1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VỀ TÍNH KHÔNG BẤT BIẾN CỦA KHU VỰC

4 172 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 185,78 KB

Nội dung

VỀ TÍNH KHÔNG BẤT BIẾN CỦA “KHU VỰC” Moriyama Takumi Lĩnh vực chuyên môn của tôi là Văn hoá nhân học, trong đó, đối tượng nghiên cứu là vùng Madagascar. Tôi nghĩ rằng nhiều người trong quí vị biết đến vùng đất này. Đó là một đảo quốc nằm ở phía tây nam Ấn Độ Dương, trên bờ biển miền đông nam lục địa châu Phi. Trước khi nghiên cứu về Văn hoá nhân học, tôi học ngành Nghiên cứu khu vực tại khoa Giáo dục Đại cương, Đại học Tokyo trong năm thứ 3 và năm thứ 4 đại học. Tôi học ở bộ môn có tên gọi là Xã hội và Văn hoá Pháp, nghĩa là bộ môn nghiên cứu về nước Pháp. Vào thời kì khoảng từ năm 1982 đến năm 1984, tức là cách đây khoảng hơn 20 năm, khi ấy, những giảng viên của bộ môn này thường xuyên thảo luận với nhau về vấn đề: “Thế nào là nghiên cứu Pháp?”. Những cuộc thảo luận đó có một tiền đề đương nhiên là nghiên cứu khu vực, trong trường hợp này là nghiên cứu về nước Pháp, là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành. Điều đó có nghĩa là việc nghiên cứu Pháp được tiến hành bằng việc liên kết một cách hữu cơ các ngành nghiên cứu khác nhau về nước Pháp như kinh tế, chính trị, lịch sử, địa lí, văn học Tuy nhiên, vào thời kì đó, mục đích thảo luận của các giảng viên là làm thế nào để có thể tổng hợp được các chuyên ngành khác nhau, làm thế nào để việc tổng hợp đó không đơn thuần chỉ là gom các chuyên ngành đa dạng và phức tạp lại với nhau. Đối với chúng tôi, những sinh viên đang theo học tại bộ môn này thì những vấn đề này là rất thiết thực và chúng tôi đã lắng nghe một cách chăm chú những quan điểm mà các thày trao đổi với nhau. Nhưng chúng tôi đã không nhận được câu trả lời trực tiếp cho câu hỏi: làm thế nào. Đúng ra là các cuộc thảo luận thường diễn ra theo xu hướng là dường như chỉ có thể ghép nhiều chuyên ngành phức tạp với nhau, chứ không nên nghĩ đến việc liên kết một cách hữu cơ các chuyên ngành. Điều đáng nói hơn là để nghiên cứu đối tượng là nước Pháp, thì điều quan trọng nhất là học thật tốt tiếng Pháp, yếu tố nền tảng chung để nghiên cứu các lĩnh vực từ chính trị, địa lí, kinh tế, lịch sử… Đây là điều mà các giảng viên cùng nhất trí. Từ đây, xuất hiện cách nghĩ rằng, các sinh viên dự định nghiên cứu về nước Pháp chỉ cần học chắc chắn tiếng Pháp là được. Điều này dường như là một sự hoán đổi cho việc trả lời vào câu hỏi làm sao liên kết một cách hữu cơ nhiều chuyên ngành khác nhau cùng lấy nước Pháp làm đối tượng nghiên cứu, làm thế nào để việc liên kết đó không đơn thuần chỉ là gom nhiều chuyên ngành phức tạp lại. Từ cách nhìn của các sinh viên, nếu bạn có khả năng về tiếng Pháp, mà việc viết luận văn tốt nghiệp bằng tiếng Pháp là nghĩa vụ của sinh viên trong bộ môn, thì việc chọn đề tài nghiên cứu nào cũng được. Tôi nghĩ rằng điều này có một ý nghĩa tốt là tạo nên một không khí học tập tự do. Đôi khi bộ môn có thái độ bao dung khi chấp nhận cả các đề tài không lấy nước Pháp, với tư cách là một khu vực, làm đối tượng nghiên cứu. Bầu không khí học tập như vậy đã dẫn đến sự xuất hiện những hiện tượng vượt biên giới như luận văn tốt nghiệp của sinh viên Nhật viết bằng tiếng Pháp về tác phẩm văn học của tác giả người Pêru ở Nam Mỹ được viết bằng tiếng Tây Ban Nha. Tuy nhiên, điều này phản ánh một hạn chế rõ ràng nếu chúng ta đối chiếu với luận điểm hoán đổi qui định về nghiên cứu khu vực mà tôi vừa trình bày bởi theo quan điểm đó thì khu vực được coi là đối tượng nghiên cứu phải luôn gắn liền với một ngôn ngữ nhất định. Khi đó, ngành Nghiên cứu Khu vực, khoa Giáo dục Đại cương, Đại học Tokyo bao gồm 5 bộ môn: Xã hội và Văn hoá Anh, Xã hội và Văn hoá Đức, Xã hội và Văn hoá Nga, Xã hội và Văn hoá Mỹ (trong trường hợp này tôi nghĩ nên hiểu là Hợp chủng quốc Hoa Kì), Xã hội và Văn hoá Pháp. Tất cả các khu vực này đều gắn liền với những ngôn ngữ nhất định như tiếng Anh, Đức, Pháp, Nga. Như vậy, cái gọi là Nghiên cứu Khu vực ở khoa Giáo dục Đại cương, Đại học Tokyo, được xây dựng nên trong khuôn khổ là một quốc gia dân tộc, với một ngôn ngữ nhất định. Trong thời gian tôi đang học, khoa đã mở thêm bộ môn Xã hội và Văn hoá Châu Á, Xã hội và Văn hoá Châu Mỹ Latinh. Tôi nghĩ rằng với việc mở thêm những bộ môn lấy khu vực đối tượng là Châu Á và Mỹ La tinh, khoa Giáo dục Đại cương, Đại học Tokyo đã bước ra khỏi khuynh hướng tương đối hoá trước đó với việc xác định ranh giới khu vực trong phạm vi quốc gia dân tộc, gắn liền với một ngôn ngữ nhất định. Ở thời điểm hiện nay, nếu nhìn lại những vấn đề được các giảng viên tranh luận khi tôi còn là sinh viên thì theo tôi có thể chia thành hai vấn đề lớn. Vấn đề thứ nhất, như tôi đã trình bày, là quan điểm định trước coi quốc gia dân tộc như là khung của nghiên cứu khu vực. Vấn đề thứ hai là quan điểm định trước rằng các ngành nghiên cứu về chính trị, kinh tế, lịch sử, địa lí, văn học hay nói cách khác là chính trị học, lịch sử học, địa lí học, văn học phải liên kết một cách hữu cơ với nhau hoặc phải được tập hợp với nhau. Nếu tổng hợp lại thì nghiên cứu khu vực được hình dung với xuất phát điểm là một khu vực định trước và nhiều chuyên ngành khác nhau. Ở đây, tôi muốn trình bày quan điểm của mình về vấn đề này: Cái mà nghiên cứu khu vực cần coi là xuất phát điểm phải chăng là một số vấn đề hay nhóm vấn đề nhất định. Theo tôi trình tự của việc nghiên cứu phải là lấy những vấn đề nhất định làm xuất phát điểm cho nghiên cứu, từ đó khu vực được khoanh vùng trong một khung mà những vấn đề nghiên cứu có những ý nghĩa quan trọng, đồng thời các chuyên ngành cần sử dụng cũng được xác định rõ. Như đã trình bày ở phần đầu, hiện nay, tôi nghiên cứu về Madagasca trên quan điểm của ngành Văn hoá nhân học. Tôi xin trình bày một ví dụ cụ thể sau. Trong số những vấn đề thường được đưa ra khi nói về tính đặc sắc hay nét độc đáo của văn hoá Madagasca có quan niệm về linh hồn tổ tiên và việc thờ cúng tổ tiên. Trong