementation of water demand management in urban water supply, and especially in agricultural irrigation, will definately help to handle the serious water scarcity in question. At the same time, it also increases the adapability of the Central Coast of Vietnam to the drought in the context of the global climate change. 3 Th.S 1) , PGS. TS 2) 1) - 2) Mô- Duyên hải miền Trung là một lãnh thổ hẹp theo chiều Đông – Tây, nhưng lại kéo dài theo chiều Bắc – Nam với sự phân hoá khá rõ của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư – dân tộc và lịch sử. Khu vực này bao gồm vùng Bắc Trung Bộ (các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế) và duyên hải Nam Trung Bộ (thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận) với tổng dân số vào khoảng 18.467.000 người, chiếm 21,2% so với cả nước. Diện tích của khu vực vào khoảng 84.250 km 2 , chiếm 25,6% tổng diện tích của cả nước. Vùng duyên hải miền Trung có địa hình bị chia cắt mạnh và chịu nhiều tác động của gió mùa. Vào mùa đông, do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên có lượng mưa lớn kèm theo lụt bão thường gây ngập úng trên diện rộng khiến cho các nguồn nước ngọt bị nhiễm bẩn. Về mùa hạ thì ngược lại, vùng đồng bằng ven biển chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng nên các tháng đầu mùa hạ có độ ẩm thấp nhất trong năm, nắng nóng kéo dài gây hạn hán làm cho các nguồn nước ngọt khô kiệt. Lượng mưa bình quân trên toàn vùng nghiên cứu thuộc loại trung bình so với cả nước nhưng phân bố không đều theo cả không gian và thời gian. Lượng mưa và dòng chảy nơi nhiều nhất có thể gấp 10 lần lượng mưa và dòng chảy nơi ít nhất [4]. Hầu hết sông suối ở duyên hải miền Trung đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn và đổ ra biển Đông. Các sông dốc, không dài, có diện tích lưu vực nhỏ nên không đủ khả năng giữ nước trong một thời gian đủ dài. Vào mùa lũ nước lên cao đột ngột làm ngập lụt cả vùng đồng bằng. Tuy nhiên, các dòng sông cạn nước vào mùa khô gây ra tình trạng khó khăn trong việc cấp nước cho các hoạt động kinh tế và xã hội. Ngoài ra, tình trạng phá rừng và hủy diệt lớp phủ thực vật do chiến tranh và các hoạt động do con người gây ra làm cho diện tích rừng bị thu hẹp, độ che phủ thảm thực vật thấp. Việc tăng diện tích đất trống đồi núi trọc ở vùng đồi núi thấp của các tỉnh trong khu vực cũng đã dẫn đến các tác hại to lớn đối với vùng đầu nguồn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước và góp phần gây thiếu nước nghiêm trọng trong mùa hè. Nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm nước, vùng duyên hải miền Trung đã thực hiện một số giải pháp công trình như xây dựng thêm các hồ chứa nước lớn và nhỏ, kiên cố hóa kênh mương, xây thêm các nhà máy cấp nước Tuy nhiên, những nỗ lực chỉ tập trung vào khả năng cung cấp nước như thế này vẫn không thể giải quyết triệt để nạn thiếu nước nghiêm trọng xảy ra hàng năm. Chính vì vậy, vùng duyên hải miền Trung cần phải tăng cường công tác nghiên cứu và đưa vào áp dụng các giải pháp phi công trình thông qua quản lý nhu cầu sử dụng nước để đối phó và thích ứng với tình trạng khan hiếm nước một cách chủ động và hiệu quả nhất. Nhìn chung, tài nguyên nước ngọt của vùng duyên hải miền Trung tương đối nghèo so với cả nước. Nước mặt ở khu vực nghiên cứu phân bố rất không đều, không đủ cung cấp cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp hiện tại. Tỷ lệ dòng chảy được điều tiết ở mức thấp so với cả nước và các nước trong khu vực. Nước ngầm ở khu vực duyên hải miền Trung có trữ lượng 4 khá, chất lượng nước tốt, nhưng