1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THÀNH KHAU THƯỚC VÀ TƯỚNG QUAN BẾ KHẮC THIỆU CHỐNG GIẶC MINH XÂM LƯỢC

8 166 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 270,24 KB

Nội dung

Chân núi có làng Mã Quan xã Cối Khê cũ; phía Nam giáp đất ruộng phường Na Lữ cũ của phủ Cao Bình cũ; phía Tây Khau Thước là ngọn núi Khau Khiêu; xa hơn nữa là thung lũng Kẻ Ngõa Phúc Tăn

Trang 1

THÀNH KHAU THƯỚC VÀ TƯỚNG QUAN BẾ KHẮC THIỆU CHỐNG GIẶC MINH XÂM LƯỢC

Hoàng Thị Cành

I THÀNH KHAU THƯỚC

Ngày nay, đi từ Thị xã Cao Bằng ngược hướng Tây Bắc, theo con đường tỉnh lộ về Pác Bó (huyện Hà Quảng) khi đến cột cây số 17 (huyện Hòa An) quay nhìn về phía tay trái, ta trông thấy một ngọn núi cao sừng sững, trên đỉnh núi là một bãi rộng bằng phẳng,

đó là ngọn núi Khau Thước (cũng còn gọi là Khau Phước) ở bên kia bờ s«ng Bằng Giang Khau Thước thuộc phạm vi đất Cối Khê – Phúc Tăng, châu Thạch Lâm (cũ) nay là xã Hồng Việt, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

Từ xa xưa, Khau Thước và cả vùng đồi đất Phúc Tăng – Cối Khê – Yên Ninh là rừng cây cổ thụ bạt ngàn, chim chóc bay nhảy hót véo von, là thế giới của chim muông Đặc biệt, rừng Khau Thước có rất nhiều chim khách quần tụ và làm tổ, cho nên người đời gọi tên núi ấy là Khau Thước (Núi chim khách)

Núi Khau Thước nằm sát bờ sông Bằng Giang Chân núi có làng Mã Quan (xã Cối Khê cũ); phía Nam giáp đất ruộng phường Na Lữ cũ của phủ Cao Bình (cũ); phía Tây Khau Thước là ngọn núi Khau Khiêu; xa hơn nữa là thung lũng Kẻ Ngõa (Phúc Tăng cũ)

có làng mạc ruộng đồng; đi tiếp về phía dãy núi đá liên sơn có nhiều hang động cây rừng hồng sắc cổ thụ, đó là dãy núi đá Phya Ngả; phía Bắc là đồng ruộng xã Yên Ninh (cũ), đất đai phì nhiêu, làng mạc trù phú (Nà Mè, Dẻ Đo óng, Vò Rài, Nà Ky…) Nằm giữa hai

xã Yên Ninh và Phúc Tăng cò là dãy đồi (núi đất) nối liền với Khau Thước và kéo dài lên phía Tây Bắc giáp bờ sông Cốc Lại Ở giữa vùng đồi núi này có khe suối, ruộng bậc thang, tên là Nà Khuổi, xưa kia đã có cuộc kịch chiến giữa quân Bế Khắc Thiệu và quân nhà Minh tại đây

Ngày nay các tên cũ Khau Phước, Khau Thước không còn, người ta quen gọi là núi Khắc Thiệu (đọc chệch là núi Các Thiệu)

Trên đỉnh núi Khắc Thiệu, nay vẫn còn di tích, khiến ta có thể hình dung được thành quách cũ:

Thành đất ở lưng chừng núi Khắc Thiệu, có một đường thành ch¹y xung quanh;

tiếp theo đường thành có những chiến lũy chạy về hai phía

Trang 2

Chiến lũy một phớa chạy dài từ thành Khắc Thiệu xuống đốo Bỡnh ở đụng nam

thụng về Na Lữ; một phớa xuống Mó Quan, kộo dài về bến tắm bờ sụng

Trong thành cú cửa thụng xuống Bàn Cờ, Bến Lưu Tương truyền bói Bàn Cờ là chỗ vui chơi của quõn lớnh, bến Lưu là nơi giữ nước để cung cấp nước cho quan quõn

trong thành

Trờn mặt nỳi được san bằng phẳng, dài 400 một, rộng 80 một, tương truyền nơi đõy là nhà cửa đồn trỳ kiờn cố, nơi ở của nghĩa quõn