đó, nghi lễ được gọi là Famadihana hay được các nhà nghiên cứu, các nhà báo giới thiệu. Đây là nghi lễ tiến hành sau vài năm chôn cất người chết, người ta đợi cho thi thể trong mồ khô đi rồi đào lấy thi thể lên, niệm lại bằng tấm vải sạch, sau đó họ lại chôn lại trong mồ. Chúng ta hãy nói về nghi lễ này như là một đề tài nghiên cứu. Có nhiều cách nhìn khác nhau khi nghiên cứu về nghi thức lễ này. Ví dụ, có quan điểm xuất phát từ câu hỏi tại sao nghi lễ như thế này lại tồn tại ở Madagasca. Như vậy, nghi lễ này chỉ tồn tại ở Madagasca, hay ở ngoài Madagasca ra cũng có những nghi lễ tương tự. Nếu thế thì cần phải khảo sát cả hệ thống văn hoá Madagasca trong một ý nghĩa rộng chăng? Để khảo sát điều này nếu dựa vào ngành dân tộc học và ngôn ngữ học thì cần xác định vị trí của văn hoá Madagasca trong mối quan hệ với các nền văn hoá khác. Như thế, chắc sẽ làm sáng tỏ vấn đề các nghi lễ tương tự như Famadihana được phân bố ở cả các vùng đảo của Đông Nam Á; và ngoài Famadihana ra thì các hình thức kiếm sống và ngôn ngữ của Madagasca có mối liên hệ chặt chẽ với vùng đảo Đông Nam Á. Từ đó chắc chắn nghi thức Famadihana sẽ được đặt ở vị trí là một yếu tố văn hoá khu vực rộng lớn, gọi là Austro - Asiatic, bao gồm từ Madagasca cho đến vùng đảo Đông Nam Á. Chẳng phải từ việc lấy Famadihana làm đề tài, từ mối quan tâm mang tính lịch sử văn hoá đối với nó, chúng ta có thể suy ngẫm về biểu hiện của cả khu vực Austo Asiatic ư? Đối với vấn đề này, từ thái độ quan tâm đến việc xác định vị trí của nghi lễ Famadihana trong văn hoá Madagasca, chúng ta có thể liên tưởng đến những khu vực khác, bởi văn hoá Madagasca không chỉ dẫn đến hệ thống mang tính văn hoá của vùng Austo Asiatic. Ở đó, những yếu tố văn hoá Bantu (nhóm các dân tô ̣ c da đen có liên quan ơ ̉ Trung Phi va ̀ Nam Phi) và các yếu tố văn hoá Ả Rập pha trộn với nhau một cách phức tạp. Thêm vào nữa, Madagasca là quốc gia có diện tích lớn với 590.000 km vuông. Trong khi đó, diện tích đất của Việt Nam là 330.000 km vuông, của Nhật Bản là 380.000 km vuông. Nói vậy để quí vị dễ hình dung về diện tích của Madagasca. Hơn nữa, Madagasca cũng có môi trường sinh thái rất đa dạng. Bởi vậy, mức độ pha trộn của các hệ thống văn hoá phức tạp ở mỗi vùng một khác. Như đã đề cập ở trên, Famadihana vẫn thường được giới thiệu như một nghi lễ mang tính đặc trưng của văn hoá Madagasca. Tuy nhiên, ngược lại với những giới thiệu đơn thuần này, nghi lễ Famadihana chỉ được tiến hành ở một phần đất nước Madagasca. Như vậy, từ sự quan tâm tới vị trí của nghi lễ Famadihana trong toàn thể văn hoá Madagasca, dẫn chúng ta đến việc phân vùng các khu vực văn hoá trên đất nước Madagasca, nhờ đó có sự liên hệ về các khu vực tiến hành nghi lễ Famadihana. Chắc chúng ta sẽ đi theo trình tự khảo sát như các khu vực đó có đặc điểm sinh thái gì? Những người sống ở đó có những thói quen văn hoá gì? Và trong bối cảnh văn hoá đó nghi lễ Famadihana thực hiện những chức năng nào? Ngoài ra, có thể hướng mối