hiện nay việc khai thác còn ở mức thấp. Ở nhiều vùng, do khai thác không có kế hoạch nên nước ngầm đã bị nhiễm mặn. Vùng Bắc Trung Bộ giáp dãy núi Lạc Sơn – Tam Điệp ở phía Bắc, phía Nam là Hải Vân, phía Tây là dãy Trường Sơn, phía Đông giáp biển Đông. Tổng dân số ở khu vực này vào khoảng 11.000.064 người dân, tổng diện tích tự nhiên khoảng 5.118.000 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 725.420 ha, đất lâm nghiệp chiếm 2.222.060 ha. Lượng mưa trung bình năm dao động từ 1.600mm ở phía Bắc cho đến 3.200mm ở phía Nam. Chế độ khí hậu, thuỷ văn ở các lưu vực sông rất khác nhau. Hàng năm xảy ra mọi loại hình thiên tai như úng, hạn, lũ, bão hay xâm nhập mặn nghiêm trọng. Các sông ngắn, dốc và có hai chế độ dòng chảy theo mùa: dòng chảy thấp vào mùa khô và dòng chảy cao vào mùa mưa. Thảm phủ lưu vực kém nên dòng chảy kiệt rất nhỏ, lũ tập trung nhanh, gây úng ngập lớn, nhất là các lưu vực sông từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Các sông chính bao gồm sông Mã dài 500km, sông Cả dài 432 km và các sông ngắn hơn như sông Chu, Gianh, Nhật Lệ, Quảng Trị, Thạch Hãn và Hương. Vùng Bắc Trung Bộ có tới 60% số công trình thuỷ lợi do nhà nước và nhân dân cùng làm hoặc dân tự làm nên chất lượng kém, thường bị lũ phá hoại nên rất khó chủ động cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Kết quả tính toán cân bằng nước cho ba lưu vực điển hình là sông Thạch Hãn, sông Luỹ và hồ Kẻ Gỗ cho thấy mức đảm bảo tưới chỉ đạt 22-55% [4]. Theo ”Báo cáo diễn biến môi trường nước Việt Nam năm 2003” của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng trữ lượng nước trung bình hàng năm ở vùng Bắc Trung Bộ vào khoảng 46,1 tỷ m 3 /năm, song phân bố không đồng đều theo thời gian nên gây lũ và hạn cục bộ. Phổ biến ở Bắc Trung Bộ là các vùng nghèo nước, có thể lấy được ít nước. Vùng tương đối giàu nước và giàu nước cục bộ tập trung ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Tài nguyên nước ngầm ít và được khai thác ở mức vừa và nhỏ. Nước được khai thác từ dưới đất chủ yếu chỉ phục vụ để cấp nước cho Đông Hà. Vùng hầu như không có khả năng khai thác nước ngầm, diện tích nhỏ và tập trung chủ yếu ở phía Tây Thừa Thiên Huế. Nhu cầu sử dụng nước vào khoảng 10,72 tỷ m 3 /năm tương đương 23% trữ lượng nước có khả năng cung cấp của vùng. Một tỷ lệ khá lớn tài nguyên nước trung bình năm được khai thác chủ yếu dùng cho mục đích tưới (xem chi tiết ở Bảng 2). Trong mùa khô, nhu cầu nước đã vượt quá khả năng cung cấp của tài nguyên nước có sẵn và hạn hán xảy ra thường xuyên. 1.2 Vùng duyên hải Nam Trung Bộ kéo dài từ đèo Hải Vân đến Bình Thuận có thế đất hẹp, địa hình dốc nghiêng từ Tây sang Đông. Đây là nơi hội tụ các điều kiện bất lợi về khí hậu thời tiết, thiên tai thường xuyên xảy ra với mức độ ngày càng ác liệt. Tổng dân số khu vực này 7.000.367 người dân với diện tích tự nhiên khoảng 3.307.000 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 545.560 ha, đất lâm nghiệp có rừng khoảng 1.166.360 ha. Lượng mưa trung bình năm ở khu vực cũng khá cao với mức 4.000mm ở phía Bắc và 1.400mm ở phía Nam. Các sông ven biển nói chung đều ngắn và dốc lại bị chia cắt mạnh theo các lưu vực sông. Mực nước các sông vào mùa kiệt thấp hơn đồng ruộng 2-3m, dòng chảy nhỏ nên mặn xâm nhập sâu. Mực nước mùa lũ (nhất là tháng X, XI) cao hơn 1,5 - 2,5-3 m, gây ngập lụt nhiều vùng. Các hệ thống sông chính là sông Thu Bồn và sông Ba. Một số sông khác nhỏ hơn là sông Trà Khúc, Kôn và Kỳ Lồ. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm những tỉnh nghèo nước xen kẻ với vùng hầu như không có khả năng khai thác. Tổng trữ lượng trung bình hàng năm vào khoảng 33,1 tỷ m 3 [1]. Nhu cầu sử dụng nước trung bình hàng năm ước tính là 11,47 tỷ m 3 tương đương với 35% 5 khả năng cung cấp của tài nguyên nước sẵn có trong vùng. Như vậy, tỷ lệ khai thác nước so với trữ lượng tài nguyên nước sẵn có trung bình năm khá cao và chủ yếu là để phục vụ tưới (xem chi tiết ở Bảng 2). Cũng giống như vùng Bắc Trung Bộ, gần như trữ lượng nước sẵn có bị khai thác triệt để trong mùa khô. Ở một số khu vực, nhu cầu còn vượt quá khả năng cung cấp của tài nguyên nước sẵn có. Tài nguyên nước dưới đất của vùng duyên hải Nam Trung Bộ ít và được khai thác ở mức độ hạn chế (xem chi tiết ở Bảng 1). Khả năng tự bảo vệ của các tầng chứa nước kém, rất dễ bị nhiễm bẩn, các tầng chứa nước nằm sâu hơn thì thường bị nhiễm mặn. Các công trình khai thác nước dưới đất tập trung chủ yếu ở các vùng đô thị, thành phố, thị xã, các cơ quan xí nghiệp, công nông trường, các đơn vị quân đội, trường học, bệnh viện, nhưng thường với qui mô nhỏ. Ở một số tỉnh và thành phố còn chưa tiến hành khai thác nước ngầm, hoặc việc khai thác nước ngầm mới thực hiện với qui mô rất nhỏ. Ngoài ra, còn có một lượng nước ngầm đáng kể được khai thác từ các giếng đào và lỗ khoan của các hộ gia đình khi triển khai thực hiện chương trình Nước sinh hoạt và Vệ sinh Môi trường Nông thôn. TT (m 3 (m 3 (m 3 Nông thôn 1 TP. Đà Nẵng 197.359 0.29 25.800 11.356 2 Quảng Nam 4.002.641 2.92 7.500 19.982 3 Quảng Ngãi 2.687.306 2.26 17.000 10.292 4 Bình Định 1.454.051 1.00 12.074 10.519 5 Phú Yên 1.320.000 1.68 24.966 8.263 6 Khánh Hòa 1.100.000 1.07 9.500 13.922 7 Ninh Thuận 271.800 0.54 2.400 4.527 8 Bình Thuận 1.093.613 1.04 4.000 4.500 Cộng 12.126.770 103.240 83.361 Hạn hán và tình trạng khan hiếm nước không còn là hiện tượng đột xuất ở vùng duyên hải miền Trung. Hầu như năm nào cũng xảy ra tình trạng thiếu nước ở khu vực này với các mức độ khác nhau và trở thành mối đe doạ thường xuyên đối với các hoạt động kinh tế - xã hội của khu vực. , do ảnh hưởng của El Nino nên mùa mưa trong năm 1997 ở vùng duyên hải miền Trung kết thúc sớm hơn 1 tháng. Trong sáu tháng đầu năm, lượng mưa bình quân chỉ đạt từ 30-70% so với trung bình nhiều năm cùng kỳ. Nhiệt độ các tháng đầu năm đều cao hơn trung bình nhiều năm từ 1-3 độ C. Từ tháng VI đến tháng IX, các đợt nắng nóng gay gắt xảy ra liên tục và kéo dài từ 15 đến 29 ngày trong các tháng và hầu như không có mưa. Do vậy, hầu hết các sông suối khô hạn hoặc có dòng chảy rất nhỏ. Mực nước các hồ chứa lớn và nhỏ trong khu vực xấp xỉ mực nước chết hoặc cạn hết nước. Mặn xâm nhập sâu 15-20 km vào nội đồng làm cho nhiều nguồn nước ngọt bị nhiễm mặn. , các tỉnh Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị là những tỉnh bị hạn nghiêm trọng. Các tháng VI và VII hầu như không có mưa. Chỉ riêng ở Phú Yên, hạn hán đã gây thiệt hại cho 7.200 ha mía, 500 ha sắn, 225 ha lúa nước và 300 ha lúa nương. 6 Trong 6 tháng đầu , nắng nóng kéo dài đã làm cho nước ở hầu hết các hồ chứa ở miền Trung xuống dưới mực nước chết khoảng 1-5 m. Một vài hồ chỉ còn 5% dung tích vốn có. Tại Quảng Nam, hàng trăm nghìn giếng đào không còn nước. Hàng nghìn hộ dân phải lấy nước sinh hoạt xa hơn 4-5 km trên sông Bung. Tại Bình Định, toàn tỉnh có 144 hồ chứa nước lớn nhỏ nhưng đã có đến 142 hồ bị khô kiệt. Ở vùng hạ lưu, các con sông lớn như Kôn và Lại Giang không còn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Tại Quảng Ngãi, toàn tỉnh có 22.300 ha lúa và hoa màu bị khô hạn. Khoảng trên 35.000 dân rơi vào cảnh thiếu nước sinh hoạt. Tại Thừa