Những di tớch cũn lại đến ngày nay là hai đường lũy chớnh chạy dài về hai phớa; thành đất chạy xung quanh nỳi cú chu vi 1000 một, chõn thành rộng 15 một, thành cao 5 một Bói Bàn Cờ ở về phớa chõn nỳi phớa Tõy, bằng phẳng cú chiều dài 100 một, chiều rộng 20 một, xung quanh cú chỗ cho cỏc quan đứng xem Mụ Khắc Thiờu (cũn gọi là gũ

Bỡnh) cú một đoạn thành đất, hiện cũn cú di tớch khỏ cao ở phớa đụng nam Dưới gũ này là một thành nhỏ, tương truyền là nơi Bế Khắc Thiệu đứng chỉ huy quõn sĩ

Ngoài ra về phớa bản Mó Quan ngày nay (xưa kia làng mạc chưa đụng đỳc) cũn cú

bói đất rộng Mó Quan là nơi chăn ngựa và cú bến tắm ngựa của nghĩa quõn ở ven bờ

sụng Bằng

II TƯỚNG QUÂN BẾ KHẮC THIỆU

Bế Khắc Thiệu quờ ở xó Phự Đỳng, tổng Phự Đỳng, chõu Thạch Lõm (nay là vựng

Vỏ Ngàn – Nà Trỏ – Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng)

Thiệu là con nhà dũng dừi Nho học Từ nhỏ ông đã học giỏi thụng minh, tớnh tỡnh khảng khỏi, quảng giao, nhiều bạn bố gần xa

Dũng dừi ụng vốn là họ Nguyễn, người Tống Sơn, phủ Thanh Húa, vốn dũng hào kiệt Tằng tổ của Bế Khắc Thiệu đi chu du lờn miền ngược Cao Bằng, theo con đường giao thụng cổ xưa qua Thỏi Nguyờn, rồi Lạng Sơn, lọt lờn thị tứ Áng Mũ thuộc xó Bắc Khờ, tổng Xuõn Tớnh, chõu Thạch Lõm, đất Cao Bằng (thường gọi là chõu Quảng Nguyờn) Gặp cảnh sơn thủy thanh tỳ, dõn chỳng ham học…, lại gặp được nhà trọ họ Bế đờm ấy thuộc dũng họ lớn nhất vựng, danh mụn hào kiệt, chàng trai Thanh Húa nhận lời

ở lại làm thầy đồ dạy chữ Nho cho học trũ xó Bắc Khờ Tiếng tăm đồn đại, học trũ đến rất đụng Trai gỏi trong vựng mến tài, mến nết

Dần dà chàng trai Thanh Húa, người thầy đồ điển trai ấy bộn duyờn với cụ con gỏi nhà chủ họ Bế Chàng tự nguyện ở lại Cao Bằng Theo phong tục người Tày, con trai lấy

vợ, ăn nghiệp, thừa hưởng gia tài bờn vợ thỡ phải đeo họ vợ đi trước họ mỡnh Vậy là thầy

đồ mang họ mới: Bế Nguyễn

Trang 3

Các thế hệ tiếp theo đồi dần ra nhiều chi nhánh thành họ Bế Khắc, Bế Hựu, Bế Văn, Bế Ích…, hoặc chỉ mang họ Bế không có chữ lót giữa họ và tên Trong dòng họ Bế

ấy có một chi phát triển lên Phù Đúng Đất lành chim đậu, họ Bế dừng lại ở Nà Trá – Vỏ Ngàn… Bế Khắc Thiệu được sinh ra và lớn lên ở đây

Từ cụ tằng tổ ở Bắc Khê đến hậu duệ Bế Khắc Thiệu đã năm sáu đời Sinh ra ở một xứ xung quanh đều là dân tộc Tày, dòng họ Bế sớm trở thành người Tày (từ tiếng nói, phong tục tập quán, phương thức sản xuất v.v…)

Bế Khắc Thiệu nhà giàu, lại làm hào trưởng, hay cứu giúp người nghèo khó, nổi tiếng làm việc thiện, hậu đãi khách qua đường, ai cũng mến Cho nên tuy gia nhân chỉ có mươi người nhưng cần huy động trai tráng là có mặt ngay hai ba chục

Bế Khắc Thiệu hay ngao du, kết bạn Ông về chơi Phúc Tăng, gặp người hào trưởng giỏi võ nghệ, có tài bắn cung trăm phát trăm trúng, là Nông Đắc Thái ở làng Nà Giưởng, tổng Nhượng Bạn Qua trao đổi, hai người ý hợp tâm đầu, Thiệu cả mừng, hai người kết nghĩa anh em

