VÀI SUY NGHĨ KHI ĐỌC "QUAM TÔ MƯƠNG" Lò Văn Lả Quam Tô Mương là một tập sách cổ Thái mang nội dung lịch sử kể các sự kiện xảy ra trong một đời thủ lĩnh của một châu mường. Như vậy mỗi châu mường có cách kể khác nhau. Muốn hiểu nó phải đọc các quyển Quam Tô Mương rồi tổng hợp, so sánh, ghi lại để chú thích và khảo dị. Tôi mới được đọc Quam Tô Mương quyển Mường La, có đối chiếu với tập sưu tầm ở Mường Muổi và bước đầu có những suy nghĩ như sau: 1. Đoạn mở đầu, có thể nói đây là những câu chuyện biểu hiện vũ trụ quan của người Thái. Trong đó có giải thích về sinh trời, sinh đất, sinh người và sinh ra nơi cư trú của mình. "Có pên nặm pên đin, Có pên hin chết ton, Có pên hin xam xẳu, Có pên nặm cẳu qué, Có pên pák Te Tao" dịch Kể từ khi tạo thành nước và đất Tạo thành bẩy vùng đất Tạo thành núi ba ngọn Tạo thành chín dòng nước Tạo thành cửa Đà - Thao Như vậy qua đoạn này của Quam Tô Mương ta biết tổ tiên xa nhất của người Thái đã sinh tụ ở cửa Đà - Thao, ngày nay là thành phố Việt Trì nơi cố đô của các vua Hùng dựng nước. 2. Quam Tô Mương đã kể tới hơn 40 đời thủ lĩnh cũng là hơn 40 đời người sinh sống ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Trong đó có ba thủ lĩnh nổi tiếng trong lịch sử: THẾ KỶ XIII-XIV a) Lò Lẹt mang biệt hiệu Ngu Háu, ghi và đọc theo âm Hán - Việt là Ngưu Hống đã có công phát triển Mường Muổi trở thành trung tâm và dần dần thu phục các mường khác. b) Ta Ngân là cháu đích tôn của Lò Lẹt đã tiếp tục sự nghiệp của cha ông, đưa Mường Muổi Chiềng Pha thực sự trở thành trung tâm quy phục các mường lớn nhỏ của vùng Tây Bắc Việt Nam: + Mở mang bờ cõi gồm Mường Tung, Mường Hoàng, Mường Chúp, Mường Mi, Mường Tiêng, Chiềng Khem nay thuộc vùng Tây Nam tỉnh Vân Nam Trung Quốc sang đến một phần Thượng Lào xuống tới vùng người Mường (Mường Pi, Mường Xàng) và phía đông là vùng tả ngạn sông Thao thuộc Yên Bái, Lào Cai. Là bầy tôi của triều đình, ông đã đem tất cả vùng đất này quy thuận chính quyền phong kiến Trung ương tập quyền Việt Nam. + Ông đã hoàn thiện tổ chức xã hội theo mô thức bản mường của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam THẾ KỶ XVIII c) Bun Phanh đã có công: + Tổ chức lực lượng quét giặc Giẳng ra khỏi bờ cõi, khôi phục lại vùng mang tên Mười Sáu Châu Thái được xây dựng từ thời Ta Ngân. + Ông đã được "vua Kinh tin dùng, vua Lào mến phục" (pua Keo ha, pua Lao hặc). Vua Lê Hiến Tông niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786) phong chức Gia Ngãi (Nghĩa) Tướng Quân, vua Lào phong "Minh úp xay phạ khưng" (Phìa Minh lớn chiến thắng nổi sấm gầm). Ngoài ba vị rất nổi tiếng, Quam Tô Mương còn kể đến cuộc nổi dậy chống quân xâm lược Pháp. Thời kỳ đầu đứng trong phái chủ chiến của quan đại thần Tôn Thất Thuyết. Nghĩa quân của bản mường Tây Bắc đã tham gia hai trận đánh nổi tiếng trong lịch sử nước nhà: Một là giết chết viên đại uý Frăng-xi-gác-ni-ê ngày 21 tháng 12 năm 1873. Hai là giết chết tên đại tá tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Bắc Kỳ là Hăng-ri Ri-vi-e ngày 19 tháng 5 năm 1883. Trong trận chiến đấu này nổi lên những nhân vật lịch sử như Đeo Văn Toa (Phong Thổ, Lai Châu), Xa Văn Nọi, Hà Văn Pâng (Mộc Châu, Sơn La). Thời kỳ tiếp theo là cuộc khởi nghĩa lớn vào năm 1914-1917 người Thái đã phối hợp với người Hoa chống ách thống trị của thực dân Pháp, trong đó có các vị anh hùng liệt sỹ là người Thái như Bạc Cầm Châu, Lương Văn Nó, Lương Văn Hôm và Cầm Văn Tứ. Riêng Lương Văn Hôm, Cầm Văn Tứ sau khi bị thực dân Pháp bắt giam cầm tù ở Thái Nguyên đã tham gia cuộc khởi nghĩa do Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến lãnh đạo, hai vị đã tử trận tại nơi này. Như vậy, tôi đọc Quam Tô Mương mà biết được nhiều sự kiện lịch sử của cha ông ở vùng Tây Bắc đã đóng góp vào sử xanh của Tổ quốc Việt Nam, tôi càng thêm yêu đất nước, quê hương. Đó chính là giá trị to lớn mà pho sách cổ này đã để lại sâu sắc trong lòng tôi. . VÀI SUY NGHĨ KHI ĐỌC " ;QUAM TÔ MƯƠNG" Lò Văn Lả Quam Tô Mương là một tập sách cổ Thái mang nội dung lịch sử kể các. có cách kể khác nhau. Muốn hiểu nó phải đọc các quyển Quam Tô Mương rồi tổng hợp, so sánh, ghi lại để chú thích và khảo dị. Tôi mới được đọc Quam Tô Mương quyển Mường La, có đối chiếu với tập. Tứ sau khi bị thực dân Pháp bắt giam cầm tù ở Thái Nguyên đã tham gia cuộc khởi nghĩa do Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến lãnh đạo, hai vị đã tử trận tại nơi này. Như vậy, tôi đọc Quam Tô Mương mà