Thiên Huế, nắng nóng kéo dài kèm theo gió Tây Nam cấp 4-5 khiến nhiệt độ ban ngày luôn ở mức 37-38 độ C. Toàn bộ nước sông Hương từ hạ lưu lên đến ngã ba Tuần đã bị nhiễm mặn làm cho cả thành phố Huế phải dùng nước lợ. Tình trạng thiếu nước -2005 xảy ra trên diện rộng. Miền Trung và Tây Nguyên có nắng nóng kéo dài, dòng chảy trên các sông suối ở mức rất thấp, một số con suối cạn kiệt hoàn toàn, nhiều hồ, đập dâng hết khả năng cấp nước. Riêng vùng duyên hải Nam Trung Bộ, năm 2005 được xem là năm có nạn hạn hán hoành hành khốc liệt nhất từ trước tới nay. Hiện tượng bất thường là mùa khô đến quá sớm và nắng hạn kéo dài ngày. Tỉnh Ninh Thuận là địa phương bị hạn hán thiếu nước khốc liệt nhất trong vòng 20 năm qua. Các sông suối, ao hồ trong tỉnh đều khô cạn. Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho Ninh Thuận là hồ thuỷ điện Đa Nhim cũng chỉ còn 1/3 dung tích so với cùng kỳ năm trước. Toàn tỉnh có hơn 47 ngàn người thiếu nước sinh hoạt. Tại Bình Thuận, từ tháng 11/2004 đến 2/2005 hầu như không mưa. Mực nước trên các triền sông gần như cạn kiệt. Mực nước các hồ trong tỉnh đều thấp hơn mực nước chết từ 1,7 - 2,2 m. Giá nước sạch đội lên đến 15.000-20.000 đồng/m 3 . là một trong bốn năm (1998, 2001, 2006, 2007) có nắng nóng xuất hiện sớm nhất ở vùng duyên hải miền Trung. Hiện tượng này có lẽ là do vẫn còn ảnh hưởng tiếp tục của El Nino vào cuối năm 2006, đầu năm 2007. Theo thống kê, mỗi năm thường chỉ xảy ra 1-2 đợt nắng nóng gay gắt. Tuy nhiên, năm 2007 có ba đợt nắng nóng được xem là gay gắt, nhất là đợt tháng IV. Bốn tỉnh vùng duyên hải miền Trung bị ảnh hưởng nặng nhất của đợt hạn hán này là Nghệ An, Bình Định, Hà Tĩnh, Quảng Trị với khoảng 30.000 ha đất canh tác bị khô kiệt. Tại Nghệ An, Hà Tĩnh và Bình Định, nhiều hồ chứa nước cạn đến nỗi trẻ em có thể đá bóng trên mặt hồ. Ở Nghệ An, 14/18 huyện trong tỉnh phải chịu ảnh hưởng nặng của hạn hán. Ở Bình Định, có hơn 100 hồ chứa nước khô kiệt hoàn toàn. Khô hạn đã làm cho 139.000 người thiếu nước sinh hoạt trầm trọng và hơn 1.000 ha lúa không còn nước tưới. Vào mùa khô năm nay (2008), trong khi miền Bắc phải đối mặt với nguy cơ lũ quét và sạt lở đất đá thì miền Trung có nắng nóng kéo dài gây hạn hán trên diện rộng. Nhiệt độ các tỉnh từ Quảng Trị trở vào Bình Định vẫn thường trên 36 - 37 độ C, thời gian nắng nóng trong ngày lên tới trên 10 tiếng đồng hồ. Tại tỉnh Bình Thuận, gần 50% diện tích lúa của huyện Hàm Thuận Bắc bị cháy nắng trong vụ hè thu năm nay. Các hồ chứa, ao bàu trên địa bàn huyện đã cạn hết nước. Tại Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, hạn hán nặng kéo dài trong hai tháng VI và VII khiến nhiều hộ nông dân chỉ còn cách “bó gối” ngồi nhìn lúa chết. Để chống hạn nhiều bà con nông dân đã tận dụng hết nước trong các ao hồ nhỏ, hố bom, nhưng tại những nơi này hiện nước cũng đã cạn kiệt. 3.1. Trong l v n Ngược lại với quản lý cung (Supply Side Management), quản lý nhu cầu (Demand Side Management) nước hướng đến mục tiêu sử dụng tài nguyên nước ngọt một cách hiệu quả, tiết kiệm và công bằng. Phương thức quản lý này là sự kết hợp các giải pháp công trình và phi công trình bao gồm các chính sách-xã hội, kinh tế và công nghệ-kỹ thuật nhằm làm giảm áp lực khai thác và bảo vệ chất lượng của các nguồn tài nguyên nước ngọt có hạn. Diễn 7 đàn về quản lý nhu cầu dùng nước của các quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi vào năm 2003 đã xác định quản lý nhu cầu dùng nước trong nông nghiệp thường bao gồm các biện pháp như sau: Nâng cao hiệu quả sử dụng nước nhằm đạt được nhiệm vụ mong muốn; Tăng