Hai hào trưởng thông tin cho nhau những tin tức đất nước, về sù thÊt bại của hai cha con Hồ Quý Ly, tháng 6 năm 1407 (Đinh Hợi), quân Minh xâm lược đã chiếm Đông

Đô Hai hào trưởng bàn bạc cần tổ chức lực lượng vũ trang để bảo vệ quê hương Bế Khắc Thiệu cùng Nông Đắc Thái phân ngôi thứ Thiệu được suy tôn làm tướng quân, Thái xin làm phó tướng đắc lực Theo gợi ý của Thái, thành lũy có thể xây ở đỉnh núi Khau Thước Nơi đó ở ngay gần quê Thái nên Thái biết rõ, có núi non trùng điệp, khi cần

có thể lui về cố thủ trên dãy núi đ¸ Phúc Tăng (thuộc tổng Nhượng Bạn)

Đó mới là dự kiến Hôm ấy vào tháng 9/1407 (Đinh Hợi) hai hào trưởng rủ nhau

tổ chức cuộc đi săn về phương nam, tiện thể vÕ thăm họ hàng quê gốc họ Bế ở Bắc Khê Gia nhân mang theo trên 40 người

Khi tới gần Bắc Khê, Thiệu phát hiện có cờ xí quân nhà Minh Nhìn về làng, thấy khói bếp bốc lên nghi ngút, biết là quân địch đang nấu cơm chiều Gặp đàn bà, con gái bồng bế, dìu dắt nhau chạy giặc, Thiệu biết rõ thªm về tình hình địch và sự tàn bạo cướp bóc hãm hiếp của giặc Minh Thiệu cho gia nhân ẩn nấp trong rừng và tiếp cận địch Thiệu cùng Thái đóng vai người trong họ về thăm quê cũ để xem tình hình cụ thể và hẹn trước: Nay đang là mùa gặt hái; nếu thấy ám hiệu đốt đống rơm ngoài đồng thì gia nhân xông tới

Tới nhà hào trưởng Bắc Khê, quả nhiên Thiệu, Thái được tận mắt thấy tướng giặc Chủ nhà giới thiệu hai bên Đô đốc Cao Sĩ Văn muốn mua chuộc long người nên thái độ

Trang 4

rất xởi lởi Thiệu bàn với chủ nhà, lõu ngày khụng về thăm quờ, lại cú đại quan đi đường

xa vừa về tới hai hụm nay, hóy mổ thêm gia sỳc gia cầm, huy động rượu cỏc loại, mở đại tiệc Cao Sĩ Văn rất vừa lòng

Trong nhà hào trưởng thỡ tiệc quan, cỏc nhà khỏc là tiệc lớnh Tiệc kộo dài, cuối cựng quan quõn nhà Minh đều say khướt, mềm nhũn Bốn chục gia binh xụng tới, thỏo lấy dõy thưng, dõy thiếu ở cày bừa trúi chặt quõn địch, chờ chỳng tỉnh rượu giải từng tờn

ra đồi xử tử Cao Sĩ Văn cũng bị giết chết Quõn xõm lược Minh chỉ cũn vài tờn tiờu binh (lớnh canh) ta khụng bắt được

Sau trận thắng thỏng 9/1407 (Đinh Hợi) ở Bắc Khờ ấy, Bế Khắc Thiệu cựng phú tướng trở về Nhượng Bạn chiờu mộ quõn binh, xõy thành đắp lũy, luyện tập quõn sĩ trờn nỳi Khau Thước vỡ tớnh rằng quõn Minh xõm lược chắc chắn sẽ đem quõn đến chiếm đất Quảng Nguyờn Mặt khỏc, nghĩa quõn cũn cử người về cỏc làng xúm vựng xung quanh Khau Thước tớch cực xây dựng cỏc làng chiến đấu gọi là “Dẻ”, xung quanh cú lũy dầy, tường đất, cổng làng ken đầy cõy gai kiờn cố “Dẻ” lập nờn để khi cú giặc đến thỡ người, của, sỳc vật… đều dồn cả về đú, sập cổng lại, trai trỏng chuẩn bị giỏo mỏc, bảo vệ “dẻ” Đến nay những tờn “dẻ” cũn lưu lại rất tự hào về làng chiến đấu một thời oanh liệt xưa kia: Dẻ Đoúng, Dẻ Nghiều, Dẻ Gụp (xó Hồng Việt nay); Dẻ Vảu, Dẻ Phai, Dẻ Chang, Dẻ Tẩu, Dẻ Phya Pỏn (ở xó Bỡnh Long)… Đặc biệt Dẻ Nghiều trờn nỳi đỏ, trờn lối lờn Dẻ, người ta cũn làm những dàn đỏ để chuẩn bị chiến đấu nếu giặc bộn mảng đến