quan tâm vào vấn đề là đối với những người hiện nay đang tiến hành nghi lễ Famadihana phong tục ấy mang ý nghĩ như thế nào. Trong trường hợp này, chúng ta có thể tiến hành điều tra bằng phương pháp của ngành Văn hoá nhân học và xã hội học: tiến hành điều tra tại chỗ, dựa trên số liệu thu được khảo sát về thế giới quan và quan niệm sinh tử của những người sống trong khu vực đó. Khi ấy, phải chăng tương ứng với bối cảnh kinh tế, xã hội mà nghi lễ được tiến hành; khu vực nghiên cứu cũng hiện ra rõ ràng như là địa điểm tiến hành các sinh hoạt của nhóm cư dân đó. Đôi khi một cộng đồng làng xã có thể hiện lên với tư cách là một khu vực. Như vậy từ việc chọn nghi lễ Famadihana làm đề tài nghiên cứu, tuỳ vào cách quan tâm đến vấn đề đó như thế nào mà khu vực nghiên được xác định sẽ thay đổi. Từ đó những chuyên ngành cần sử dụng và phương pháp tiếp cận cũng sẽ khác. Đây là một phương pháp nghiên cứu khác với quan điểm nghiên cứu xác định sẵn một khung khu vực nhất định, rồi tiến hành ghép nhiều ngành khoa học khác nhau để nghiên cứu khu vực đó. Dù khu vực được coi là một khung nghiên cứu thì đó cũng không phải là sự khoanh vùng cố định, mà nó được mở ra dần trong quá trình nghiên cứu. Từ góc nhìn của một đề tài nghiên cứu nhất định, khi chúng ta tiến hành khảo sát trên cơ sở mối quan tâm của mình đối với đề tài đó, khu vực sẽ hiện lên như một khung là trong đó vị trí của đề tài được xác định, và việc nghiên cứu khu vực được tiến hành trong khuôn khổ đó. Thêm vào đó, trong quá trình triển khai nghiên cứu, giữa góc độ nghiên cứu và khung nghiên cứu sẽ có sự tương tác, phản hồi thông tin lẫn nhau. Nhờ thế, có khả năng sẽ xuất hiện những góc nhìn mới trong phạm vi khung nghiên cứu ban đầu và ngược lại từ góc nhìn mới đó khung nghiên cứu sẽ biến đổi so với sự xác định ban đầu. Cho dù thế nào thì trong ngành nghiên cứu khu vực có nghiên cứu về Pháp, hoặc nghiên cứu về Madagasca. Khởi điểm ban đầu khiến một người quyết định nghiên cứu về đất nước đó là tình yêu đối với nước Pháp, hay mối quan tâm với Madagasca, nếu chỉ với tình cảm đó thì việc nghiên cứu Pháp hay Madagasca sẽ thiếu tính nghiêm túc của một công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, đó là cách nói theo thói quen, còn tôi cho rằng khu vực theo quan điểm của nghiên cứu khu vực không thể là đối tượng bất biến được xác định trước./. . VỀ TÍNH KHÔNG BẤT BIẾN CỦA KHU VỰC” Moriyama Takumi Lĩnh vực chuyên môn của tôi là Văn hoá nhân học, trong đó, đối tượng nghiên cứu. thiếu tính nghiêm túc của một công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, đó là cách nói theo thói quen, còn tôi cho rằng khu vực theo quan điểm của nghiên cứu khu vực không thể là đối tượng bất biến. xác định sẵn một khung khu vực nhất định, rồi tiến hành ghép nhiều ngành khoa học khác nhau để nghiên cứu khu vực đó. Dù khu vực được coi là một khung nghiên cứu thì đó cũng không phải là sự

Ngày đăng: 13/08/2015, 00:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w