cường áp dụng các mô hình tưới tiêu tiết kiệm nước; Cải tổ, sắp xếp tổ chức trong quản lý nước, huy động sự tham gia người dân trong công tác quản lý; Chuyển đổi phương thức canh tác, giống cây trồng thích nghi với hạn hán, Cho đến nay nông nghiệp vẫn là ngành sử dụng nhiều nước nhất trên thế giới và cũng là ngành dùng nước lãng phí nhất. Vì vậy, khi tình trạng khan hiếm nước xảy ra ở một khu vực hay một quốc gia, lĩnh vực đầu tiên mà các nhà chuyên môn quan tâm chính là lượng nước dùng trong nông nghiệp. Ước tính trung bình trên thế giới, sử dụng nước nông nghiệp chiếm khoảng 69% tổng nhu cầu dùng nước. Con số này ở Việt Nam vào khoảng 85% và ở vùng duyên hải miền Trung lên đến khoảng 90% (Bảng 2). Vùng Nuôi tr Sinh Công NTTS 3 Bắc Trung Bộ 3,1 89,2 2,3 2,6 0,7 2,1 10,72 Duyên hải Nam Trung Bộ 1,2 90,5 1,4 4,4 0,9 1,6 11,47 Như vậy, nhu cầu sử dụng nước trong nông nghiệp ở vùng duyên hải miền Trung chiếm một tỷ trọng rất lớn. Tuy nhiên, trong thực tế, do tập quán canh tác, sự hiểu biết còn hạn chế về kỹ thuật nông nghiệp, kỹ thuật tưới, tiêu theo yêu cầu của cây trồng trong từng thời đoạn sinh trưởng đã dẫn đến việc sử dụng nước rất lãng phí. Phương thức tưới ngập, tưới tràn trên mặt ruộng phổ biến như hiện nay ở miền Trung lại càng gây nên sự thiếu nước trầm trọng, nhất là trong những năm khô hạn. Để giải quyết được vấn đề này, cần phải coi trọng công tác tuyên truyền, hướng dẫn áp dụng công nghệ, kỹ thuật tưới tiết kiệm nước, ví dụ như "kỹ thuật ẩm ướt đất" do Viện Khoa học Thuỷ lợi (Bộ NN&PTNT) phổ biến gần đây. Kỹ thuật tưới này cho thấy cây lúa vẫn sinh trưởng tốt dù lượng nước sử dụng giảm đến 40% so với cách tưới thông thường. Nhằm sử dụng nước tưới hiệu quả đối với cây trồng cạn, nhiều nơi ở miền Trung nước ta đã áp dụng công nghệ tưới tiên tiến như . Trong thời gian gần đây một số tỉnh như Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Trị, đã áp dụng thí điểm thành công kỹ thuật tưới phun cho cây chè, hồ tiêu, rau và cây ăn quả giúp tiết kiệm từ 30-50% lượng nước tưới. Các mô hình tưới tiết kiệm trên cây nho bằng phương pháp tưới nhỏ giọt; tưới tiết kiệm đối với cỏ phục vụ chăn nuôi; tưới tiết kiệm trên cây ăn quả, tưới tiết kiệm trên cây lúa ở tỉnh Ninh Thuận không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân mà còn góp phần tiết kiệm được một lượng nước đáng kể vào mùa hạn. Song thật đáng tiếc, các phương pháp tưới tiết kiệm nước như thế này hiện mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ thực nghiệm. Trong tình trạng năm nào cây trồng cũng luôn đối mặt với tình trạng thiếu nước như ở vùng duyên hải miền Trung thì những mô hình tưới này cần phải cần được phổ biến và áp 8 dụng rộng rãi. Phải coi đây là những giải pháp kỹ thuật quan trọng, mang tính chiến lược trong chống hạn, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nước. Theo GS.TS. Lê Sâm thuộc Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, việc sử dụng nguồn nước mặt ở miền Trung hiện nay còn rất lãng phí. Ngoài nguyên nhân do công tác quản lý nguồn nước còn thiếu đồng bộ, thiếu sự phối kết hợp, thì việc lập kế hoạch sản xuất, quy hoạch sử dụng đất không hợp lý… cũng là những lý do cơ bản gây ra tình trạng khan hiếm nước. Chẳng hạn như việc chuyển đổi 2 vụ chiêm + mùa sang 2 vụ đông xuân và hè thu ở miền Trung có tác dụng tăng năng suất và ổn định sản lượng do tránh được mưa bão lớn và ngập úng trong vụ mùa. Tuy nhiên lại làm tăng đáng kể nhu cầu sử dụng nước và khả năng bị hạn hán của khu vực. Đặc biệt ở một số vùng trồng cấy 3 vụ lúa (hệ thống Kẻ Gỗ) đã làm tăng đáng kể