Đến năm Canh Dần (1410), quõn nhà Minh kộo đại quõn lờn và tỡm được vài người địa phương vong bản để đặt chớnh quyền bự nhỡn ở Cao Bằng; vựng đất này vẫn quen dựng cỏi tờn cũ là chõu Quảng Nguyờn, lệ thuộc phủ Lạng Sơn

Về quõn đội, chỳng chỉ lập một sở (với 1.120 quõn) ở Mạnh Thủy (sau là Vu Thủy, Cao Bỡnh) nhưng lỳc cần chỳng cú thể huy động đụng hơn Chỳng thường cho quõn đi càn cỏc làng xúm để cướp búc và thu hết giỏo, mỏc, cung, nỏ… kể cả cỏc vũ khớ thụ sơ như dao, bỳa của dõn phục vụ lao động hàng ngày

Ai chống đối chỳng lập tức đem mổ bụng, moi mật để thị uy Chỳng bắt được trẻ con bắt nhịn đúi một ngày, hụm sau cho ăn chỏo núng Ai biết “hỳt quanh” ăn, chỳng cho

là con nhà nghốo, ai khụng biết ăn “hỳp quanh”, chỳng biết là con nhà giàu, sẽ cho tay sai

đi tỡm bố mẹ để đem bạc đến chuộc Nhà nào khụng đem bạc chuộc, chỳng đem hai ba đứa trẻ đú nắm sấp chồng lờn nhau, chỳng dựng vồ đúng cọc nhọn xuyờn qua bụng mà chết giữa cỏnh đồng

Trang 5

Bọn tay chân (người Việt quên gốc làm tay sai cho chúng) tµn bạo không kém Chóng t¨ng thuế, cướp đoạt tài sản Cho nên nhiều nơi tiếp tục lập ra các “dẻ” để khi có giặc đến là chạy vào “dẻ”, khi yên mọi người lại ra đồng làm lụng

Hầu hết chúng không lập nổi chính quyền cơ sở Nhân dân các bản làng vẫn theo thổ hào và già làng, không ai dám nhận làm lý trưởng (đứng đầu 100 hộ) và giáp thủ (đứng đầu 10 hộ) theo hệ thống tổ chức chính quyền của chúng

Bế Khắc Thiệu chiêu mộ nghĩa quân Thanh niên các nơi kéo về tấp nập, mang theo thóc gạo để góp quân lương Nghĩa quân ngày đêm xây thành đắp lũy, san đồi trên đỉnh núi Khau Thước

Để gây thanh thế, nghĩa quân dựng một ngọn cờ đại nghĩa ở giữa có một chữ Bế Tương truyền Thiệu không xưng vương xưng bá, vì Thiệu chỉ là nghĩa quân chống giặc Minh xâm lược, bảo vệ nhân dân làng bản

Nghĩa quân đóng ở thành đủ mạnh, có thể chống được quân địch khi chúng bao vây và tấn công Thủ lĩnh giữ thành là t­ớng quân Bế Khắc Thiệu Còn đại bộ phận nghĩa quân do phó tướng Nông Đắc Thái cai quản Họ chia thành nhiều đơn vị nhỏ 20-30 người, đi về với dân các xóm làng vùng quanh thủ phủ, nơi địch đóng quân Các đơn vị nghĩa quân về với dân cùng sản xuất nông nghiệp, vừa làm cho dân yên tâm lao động sản xuất, vừa giải quyết được lương thảo hàng ngày Nông Đắc Thái cưỡi ngựa đi hết làng này sang làng khác quản quân lính

Khi giặc nống ra khỏi đồn đi vào các xóm làng cướp bãc, tiêu binh gõ mõ báo hiệu, mọi người kịp thời d¾t theo trâu bò vào các “dẻ” Trong khi đó, nghĩa quân bố trí phục kích đón chúng, tùy tình hình tương quan lực lượng để chiến đấu Nhiều đơn vị nghĩa quân đã phục kích chiến đấu ngoan cường, quân cướp đã phải chạy trốn về Sở Nhiều trận đánh næi tiÕng, chúng đại bại, như Kế Nông, Xuân Lĩnh, Thạch Môn, Thọ Cương, khiến quân địch một thời gian dài không dám bén mảng tới

Trước đây, Bế Khắc Thiệu đã từng được tin các nơi nổi dậy chống quân xâm lược, được trực tiếp đón thủ lĩnh khởi nghĩa Nông Văn Lịch ở Lạng Sơn lên trao đổi tình hình

và kinh nghiệm cũng như truyền cho nhau ý chí chiến đấu Đến năm Giáp Thìn 1424, một cánh quân của Lê Lợi lên hoạt động ở phủ Lạng Sơn (trong đó có Quảng Nguyên – tức Cao Bằng) đã được mời lên thành Khau Thước đàm đạo Cánh quân này rất khâm phục và tin tưởng thủ lĩnh Bế Khắc Thiệu đang chiến đấu bảo vệ miền phên dậu của Tổ quốc

Trang 6

Lúc này quân nhà Minh có lập được một vệ quân (50.000 quân) đóng ở thành Na

Lữ và nhiều nơi Chúng càng đông càng gặp khó khăn về lương thực Chúng chỉ còn trông chờ tiếp viện từ ngoài biên giới vào, lúc đói quá phải vào làng ăn cướp Đi cướp thì

bị phục kích, chạy thoát về là may Cho nên chúng muốn thương lượng Đại diện đi từ thành Na Lữ lên thành Khau Thước xin hòa đàm Bế Khắc Thiệu từ chối và nói: “Con đường tốt nhất lúc này của cả quân Minh các anh là rút về nước” Năm 1424 quân địch cố chiếm đóng nhưng khốn đốn như vậy

Bế Khắc Thiệu mang quân đánh vào Sở (có hơn 1.000 quân) đóng ở Đống Lân (Vu Thủy) Quân Thiệu tấn công ào ạt, địch chết nhiều vô kể Số sống sót chạy vệ thành

Na Lữ - ở sát nách phía đông nam thành Khau Thước Thừa thắng, hôm sau Nông Đắc Thái cầm quân đánh vào đồn Mục Mã (có một Sở, hơn 1.000 quân) Chúng đã biết tài chỉ huy và sù chiến đấu ngoan cường của Thái cùng khí thế dũng mãnh của nghĩa quân nên

mở cổng thành chạy trốn sang bên kia biên giới khi nghĩa quân chưa tới Ta không truy kích

Quân Minh có một vệ ở Na Lữ giữ thành là chính, không dám ra đánh dù nhiều lần quân Thái đến khiêu chiến Thành Khau Thước ở ngay sát nách thành Na Lữ, ở về phía Tây Bắc Mặt Khau Thước giáp Na Lữ dốc cao, mặt đông nam Khau Thước giáp sông, nếu hành quân, giặc Minh chỉ có thể đi hàng một, bất lợi cho chúng, mà lợi cho ta phục kích Chúng vẫn rắp tâm đánh úp ta lấy thành Khau Thước

Một đêm thu năm Bính Ngọ (1426), có kẻ gian đưa đường, giặc Minh do đô đốc Trình Dương cầm đầu, đang đêm hành quân sang phía tây (Kẻ Trặng) ngược lên phía bắc (Roỏng Nguổc, Nà Vàn, Bản Hào, Nà Khuôn) (mấy nơi này ở phía tây đỉnh núi Khau Khiêu) Rồi tõ Nà Khuôn chúng theo khe lũng nhỏ Nà Khuổi từ phía Bắc kéo xuống phía Nam đánh úp vào phía sau thành Khau Thước

Chúng có ngờ đâu tình báo ta đã nắm được Ta đã bố trí dày đặc quân ở rừng cây hai sườn núi Nà Khuổi Trăng hạ huyền sáng mờ nhưng ta vẫn nhận rõ chúng Khi chúng lọt hết vào trận địa phục kích, phó tướng Nông Đắc Thái phát lệnh Tất cả cung tên giáo mác hướng cả về quân địch Chúng chết như rạ Tiếng kêu la thất thanh, tiếng khóc vang động suốt khe lũng Nà Khuổi Tướng Trình Dương rất sợ tay cung của Nông Đắc Thái nên mặc áo giáp, đeo mặt nạ chỉ để hở hai con mắt Nhưng có ngờ đâu, Trình Dương đúng lúc xuất hiện người ngựa đã đối mặt Nông Đắc Thái Thái bật dây cung, một mũi tên xuyên vào mắt phải của Dương Đô đốc Trình Dương kêu thất thanh và ngã ngựa Vài tay chân cưỡi ngựa đi bảo vệ, lập tức quay gót Quân địch chết như rạ, số sống sót chạy trốn Ấy là đêm hạ tuần tháng tám năm Bính Ngọ (1426)