lượng nước sử dụng, hồ chứa không đủ cung cấp nước nên thường xuyên bị hạn vụ hè thu và vụ mùa. Do vậy, bên cạnh công tác nghiên cứu các giống mới chịu hạn, vùng duyên hải miền Trung cần tăng cường nghiên cứu và áp dụng các phương pháp canh tác tốt hơn và phù hợp hơn để có thể giảm được lượng nước sử dụng. Có một thực tế lâu nay tồn tại ở các tỉnh thành miền Trung là sự xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng của hệ thống thủy lợi nhỏ do đã quá cũ và lạc hậu làm cho năng lực tưới tiêu vốn đã kém do thiếu nước lại không thể sử dụng hiệu quả lượng nước đã tích được. Chính vì lý do này, ngoài việc thất thoát một lượng nước lớn do kỹ thuật tưới tiêu chưa phù hợp còn có một lượng tổn thất khá lớn do công tác quản lý nước và quản lý công trình yếu kém. Để giải quyết được tình trạng này, cần phải có sự tham gia của người dân trong công tác quản lý các công trình thủy lợi thông qua các Hiệp hội những người sử dụng nước. Kinh nghiệm thực hiện quản lý nhu cầu nước trong nông nghiệp cho thấy rằng ngay cả trong các dịch vụ tưới, vấn đề quản lý và tài chính cũng nên chuyển cho các tổ chức nông dân chính thức tại các kênh cấp 2 và kênh tưới nội đồng [3]. Chi phí thực hiện các biện pháp quản lý nhu cầu sẽ giảm nhiều hơn nếu được thực hiện bởi qua các Hiệp hội những người sử dụng nước so với các cơ quan quản lý nhà nước. Về phương diện kinh tế, các dịch vụ tưới ở các nước đang phát triển đã minh chứng rằng nước tưới được cung cấp miễn phí sẽ khiến nông dân sử dụng nước quá mức; do vậy, cần khuyến khích thực hiện cơ chế tài chính về sử dụng nước cho nông nghiệp. Việc thu phí nước theo lượng nước sử dụng hay theo diện tích đất trồng trọt có thể được dùng để bù lại chi phí cho hoạt động bảo dưỡng và nâng cấp hệ thống tưới tiêu. Hiện nay, một số Hợp tác xã nông nghiệp làm dịch vụ tưới ở miền Trung đã thực hiện thu tiền nước tưới cho lúa theo yêu cầu sử dụng thông qua quy chế "hai giá": dùng nước nhiều phải trả tiền nhiều và ngược lại. Quy chế này đã giúp tiết kiệm nước và sử dụng nước đạt hiệu quả cao. Các cơ quan ban ngành, chính quyền các cấp cần thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách, thực hiện thu tiền nước theo lượng nước sử dụng, thực hiện phân phối nước, sử dụng nước hợp lý thông qua các thiết bị "đo đếm" bán nước theo m 3 nhằm tiết kiệm nước tối đa cho vùng duyên hải miền Trung. 3.2. Trong l v Cũng như công tác quản lý nước tưới tiêu cho nông nghiệp, quản lý nước đô thị từ trước đến nay ở vùng duyên hải miền Trung đa phần cũng chỉ tập trung vào quản lý cung, ví dụ như các nỗ lực tìm các nguồn nước mới, nắn dòng, mở rộng hoặc tăng cường xây đập, hồ chứa nước, xây thêm các trạm bơm nước ngầm, các nhà máy xử lý nước cấp và nước thải… Phương thức quản lý tập trung đáp ứng mức cung như thế này đã bộc lộ khá nhiều bất cập, cụ thể là: Chi phí lớn, Gây nhiều áp lực lên các nguồn nước ngọt có hạn, 9 Gây ra nhiều tác động có hại lên môi trường và các hệ sinh thái, Bị động đối với nhu cầu sử dụng luôn thay đổi và ngày càng gia tăng, v.v Trước thực trạng này, ngoài nhiệm vụ phải tìm biện pháp nâng cao khả năng cung cấp nước và chất lượng nước cấp, vùng duyên hải miền Trung cần phải chú trọng áp dụng các biện pháp thực hành tiết kiệm và sử dụng hiệu nguồn nước cấp đô thị thông qua quản lý nhu cầu. Để đạt được hiệu quả cao, phương thức quản lý nhu cầu nước đô thị ở vùng duyên hải miền Trung cần áp dụng đồng thời ba nhóm giải pháp chính như sau: - Nhóm giải pháp kinh tế bao gồm cách tính giá nước (tính đủ và tính đúng, tính theo giá nước lũy tiến, tính theo lợi nhuận biên, ), các