Trang 7

Trời vừa sáng, khi thu dọn chiến trường ta mới biết địch chết gần 4.000 tên Cùng lúc ấy quân Bế Khắc Thiệu đánh vào thành Na Lữ Cửa thành bỏ ngỏ, số quân địch giữ thành đã chạy trốn tự bao giờ

Tin các nơi đưa về, quân địch ở các đồn đều chạy trốn hết Ấy là đầu mùa thu năm

1426 Thế là cả một vùng quê rộng lớn được giải phóng Bế Khắc Thiệu về lỵ sở xưng làm châu mục Nông Đắc Thái quản việc quân Những quan lại vong bản theo quân Minh làm tay sai trước đây đều được tha bổng Nhân dân châu Quảng Nguyên (tức vùng Cao Bằng) sống trong thái bình, vui vẻ làm ăn

* Tình hình đất nước lúc đó quân Minh các nơi đều bị vây chặt Đã đến lúc quan tổng binh thành Đông Quan, Vương Thông phải mở cửa thành ra hàng, sau khi hai đạo viện binh của nhà Minh phái sang bị đánh tan

Ngày 22 tháng 11 n¨m Đinh Mùi (10/12/1427) mở hội thề Đông Quan, Vương Thông xin rút lui quân về nước Ngày 31/1/1428 đội bộ binh cuối cùng của Vương Thông lên đường về nước

* Ngày 15 tháng 4 Mậu Thân (29/4/1428) Lê Lợi chính thức lên ngôi hoàng đế ở Đông Kinh (Thăng Long), khôi phục tên nước là Đại Việt

Lê Lợi lên ngôi vua nhưng bản tính hay nghi kỵ, cộng thªm vài kẻ nịnh thần xúi giục, nên đã xảy ra việc giết hại công thần

1429 (Kỷ Dậu) hữu tướng quốc Trần Nguyên Hãn (là hạng công thần bậc nhất của

Lê Lợi) chỉ vì dòng dõi nhà Trần mà bị giết chết

1430 (Canh Tuất) Thái úy Phạm Văn Xảo (cũng là công thần bậc nhất của Lê Lợi) chỉ vì là người kinh lộ mà bị tử hình

1431 (Tân Hợi) Lê Lợi thân chinh cầm quân lên bắt Bế Khắc Thiệu và Nông Đắc Thái đem về kinh đ« xử tử vì nghe nịnh thần Lê Lợi đã vu cho hai vị có công đánh giặc Minh bảo vệ dân và nước này là “tà đảng – bạo bội” (lũ gian tà, phường bội nghịch)

Nhưng trong tâm thức nhân dân Cao Bằng truyền đời vẫn coi hai vị Bế Khắc Thiệu, Nông Đắc Thái là anh hùng dân tộc, nhà yêu nước thương dân

Trang 8

Cao Bằng, tháng 9-2005

Tài liệu tham khảo

1 Địa chí Cao Bằng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cao Bằng, NXB Chính trị quốc gia,

2000

2 Non nước Cao Bằng, Hoàng Tuấn Nam, Hội VNDG Việt Nam, 2001

3 Bí mật rừng đông ké, Hoàng Quyết (tiểu thuyết), NXB Văn hóa dân tộc, 1985

4 Địa chí xã Hồng Việt (Hòa An, Cao Bằng), Đảng ủy xã Hồng Việt (Hòa An,

Cao Bằng), 2005

5 Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi, Trần Thanh Đạm, Phan Sĩ Tấn, NXB Giáo

dục, 1997

6 Lịch sử xã Bình Long (Hòa An, Cao Bằng), Ban tuyên giáo huyện Hòa An,

1990

7 Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Trương Hữu Quýnh…, NXB Giáo dục,

2003

8 Từ điển văn hóa cổ truyền dân tộc Tày, Hoàng Quyết…, NXB Văn hóa dân

tộc, 1996

Ngày đăng: 13/08/2015, 00:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w