chương trình trợ giá nhằm khuyến khích tiết kiệm nước - Nhóm giải pháp chính sách và xã hội: bao gồm các chương trình hướng đến cộng đồng như nâng cao nhận thức, quảng bá thông tin, các chương trình giáo dục nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm nước cho các đối tượng sử dụng, các chính sách về sử dụng tiết kiệm nước, hạn chế về sử dụng nước trong thời điểm xảy ra hạn hán, - Nhóm giải pháp kỹ thuật và công nghệ: bao gồm việc lắp đặt các thiết bị sử dụng nước hiệu quả (các loại toa lét, máy giặt, vòi nước tiết kiệm nước), các kỹ thuật tưới vườn tiết kiệm nước, Các công nghệ tái chế và tái sử dụng nước trong các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ, kiểm toán sử dụng nước, sản xuất sạch hơn. Trong ba nhóm giải pháp trên đây, cần ưu tiên áp dụng nhóm giải pháp kinh tế ở khu vực nghiên cứu, trước hết là việc tính đúng và tính đủ giá nước cấp đô thị. Trên thực tế, giá nước sinh hoạt hiện nay ở nhiều tỉnh thành miền Trung như Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, còn tương đối thấp và phải bù lỗ. Cụ thể giá nước thương phẩm (không tính theo lũy tiến) của công ty TNHH Nhà Nước Một thành viên Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế là 2.381 đồng/m 3 , rẻ hơn nhiều so với mức giá bình quân tính theo lũy tiến ở Hà Nội (4.400 đồng/m 3 ) và ở TP. HCM (5.300 đồng/m 3 ). Việc tiếp tục duy trì mức giá nước sinh hoạt thấp như vậy sẽ dẫn đến tình trạng sử dụng nước lãng phí, nơi quá thừa, nơi lại không đủ và không khuyến khích được ý thức tiết kiệm của người dân. Ngoài ra, việc tính giá nước sinh hoạt theo lũy tiến cũng nên được thực hiện thay vì được tính cố định như hiện nay ở Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Tiếp theo, cần đẩy mạnh việc thực hiện các giải pháp chính sách-xã hội nhằm khuyến khích và giáo dục người dân sử dụng nước tiết kiệm để thích nghi với tình trạng khan hiếm nước. Một vấn đề đóng vai trò then chốt khác trong quản lý nhu cầu nước cấp đô thị chính là vấn đề về nâng cao ý thức và nhận thức của các đối tượng sử dụng nước, trong đó người dân đô thị chính là đối tượng dễ thực hiện nhất. Hiện nay, công ty TNHH Nhà Nước Một thành viên Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế đang làm khá tốt công tác này thông qua một số hoạt động như làm các tờ rơi cung cấp thông tin và quảng bá lợi ích của tiết kiệm nước, tổ chức cho các em học sinh tham quan học tập tại các nhà máy sản xuất nước sạch, trong đó có lồng ghép các tuyên truyền nhằm giáo dục ý thức tiết kiệm nước Tuy nhiên, đa số các tỉnh thành khác ở vùng duyên hải miền Trung vẫn chưa chú trọng đến công tác này. Đối với các giải pháp kỹ thuật-công nghệ, cần ưu tiên khuyến khích và hỗ trợ việc lắp đặt các thiết bị tiết kiệm nước sinh hoạt trong các hộ gia đình, ví dụ như máy giặt dùng ít nước, toa let hai nút xả, vòi tắm hoa sen có áp lực thấp, Đồng thời, phổ biến và hướng dẫn người dân các cách lưu trữ và sử dụng nước mưa trong mùa hè. Trong ngành dịch vụ - thương mại và công nghiệp, nhất là trong ngành dịch vụ khách sạn, việc thực hiện kiểm toán sử dụng và tăng cường áp dụng sản xuất sạch hơn sẽ giúp tiết kiệm được một lượng nước đáng kể. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng nên đưa ra các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nếu họ thực hiện công nghệ tái sử dụng nước trong ngành sản xuất của mình. 10 Việc thực hiện tốt phương thức quản lý nhu cầu chắc chắn sẽ góp phần rất lớn giúp cho vùng duyên hải miền Trung đối phó và thích ứng được với tình trạng khan hiếm nước ngọt. Đây cũng chính là tư duy chiến lược trong thời kỳ mới mà Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã chính thức đề cập đến trong “Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020”, trong đó nhấn mạnh đến nhiệm vụ quản lý tổng hợp tài nguyên nước, khuyến khích sử dụng tiết kiệm & tái sử dụng nước, và “chuyển từ phương thức quản lý hành chính, bao cấp, đáp ứng nhu cầu sang quản lý nhu cầu sử dụng nước”. Với các điều kiện về địa hình, khí hậu, thủy văn, không thuận lợi, hạn hán xảy ra thường xuyên ở vùng duyên hải miền Trung đã làm cho tình trạng khan hiếm nước ở đây ngày càng trở nên nghiêm trọng. Để đối phó với vấn nạn này, một số giải pháp công trình như xây dựng thêm các hồ chứa nước lớn và nhỏ, kiên cố hóa kênh mương, xây thêm các nhà máy cấp nước đã được thực hiện. Tuy nhiên, cách giải quyết này mới chỉ là một vế phương trình của bài toán khan hiếm nước. Vế còn lại là công tác quản lý nhu cầu dùng nước cũng quan trọng không kém. Đây là một phương thức giúp tiết kiệm và sử dụng nước rất hiệu quả nhưng hiện còn đang ít được quan tâm nghiên cứu và thực hiện ở khu vực duyên hải miền Trung. Chính vì vậy, việc đầu tư đúng mức và tăng cường áp dụng quản lý nhu cầu dùng nước trong các lĩnh vực nhất là trong tưới tiêu nông nghiệp và cấp nước đô thị sẽ giúp giải quyết được vấn nạn thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô, đồng thời gia tăng sự thích ứng với tình trạng khan hiếm nước ngọt ở khu vực nghiên cứu trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu. [1] Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2003 - Môi trường nước. Báo cáo của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, World Bank và DANIDA, 2004, 75 trang [2] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Trang xúc tiến thương mại của của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Chuyên đề Thuỷ lợi số 1, 2005, trang 35-38. [3] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Quản lý nhu cầu nước trong nông nghiệp - Kinh nghiệm thực hiện ở các nước trên thế giới. Trang xúc tiến thương mại của của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Chuyên đề Thuỷ lợi số 1, 2006, trang 41-45. [4] Đào Xuân Học. Hạn hán ở Miền Trung - Những nhân tố tác động. Internet: www.clst.ac.vn/AP/tapchitrongnuoc/hdkh/2002/so03/09.html - 18k. [5] Lê Sâm và nnk. Nghiên cứu xây dựng hệ thống hồ sinh thái – cơ sở phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu long và miền Trung. Tuyển tập kết quả KH&CN Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam. NXB Nông nghiệp, TP. HCM, 2006, trang 25-28. [6] Kim Patrick và Vũ Ngọc Trân. Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong điều tra cung cấp nước cho các vùng khô hạn nhất của Việt Nam. Tập San Liên đoàn Địa chất Thủy văn – Địa chất Công trình Miền Trung, số 11, 2006, trang 58-61. [7] Renzetti, S. Incorporating Demand-Side Information into Water Utility Operations and Planning. St. Catharines: Department of Economics, Brock University, 2003, 92 pages. . hải miền Trung cần phải tăng cường công tác nghiên cứu và đưa vào áp dụng các giải pháp phi công trình thông qua quản lý nhu cầu sử dụng nước để đối phó và thích ứng với tình trạng khan hiếm nước. và tình trạng khan hiếm nước không còn là hiện tượng đột xuất ở vùng duyên hải miền Trung. Hầu như năm nào cũng xảy ra tình trạng thiếu nước ở khu vực này với các mức độ khác nhau và trở thành. Việc thực hiện tốt phương thức quản lý nhu cầu chắc chắn sẽ góp phần rất lớn giúp cho vùng duyên hải miền Trung đối phó và thích ứng được với tình trạng khan hiếm nước ngọt. Đây cũng chính là